Tại sao không cách ly toàn xã hội

Bài viết bởi Bác sĩ Lê Thị Thanh Thủy - Bác sĩ Kiểm soát nhiễm khuẩn - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng cũng góp phần trong việc lây lan COVID-19, vì có thể phát tán virus trước khi họ có biểu hiện bệnh. Vì vậy, điều quan trọng là giãn cách với người khác ít nhất 2m khi có thể

Giãn cách xã hội hay cách ly xã hội còn gọi là cách ly địa lý, có nghĩa là giữ khoảng cách an toàn giữa người/nhóm người không cùng gia đình. Khoảng cách an toàn trong giãn cách xã hội là khoảng 2 mét (tương đương với 2 sải cánh tay).

COVID-19 lây nhiễm chủ yếu qua việc tiếp xúc gần (trong khoảng 2m) với thời gian dài. Sự phơi nhiễm xảy ra khi các giọt từ mũi, miệng của người mắc bệnh khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện bắn ra và bay vào không khí. Người tiếp xúc gần có thể hít các giọt nhỏ đó vào phổi.

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, người nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng cũng góp phần trong việc lây lan COVID-19, vì có thể phát tán virus trước khi họ có biểu hiện bệnh. Vì vậy, điều quan trọng là giãn cách với người khác ít nhất 2m khi có thể, ngay cả khi bạn hoặc người khác không có bất kỳ triệu chứng nào. Khoảng cách xã hội đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng do COVID-19 như người già, người có bệnh mạn tính.

Virus SARS-COV-2 có thể sống nhiều giờ hoặc nhiều ngày trên các bề mặt, tùy thuộc vào một số yếu tố như ánh sáng mặt trời, độ ẩm và loại bề mặt. Một người có thể bị nhiễm virus SARS-CoV-2 bằng cách động chạm vào bề mặt hoặc vật thể có vi-rút trên đó và vô tình đưa tay chạm vào mắt, mũi, miệng chính mình. Tuy nhiên, đây không được cho là cách lây lan chính của virus. Giãn cách xã hội giúp hạn chế cơ hội tiếp xúc với các bề mặt bị ô nhiễm và những người nhiễm bệnh trong cộng đồng.

Tại sao không cách ly toàn xã hội

COVID-19 lây nhiễm chủ yếu qua việc tiếp xúc gần (trong khoảng 2m) với thời gian dài.

Theo các nghiên cứu dịch tễ, một người nhiễm COVID-19 có thể lây nhiễm cho 2 người khác. Từ 2 người này sẽ có thể lây cho 4 người khác, 4 người này có thể lây cho 16 người, 16 người này có thể lây cho 256 người khác. Số lượng người phơi nhiễm tăng theo cấp số nhân. Các hành vi và hoạt động xã hội như giãn cách sẽ ảnh hưởng và làm giảm số lượng người có nguy cơ lây nhiễm.

Mặc dù nguy cơ mắc bệnh nặng ở mỗi người có thể khác nhau, nhưng bất kỳ ai cũng có thể mắc và lây lan COVID-19. Mỗi người đều có một vai trò quan trọng trong việc làm chậm sự lây lan bệnh, bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Ngoài việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh hàng ngày như rửa tay, đeo khẩu trang, vệ sinh nhà cửa, v.v để ngăn chặn COVID-19, giãn cách xã hội được coi là một trong những công cụ tốt nhất mà chúng ta có để tránh tiếp xúc với vi rút này và làm chậm sự lây lan của nó trong cộng đồng.

Khi ra ngoài nơi công cộng mọi người nên có ý thức giữ khoảng cách an toàn với người khác ít nhất 2 mét và đeo khẩu trang để làm chậm sự lây nhiễm COVID-19.

  • Giữ khoảng cách an toàn ở nơi công cộng: Khi xếp hàng tại siêu thị, đi dạo trong công viên, làm việc trong công sở, v.v. nên đeo khẩu trang và chủ động giữ khoảng cách an toàn 2 mét.
  • Hạn chế tụ tập đông người và lựa chọn các hoạt động xã hội an toàn trong mùa dịch: Kết nối với bạn bè, họ hàng không sống cùng nhà bằng cách gọi điện, gọi điện có hình ảnh, hoặc thông qua các mạng xã hội. Nếu gặp trực tiếp nên đeo khẩu trang và giãn cách.

Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19, có các triệu chứng như sốt, ho, khó thở hoặc đã tiếp xúc gần với người bị COVID-19 thì phải khai báo y tế với cơ quan y tế tại nơi lưu trú hoặc đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để được tư vấn.

Tại sao không cách ly toàn xã hội

Khi ra ngoài nơi công cộng mọi người nên có ý thức giữ khoảng cách an toàn với người khác ít nhất 2 mét và đeo khẩu trang

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong khám điều trị bệnh, người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm thăm khám và điều trị tại Bệnh viện.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Chủng virus corona mới tại Việt Nam có độ lây lan nhanh hơn trước

XEM THÊM:

Tại sao Trung Quốc vẫn cố gắng đạt ‘Không Covid’?

Tại sao không cách ly toàn xã hội
Tại sao không cách ly toàn xã hội

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trong khi các quốc gia cố gắng sống chung với virus, Trung Quốc lại đang cố gắng muốn theo đuổi chiến lược 'Không Covid'

Trên thế giới, mọi người đang quen với cuộc sống hậu phong tỏa với vaccine giữ vai trò then chốt trong cuộc chiến chống Covid-19, trong khi các lệnh hạn chế được nới lỏng. Tuy nhiên ở Trung Quốc, chính sách 'Không Covid' hà khắc vẫn còn được duy trì ngay tại nơi đại dịch khởi phát.

Một người đi vào một khách sạn 5 sao để hỏi đường và rốt cuộc bị cách ly 2 tuần do một vị khách bị nhiễm Covid. Một thành viên trong đoàn trên một tàu cao tốc tiếp xúc gần với một người bị nhiễm bệnh, và hành khách trên cả con tàu phải bị cách ly để xét nghiệm đại trà.

Tại Công viên Disneyland ở Thượng Hải, 33.863 hành khách đột nhiên phải bị xét nghiệm đại trà vì một khách tham quan một ngày trước đó bị nhiễm bệnh.

Chào mừng đến với cuộc sống tại một quốc gia mà hiện nay như thế giới không có Covid, cứ mãi như thế.

Trung Quốc là một quốc gia đầu tiên áp đặt các lệnh hạn chế chống đại dịch và sẽ là một trong những quốc gia cuối cùng nới lỏng các lệnh này.

Khi bạn trò chuyện với những người dân Trung Quốc bình thường trên đường phố, bạn sẽ thấy rằng nhiều người dường như không quan tâm đến các bệnh pháp chống dịch nghiêm ngặt miễn là họ được đảm bảo an toàn.

Tôi hỏi một người phụ nữ liệu Trung Quốc có nên mở cửa nhanh hơn hay không thì cô ấy nói rằng tốt nhất là nên đợi cho đại dịch được xử lý thành công vì an toàn vẫn là số một.

Một người phụ nữ khác trên đường đi làm về nhà nói với tôi rằng không hiểu hoàn toàn virus được, vaccine sẽ được cải tiến và vì sự ổn định xã hội, tốt hơn hết là nên hoãn lại chuyện mở cửa.

Không lâu trước đó, những quốc gia khác như Australia, New Zealand và Singapore cũng có cách tiếp cận trong mỗi đợt dịch đó là virus có thể được nhổ bỏ tận gốc ra khỏi cộng đồng, phong tỏa các thành phố cho đến khi virus ngừng lây lan.

Mục tiêu là đạt tỷ lệ không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

2 yếu tố đã làm thay đổi cách tiếp cận này đó là việc xuất hiện biến thể Delta, khó kiểm soát hơn và quan trọng hơn là khi đạt tỷ lệ tiêm chủng vaccine cao.

Tỷ lệ tiêm chủng cao đồng nghĩa với chuyện vẫn có người nhiễm Covid-19 nhưng không phải đến bệnh viện.

Kết quả là biên giới được mở cửa cho việc đi lại giữa các nước. Tuy nhiên tại Trung Quốc, thì visa cho người nước ngoài vẫn khó có được và người dân Trung Quốc vẫn chưa được cấp mới hộ chiếu sau khi bị hết hạn.

