Tại sao ánh trăng chỉ có 1 dấu chấm

2. "ta" là đại từ. Dùng ta mang ý nghĩa chỉ chung, còn tôi mang ý chỉ cá nhân 3. Trong bài thơ "Ánh trăng" tác giả chỉ sử dụng một dấu chấm duy nhất, nhằm tạo ra sự liền mạch về cảm xúc. Cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ, không bị ngắt quãng, đứt đoạn. - Mỗi chữ cái đầu khổ thơ được viết hoa, tạo thành một câu kể dài trọn vẹn ý, điều đó cũng là sự sáng tạo, cách tân mới mẻ trong thơ.

Hãy giải thích tại sao tác giả chỉ viết hoa từ những dòng đầu tiên của mỗi khổ thơ trong bài thơ “Ánh trăng”.

●    Trong bài thơ "Ánh trăng" tác giả chỉ sử dụng một dấu chấm duy nhất, nhằm tạo ra sự liền mạch về cảm xúc. Cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ, không bị ngắt quãng, đứt đoạn.

●    Mỗi chữ cái đầu khổ thơ được viết hoa, tạo thành một câu kể dài trọn vẹn ý, điều đó cũng là sự sáng tạo, cách tân mới mẻ trong thơ.

Câu hỏi hot cùng chủ đề

  • ĐỀ 2 :

     Phần I: Đọc – hiểu: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    (1) Hãy nói lời yêu thương một cách thật lòng với mọi người xung quanh, đặc biệt là với người thân. Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt... Tình yêu thương đưa ta vượt lên trên những điều tầm thường. Tình yêu thương là điều quý giá nhất trên đời mà người với người có thể trao tặng nhau. Rất nhiều người hối hận vì chưa kịp nói lời yêu thương với người thân khi người thân của họ còn sống. Vì vậy đừng ngại nói lời yêu thương với những người mà ta quý mến họ...

    (2) Tất cả mọi người đều cần có tình yêu thương. Muốn có tình yêu thương thì trước hết, ta phải trao tặng tình yêu thương cho thế giới. Một đứa trẻ cần rất nhiều tình thương, mà người đời không phải ai cũng có đủ tình thương dành cho chúng. Có những đứa trẻ trở nên hư hỏng cũng vì thiếu tình thương. Con người ngày nay có rất nhiều thứ, song có hai thứ mà họ không có đó là sự bình an và tình yêu thương. Bình an cũng cần thiết như không khí để thở, nước để uống và thức ăn hàng ngày. Phải sống sao cho lương tâm của mình không bị cắn rứt.

    (Nguyễn Hữu Hiếu, Sức mạnh của tình yêu thương, NXB Trẻ, 2014, tr.92)

    Câu 1: ( 0,5 điểm) Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên

    Câu 2: ( 0,5 điểm) Nội dung chính của đoạn trích ?

    Câu 3: ( 1,0 điểm)  Nêu hiệu quả diễn đạt của một phép tu từ đặc sắc trong câu văn sau: Vì tình thương yêu có sức mạnh rất lớn, nó giúp người khác vững tin hơn trong cuộc sống, giúp người khác vượt qua gian khổ, nó cảm hóa và làm thay đổi những người sống chưa tốt...

    Câu 4: ( 1,0 điểm)  Thông điệp em tâm đắc nhất trong đoạn trích trên là gì?Lí do em chọn thông điệp đó ?

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và ngôi kể của phần trích trên.Câu 2. Tìm 1 lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích và cho biết tại sao đó là lời dẫn trực tiếp

Câu 3. Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì?

  • Cho đoạn trích:

    “Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng, năm Ki Dậu (1789) vua Quang Trung tới làng Hạ Hôid , huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vậy kin làng ấy rồi loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ra để hưởng ứng nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khi giới đều bị quân Nam lấy hết. Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm lại làm thành một bức, bền ngoài lấy rơm cấp nước phủ kín, tất cả hai mươi bức. Đoan kém hàng linh khỏe mạnh, cứ mười người khểnh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cần binh khí theo sau, dàn thành chữ “nhất", vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trung người nào cả. Nhân có gió Bắc quân Thanh bèn dùng ống phun khói la ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam nổi loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình".                                     

