Tại sao miễn nhiệm vương đình huệ

  • TS. Phạm Quý Thọ
    2021-03-22

Ai sẽ kế nhiệm ông Vương Đình Huệ, đương kim Bí thư Thành uỷ Hà Nội, khi ông Huệ đã được giới thiệu ứng cử khối Quốc hội? Câu trả lời:  ‘Bí mật’. Đảng đã có phương án!

Công tác cán bộ là của riêng Đảng, nhưng người dân có quyền quan tâm vì lãnh đạo xấu hay tốt đều ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, nhưng họ đang ngoài cuộc. “Chỉnh đốn đảng” tạo ra xu hướng ‘độc đoán’ khiến ‘trò chơi quyền lực’ trở nên quyết liệt. Đột phá cải cách từ nhà nước cần tạo ra các quy tắc ‘trò chơi có sự tham gia chính trị thực chất của nhân dân.

Kế nhiệm

Lãnh đạo quyền lực nhất ở địa phương cấp tỉnh là Bí thư tỉnh, thành uỷ, đặc biệt ở ba thành phố lớn trung tâm của ba miền Bắc, Trung, Nam như Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Trong nhiệm kỳ 12 (2016-2021), ở cả ba thành phố trên, Bí thư thành uỷ đều buộc phải thay giữa chừng do “vi phạm kỷ luật đảng” với các mức độ khác nhau.  Ông Đinh La Thăng - Bí thư thành phố Hồ Chí Minh bị thay vào tháng 5 năm 2017, sau đó bị truy cứu trách nhiệm hình sự; ông Nguyễn Xuân Anh - Bí thư Đà Nẵng bị miễn nhiệm vào tháng 10 năm 2017, trước đó bị cảnh cáo và; ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Hà Nội bị điều chuyển vào tháng 02 năm 2020, trước đó cũng bị cảnh cáo. Ba vị Bí thư “bất đắc dĩ” đến nay chỉ còn ông Vương Đình Huệ, hiện là Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13, Bí thư Thành ủy Hà Nội.

Ông Vương Đình Huệ sinh năm 1957, quê quán tỉnh Nghệ An, từng là giảng viên đại học với học hàm giáo sư. Ông có quá trình thăng tiến như lãnh đạo ‘kỹ trị’, từng giữ chức Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Phó thủ tướng nhiệm kỳ 12. Ông Huệ là ‘nhân tố quy hoạch’ được ủng hộ bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, từng được luân chuyển làm Trưởng ban Kinh tế Trung ương (2012-2016). Tuy nhiên, khi được giới thiệu bổ sung vào Bộ Chính trị khoá 11, ông đã không nhận được sự đồng thuận tại Hội nghị Trung ương 6 khoá 11 tháng 10/2012. Ông chỉ giữ chức Uỷ viên Bộ Chính trị sau Đại hội 12.

Từng tồn tại ‘thuyết âm mưu’ rằng ông Huệ sẽ là người kế vị ‘tứ trụ’, thậm chí, chức Tổng Bí thư nhưng ‘thiếu’ tiêu chuẩn trải nghiệm lãnh đạo tại một địa phương cấp tỉnh. Bởi vậy, có lẽ việc điều động làm Bí thư Hà Nội cũng là giải pháp ‘đối phó’ có chủ đích. Tuy nhiên, những lời ‘đồn đoán’ trước kia nay đang dần trở thành hiện thực. Ông đã được quy hoạch vào chức danh Chủ tịch Quốc hội khoá 15 sắp tới.

Kế nhiệm chức Bí thư Thành uỷ của ông Huệ, theo tin rò rỉ, có thể là ông Đinh Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị khoá 13, đương kim Bộ trưởng Bộ tài chính.

‘Độc đoán’

Trường hợp ‘Kế nhiệm’ được nêu trên có thể khá điển hình để phản ánh tính ‘độc đoán’ cần thiết cho công tác cán bộ trong bối cảnh bất ổn thể chế. Chiến dịch chống tham nhũng ‘không vùng cấm’ là ‘trợ thủ đắc lực’ cho mục tiêu thanh trừng phe phái “tự diễn biến, tự chuyển hoá”.