Ở những nơi khác mọi người sống với virus. Nhưng không phải ở Trung Quốc, nơi vẫn sử dụng công lực để tấn công Delta không khác gì so với trước thời điểm có vaccine.

Nếu các con số được công bố là chính xác thì có hơn 1.000 ca lây nhiễm trong cộng đồng được ghi nhận kể từ tháng 10. Con số không cao như vậy nhưng mức độ lây nhiễm thì đáng kể, vì ảnh hưởng đến 21 tỉnh.

Đây là vấn đề bởi vì thậm chí nếu một vài ca nhiễm tại Trung Quốc thì sẽ dẫn đến các biện pháp nghiêm ngặt tương đương như có hàng trăm hay hàng ngàn ca nhiễm mới.

'Không chấp nhận dù có một ca nhiễm'

Chính quyền cho thấy không có dấu hiệu thay đổi cách tiếp cận này, thậm chí khi các nhà khoa học Trung Quốc kêu gọi suy nghĩ lại.

Giáo sư Quản Triệt, một nhà virus học từ Đại học Hong Kong và là cố vấn của chính phủ đã kêu gọi việc chuyển từ việc xét nghiệm acid nucleic hàng loạt (để tìm ca nhiễm) sang xét nghiệm kháng nguyên hàng loạt (để giúp các nhà khoa học có thể hiểu được mức độ hiệu quả của vaccine).

Trong một phỏng vấn trên kênh truyền hình Phoenix TV, ông nói rằng trong dài hạn thì chiến lược zero-Covid (không Covid) không thể nào có tác dụng xét về khía cạnh loại trừ hoàn toàn các ca nhiễm trong cộng đồng.

"Virus hiện nay là vĩnh viễn," ông cho biết. "Nó giống như cúm mùa, sẽ sống chung với con người trong một thời gian dài".

Tại sao không cách ly toàn xã hội
Tại sao không cách ly toàn xã hội

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

33.863 khách tham quan Disneyland Thượng Hải phải bị xét nghiệm đại trà khi một du khách đến đây một ngày trước đó bị nhiễm Covid

Khái niệm này không phải là điều gì mới lạ với người dân ở những quốc gia khác. Tuy nhiên, ở Trung Quốc thì chính phủ đã tập luyện cho dân chúng luôn trong tư thế sẵn sàng quay trở lại chiến lược 'Không Covid' khi có một đợt bùng phát dịch mới. Thay đổi thông điệp này sẽ khó khăn.

Khi được hỏi khả năng bảo vệ của vaccine chống lại các biến chủng virus, Giáo sư Quản Triệt cho rằng đây là điều mà các nhà sản xuất vaccine sẽ phải trả lời.

Ông không đơn độc trong giới học thuật hiện đang chất vất định hướng của Bắc Kinh.

Tiến sĩ Hoàng Diên Trung từ Council on Foreign Relations nói rằng vấn đề chính đó là vaccine không thể đạt được điều mà chính phủ Trung Quốc muốn, và điều này khiến Bắc Kinh lo ngại.

"Họ không tự tin về hiệu quả của vaccine - về khả năng ngăn chặn các ca nhiễm," ông nói với BBC, "bởi vì thật sự thậm chí loại vaccine tốt nhất không thể ngăn chặn sự lây nhiễm - thế nhưng theo chiến lược 'Không Covid' thì không thể chấp nhận được dù là một ca nhiễm."

Tiến sĩ Hoàng Diên Trung cho biết thêm rằng chính phủ Trung Quốc có một sự ràng buộc về chính trị và ý thức hệ khi loan báo thành tích đến với người dân.

"Chiến lược 'Không Covid' cũng là một phần trong phát ngôn chính thức, xác nhận thành công của mô hình đối phó dịch bệnh của Trung Quốc, tính ưu việt của hệ thống chính trị Trung Quốc. Vì vậy nếu từ bỏ chiến lược này thì số ca nhiễm gia tăng mạnh và rồi người dân sẽ đặt câu hỏi về mô hình ứng phó dịch."

'Một triệu lý do'

Trong số các lý do có việc Bắc Kinh sắp tổ chức một số sự kiện lớn và theo mong mỏi của giới chức Trung Quốc thì các sự kiện này sẽ diễn ra trong một môi trường không có dịch Covid.

