Tại sao người ta sử dụng xà phòng để làm sạch các vết dầu mỡ

Tại sao người ta sử dụng xà phòng để làm sạch các vết dầu mỡ

Vì sao gọi xà phòng là… xà phòng

Cách đây khoảng 5000 năm, ở núi Sapo xứ Babylon, người La Mã cổ đại đã tình cờ phát minh ra xà phòng qua việc thiêu động vật để tế thần linh. Mỡ của những con vật bị tế lễ lẫn với tro tàn có chứa chất kiềm tự nhiên, theo nước mưa trôi xuống sông Tiber. Người dân ở hạ lưu sông đã dùng hỗn hợp này để giặt quần áo. Cái tên “soap” trong tiếng Anh, hay “savon” trong tiếng Pháp được đặt dựa theo tên của dãy núi Sapo. Người Việt ta gọi sản phẩm này là “xà phòng” hoặc “xà bông” từ thời Pháp thuộc.

Không phải xà phòng nào cũng là… xà phòng

Để có được xà phòng, người ta phải tạo ra phản ứng xà phòng hóa. Đó là khi axit béo (trong dầu, mỡ động thực vật) kết hợp với dung dịch kiềm (NaOH hoặc KOH), tạo thành muối kiềm và glycerin. Muối kiềm trong phản ứng này chính là xà phòng.

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm tẩy rửa dạng bánh, hay nhiều loại sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội… chúng có thể là xà phòng, nhưng cũng có thể không phải xà phòng. 

Để nhận biết một sản phẩm tẩy rửa có phải là xà phòng hay không, bạn có thể nhìn vào danh mục thành phần của sản phẩm: phải có ít nhất một loại dầu, mỡ động thực vật (dầu dừa, dầu ô liu, dầu cọ, mỡ bò, mỡ lợn…) hoặc vài loại axit béo, và cũng phải có kiềm (NaOH – sodium hydroxide hoặc KOH – potassium hydroxide).  

Tại sao xà phòng handmade đắt nhưng lại dễ chảy nước?

Sau quá trình phản ứng xà phòng hóa, bên cạnh xà phòng, thì glycerin cũng là một sản phẩm được tạo ra. Glycerin có khả năng hút ẩm từ không khí, vì thế nó là một chất dưỡng ẩm cho da. Trong quy trình sản xuất xà phòng handmade, glycerin được giữ trọn vẹn trong xà phòng, nhờ vậy, bánh xà phòng handmade có khả năng dưỡng ẩm cao. Tuy nhiên nó rất dễ hút ẩm và đọng thành “những giọt mồ hôi” trên bề mặt. Bánh xà phòng cũng dễ mềm nhão khi ở trong môi trường ẩm ướt. 


Còn ở quy mô công nghiệp thì xà phòng là một sản phẩm đại chúng, về cơ bản, nó chỉ cần đạt được mục đích làm sạch, không nhất thiết phải dưỡng da. Vì thế, glycerin được tách riêng khỏi xà phòng để đưa vào các sản phẩm đắt tiền hơn, như sữa tắm, kem dưỡng… Bánh xà phòng công nghiệp vì vậy rất cứng, rắn rỏi và lâu hao hơn xà phòng handmade.

Tại sao người ta sử dụng xà phòng để làm sạch các vết dầu mỡ

Tại sao lại chỉ diệt 99,9% vi khuẩn?

Đừng vội trách các nhà sản xuất xà phòng sao không “có tâm” hơn, sao không làm ra thứ xà phòng có khả năng diệt 100% vi khuẩn. Vì thực tế, có một số vi khuẩn, vào cuối thời kì sinh trưởng, sẽ sinh ra nội bào tử có chức năng tự bảo vệ mình khỏi các tác nhân môi trường. Chúng là những vi khuẩn sẽ sống sót sau khi bạn rửa tay với xà phòng diệt khuẩn.

Bạn cũng không nên lo lắng vì “còn 0,1% vi khuẩn vẫn còn bám trên làn da của bạn”. Vi khuẩn hiện hữu ở khắp mọi nơi, trong không khí, và sống trong cả cơ thể của bạn, vì thế, ngay sau khi bạn tắm hay rửa tay là chúng đã lại bắt đầu phát triển trên da bạn rồi. Và hãy nhớ rằng không phải mọi loại vi khuẩn đều có hại. Có những loài còn rất có ích nữa kìa! 