Kiên trì nguyên tắc đồng thuận và kinh nghiệm công tác đảng với các quy định phức tạp giúp ông Nguyễn Phú Trọng ở lại cương vị Tổng Bí thư ở khoá 12, khi vượt qua tiêu chuẩn về tuổi, và khoá 13 khi vượt qua ‘chướng ngại’ khó hơn - quy định trong Điều lệ Đảng, là Tổng Bí thư không làm “quá hai nhiệm kỳ”. Theo ông ‘bộc bạch’ thì đây là những ‘tình huống’ “phải làm khi Đại hội bầu”. Có thể như vậy. Điều quan trọng là ông đã trở thành người có quyền lực nhất trong Đảng và Nhà nước khi ông kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước sau khi ông Trần Đại Quang qua đời năm 2018. Ngoài ra, ông còn là người đứng đầu nhiều tổ chức quan trọng của Đảng, như Bí thư Quân uỷ Trung ương, Hội đồng Quốc phòng An ninh, Trưởng Ban phòng chống tham nhũng Trung ương… Ông đã có đủ điều kiện về quyền lực để theo đuổi dự định xây dựng “Đảng mạnh, Nhà nước mạnh”, được nhấn mạnh như ‘điểm mới’ trong Văn kiện Đại hội 13.

Hình minh hoạ. Từ trái qua: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - người ứng cử khối Chủ tịch nước, Phạm Minh Chính - người ứng cử khối Thủ tướng, Vương Đình Huệ - ứng cử khối Quốc hội

Song song với chiến dịch chống tham nhũng, việc luân chuyển cán bộ trước Đại hội 13 là động thái mạnh để củng cố Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương. Đồng thời với việc trực tiếp tham dự và “chỉ đạo” các đại hội đảng cấp tỉnh, “Trung ương” đã luân chuyển nhiều lãnh đạo từ địa phương về Trung ương và ngược lại. Mười bốn Bí thư Tỉnh ủy được điều động, phân công, bổ nhiệm về các ban, ngành Trung ương và mười một nhân sự quy hoạch được điều động theo hướng ngược lại và họ ‘đều’ đắc cử chức Bí thư tỉnh, thành của nhiệm kỳ 2020 -2025. Ngoài ra, trong số 63 bí thư tỉnh uỷ có 27 vị không phải là người địa phương, 21 người ‘chưa tham gia’ Ban Chấp hành Trung ương và 6 nữ Bí thư….

Cơ cấu hiện nay của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương được nhận định là “theo đúng phương án” đã ‘nhất trí’. Tỷ lệ lãnh đạo là chuyên trách đảng, như Ban Nội chính, Uỷ ban kiểm tra, Ban tư tưởng…, quân đội và công an đã tăng lên trong khi lãnh đạo ‘kỹ trị’ được ‘sàng lọc’ kỹ càng và giảm đi đáng kể. Hơn thế, những quyết định “phân công” trong nội bộ các cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng cho thấy rõ hơn xu hướng “đảng mạnh” như ông Trưởng ban Tư tưởng nhận quyết định làm Thường trực Ban Bí thư để tránh “khoảng trống quyền lực”, Bộ trưởng Bộ công thương được luân chuyển làm Trưởng Ban Kinh tế, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội, thành viên Ban Bí thư, được bổ nhiệm giữ chức Trưởng ban Tư tưởng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao làm Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương…. Ngoài ra, một loạt lãnh đạo đảng, lực lượng vũ trang được giới thiệu ứng cử Quốc hội khoá 15 cho các chức danh nhà nước, ngoài trường hợp ông Huệ, thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đảo vị trí, sẽ ứng cử chức danh Chủ tịch nước, Trưởng Ban tổ chức, từng là Thứ trưởng Bộ Công an, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh Phạm Minh Chính – dự kiến là Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 13….