                                                                                                                                    (Ngữ văn 9, Tập 1)

    Câu 1: Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Tác giả?

     Câu 2: Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nào?

     Câu 3: Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.

     Câu 4: Tại sao gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử. 

    Câu 5: Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả trong đoạn trích trên.

  • Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    “Những lúc rảnh rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc…Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng được khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “ Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm, thêm mượt.Có cây lược, anh càng mong gặp lại con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang – trong một trận càn lớn của quân Mĩ – ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của Mĩ bắn vào ngực. Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu…Cho đến bây giờ , thỉnh thoảng tôi cứ nhớ lại đôi mắt của anh…” 

                           (Trích Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng) 

    Câu 1:  Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn trên? 

    Câu 2: Truyện được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Cách chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc xây dựng nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của truyện. 

    Câu 3: Nêu nội dung ý nghĩa chính của đoạn văn trên? 

    Câu 4: “Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu”. Tưởng tượng là người chứng kiến cảnh đó, em hãy viết một vài câu để diễn tả “ cái nhìn ấy”. 

    Câu 5: Viết một văn bản ngắn bàn luận về một vấn đề mà em rút ra từ đoạn trích trê

  • “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kỳ, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú ! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.”

                                         ( Chuyện người con gái Nam Xương -Nguyễn Dữ)

    a.    Lời thoại trong đoạn trích trên là lời nói của ai với ai ? Nói trong hoàn cảnh nào ? Từ lời nói đó em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp và thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến ?

    b.    Giải nghĩa từ phong hầu, áo gấm 

    c.     Dựa vào văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu để làm sáng tỏ chủ đề sau: “Vũ Nương là một người vợ rất mực thủy chung, hết lòng vun đắp cho hạnh phúc gia đình” trong đoạn có sử dụng một câu ghép và phép thế để liên kết- chỉ rõ.

    d.    Từ hình ảnh nhân vật Vũ Nương, từ thực tế cuộc sống, theo em, trong cuộc sống hiện tại, người phụ nữ đẹp cần có những yếu tố nào?

  • Soạn bài Ánh trăng nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Ánh trăng??? Đúng vậy, tất cả sẽ có trong bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo nhé

    Soạn bài: Ánh trăng (trong 10 phút)

    Bố cục:

    - Phần 1 (hai khổ đầu): Vầng trăng tri kỉ gắn bó với những năm tháng quá khứ của tác giả

    - Phần 2 (hai khổ tiếp): Vầng trăng trở nên xa lạ như một “người dưng” ở hiện tại

    - Phần 3 (hai khổ cuối): Vầng trăng tình nghĩa và bao dung

    Ý nghĩa nhan đề

    Hướng dẫn Soạn bài

    Câu 1

    - Bố cục bài thơ được viết theo một trình tự hợp lý: Trình tự thời gian, đi từ quá khứ -> hiện tại: Từ đó để thấy được thái độ, tâm trạng của tác giả với vầng trăng có sự thay đổi rõ rệt trong khi tình cảm của vầng trăng với con người theo thời gian vẫn thủy chung như vậy, chẳng đổi dời.

    - Trong dòng sự việc, một bước ngoặt xảy ra: Đó là khi mà tác giả đang sống với đời sống hiện đại, sự tiện nghi của đèn điện thay thế cho ánh sáng của vầng trăng, tác giả xem nó như một “người dưng” thì bỗng đèn đèn điện tắt, lúc này đây tác giả mới chạm mặt với vầng trăng năm xưa, vầng trăng ấy vẫn mang thứ ánh sáng diệu kỳ của thiên nhiên dõi theo và bên cạnh con người. Tác giả chợt nhận ra mọi điều và nhận thức và trái tim như được thức tỉnh, lúc này cảm xúc được bộc lộ.

    Câu 2

    ** Hình ảnh vầng trăng mang những tầng ý nghĩa:

    - Vầng trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên

    - Vầng trăng luôn gần gũi và song hành với con người:

    + Gắn bó với tuổi thơ đầy hồn nhiên

    + Gắn bó với người lính hồi chiến tranh, là kẻ “tri kỉ” soi sáng đường hành quân gian khó.