Gần nhất là Thế Vận hội Mùa đông vào tháng 2. Vé chưa được bán thế nhưng mục tiêu là có khán giả trên khán đài.

Tháng 10 năm sau là Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc được tổ chức 5 năm một lần, theo đó Tập Cận Bình được kỳ vọng sẽ bắt đầu nhiệm kỳ lần 3 mang tính lịch sử.

Dĩ nhiên luôn luôn có điều gì đó sẽ xảy đến.

Tại sao không cách ly toàn xã hội
Tại sao không cách ly toàn xã hội

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Các đợt bùng phát dịch Covid-19 rải rác tại Trung Quốc đã tạo sự ngờ vực về khả năng của quốc gia này trong việc duy trì số ca nhiễm là 0 trước thềm Thế Vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh

Một lập luận không mấy thu hút đó là Chủ tịch Tập Cận Bình và chính quyền của mình thích ý tưởng giảm bớt sự ảnh hưởng của nước ngoài tại Trung Quốc, và đại dịch là một cái cớ hoàn hảo để dịch chuyển theo định hướng đó.

Trên mạng xã hội, một số người theo chủ nghĩa dân tộc đã chỉ trích sự ảnh hưởng của quốc tế trong cách xử lý dịch "của Trung Quốc".

Sự nhấn mạnh đến cách quản trị ở đây rõ ràng đã chuyển từ triết lý "cải cách và mở cửa" sang triết lý đặt Đảng Cộng sản Trung Quốc ở vị trí trung tâm trong mọi vấn đề và Chủ tịch Tập Cận Bình được đặt ở phần cốt lõi.

Trong bối cảnh các quốc gia khác đã mở cửa biên giới, BBC đặt câu hỏi cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân là với Trung Quốc thì khi nào có thể làm điều tương tự.

Ông trả lời rằng Trung Quốc đang theo dõi kinh nghiệm từ các nước khác và sẽ làm theo khoa học trong việc đưa ra quyết định vì có sự xuất hiện của các biến thể mới.

Các chuyên gia thân cận với giới chức cầm quyền lực không phát đi tín hiệu về việc chấm dứt chiến lược zero-Covid. Thật sự là điều khá trái ngược.

Cái giá 'quá đắt'

Tiến sĩ Chung Nam Sơn được xem là một anh hùng y khoa tại Trung Quốc. Chuyên gia trong lĩnh vực hô hấp này đã nổi tiếng toàn cầu vào năm 2003 vì thách thức cách định hướng của chính phủ khi đó rằng dịch Sars không quá nghiêm trọng.

Ngày nay, có người, bao gồm giới chức vẫn nghe những gì ông phải nói.

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, ông nói rằng các biện pháp xử lý Covid nghiêm ngặt của Trung Quốc sẽ được duy trì trong một "khoảng thời gian khá dài".

Ông cho biết thêm rằng tỷ lệ tử vong Covid-19 toàn cầu là 2% là quá cao để Trung Quốc chấp nhận thậm chí là có sẵn vaccine. Cái giá cho việc mở cửa quá nhanh chóng là không đáng, ông cho biết rằng sẽ theo dõi kinh nghiệm từ các quốc gia khác đang thực hiện kế hoạch "sống chung với Covid".

Việc xem các quan chức Trung Quốc có thể khá bảo thủ trong cách tiếp cận cũng là một điều quan trọng.

Có thể họ có kế hoạch "mở cửa lại" quốc gia và đơn giản là không quá vội vã để làm điều này.

Đối với nhiều người muốn đến hay rời khỏi Trung Quốc, họ không có sự lựa chọn nào ngoài chỉ chờ xem tình hình.

Trong khi những người thuộc tầng lớp trung và thượng lưu có thể đang than vãn về việc không được tự do đi nước ngoài, nhiều người dân thường ở Trung Quốc dường như hài lòng để chính phủ kiểm soát tình hình miễn là họ được khỏe mạnh.

Cùng lúc đó, việc xét nghiệm diện rộng, cách ly tập trung, kiểm soát đi lại, giám sát ở mức cao, truy vết cũng như các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt theo vùng sẽ vẫn là một phần lớn trong cuộc sống tại Trung Quốc.