Sự độc đoán trong công tác cán bộ làm xáo trộn tổ chức đang là tác nhân phá vỡ cơ cấu ‘tứ trụ’ theo ‘truyền thống” Bắc – Trung – Nam, tạo áp lực lên dân chủ nội bộ đảng, tạo rào cản đối với sự phân cấp, phân quyền cho địa phương…. Hơn thế, những thay đổi nhân sự cao cấp được quan sát dường như đang tập trung cho việc chống “tự diễn biến, tự chuyển hoá” để duy trì chế độ, hơn là tăng cường năng lực điều hành kinh tế và ngăn chặn tham nhũng. Tuy nhiên, lý lịch và xuất phát điểm không thể đảm bảo tránh được tha hoá trong môi trường có nhiều cám dỗ. Lấy trường hợp ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch Hà Nội nhiệm kỳ 12 này để minh hoạ. Ông này từng là tướng công an, anh hùng lực lượng vũ trang, đã ‘hư hỏng’ khi “có quyền và gần tiền”. Năm 2020 ông này đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự với ba tội danh, bị phạt tù 5 năm vì “làm lộ bí mật nhà nước”. Mới đây, ông lại tiếp tục bị ‘hầu toà’ vì “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”... Có vô số con đường dẫn tới phạm tội tham nhũng của quan chức, bởi vậy, nên chăng cần ưu tiên tạo ra “lồng thể chế” để nhốt quyền lực với cơ chế giải trình trách nhiệm công khai minh bạch để người dân giám sát.

Với câu hỏi ai sẽ kế nhiệm Bí thư Thành uỷ Hà Nội nói riêng và bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo cao cấp nói chung thì câu trả lời thuộc thẩm quyền của Bộ Chính Trị, Ban Chấp hành Trung ương. Công tác cán bộ là của riêng Đảng. Người dân quan tâm, bởi vì cán bộ xấu hay tốt, có năng lực hay không đều ảnh hưởng đến đời sống của người dân, nhưng họ ở ngoài cuộc đối với ‘trò chơi quyền lực’. Cho nên, cách tiếp cận ‘cải cách từ nhà nước’ cần được ưu tiên tạo ra thể chế để người dân tham gia chính trị thực chất hơn, từ bầu chọn, giám sát đến việc loại bỏ các quan tham. Và chỉ khi đó người dân có quyền chơi ‘trò quyền lực và họ tự chịu trách nhiệm với chính cuộc sống của mình.

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Việc ông Vương Đình Huệ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội, kế nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Ngân, trở thành một trong bốn vị trí “Tứ trụ” của Việt Nam được đánh giá là quyết định nhân sự “đúng đắn, hợp lý và sáng suốt”.

Ông Vương Đình Huệ được coi là khá trẻ nhưng kinh nghiệm lãnh đạo hết sức “lão luyện”, là nhà lãnh đạo “kiến tạo trong tâm bão”, tiêu biểu, có tài năng, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh và đặc biệt rất được lòng dư luận Việt Nam.

Ông Vương Đình Huệ chính thức trở thành Chủ tịch Quốc hội Việt Nam

Như Sputnik Việt Nam đã đưa tin, ông Vương Đình Huệ vừa được bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội, kế nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Ngân.

Với quyết định nhân sự chủ chốt này, Quốc hội Việt Nam được cho là “rất sáng suốt” khi lựa chọn ông Vương Định Huệ cho một trong 4 vị trị được coi là “Tứ trụ” của Việt Nam.

Ngày 31/3 có lẽ sẽ là ngày khó quên đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ khi ông chính thức trở thành tân Chủ tịch Quốc hội của Việt Nam với số phiếu tán thành ủng hộ rất cao – 98,54%. Có thể thấy, ông Huệ rất được lòng đại biểu Quốc hội cũng như cử tri và nhân dân.

Cùng với việc được tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Quốc hội khóa XV, ông Vương Đình Huệ cũng chính thức là Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia của Việt Nam.

Phát biểu khi tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Quốc Hội, ông Huệ đánh giá đây là vinh dự to lớn nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề.

Trước Cờ Đỏ, Sao Vàng, Quốc huy Việt Nam, trước toàn thể nghị trường Quốc hội và sự theo dõi của hàng triệu người dân, ông Huệ tuyên bố sẽ “đem hết sức mình’ cùng các cơ quan của Quốc hội kế thừa, phát huy những truyền thống tốt đẹp cũng như những thành tựu to lớn của cơ quan này qua các thời kỳ.

