Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh

Mục lục

  • 1 Lịch sử khám phá
  • 2 Thành tựu
    • 2.1 Trồng trọt
    • 2.2 Đánh cá và đi biển
    • 2.3 Đồ trang sức và kỹ thuật làm thủy tinh
    • 2.4 Đồ gốm
  • 3 Xã hội Sa Huỳnh
  • 4 Tập tục tín ngưỡng
  • 5 Nhận xét
  • 6 Tham khảo
  • 7 Chú thích
  • 8 Xem thêm
  • 9 Liên kết ngoài

TTO - Ngày 24-7, hội thảo khoa học quốc tế 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh (1909-2009) do UBND tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Bộ VH-TT&DL tổ chức đã diễn ra tại Quảng Ngãi với sự tham dự của đại sứ đặc mệnh toàn quyền Pháp Herve’ Bolot cùng gần 100 nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Theo dấu chân Sa HuỳnhQuảng Ngãi: hội ngộ 100 năm văn hóa Sa HuỳnhTrưng bày gần 400 hiện vật văn hóa Sa HuỳnhKinh ngạc và xúc động trước văn hóa Sa Huỳnh

Cách đây vừa tròn 100 năm (1909), nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet đã phát hiện ở vùng cồn cát cạnh đầm An Khê thuộc xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ - vùng ven biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), một khu mộ chum với rất nhiều hiện vật giá trị. Đó là lần đầu tiên phát hiện một nền văn hóa cổ có niên đại cách nay 2.500 - 3.000 năm mà sau này gọi là văn hóa Sa Huỳnh.

Một trong ba trung tâm văn hóa hết sức quan trọng trong thời đại kim khí

“Từ khu mộ chum Sa Huỳnh, các nhà khảo cổ Pháp đã liên tục tìm thấy các dấu vết của một nền văn hóa thời tiền sử qua các đợt khai quật tìm thấy khoảng 500 mộ chum có chứa nhiều loại đồ tùy táng phân bố từ dọc các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam bộ và Tây nguyên. Trong đó Quảng Ngãi được xem như là cái nôi của văn hóa Sa Huỳnh với 26 di tích được khai quật trong số hơn 80 địa điểm được phát hiện và nghiên cứu”.

Theo PGS, TS Lương Hồng Quang, những nghiên cứu của các nhà khoa học suốt một thế kỷ qua về văn hóa Sa Huỳnh cho thấy đây là một trong ba trung tâm văn hóa hết sức quan trọng trong thời đại kim khí thuộc thời đại sắt. Với các di chỉ ở Quảng Ngãi là trung tâm, các nghiên cứu của các nhà khoa học đã xác nhận ảnh hưởng của nền văn hóa Sa Huỳnh là hết sức rộng lớn, phạm vi của nền văn hóa này về phía Bắc có thể tới địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với địa điểm Bãi Cọi vừa được khai quật, về phía Nam là các tỉnh miền Đông Nam bộ: Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương...

Phó viện trưởng Viện Khảo cổ học Nguyễn Giang Hải nhận định: “Quảng Ngãi không chỉ là nơi đầu tiên phát hiện được các di tích Sa Huỳnh mà đây còn là vùng đất có các di tích được chứng minh là cội nguồn phát triển lên văn hóa Sa Huỳnh tại khu vực duyên hải miền Trung. Văn hóa Sa Huỳnh được ghi nhận là một trong ba trung tâm văn hóa quan trọng nhất trong thời đại kim khí Việt Nam”.

Theo nhiều nhà khảo cổ, căn cứ vào hiện vật văn hóa Sa Huỳnh từng được phát hiện, khai quật tại Quảng Ngãi như: mộ chum làm bằng đất nung có kèm đồ trang sức quí gồm các chuỗi hạt đá quí, khuyên tai ba chấu… tùy táng theo mộ chum, một số dụng cụ làm bằng đồng, sắt có niên đại khoảng 2.500 năm chứng tỏ cư dân Sa Huỳnh từ ngàn xưa đã có trình độ kỹ thuật cao, có giao lưu quan hệ rộng với thế giới bên ngoài.