    + Vầng trăng bên con người trong hiện tại: “Vội bật tung cửa sổ. Đột ngột vầng trăng tròn”

    - Vầng trăng thức tỉnh sự lãng quên của con người:

    + Gợi nhớ về những tháng năm xưa đầy đẹp đẽ cùng trăng

    + Khiến con người phải giật mình, nghẹn ngào bởi sự vô tình của chính mình

    - Vầng trăng mang vẻ đẹp của sự bao dung, tình nghĩa luôn thủy chung, son sắt và trọn vẹn nhất dành cho con người, cho thiên nhiên.

    + Dẫu con người có lãng quên thì trăng vẫn ở đấy, vẫn mang ánh sáng đến xua tan đi bóng tối, vẫn có mặt khi con người cần (phòng buyn - đinh tối -> có ánh trăng ngoài cửa sổ )

    + Ánh trăng gợi nhắc chúng ta về lối sống thủy chung, ân tình giữa cuộc đời

    ** Khổ thơ tập trung nhất ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng là: khổ thơ cuối

    Câu 3

    - Kết cấu bài thơ:

    + Có 6 khổ thơ, mỗi khổ 4 dòng, mỗi dòng 5 chữ

    + Phát triển chuỗi sự việc theo trình tự thời gian

    + Đi từ các chi tiết, sự việc cụ thể đến chiều sâu của sự suy ngẫm: tạo ra tính thuyết phục và giúp cho ý nghĩa tác phẩm được thể hiện rõ ràng.

    - Giọng điệu: Kể lể, tâm tình đầy nhẹ nhàng, tự nhiên, vừa nhịp nhàng vừa trầm lắng, suy tư

    → Tác dụng: Giúp tác giả bộc lộ được nỗi lòng và tình cảm của mình khi nhớ về trăng, nghĩ về trăng và viết về trăng.

    Câu 4

    - Thời điểm ra đời của bài thơ: Bài thơ được viết vào năm 1978, sau ngày đất nước được hòa bình, nhân dân ta đang trong công cuộc xây dựng nước nhà. Người cách mạng rời chiến khu về thành phố sinh sống.

    - Chủ đề của bài thơ: Qua hình ảnh ánh trăng, tác giả gợi nhắc về những tháng năm xưa của chiến tranh từ đó khuyên con người cần sống ân tình, nghĩa trọn, thủy chung với quá khứ.

    - Chủ đề bài thơ lên quan đến truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta tự bao đời: đó là truyền thống, là đạo lý, là lẽ sống đầy cao đẹp: “Uống nước nhớ nguồn”. Cho đến bây giờ và mãi mãi về sau, đạo lý ấy vẫn sẽ được gìn giữ và phát huy, tiếp nối bởi những thế hệ tương lai.

    Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bàiÁnh trăng

    Bài thơ“Ánh trăng”ra đời trong hoàn cảnh nào?

    Trả lời:

    “Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. In trong tập “Ánh trăng”.

    Bài thơ“Ánh trăng”gợi cho em những suy nghĩ gì?

    Trả lời:

    Bài thơ là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương.

    Bài thơ“Ánh trăng”được viết theo thể thơ nào?

    Trả lời:

    - Thể thơ: 5 chữ

    Bài thơ“Ánh trăng”gợi nhắc và củng cố thái độ nào ở người đọc?

    Trả lời:

    Bài thơ gợi lên những suy nghĩ về đạo lý, lẽ sống của người Việt ta. Câu chuyện trong bài thơ nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ, đừng bao giờ trở thành kẻ vô tình, bạc bẽo.

    Bài thơ "Ánh trăng" gợi nhắc tới thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân nghĩa với quá khứ, nguồn cội, đây cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bài thơ nhắc nhở con người cần biết ơn, trân trọng nguồn cội.

    Trong bài thơ“Ánh trăng”, vì sao 2 dòng thơ cuối tác giả dùng “ánh trăng” mà không phải “vầng trăng”?

    Trả lời:

    - Hình ảnh “ánh trăng” được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

    - Đó giống như thứ ánh sáng của lương tri, soi rọi vào tâm can của con người khiến cho con người ta thức tỉnh.

    Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ“Ánh trăng”có ý nghĩa gì? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ?