Ông Huệ cũng khẳng định sẽ cùng các ủy ban, cơ quan của Quốc hội tiếp tục đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Quốc hội để phụng sự quốc gia, dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.

Tân Chủ tịch Quốc hội cũng cam kết trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia của Việt Nam sẽ cùng các thành viên thực hiện nghiêm túc, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bầu cử thành công nhằm tìm ra những đại biểu tiêu biểu, xứng đáng “đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội cũng như HĐND các cấp” nhiệm kỳ tới.

Vì sao ông Vương Đình Huệ được chọn vào “Tứ trụ” của Việt Nam?

Thông tin về việc ông Vương Đình Huệ, người đặc biệt am hiểu về kinh tế Việt Nam, từng kinh qua nhiều vai trò, chức vụ, cương vị lãnh đạo liên quan điều hành quản lý Nhà nước về kinh tế như từ Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính - Kế toán Hà Nội, đến Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ đến Bí thư Thành ủy Hà Nội lại được Việt Nam lựa chọn vào vị trí Chủ tịch Quốc hội thay vì là Thủ tướng Chính phủ vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận.

Sputnik Việt Nam cũng đã từng có phân tích, dẫn ý kiến chuyên gia về việc “giải mật “tế nhị” các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Việt Nam” của nhà báo Hoàng Hoa với đánh giá vì sao ông Vương Đình Huệ phù hợp với vai trò lãnh đạo Quốc hội. Trong khi đó, ông Phạm Minh Chính (trưởng Ban Tổ chức Trung ương) được giới thiệu ứng cử ở Khối Chính phủ và được kỳ vọng sẽ trở thành một vị Thủ tướng thành công trong nhiệm kỳ mới của đất nước, hướng đến hiện thực hóa những mục tiêu quan trọng của quốc gia, dân tộc giai đoạn sắp tới.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi sẽ cùng độc giả và các đại biểu Quốc hội Việt Nam có cái nhìn bao quát, tổng thể vì sao đồng chí Vương Đình Huệ lại được tin tưởng, tín nhiệm, lựa chọn vào vị trí lãnh đạo Quốc hội của Việt Nam.

Ngay sau phần tuyên thệ nhậm chức trang trọng của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ trong sáng 31/3 với lời hứa “cố gắng hết sức mình vì mục tiêu tối thượng phụng sự lợi ích quốc gia, dân tộc”, các đại biểu Quốc hội lần lượt bày tỏ ý kiến, quan điểm vì sao ông Vương Đình Huệ được tin tưởng lựa chọn làm người đứng đầu Quốc hội cùng những kỳ vọng đối với vị lãnh đạo.

Các đại biểu Quốc hội Việt Nam cho rằng, với năng lực và trình độ của mình, cộng thêm việc đã kinh qua nhiều vị trí công tác, lãnh đạo, ông Vương Đình Huệ là một lựa chọn nhân sự “sáng suốt, đúng đắn và hợp lòng dân”.

Bên cạnh vấn đề chuyên môn, ông Huệ thể hiện được tinh thần trách nhiệm cao, sức sáng tạo, tư duy đổi mới, mang tính đột phá trong cách nghĩ cách làm và được Đảng, Quốc hội ghi nhận, giao trọng trách là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội Đỗ Văn Sinh đánh giá tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là người có kinh nghiệm, năng lực, nhất là trong lĩnh vực kinh tế.

“Vai trò Chủ tịch Quốc hội cần có kiến thức tổng hợp, tổng hòa được mọi lĩnh vực, trong đó, kinh tế là một nền tảng rất quan trọng”, ông Đỗ Văn Sinh phân tích.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải, Bí thư Tỉnh Thái Nguyên, người từng nằm trong ban lãnh đạo Ban Dân nguyện của Quốc hội bày tỏ sự tin tưởng và kỳ vọng lớn khi ông Vương Đình Huệ, một chính khách kinh qua nhiều vị trí quan trọng và cũng là ĐBQH hai khóa liên tiếp XIII và XIV.