TS sử học Đoàn Ngọc Khôi - Bảo tàng Quảng Ngãi, cho biết ngoài các địa điểm đã được khai quật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, huyện đảo Lý Sơn cũng là một di chỉ khảo cổ quan trọng của văn hóa Sa Huỳnh.

Năm 1997, các nhà khảo cổ học đã khai quật trên diện tích khoảng 10.000m2, sau đó phát hiện tại đây mộ nồi làm bằng đất nung, dụng cụ sinh hoạt: cuốc đá, rìu đá, đồ trang sức tuỳ táng theo mộ nồi… đặc trưng văn hóa Sa Huỳnh được chế tác từ đá có niên đại 2000 - 2.500 năm. Năm 2000, các nhà khảo cổ học tiếp tục khai quật di tích Suối Chình bên dưới chân núi Thới Lới, xã An Hải, huyện Lý Sơn thì cũng phát hiện mộ nồi, một số dụng cụ sinh hoạt bằng gốm, đồ trang sức làm từ ốc biển… Sở dĩ gọi là xóm Ốc vì khai quật lên địa điểm này phát hiện nhiều vỏ ốc dưới đất do cư dân Sa Huỳnh để lại.

Đề xuất xây dựng Bảo tàng Sa Huỳnh

Là một trong ba nền văn hóa cổ của Việt Nam, văn hóa Sa Huỳnh đã in đậm dấu ấn trong đời sống cư dân cổ qua những hiện vật quý hiếm khai quật được từ các khu mộ chum nằm rải ráctrong bờ và các đảo gần bờ .

Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Phóng to
Đồ gốm được đoán định cách nay 3.000 năm, khai quật được tại di tích Gò Ma Vương (Đức Phổ, Quảng Ngãi) năm 1978 - Ảnh: Minh Thu

Các ý kiến tham luận tại hội thảo đã đưa ra nhiều phát hiện và nhận định mới về văn hóa Sa Huỳnh. Theo giáo sư Yamagata Mariko, khoa khảo cổ ĐH Waseda (Nhật ), hội thảo này là cơ hội để xem xét lại đồ gốm Sa Huỳnh vì đồ gốm Sa Huỳnh đóng một vai trò quan trọng trong những nghiên cứu đồ gốm thời tiền sử và trong một số nghiên cứu rải rác về đạo lý và ngôn ngữ ở Đông Nam Á.

Trong khi đó TS Judith Cameron, ĐH Quốc gia Úc, lại cho rằng: Những khai quật khảo cổ gần đây tại các di tích Sa Huỳnh ở miền Trung VN đã giúp nâng cao đáng kể tri thức của chúng ta về nền văn hóa Sa Huỳnh. Số lượng dồi dào các đồ tạo tác đẹp lạ kỳ trong các bình lọ địa táng tại các địa điểm này chứng thực rõ ràng sự giàu có của các nhóm người thời kỳ lịch sử nguyên thủy.

Với ba nhóm đề tài được đưa ra trình bày tại hội thảo, có khá nhiều ý kiến trái ngược nhau. Xung quanh vấn đề nguồn gốc của nền văn minh Sa Huỳnh và ảnh hưởng của nó đối với các quốc gia cổ trong lưu vực sông Mekong và hải đảo Đông Nam Á có những quan điểm khác nhau.

TS Nguyễn Thị Ninh, Viện Khảo cổ học VN, nhận xét : Các học giả phương Tây khi nghiên cứu các di tồn vật chất thu được từ các di tích mộ chum của văn hóa Sa Huỳnh đều đánh giá cao trình độ văn minh của cư dân nền văn hóa này. Họ cho rằng có một nền văn minh rực rỡ như vậy phải do một lớp cư dân có trình độ văn minh cao hơn đem từ bên ngoài tới.

