Tại sao không nên quản người yêu

Đã đến lúc, bạn cần biết những điều không nên kiểm soát trong một mối quan hệ để tránh gây khó chịu hoặc dẫn đến những tranh cãi không cần thiết với nửa kia.

Tại sao không nên quản người yêu

Ảnh minh hoạ.

1. Không gian và thời gian riêng tư của nửa kia

Kiểm soát thời gian cho bản thân của nửa kia có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho một mối quan hệ. Bạn và nửa kia có quyền tận hưởng toàn bộ thời gian cho riêng mình. Không gian và thời gian riêng của bản thân cho phép bạn làm những điều khiến bạn cảm thấy hạnh phúc và thư giãn chẳng hạn như nghỉ ngơi, đọc sách hay nghe nhạc. Khi cố gắng kiểm soát không gian riêng tư của nửa kia bằng cách chủ định chen ngang và đòi hỏi nửa kia hy sinh thời gian riêng tư của họ cho bạn thì có thể gây phiền phức cho người ấy. Điều này tạo ra nhiều phiền phức cho một mối quan hệ.

Tại sao không nên quản người yêu

2. Điều đối phương cảm nhận về bạn

Nửa kia không nhất thiết phải có có cảm nhận và cảm xúc giống bạn. Dù đang yêu bạn nhưng người ấy có thể có cảm nhận khác với bạn. Bạn không bao giờ có thể buộc nửa kia yêu mình theo cách bạn yêu. Thay vì ép người ấy yêu bạn nhiều, hãy thuyết phục họ bằng tình yêu đích thực và tính cách ân cần của bạn.

3. Gia đình và bạn bè của người ấy

Bạn cần hiểu rằng nửa kia cũng có những người quan trọng khác như người thân, bạn bè. Họ có thể dành nhiều thời gian bên gia đình và bạn bè nhưng điều đó không có nghĩa người ấy không yêu bạn. Không để nửa kia dành thời gian cho những người họ yêu quý có thể gây ảnh hưởng đến tình yêu.

Tại sao không nên quản người yêu

4. Quan điểm và lựa chọn của nửa kia

Bạn và nửa kia không cần thiết lúc nào cũng phải có quan điểm và lựa chọn giống nhau. Bạn có thể không thích thực phẩm chay nhưng người yêu của bạn lại thích ăn. Nửa kia có thể có những điểm khác biệt với bạn về thể thao, sách tiểu thuyết và âm nhạc. Kiểm soát quan điểm và lựa chọn của người khác không phải là điều tốt và có thể khiến nửa kia cảm thấy bạn không tôn trọng lựa chọn của họ.

5. Ước mơ và mục tiêu của nửa kia

Mỗi người có ước mơ và mục tiêu riêng mà mình muốn theo đuổi. Khi yêu nhau, bạn cần ủng hộ ước mơ và mục tiêu của nửa kia. Điều này chứng tỏ bạn tin tưởng người ấy. Chúng ta có thể gợi ý và đưa ra lời khuyên nhưng kiểm soát mục tiêu trong cuộc sống của nửa kia vì bạn không cảm thấy những mục tiêu đó tốt là điều khá sai lầm.

Tại sao không nên quản người yêu

6. Tương lai của mối quan hệ

Không ai biết được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Dù lên kế hoặc quyết định điều muốn làm trong tương lai nhưng bạn không bao giờ có thể kiểm soát được tương lai. Tương tự, bạn cũng không bao giờ có thể tính trước được tương lai cho mối quan hệ của mình. Luôn có thứ xảy ra không như dự tính. Bạn và nửa kia có thể có những khác biệt và xung đột về nhiều điều trong tình yêu.

Tại sao không nên quản người yêu

7. Những điều bạn nên làm trong tình yêu

Lên kế hoạch để mang lại những khoảnh khắc mới mẻ và giúp nhau trưởng thành là điều tốt đẹp trong tình yêu. Bất cứ khi nào đưa ra quyết định thì lời khuyên là bạn nên xem xét đến mong muốn của nửa kia. Sẽ là sai lầm khi quyết định đến việc nửa kia sẽ làm gì chỉ vì bạn không muốn họ thiếu quan tâm đến mình. Thuyết phục nửa kia đồng ý đi nghỉ dài ngày dù sức khỏe của người ấy không tốt thì điều này sẽ gây tổn hại cho tình yêu. Có thể bạn nghĩ đi nghỉ giúp thắt chặt mối quan hệ nhưng trái lại, điều này có thể gây ra nhiều rắc rối hơn. 

Thay vì kiểm soát nửa kia, bạn nên tìm hiểu bạn và nửa kia làm thế nào để thắt chặt mối quan hệ, làm những điều khiến nhau hạnh phúc.