    Trả lời:

    Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều ý nghĩa:

    - Vầng trăng trước hết là vẻ đẹp của đất nước bình dị, hiền hậu; của thiên nhiên vĩnh hằng, tươi mát, thơ mộng.

    - Trăng là biểu tượng cho những gì gắn bó với con người lúc gian khổ, là người bạn tri âm tri kỉ, vẫn luôn thầm lặng dõi theo và chia sẻ mọi buồn vui.

    - Vầng trăng tượng trưng cho quá khứ vẹn nguyên, tròn đầy, không sứt mẻ.

    - Trăng là biểu tượng cho tình nghĩa thuỷ chung, nhân hậu, bao dung của thiên nhiên, cuộc đời, của con người và đất nước.

    - Trăng còn là nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở mọi người: “Con người có thể quên đi quá khứ nhưng quá khứ vẫn luôn vẹn nguyên và bất diệt”.

    - Qua sự chuyển biến tâm tư, nhận thức của nhân vật trữ tình, tác phẩm gửi đến chúng ta lời nhắc nhở về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

    Nêu nội dung khổ cuối bài thơ“Ánh trăng”.

    Trả lời:

    Khổ thơ cuối kết tinh đạo lý, sự độc đáo và thể hiện tư tưởng sâu sắc của tác giả. “Trăng cứ tròn vành vạnh” gợi lên sự trọn vẹn, thủy chung của thiên nhiên và chính là của quá khứ. Đối lập giữa hình ảnh ánh trăng là hình ảnh con người “vô tình” trong cuộc đối mặt không lời. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về cái nhìn nghiêm khắc, nhưng có phần bao dung để nhân vật người lính tự soi chiếu vào chính bản thân mình, nhận ra lỗi sai. Sự im lặng dẫn tới cái “giật mình” thức tỉnh của người lính. Con người giật mình chính là cái giật mình thức tỉnh của lương tâm trong sạch, nhân cách tốt đẹp. Giật mình để không quên lãng quá khứ, không đánh mất và thơ ở với quá khứ. Hình ảnh ánh trăng lúc này có giá trị khái quát, nhắc nhở chân thành về lẽ sống ân tình, thủy chung.

    Trình bày ý hiểu của em về “cái giật mình” ở khổ cuối bài thơ“Ánh trăng”(Ý nghĩa “cái giật mình”).

    Trả lời:

    - Sự im lặng của vầng trăng khiến nhân vật trữ tình “giật mình”, cái “giật mình” ở đây là sự “giật mình” thức tỉnh của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng. Nó thể hiện suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để nhận ra lỗi lầm, sự đổi thay. Giật mình để trở về với lương tâm trong sáng, tốt đẹp, đây cũng là sự tự sám hối trước sự thay đổi của mình.

    Bài thơ"Ánh trăng"mang bóng dáng câu chuyện kể. Theo em yếu tố tự sự và trữ tình được kết hợp như thế nào trong bài thơ?

    Trả lời:

    - Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ tới hiện tại với các mốc sự kiện hiện tại trong cuộc đời con người. Dòng cảm xúc của nhà thơ cũng theo đó bộc lộ dựa trên mạch tự sự của văn bản.

    - Theo mạch tự sự đi từ việc hồi tưởng quá khứ, tới nhận ra lầm lỗi của bản thân trong hiện tại để lắng kết lại thành cái “giật mình” cuối bài thơ.

    Hãy giải thích tại sao tác giả chỉ viết hoa từ những dòng đầu tiên của mỗi khổ thơ trong bài thơ“Ánh trăng”.

    Trả lời:

    Trong bài thơ "Ánh trăng" tác giả chỉ sử dụng một dấu chấm duy nhất, nhằm tạo ra sự liền mạch về cảm xúc. Cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ, không bị ngắt quãng, đứt đoạn.

    Mỗi chữ cái đầu khổ thơ được viết hoa, tạo thành một câu kể dài trọn vẹn ý, điều đó cũng là sự sáng tạo, cách tân mới mẻ trong thơ.

    Trong bài thơ“Ánh trăng”, em hãy giải thích nghĩa của từ “mặt” trong câu thơ“Ngửa mặt lên nhìn mặt”. Từ “mặt” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

    Trả lời:

    Từ “mặt” trong câu thơ thứ hai được dùng với nghĩa chuyển, điều này tạo nên tính đa nghĩa về ý thơ.