Trong khi đó theo TS Nguyễn Thị Ninh, quan điểm của các nhà nghiên cứu VN dựa trên những bằng chứng khảo cổ được phát hiện từ gần 100 di tích văn hóa tiền Sa Huỳnh và văn hóa Sa Huỳnh đã từng bước chứng minh cho nguồn gốc bản địa của nền văn minh này. Và trên cơ sở bóc tách những yếu tố hội nhập nội sinh và sự tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa ngoại sinh, đã tạo nên bản sắc văn hóa đặc sắc của nền văn minh Sa Huỳnh.

Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Sa Huỳnh trên dải đất miền Trung , GS Petter Bellwood -Trường ĐH Quốc gia Pháp - khuyến cáo: Cần bảo vệ nghiêm ngặt các di tích văn hóa Sa Huỳnh, không để xảy ra sự đào bới sai nguyên tắc. Nếu tiến hành khai quật các di tích cần phải thông qua kênh nhà nước để vừa bảo tồn được hiện vật, vừa phát huy được giá trị nền văn hóa Sa Huỳnh.

Hiện tại, Sở VH-TT &DL Quảng Ngãi đang lập đề án khả thi trình Bộ VH-TT&DL xét duyệt xây dựng Bảo tàng Sa Huỳnh ngay trên vùng đất Sa Huỳnh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi - nơi 100 năm trước lần đầu tiên phát hiện khu mộ chum đặc trưng văn hoá Sa Huỳnh. Theo tiến sĩ sử học Đoàn Ngọc Khôi, bảo tàng Sa Huỳnh này sẽ là mắt xích quan trọng để kết nối, bảo tồn hiện vật văn hóa Sa Huỳnh, hình thành con đường di sản văn hóa Sa Huỳnh trên dải đất miền Trung.

PGS-TS Nguyễn Khắc Sử, phó chủ tịch hội đồng khoa học - trưởng phòng nghiên cứu thời đại đá - Viện Khảo cổ học Việt Nam:

Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Phóng to
PGS-TS Nguyễn Khắc Sử

Trung tâm văn hóa Sa Huỳnh thực chất là ở Quảng Ngãi và lan tỏa ra các tỉnh lân cận: Bình Định và Quảng Nam. Đây là cái nôi sản sinh ra sắc thái đặc thù riêng của nền văn hóa Sa Huỳnh. Văn hóa Sa Huỳnh không chỉ mang tính bản địa ven biển mà còn có yếu tố lan rộng vào sâu trong khu vực đồng bằng, ra hải đảo và lên tận vùng núi.

Theo tôi, cư dân Sa Huỳnh đã xây dựng cơ tầng văn hóa vững chắc, hình thành sắc thái đặc thù, phát triển đạt đến trình độ cao thì họ mới có thể lan tỏa, mở rộng mối quan hệ giao lưu vươn ra thế giới bên ngoài. Dấu tích của mối quan hệ giao lưu ấy là những dấu ấn văn hóa chứ không phải là cội nguồn văn hóa Sa Huỳnh.

Ngày nay, ở Việt Nam tốc độ đô thị hóa, phát triển các khu kinh tế, KCN ở các địa phương đang lan nhanh. Để tránh tình trạng các di tích khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh bị xâm hại, chúng ta cần khẩn trương tiến hành điều tra, nghiên cứu tổng thể các di tích khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh. Quy hoạch xây dựng sau này cũng cần dựa trên những điều tra, quy hoạch các điểm di tích văn hóa Sa Huỳnh.