Tại sao không nên quản người yêu

Đàn ông có những vật dụng rất riêng tư đầy quan trọng, gắn liền với sinh hoạt hàng ngày của họ.

Theo VOV

Quản lý thời gian


Lúc ở cạnh nhau thì không sao nhưng hễ xa nhau là cách vài giờ hoặc thậm chí là vài phút bạn lại nhắn tin, gọi điện liên tục. Nội dung thì không có gì đặc biệt ngoài những câu hỏi như “Anh đang ở đâu?”, “Đang làm gì đấy?”, “Đi chơi với ai vậy?”, “Bao giờ về?”… Bạn cho rằng như vậy sẽ thể hiện sự quan tâm của mình dành cho đối phương hoặc bạn muốn biết chính xác anh ấy vẫn trong tầm kiểm soát của bạn.


Tuy nhiên, không một ai muốn quỹ thời gian của mình lại bị một người khác quản lý như vậy. Hãy luôn nhớ rằng tình yêu phải dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Sự quan tâm nên dừng đúng lúc với mức độ phù hợp mới đạt hiệu quả. Do đó, đừng nhắn tin, gọi điện kiểm soát chàng quá nhiều. Chỉ nên làm việc đó khi bạn thực sự cảm thấy cần thiết. Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian để giải quyết những vấn đề của mình, đồng thời cũng là cho chàng có không gian nghỉ ngơi, thư giãn riêng.


Quản lý bạn bè


Điều này nghe có vẻ kì lạ nhưng rất nhiều teengirl hiện nay lại rất hay mắc phải. Bạn muốn biết tất cả những mối quan hệ xung quanh chàng như người yêu cũ, bạn thân, gia đình hay thậm chí cả những mối quan hệ xã giao. Nếu bạn thực sự muốn, chàng cũng sẽ nói với bạn. Tuy nhiên, con trai thường ít chia sẻ tâm sự. Do đó, nếu bạn quá tò mò, liên tục hỏi thì có thể sẽ khiến chàng cảm thấy mệt mỏi đấy.


Hơn nữa, nhiều teengirl vì một số lý do nào đó mà không ưa bạn của chàng nên muốn chàng ít tiếp túc, thậm chí không chơi với người đó nữa. Điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Nếu người bạn đó rất quan trọng với chàng thì vô tình chung bạn đã đặt chàng vào tình huống khó xử.


Hãy là một người thông minh, nên biết dừng ở đâu. Với những mối quan hệ của chàng, bạn chỉ nên dừng lại ở mức quan tâm, đừng quá can thiệp sâu. Hoặc bạn có thể đưa ra gợi ý, lời khuyên cho chàng chứ không nên áp lực theo ý muốn của mình.


Tại sao không nên quản người yêu


Quản lý quá khứ


Ai cũng có quá khứ và con gái thì có tính tò mò. Chắc hẳn bạn nào cũng muốn biết về quá khứ của người yêu. Bạn cho rằng mình có quyền được biết về quá khứ của chàng. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng là tốt đâu nhé. Quá khứ đã là dĩ vãng đã qua thì không nên bới móc lại. Giả sử chàng có một chuyện tình buồn trong quá khứ luôn muốn chôn chặt, trong khi bạn muốn chàng nói. Điều này có thể sẽ gợi lại nỗi đau trong chàng. Thế nên, bạn có thể hỏi chàng nhưng nếu chàng không muốn nói vì đó đã là quá khứ rồi thì cũng đừng nên ép quá nhé.


Quản lý ví tiền


Thấy người yêu chi tiêu phung phí, không biết tiết kiệm. Bạn thấy rất khó chịu và muốn là “két sắt” của chàng. Bạn nghĩ rằng mình là người yêu thì có thể giúp chàng chuyện này. Khi nào chàng cần tiền thì sẽ nói với mình, cần bao nhiêu, cần vào việc gì, như vậy sẽ giúp chàng kiểm soát chi tiêu. Tuy nhiên, suy nghĩ này là sai lầm rồi nhé. Bạn có tin là nhiều chàng trai không bao giờ ra đường nếu trong người không có tiền không? Chàng đã lớn và mỗi người có một thế giới riêng. Đây là một vấn đề nhạy cảm, đặc biệt khi 2 người mới chỉ là người yêu chứ chưa phải vợ chồng. Do đó, hãy để chàng sử dụng tiền theo cách chàng muốn. Bạn chỉ nên đưa ra lời khuyên chứ không thể quản lý ví tiền trừ khi chàng nhờ bạn giúp.


Bạn vẫn có thể quản lý người yêu như bạn muốn nhưng với một liều lượng vừa đủ để biến sự “quản lý” thành “quan tâm”. Nên tránh những cách quản lý như trên dễ dẫn tới sứt mẻ tình cảm giữa 2 người.