    Ý của cả câu là sự đối mặt với mặt trăng, người bạn tri kỉ đã bị lãng quên. Con người đối diện với vầng trăng cũng chính là sự đối mặt với quá khứ đã lãng quên.

    Trực diện đối mặt với ánh trăng để thức tỉnh lương tâm, cũng có thể đó là sự đối mặt tự vấn với chính bản thân mình để nhận ra sự thay đổi.

    Trình bày bố cục của bài thơ“Ánh trăng”.

    Trả lời:

    Bố cục (3 phần):

    Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Kí ức về vầng trăng trong quá khứ của tác giả và vầng trăng trong hiện tại

    Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ khiến kí ức ùa về

    Đoạn 3 (2 khổ cuối): Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng

    Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ“Ánh trăng”là gì?

    Trả lời:

    Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ bố cục rõ ràng, mạch lạc.

    “Ánh trăng” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa sinh động vừa khát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình.

    Các dạng đề tác phẩm:Ánh trăng

    Đề 1: Trong bài thơ “Ánh trăng”, tác giả Nguyễn Duy có viết: “Hồi nhỏ sống với đồng”

    a. Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.

    Trả lời:

    Hồi nhỏ sống với đồng

    với sông rồi với bể

    hồi chiến tranh ở rừng

    vầng trăng thành tri kỉ

    Trần trụi với thiên nhiên

    hồn nhiên như cây cỏ

    ngỡ không bao giờ quên

    cái vầng trăng tình nghĩa

    b. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Từ đó, hãy liên hệ với cuộc đời của Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề của bài thơ.

    Trả lời:

    Bài thơ được ra đời những năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh (3 năm sau ngày kết thúc chiến tranh, thống nhất đất nước).

    Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ “Ánh trăng” như một lời nhắn nhủ, tâm tình với bản thân không được quên quá khứ đau thương đã qua. Chủ đề bài thơ có ý nghĩa như lời nhắn nhủ tới thế hệ mai sau không được lãng quên quá khứ, gợi nhắc người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, trân trọng nguồn cội.

    c. Bài thơ “Ánh trăng” mang bóng dáng câu chuyện kể. Theo em yếu tố tự sự và trữ tình được kết hợp như thế nào trong bài thơ?

    Trả lời:

    Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ tới hiện tại với các mốc sự kiện hiện tại trong cuộc đời con người. Dòng cảm xúc của nhà thơ cũng theo đó bộc lộ dựa trên mạch tự sự của văn bản.

    Theo mạch tự sự đi từ việc hồi tưởng quá khứ, tới nhận ra lầm lỗi của bản thân trong hiện tại để lắng kết lại thành cái “giật mình” cuối bài thơ.

    d. Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được viết trong đoạn thơ trên?

    Trả lời:

    Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.

    Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.

    + Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.

    + Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.

    e. Hãy giải thích tại sao tác giả chỉ viết hoa từ những dòng đầu tiên của mỗi khổ thơ.

    Trả lời:

    Trong bài thơ “Ánh trăng” tác giả chỉ sử dụng một dấu chấm duy nhất, nhằm tạo ra sự liền mạch về cảm xúc. Cảm xúc xuyên suốt toàn bộ bài thơ, không bị ngắt quãng, đứt đoạn.

    Mỗi chữ cái đầu khổ thơ được viết hoa, tạo thành một câu kể dài trọn vẹn ý, điều đó cũng là sự sáng tạo, cách tân mới mẻ trong thơ.

    f. Tìm và chép khổ thơ diễn tả một tình huống mang tính chất bước ngoặt của sự việc và cảm xúc.

    Trả lời:

    Khổ thơ tạo ra bước ngoặt về sự việc và cảm xúc:

    Thình lình đèn điện tắt

    phòng buyn-đinh tối om

    vội bật tung cửa sổ

    đột ngột vầng trăng tròn

    h. Tình huống được đặt ra trong khổ thơ đó là gì? Nó có ý nghĩa gì trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

    Trả lời:

    Tưởng như quá khứ đi vào quên lãng nhưng hoàn cảnh bài thơ được đẩy lên một bước ngoặt mới khi tạo ra tình huống bất ngờ “thình lình đèn điện tắt, phòng buyn đinh tối om” Đây là một tình huống quen thuộc thường gặp trong đời sống thường ngày nhưng trong bài thơ này đây là tình huống tạo nên bước ngoặt để tác giả bộc lộ tình cảm cảm xúc của mình.