Chúng ta đã có luật di sản văn hóa, do vậy các cơ quan nào, doanh nghiệp nào triển khai dự án lớn tại khu vực có di tích văn hóa Sa Huỳnh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan văn hóa để các nhà khảo cổ học tiến hành điều tra, khai quật di dời. Tránh tình trạng xây dựng dự án án xong mới phát hiện di tích thì không thể xử lý được. Cần xây dựng bảo tàng trưng bày những hiện vật văn hóa Sa Huỳnh đã phát hiện và nghiên cứu suốt 100 năm qua tại VN để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa Sa Huỳnh…

Bài viết giới thiệu tổng quan nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh

Thứ ba - 25/08/2020 09:49
Những phát hiện đầu tiên về Văn hóa Sa Huỳnh

Trong năm 1909, về phía Đông của đầm nước mặn Tân Diêm có dải cồn cát ngăn cách đầm với biển, trên dải cồn cát Sa Huỳnh, M. Vinet là quan thuế người Pháp làm việc ở Sở thương chính tại cửa biển Sa Huỳnh đã phát hiện một kho chum khoảng 200 chiếc trong chứa nhiều đồ tùy táng, những chum gốm này do người dân đào lên để lấy trong đó các hạt trang sức mã não, thủy tinh. Ông đã công bố phát hiện kho chum Sa Huỳnh này trong Tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(Vinet, 1909), điểm thời gian năm 1909 được lấy làm mốc khởi đầu cho sự phát hiện và nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh.

Năm 1923, La Barre khai quật tại Sa Huỳnh tìm thấy hơn 200 mộ chum, tài liệu được H. Parmentier chỉnh lý và công bố trong tập san của Trường Viễn Đông Bác Cổ (B.E.F.E.O)(H.Parmentier, 1924). Năm 1934, M.Colani khai quật tại điểm phát hiện văn hóa Sa Huỳnh thuộc làng Thạnh Đức và công bố tại hội nghị Tiền sử học Thái Bình Dương tổ chức tại Manila (Philippines) năm 1935 (M.Colani, 1935). Đến năm 1936, M.Colani xác lập thuật ngữ Văn hóa Sa Huỳnh (Sahuynh Culture) khi nghiên cứu các di tích tiền sử ở Quảng Bình được công bố trong bài viết "Ghi chú về tiền sơ sử Quảng Bình", đăng trên tạp chí "Những người bạn Huế xưa". Tên gọi Văn hóa Sa Huỳnh"Sahuynh Culture” của M.Colani dùng để chỉ nền văn hóa của cư dân tiền sử có táng tục mộ chum và lấy địa điểm Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đặt tên cho nền văn hóa này (M.Colani, 1936). Như vậy thuật ngữ văn hóa Sa Huỳnh hay còn gọi là Sa Huỳnh cổ điển do các học giả người Pháp định danh, nội hàm thuật ngữ chứa đựng các di tích thuộc thời đại đồ sắt có đặc trưng chung về văn hóa khảo cổ.

Thời gian tồn tại văn hóa Sa Huỳnh trước công nguyên khoảng 500 năm và kết thúc ở thế kỷ 2 sau công nguyên. Văn hóa Sa Huỳnh có chung một không gian liền khoảnh khu vực miền Trung từ Hà Tĩnh vào đến Bình Thuận mà ở hai đầu của nó có sự giao thoa với văn hóa Đông Sơn (phía Bắc) và văn hóa Đông Nam Bộ (phía Nam). Những di tích thuộc thời đại đồng thau cách nay trên dưới 3000 năm đến 2600 năm phát triển trực tiếp hay gián tiếp lên văn hóa Sa huỳnh được gọi bằng thuật ngữ “Tiền Sa Huỳnh” hoặc giai đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh, trong đó các dòng chảy văn hóa Tiền Sa Huỳnh phát triển trực tiếp lên Sa Huỳnh như Long Thạnh, Bình Châu I, Bình Châu II, Bàu Trám (lớp sớm), Bãi Ông. Gián tiếp góp phần vào sự hình thành Sa Huỳnh ví như văn hóa Xóm Cồn. Không gian phân bố của các di tích Tiền Sa Huỳnh tồn tại trong khu vực Nam Trung Bộ, giữa chúng đều có mối quan hệ, tuy thời gian có sớm muộn khác nhau nhưng cùng góp phần vào sự hình thành đỉnh cao Sa Huỳnh sắt (Đoàn Ngọc Khôi, 2004).