Nguyên Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải nhận định, việc trải qua nhiều cương vị từ Giảng viên đến Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Tài chính, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó thủ tướng, Bí thư Thành ủy Hà Nội chính là những lợi thế đặc biệt của ông Vương Đình Huệ để có thể hoàn thành tốt trọng trách Chủ tịch Quốc hội.

Theo bà Hải phân tích, xuyên suốt quá trình công tác, ông Vương Đình Huệ luôn thể hiện là một chuyên gia am hiểu tài chính ngân sách, ngoài ra có kinh nghiệm hoạt động nghị trường, trả lời chất vấn, kinh nghiệm xây dựng pháp luật.

“Mong rằng, tất cả yếu tố đó hội tụ sẽ tạo nên một Chủ tịch Quốc hội bản lĩnh, dày dạn kinh nghiệm, đưa ra được những thay đổi mang tính chiến lược trong hoạt động của Quốc hội khóa tới”, bà Nguyễn Thanh Hải nhấn mạnh.

Nhắc lại việc ông Vương Đình Huệ đã trải qua nhiều chức vụ công tác cũng như lãnh đạo, có tính chất quan trọng với đất nước như Tổng Kiểm toán Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, thành viên Chính phủ (Phó Thủ tướng) và sau này là Bí thư Thành ủy Hà Nội…ĐBQH Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, việc lựa chọn ông Huệ là hợp lý.

Ông Hòa nêu rõ, đồng chí Vuwong Đình Huệ là người có năng lực thực tiễn, trí tuệ, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

“Vừa qua, khi đảm nhiệm chức Bí thư Thành uỷ Hà Nội đồng chí đã chỉ đạo quyết liệt những vấn đề trọng tâm, chỉ đạo giải quyết những bức xúc của người dân”, ông Phạm Văn Hòa nhấn mạnh và tin tưởng ông Huệ sẽ là một nhà lãnh đạo tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Quốc hội.

Bàn về quyết định lựa chọn ông Vương Đình Huệ cho vị trí tân Chủ tịch Quốc hội, ĐBQH Lê Thanh Vân, cũng như ông Phạm Văn Hòa, người rất nổi bật đối với người dân Việt Nam trong suốt quá trình hoạt động ở Quốc hội đồng thời là Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách chỉ ra lý do vì sao ông Huệ được tin tưởng lựa chọn cùng những lợi thế nhất định.

Ông Vân chỉ ra ba lợi thế cụ thể để ủng hộ quyết định lựa chọn ông Vương Đình Huệ cho cương vị Chủ tịch Quốc hội là đúng đắn.

Thứ nhất, theo ĐBQH Lê Thanh Vân, ông Vương Đình Huệ có lợi thế của một nhà sư phạm. Điều này sẽ giúp cho công tác chủ trì các hoạt động Quốc hội của ông Huệ thuận lợi hơn.

“Người có kỹ năng sư phạm thì tính bao quát, tổng kết và dung hòa rất phù hợp với vai Chủ tịch Quốc hội”, ông Lê Thanh Vân phân tích.

Lợi thế thứ hai của ông Vương Đình Huệ theo đại biểu Lê Thanh Vân đó chính là thế mạnh của một nhà kinh tế.

Ông Vân phân tích, chuyên ngành đào tạo của ông Vương Đình Huệ là một nhà kinh tế và ông đã trải qua các chức vụ rất quan trong bộ máy, từ Tổng Kiểm toán Nhà nước đến Bộ trưởng Tài chính, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Phó thủ tướng phụ trách kinh tế tổng hợp.

“Đây là lợi thế quan trọng để một vị Chủ tịch Quốc hội có thể quán xuyến được định hướng trong hoạt động Quốc hội”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách nhấn mạnh.

Vị ĐB phân tích đến lợi thế thứ ba của tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đó chính là một nhà chính trị.

Theo đó, ông Huệ từng đứng đầu đơn vị hành chính đặc biệt - Thủ đô Hà Nội - là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Đây là công việc không hề dễ dàng và đòi hỏi người lãnh đạo phải có tài năng, bản lĩnh cũng như phẩm chất xứng đáng.

“Dù làm Bí thư Hà Nội không lâu nhưng ông Huệ tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong tầm nhìn, tư duy chính sách bao quát”, ĐBQH Lê Thanh Vân nhận xét.