    Tình huống bất ngờ tạo cơ hội đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, nơi ánh sáng thành phố hiện đại với ánh sáng của trăng đẹp đẽ, trọn vẹn – một sự tình cờ mà như điều tất yếu. Dường như vầng trăng vẫn luôn đứng đó kiên nhẫn đợi chờ. Trăng đột ngột xuất hiện có sức rung động mạnh mẽ làm thức tỉnh cảm xúc và đánh thức lương tâm.

    Đề 2: Cho khổ thơ sau

    Ngửa mặt lên nhìn mặt

    có cái gì rưng rưng

    như là đồng là bể

    như là sông là rừng

    a. Có thể viết câu thơ đầu tiên trong khổ thơ thành “Ngửa mặt lên nhìn trăng” được không? Vì sao? Chép lại 2 câu thơ trong bài đã học ở chương trình THCS cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm).

    Trả lời:

    Nếu viết ngửa mặt lên nhìn trăng thì câu thơ không có sự đăng đối trong câu, hơn nữa từ “mặt” thứ hai trong câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa dạng cho chất thơ.

    Câu thơ cũng gợi tả sự đối diện giữa con người với vầng trăng:

    Người ngắm trăng soi ngoài khe cửa

    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

    (Vọng nguyệt – Hồ Chí Minh)

    b. Giải thích nghĩa của từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

    Trả lời:

    Từ “mặt” trong câu thơ thứ hai được dùng với nghĩa chuyển, điều này tạo nên tính đa nghĩa về ý thơ.

    Ý của cả câu là sự đối mặt với mặt trăng, người bạn tri kỉ đã bị lãng quên. Con người đối diện với vầng trăng cũng chính là sự đối mặt với quá khứ đã lãng quên.

    Trực diện đối mặt với ánh trăng để thức tỉnh lương tâm, cũng có thể đó là sự đối mặt tự vấn với chính bản thân mình để nhận ra sự thay đổi.

    c. Nêu cảm xúc của tác giả trong khổ thơ trên bằng đoạn văn ngắn 5 câu.

    Trả lời:

    Sự đối mặt thực sự diễn ra trong tĩnh lặng giữa nhân vật trữ tình với vầng trăng – quá khứ nghĩa tình. Cuộc gặp gỡ đối mặt này làm nhà thơ làm thức tỉnh lương tâm, tình cảm con người. Nhân vật trữ tình như tự soi chiếu vào chính mình, trong khoảnh khắc ấy “rưng rưng” nhớ về quá khứ vất vả, gian lao nhưng ngập tràn bình yên với thiên nhiên nay bỗng ùa về đầy trong trí nhớ. Tất cả những cảm xúc đó thực sự làm người đọc thấy cảm động và trân quý quá khứ nhiều hơn.

    d. Những hình ảnh nào được lặp lại trong khổ thơ trên, điều đó có ý nghĩa gì? Những hình ảnh này có gì khác so với hình ảnh trong khổ thơ đầu?

    Trả lời:

    Những hình ảnh được lặp lại “đồng”, “bể”, “sông”, “rừng” kết hợp với các điệp từ “như là” cùng nhịp thơ dồn dập, các hình ảnh liệt kê làm người đọc thấy bồi hồi, xúc động.

    Những hình ảnh này khác với hình ảnh sông, đồng, bể, rừng như ở khổ một. Bởi vì hình ảnh trên được lặp lại, được gợi nhắc, đó là những hình ảnh trong quá khứ diễn tả cuộc sống vất vả gian lao nhưng gần gũi với thiên nhiên. Trong dòng hồi tưởng, tác giả khái quát vẻ đẹp bình dị, vô tư. Khẳng định tình cảm gắn bó giữa con người với tự nhiên hết sức chân thật và hồn nhiên.

    e. Nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên bằng đoạn văn quy nạp hoặc diễn dịch.