Không gian phân bố văn hóa Sa Huỳnh trải dài ở miền Trung Việt Nam; phía Bắc giao thoa với văn hóa Đông Sơn ở Bãi Cọi (Hà Tĩnh); phía Nam giao lưu với văn hóa Đông Nam Bộ ở Bình Thuận; phía Tây trải dọc theo thung lũng Đông Trường Sơn giao lưu với văn hóa Tây Nguyên; phía Đông văn hóa Sa Huỳnh vươn ra hệ thống các đảo trong vùng biển của Việt Nam như: Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Phú Quý, Thổ Chu, Côn Đảo, Phú Quốc... ở đây văn hóa Sa Huỳnh giao lưu với văn hóa của vùng đảo Tây Thái Bình Dương theo dòng chảy văn hóa hải lưu.

Vùng trung tâm của văn hóa Sa Huỳnh nằm ở tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam và Bắc Bình Định. Đặc biệt tại tỉnh Quảng Ngãi, văn hóa Sa huỳnh phân bố theo ba vùng sinh thái văn hóa rất đặc trưng và được xác thực qua các cuộc khai quật khảo cổ quy mô, đó là: Vùng núi – thung lũng sông Tang Hồ nước Trong; Vùng đồng bằng duyên hải – Long Thạnh, Bình Châu, Sa Huỳnh; Vùng đảo Cù lao Ré – Xóm Ốc, Suối Chình. Tại các điểm trung tâm này đã tìm thấy hàng trăm mộ chum, mộ vò, mộ đất của văn hóa Sa Huỳnh và hàng ngàn di vật đá, đồng, sắt, gốm, thủy tinh, đồ trang sức đá ngọc nephrit, agat.

Đặc điểm di tích khảo cổ văn hóa Sa Huỳnh:

Cư trú và Mộ táng Về di chỉ cư trú: Dấu tích cư trú của cư dân văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện ở vùng đồng bằng duyên hải, vùng thung lũng núi và vùng đảo gần bờ. Giai đoạn sơ kỳ đồng thau tiền Sa Huỳnh tại địa điểm Long Thạnh (Quảng Ngãi) có tầng văn hóa di chỉ cư trú dày trên 2m, Bình Châu dày trên 2m. Giai đoạn sơ kỳ sắt văn hóa Sa Huỳnh, trong đất liền có lớp cư trú mỏng, phát hiện khá ít, cụ thể tìm thấy ở Gò Ma Vương, Trà Veo 3 (Quảng Ngãi)... ở đảo có lớp cư trú dày hơn cụ thể ở Cù Lao Ré, Cù Lao Chàm... hầu hết các di chỉ cư trú đều xen lẫn với mộ táng, điều đó có nghĩa là mộ táng chôn ngay vào nơi cư trú.

Về mộ táng: Mộ chum là truyền thống táng thức cơ bản của văn hóa Sa Huỳnh, với các kiểu dạng chum hình trứng, hình cầu, hình trụ, có nắp đậy là bát bồng lớn hình nón cụt thân được trang trí hoa văn tỉ mỉ. Các mộ chum có kích thước lớn chôn theo cụm bãi, đặc biệt còn tìm thấy các dạng chum lồng ở Hậu Xá II, ở Gò Dừa, có những khu mộ chum lớn như Phú Khương, Thạnh Đức (Quảng Ngãi) số chum khai quật được ở các thập niên đầu thế kỷ 20 của người Pháp khoảng 500 chum. Ngoài ra trong văn hóa Sa Huỳnh có đa dạng trong loại hình mộ táng, có những địa điểm di tích văn hóa Sa Huỳnh bên cạnh mộ chum là mộ đất, mộ vò, mộ nồi được phát hiện khai quật ở Tiên Lãnh, Thạch Bích, Gò Mả Vôi (Quảng Nam), Xóm Ốc, Gò Quê, Trà Veo 3 (Quảng Ngãi).
Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Mộ chum được trưng bày tại Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh
​​

Đặc điểm chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh Tài liệu nhân học chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh khá phong phú, trên địa bàn văn hóa Sa Huỳnh đến nay tìm thấy khá nhiều di cốt người. Khởi đầu tìm thấy ở Mỹ Tường (1979), Bàu Hoè (1990) Ninh Thuận có di cốt người cổ, Lê Trung Khá và Hoàng Tử Hùng xác định thuộc thành phần nhân chủng Indonésien.