Kỳ vọng gì vào tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ?

ĐBQH Trần Đình Gia (Đoàn Hà Tĩnh) đánh giá, ông Huệ là một nhà lãnh đạo có năng lực, trình độ và có nhiệt huyết rất lớn đối với công việc và đất nước.

Ông Gia cho rằng, Chủ tịch Quốc hội mới sẽ có đóng góp xứng đáng vào hoạt động Quốc hội nói riêng cũng như đất nước nói chung.

“Chúng tôi rất kỳ vọng vào Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ”, vị ĐBQH khẳng định.

Ông Gia phân tích thêm, Quốc hội khóa XIV đã có nhiều đổi mới trong lãnh đạo, điều hành, thiết thực, hiệu quả.

“Kế thừa kết quả đó, tôi tin tưởng những đồng chí được Quốc hội tín nhiệm bầu sẽ hoàn thành nhiệm vụ của mình, lãnh đạo Quốc hội thực hiện tốt chức năng lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng”, vị đại biểu Đoàn Hà Tĩnh nhấn mạnh.

Đại biểu Lê Thanh Vân kỳ vọng ông Vương Đình Huệ sẽ tạo chuyển biến phong thái làm việc của Quốc hội khóa mới.

Ngoài ra, vị ĐBQH cũng kỳ vọng ông Huệ dành sự quan tâm đến lĩnh vực lập pháp, có kế hoạch để thay đổi phương thức hoạt động của Quốc hội theo hướng tốt hơn.

“Tôi hy vọng lĩnh vực lập pháp sẽ có cách tiếp cận mới, ví dụ tiếp cận chương trình làm việc của Quốc hội từng năm và cả nhiệm kỳ như thế nào để khắc phục tình trạng đưa vào rồi lại rút ra các đạo luật, rồi phương thức soạn thảo các đạo luật như thế nào để phù hợp với tính khách quan, không có lợi ích nhóm chi phối”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách nhấn mạnh.

Cùng với đó, ông Lê Thanh Vân mong muốn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng sẽ có tác động nhất định đến quá trình làm luật trong cơ quan thực hiện quyền lập pháp ở Việt Nam.

Ở phương diện cá nhân, ông Lê Thanh Vân đánh giá, ông Vương Đình Huệ “dễ gần, chan hòa và rất nhẹ nhàng, uyển chuyển”.

“Nhiệm kỳ tới, dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Vương Đình Huệ, tôi kỳ vọng sẽ có sự chuyển biến phong thái làm việc của Quốc hội khóa mới. Kỳ vọng ông chủ trì các hoạt động của Quốc hội, trực tiếp chủ tọa điều hành một số phiên họp của Quốc hội”, ĐB Lê Thanh Vân nói.

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân, Đoàn Cần Thơ, mong muốn, tân Chủ tịch Quốc hội làm sao có thể phát huy vai trò của mình để tiếp tục phát triển Quốc hội “dân chủ, Quốc hội điện tử”.

Bà Xuân cho rằng, đây không phải là mong muốn của riêng cá nhân đại biểu, mà tất cả đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước cũng kỳ vọng ở Chủ tịch Quốc hội mới cũng sẽ có nhiều cải tiến, đổi mới phương thức điều hành lãnh đạo để Quốc hội tiếp tục trở thành Quốc hội điện tử.

“Quốc hội là trung tâm dân chủ, đoàn kết, góp phần phát triển đất nước”, bà Xuân nhấn mạnh.

ĐBQH Lê Thị Nguyệt, Đoàn Vĩnh Phúc chia sẻ, cá nhân bà và nhiều cử tri mong muốn với vai trò được giao, tân Chủ tịch Quốc hội sẽ tiếp tục phát huy kết quả của nhiệm kỳ XIV, cùng với cả nước vượt qua những khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển và tham gia hội nhập quốc tế ngày càng có hiệu quả hơn.

Dù nhận được sự tín nhiệm gần như tuyệt đối của ĐBQH trong quy trình bỏ phiếu kín sáng nay (473/473 phiếu tán thành), tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, đại biểu, ông Vương Đình Huệ cũng sẽ phải đối mặt với một số áp lực nhất định.