Dầu dừa – loại dầu lý tưởng nhất cho xà phòng

Để làm ra xà phòng, bạn cần một loại muối kiềm có khả năng làm sạch. Muối kiềm tạo ra từ dầu dừa được chứng minh là có khả năng làm sạch rất tốt. Hơn nữa, độ cứng và màu trắng tự nhiên càng khiến cho dầu dừa trở thành loại dầu được sử dụng nhiều nhất để làm xà phòng.

Theo thang đánh giá khả năng gây mụn (từ 0-5) thì dầu dừa đang nằm ở thang 4, là mức tương đối cao. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng về khả năng gây mụn của xà bông làm từ dầu dừa, vì sau phản ứng xà phòng hóa, thì dầu dừa đã không còn là chính nó nữa rồi.

Black soap – loại xà phòng duy nhất được coi là 100% thiên nhiên

Black soap (xà phòng đen) có thể gọi là “truyền nhân” duy nhất của xà phòng nguyên thủy. Nó là sáng tạo của những người dân Ghana, Châu Phi.

Black soap là loại xà phòng duy nhất có thể coi là 100% thiên nhiên theo đúng nghĩa đen, vì nó không được làm từ kiềm tổng hợp, mà từ dầu cọ và tro đốt của các loại cây. Phần tro đốt này đã chứa lượng kiềm tự nhiên trong đó.

Tại sao người ta sử dụng xà phòng để làm sạch các vết dầu mỡ

L’Occitane – Aroma Rebalancing Black Soap: Xà phòng đen dạng sệt với tinh chất dầu ô liu có khả năng làm sạch và cân bằng da.  Giá: 610.000VND

Tại sao người ta sử dụng xà phòng để làm sạch các vết dầu mỡ

The Body Shop – Honeymania Soap: Bánh xà phòng mô phỏng chiếc tổ ong với hình một chú ong thật dễ thương ở chính giữa. Giá: 149.000VND

Tại sao người ta sử dụng xà phòng để làm sạch các vết dầu mỡ

Clé de Peau Beauté – Synactif Soap New: Xà phòng cao cấp với chất bọt mịn, mềm mại tựa như len cashmere nhẹ nhàng phủ lên da, làm sạch sâu các lớp trang điểm. Giá: 2.350.000VND

Những con số ấn tượng về xà phòng trên thế giới

– 5000 năm là lịch sử của xà phòng, kể từ khi sản phẩm xà phòng đầu tiên xuất hiện.

– Số nguyên liệu ít nhất bạn cần để làm ra một mẻ xà phòng, gồm có: dầu/mỡ của một loài động thực vật, NaOH, và nước.

– 1 – 2 tiếng là thời gian trung bình để bạn có thể tự làm ra một mẻ xà phòng ngay tại nhà. Nhưng để có thể sử dụng được mẻ xà phòng đó, bạn cần chờ thêm 2 – 6 tuần nữa.

– 1/3 lượng xà phòng của thế giới là do người Mỹ sản xuất ra (và sử dụng).

– 3.800 đô la là trị giá của bánh xà phòng đắt nhất thế giới, nó được các nghệ nhân Qatar làm từ bột vàng nguyên chất, mật ong, dầu ô liu và trang trí bằng kim cương.

Bài: Thư Đỗ & Vân Ngô

Tại sao người ta sử dụng xà phòng để làm sạch các vết dầu mỡ

Tại sao người ta sử dụng xà phòng để làm sạch các vết dầu mỡ

Hình minh họa: Tại sao xà phòng có thể tẩy sạch các vết bẩn trên quần áo?. Bách Khoa Tri Thức

(Nguồn ảnh: Internet)


Khi ta đem trộn ion Na+ hay K+ với mỡ trong dung dịch muối, sẽ xảy ra phản ứng hoá học tạo thành muối natri của axít béo hoặc muối kali của axít béo và glyxêrin. Thành phần chủ yếu của xà phòng chính là muối natri hay kali của axít béo đã được tinh chế. Hai loại muối này đều tan trong nước, chỉ có điều muối natri của axít béo sau khi tan vào nước sẽ làm đông kết dung dịch muối. Đây chính là những bánh xà phòng thơm mà chúng ta thường dùng hàng ngày và là nguyên liệu để chế tạo xà phòng giặt. Muối kali của axít béo sau khi tan ra nước không làm cho dung dịch muối trở nên đông cứng. Chúng có thể được dùng để chế tạo dầu gội đầu.