- Năm 1990, 1 hộp sọ vỡ vụn còn ít răng phát hiện ở Bình Ba (Khánh Hòa).
- Năm 1997, tìm thấy ở Xóm Ốc (Quảng Ngãi) di cốt người lớn chôn song táng trong mộ huyệt đất và di cốt trẻ em cải táng trong mộ nồi. Năm 1998, di cốt người cổ tìm thấy trong chum ở Bình Yên (Quảng Nam).
- Năm 1999, tìm thấy ở Hòa Diêm di cốt người chôn trong vò.
- Năm 2000, ở Suối Chình (Quảng Ngãi) tìm thấy di cốt trẻ em táng trong mộ nồi, nhưng chưa có sự giám định nhân chủng.
- Năm 2000 ở Gò Mả Vôi (Quảng Nam) cũng phát hiện một ít dấu vết xương răng trong chum.
- Cuối năm 2002 tại địa điểm Bình Châu II (Quảng Ngãi) cũng phát hiện một số di cốt người trong mộ đất.
- Năm 2005 tại Gò Quê (Quảng Ngãi) phát hiện xương răng hỏa táng trong mộ chum văn hóa Sa Huỳnh.
- Năm 2008 tại Dương Quang (Quảng Ngãi) phát hiện di cốt hỏa táng trong mộ chum văn hóa Sa Huỳnh.

Sau khi nghiên cứu nhân cốt ở một vài địa điểm, Nguyễn Lân Cường cho rằng các di cốt người ở các địa điểm Xóm Ốc, Bình Yên, Bầu Hòe và Bình Ba đều là cư dân Mongoloid có xen đôi nét của đại chủng Australoid. Riêng người cổ Hòa Diêm, Nguyễn Lân Cường cho rằng là bộ phận của người Indonésien từ Tây Nguyên tràn xuống vùng đất miền Trung từ hậu kỳ đá mới; hoặc đi lên từ phía Nam. Theo G.S Hà Văn Tấn, vẫn còn quá sớm để nêu lên đặc điểm chủng tộc của người Sa Huỳnh, theo ông có khả năng trong quần thể Sa Huỳnh có những loại hình nhân chủng khác nhau.

Ngôn ngữ của cư dân văn hóa Sa Huỳnh

Tình hình nghiên cứu cũng chưa thật khả quan nhưng với quan điểm hiện nay đa số ý kiến cho rằng cư dân Sa Huỳnh nói tiếng Nam Đảo (Malayo - Polynesiens). Tuy nhiên đồng bằng duyên hải miền Trung vốn là nơi tụ hội các dòng văn hóa, nhân chủng và ngôn ngữ. Do vậy ngữ hệ Nam Đảo không thể phát triển biệt lập như một ốc đảo được mà phát triển trong khung cảnh giao tiếp văn hóa và tộc người, tiếp nhận các yếu tố ngôn ngữ của các nhóm cư dân khác. Hiện tượng tiếp nhận và tiếp biến văn hóa đồng thời với tiếp nhận và tiếp biến các yếu tố ngôn ngữ luôn xảy ra gần như là một quy luật. Chỉ có điều mức độ xảy ra như thế nào và tốc độ nhanh chậm ra sao. Tài liệu khảo cổ học cho thấy trong nội dung văn hóa Sa Huỳnh có các yếu tố văn hóa thời đại kim khí vùng Đông Nam Bộ và Thái Lan. Và ngược lại, các yếu tố văn hóa Sa Huỳnh cũng có mặt ở các nơi trên và trên các vùng khác của cư dân nói ngữ hệ Nam Á (Austro - Asiatic). Rõ ràng địa bàn phân bố của người Sa Huỳnh đã có pha trộn ngữ hệ Nam Đảo và Nam Á cổ.