    Trả lời:

    Khổ thơ đầu tiên bài “Ánh trăng” nhắc nhở, tái hiện những năm tháng chiến đấu gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước. Những tháng ngày sống tự do, hồn hậu với tự nhiên, không có sự đổi thay:

    Hồi nhỏ sống với đồng

    Với sông rồi với bể

    Hồi chiến tranh ở rừng

    Vầng trăng thành tri kỉ

    Từ đó, gợi nhắc thái độ “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung từ trong quá khứ. Với giọng điệu tâm tình, tự nhiên, tha thiết kết hợp với các yếu tố trữ tình, tự sự hình ảnh ánh trăng đầy biểu cảm hiện lên trong trẻo, hiền hòa. Như vậy ở quãng thời gian trong quá khứ “hồi nhỏ” và “hồi chiến tranh” cuộc sống gần gũi với tự nhiên, với trăng tưởng chừng không bao giờ quên được hình ảnh ánh trăng “tình nghĩa”. Những tháng năm sống hồn nhiên, trong sáng sẽ luôn là kỉ niệm đẹp, khó quên trong lòng người lính. Từ những lời nói này như những lời nói tâm tình kể theo trình tự thời gian, qua đó dòng cảm xúc của nhà thơ cũng men theo mạch tự sự đó để bộc lộ.

    Đề 3: Bài thơ “Ánh trăng” muốn nói tới thái độ sống nào của người đọc. Tìm câu tục ngữ diễn đạt chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm.

    Trả lời:

    Bài thơ gợi lên những suy nghĩ về đạo lý, lẽ sống của người Việt ta. Câu chuyện trong bài thơ nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ, đừng bao giờ trở thành kẻ vô tình, bạc bẽo.

    Bài thơ “Ánh trăng” gợi nhắc tới thái độ sống “Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân nghĩa với quá khứ, nguồn cội, đây cũng chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Bài thơ nhắc nhở con người cần biết ơn, trân trọng nguồn cội.

    Đề 4: Trong bài thơ có duy nhất một khổ thơ nhắc tới từ “ánh trăng”, em hãy chép chính xác khổ thơ đó.

    Khổ thơ duy nhất có từ “ánh trăng”:

    Trăng cứ tròn vành vạnh

    kể chi người vô tình

    ánh trăng im phăng phắc

    đủ cho ta giật mình

    a. Chỉ ra biện pháp tu từ có trong hai câu thơ cuối khổ thơ vừa chép. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

    Trả lời:

    Biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”, ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.

    b. Cái “giật mình” trong khổ thơ vừa chép có ý nghĩa gì?

    Trả lời:

    Sự im lặng của vầng trăng khiến nhân vật trữ tình “giật mình”, cái “giật mình” ở đây là sự “giật mình” thức tỉnh của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng. Nó thể hiện suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để nhận ra lỗi lầm, sự đổi thay. Giật mình để trở về với lương tâm trong sáng, tốt đẹp, đây cũng là sự tự sám hối trước sự thay đổi của mình.

    c. Viết một đoạn văn 12 câu, diễn tả cảm nhận của em về hình tượng “trăng” trong khổ thơ vừa chép. Đoạn thơ có sử dụng câu bị động và thành phần phụ chú.

    Trả lời:

    Khổ thơ cuối kết tinh đạo lý, sự độc đáo và thể hiện tư tưởng sâu sắc của tác giả. “Trăng cứ trong vạnh vạnh” gợi lên sự trọn vẹn, thủy chung của thiên nhiên và chính là của quá khứ. Đối lập giữa hình ảnh ánh trăng là hình ảnh con người “vô tình” trong cuộc đối mặt không lời. Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về cái nhìn nghiêm khắc, nhưng có phần bao dung để nhân vật người lính tự soi chiếu vào chính bản thân mình, nhận ra lỗi sai. Sự im lặng dẫn tới cái “giật mình” thức tỉnh của người lính. Con người giật mình chính là cái giật mình thức tỉnh của lương tâm trong sạch, nhân cách tốt đẹp. Giật mình để không quên lãng quá khứ, không đánh mất và thơ ở với quá khứ. Hình ảnh ánh trăng lúc này có giá trị khái quát, nhắc nhở chân thành về lẽ sống ân tình, thủy chung.

    Video liên quan

    Chủ đề