Nguyên Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân được đánh giá rất cao trên cương vị người đứng đầu Quốc hội những năm qua của Việt Nam với lối lãnh đạo “lấy nhu thắng cương”, vừa cứng rắn, kiên quyết, vừa mềm mỏng, uyển chuyển đúng với phẩm chất của một nhà lãnh đạo nữ đầy quyền lực của đất nước, cùng với những thành công đáng khen của Quốc hội khóa XIV cũng tạo nên “áp lực” đối với tân Chủ tịch Vương Đình Huệ - phải làm sao dẫn dắt Quốc hội thành công hơn nữa, đáp ứng kỳ vọng của nhân dân hơn nữa.

ĐBQH Hoàng Thị Hoa (Đoàn Bắc Giang) cho rằng, đổi mới quản lý là một quá trình, từ việc Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, với những thời cơ, thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra cho khóa XV.

“Đại biểu cũng như cử tri mong muốn trong quản lý, trong bất kỳ điều kiện hoàn cảnh nào thì lãnh đạo Quốc hội vẫn phải có ứng xử phù hợp, lấy lợi ích của nhân dân làm mục tiêu để điều hành Quốc hội, quyết sách những vấn đề quan trọng để Quốc hội hoàn thành sứ mệnh của mình”, bà Hoa khẳng định.

Ông Đỗ Văn Sinh, người cũng luôn mong muốn nâng cao chất lượng của Đại biểu Quốc hội đề cao vai trò của người đứng đầu trong định hướng hoạt động của Quốc hội nhiệm kỳ mới.

“Chủ tịch Quốc hội cần thể hiện được quan điểm cá nhân, kể cả trong chế độ làm việc tập thể. Quan điểm của người đứng đầu Quốc hội có sức thuyết phục thì sẽ tạo được đồng thuận cao”, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Quốc hội Đỗ Văn Sinh khẳng định.

Trong khi đó, đại biểu Lê Thanh Vân cho rằng, áp lực lớn nhất đối với tân Chủ tịch Quốc hội là làm sao vừa hoàn thành một nhiệm vụ chính trị, vừa hoàn thành vai trò của một nhân vật chính trị - pháp lý với tư cách người đứng đầu.

Khẳng định quan điểm một nhân vật chính trị là phải thấu triệt tất cả quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng để giữ vững vai trò là người chủ trì hoạt động của cơ quan lập pháp, chuyển hóa thành quy định của pháp luật, ông Lê Thanh Vân nhận định, với một người “lão luyện” như ông Vương Đình Huệ thì áp lực đó là không lớn.

“Quan trọng nhất là sự tương tác của Chủ tịch Quốc hội với các đại biểu, cơ quan của Quốc hội và cơ quan truyền thông, cử tri để nắm được tâm nguyện chung, đưa cuộc sống sinh động vào nghị trường để Quốc hội thành cơ quan thực sự phản ánh đúng ý chí nguyện vọng của người dân và cử tri cả nước. Và khi thực hành quyền hạn của mình thì thực chất, thực quyền”, ĐBQH Lê Thanh Vân bày tỏ.

Bà Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn Phú Yên), người từng rất đau đáu về các vấn đề giáo dục ở nghị trường mong ông Huệ sẽ phát huy tinh thần, giá trị nền tảng mà Chủ tịch Quốc hội và lãnh đạo Quốc hội Khóa XIV đã tạo được (dù có thể đây cũng là một loại áp lực).

Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền mong ông Huệ luôn thể hiện được bản lĩnh và nghệ thuật trong quá trình điều hành để nghị trường Quốc hội luôn là diễn đàn sôi nổi, dân chủ, năng động.

“Với uy tín, năng lực và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn của mình, tôi tin tưởng tân Chủ tịch Quốc hội sẽ quy tụ, phát huy được trí tuệ, trách nhiệm, sự sáng tạo của các đại biểu Quốc hội trong quá trình hoạt động”, ĐB Phạm Thị Minh Hiền nhấn mạnh.

Video liên quan

Chủ đề