Khi xà phòng tan ra nước, một bộ phận muối cao cấp của axít béo có trong xà phòng sẽ bị thủy phân tạo thành muối và axít béo dạng rắn. Hai chất này chính là chất tẩy giúp tẩy sạch các vết bẩn trên quần áo. Các loại muối này, sẽ kết hợp với những vết bẩn bám chặt trên bề mặt xenlulô của sợi vải, tạo ra phản ứng hoá học làm giảm sức bám của chất bẩn trên sợi vải. Những axít béo dạng rắn không ngừng bị phân huỷ ra ngoài không khí trong quá trình chúng ta vò quần áo và tạo thành bọt xà phòng, nó có tác dụng rất lớn. Thể tích của một bong bóng xà phòng tuy nhỏ nhưng diện tích bề mặt của chúng lại rất lớn. Khi nghiên cứu về bọt xà phòng, người ta thấy tình trạng bề mặt của bọt xà phòng không giống với bên trong nó. Số phân tử ở bề mặt bong bóng xà phòng thưa hơn so với chất lỏng bên trong, giống như mô da bị kéo căng; chúng luôn có xu hướng co lại, tạo thành lực căng bề mặt. Chúng có thể kéo những vết bẩn hay vết bụi bám chặt trong quần áo ra ngoài, tách các vết bẩn ra khỏi quần áo và tan toàn bộ vào trong nước. Như vậy, các vết bẩn đã được tẩy sạch hoàn toàn.

Để có được càng nhiều muối và axít béo dạng rắn có trong xà phòng, làm tăng khả năng giặt tẩy của nó; chúng ta có thể tăng nhiệt độ của nước xà phòng lên mức thích hợp; tạo điều kiện tốt cho phản ứng thuỷ phân xảy ra.

Trong quá trình sản xuất xà phòng, người ta còn căn cứ vào nhu cầu tẩy giặt các vết bẩn để gia tăng lượng muối và natri cacbonnic (Na2CO 3) và các loại bột màu và hương liệu khác làm cho xà phòng trở nên đẹp và thơm hơn.

Từ Khóa:

Tại sao xà phòng có thể tẩy sạch các vết bẩn trên quần áo? || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới

Khi giặt quần áo với nước, chúng ta có thể giặt sạch những vết bẩn bằng bụi, đất. Nhưng khi quần áo có dính dầu mỡ, hay mồ hôi thì chỉ nước không thôi là chưa đủ. Để làm sạch các vết bẩn có chứa dầu mỡ chúng ta phải dùng đến xà phòng hay các chất giặt tẩy.

Vậy làm thế nào để xà phòng có thể làm sạch các vết dầu, mỡ?

Tại sao người ta sử dụng xà phòng để làm sạch các vết dầu mỡ

Được cho là đã tồn tại hàng nghìn năm (từ khoảng năm 600 trước Công nguyên), đến nay cơ chế làm sạch của xà phòng vẫn không hề thay đổi. Xà phòng là muối kali hay natri của axit béo hay xà phòng tổng hợp đều có hai phần. Phân tử xà phòng có hai đầu: một đầu ưa nước và một đầu kị nước (ưa dầu, mỡ).

Khi chà xát xà phòng vào vết bẩn, đầu kị nước sẽ bám chặt vào các phân tử dầu, mỡ và bao bọc xung quanh để lộ đầu ưa nước ra ngoài. Vô số phân tử xà phòng bọc kín phân tử vết bẩn tạo thành một khối hình cầu được gọi là mi-xem (micelle) với đầu ưa nước hướng ra ngoài. Và khi chúng ta dội nước, đầu ưa nước lại bám chặt vào các phân tử nước và kéo các vết bẩn tách ra khỏi quần áo, cuốn theo dòng nước. Nhờ đó mà quần áo chúng ta được giặt sạch bằng xà phòng.

Dung (Nguoiduatin.vn)