Văn hóa Sa Huỳnh có mối quan hệ cũng rất mật thiết với cư dân hải đảo, đặc biệt là Philippines. Táng tục mộ vò, khuyên tai bốn mấu, khuyên tai hai đầu thú, đồ thủy tinh, mã não .v..v... có mặt trong các văn hóa sắt sơm ở Philippines chúng ta có thể thấy mối quan giao tiếp văn hóa xảy ra ở mức độ cao. Hải đảo Đông Nam Á trong đó có cư dân Philippines, Indonesia, Malaysia .v..v... là nơi tụ cư chủ yếu của tộc người Nam Đảo và họ đã nói ngữ hệ Nam Đảo. Sự lan tỏa của cư dân Nam Đảo mang theo văn hóa và ngữ hệ của mình đến nhiều khu vực ở Đông Nam Á, trong đó có khu vực Nam Trung Bộ Việt Nam, là địa bàn của cư dân Sa Huỳnh. Tuy nhiên cư dân Sa Huỳnh không hẳn nói thứ tiếng không hẳn thuần Nam Đảo mà là ngôn ngữ giao thoa giữa Nam Đảo và Nam Á đó là ngữ hệ Nam Phương (Austric) (Ngô Thế Phong, 1995).
Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Bia ký Chăm


Đặc điểm cuộc sống sinh hoạt của cư dân văn hóa Sa Huỳnh

Cư dân văn hóa Sa Huỳnh vừa khai thác canh tác ở vùng đồng bằng hẹp trước núi, vừa dựa vào cửa sông đi ra ra biển khơi đánh bắt thủy sản, buôn bán trao đổi trên biển. Cư dân Sa Huỳnh đã thành công khi vươn ra chiếm lĩnh các đảo gần bờ, ở đó họ hòa mình trong không gian biển đảo để tồn tại, tạo dựng nên diện mạo văn hóa Sa Huỳnh mang sắc thái biển đậm đà.

Nông nghiệp trồng lúa của cư dân văn hóa Sa Huỳnh rất phát triển. Bằng chứng qua dấu vỏ thóc trấu trong gốm Sa Huỳnh ở Điện Bàn. Dấu ấn hoa văn hình bông lúa trên nồi gốm Bình Châu. Đương nhiên đối với cư dân Sa Huỳnh, lúa là thành phần cây lương thực chính, nhưng ngoài lúa thì trong nền nông nghiệp Sa Huỳnh còn có một số cây lương thực khác như khoai, sắn, đậu, bắp... thích hợp trồng ở đất phù sa cát bồi ven sông. Buổi đầu các phương tiện phục vụ cho canh tác nông nghiệp có các công cụ cuốc đá thô sơ nhưng ở giai đoạn đỉnh cao của Sa Huỳnh với sự ra đời các công cụ cuốc sắt cùng các loại thuổng, liềm, dao, rìu sắt đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển, dẫn đến hình thành nên những làng mạc tập trung đông đúc dân cư trù phú.

Trong hoạt động sống của cư dân Sa Huỳnh, biển chiếm vị trí quan trọng, biển cung cấp cá và các nguồn lợi thủy sản, cũng như biển giúp cho con người Sa Huỳnh điều kiện mở rộng vươn xa hơn bằng phương tiện thuyền bè đến các nơi xa xôi và ngược lại. Biển chiếm vai trò quan trọng trong đời sống cư dân Sa Huỳnh. Bằng sự ưu đãi của thiên nhiên về đường bờ biển kéo dài và có những cửa sông để đi ra biển thuận tiện, cho nên người Sa Huỳnh đã vươn ra biển buôn bán trao đổi với bên ngoài. Đồng thời ngược lại những luồng thương mại trên biển cũng dễ dàng xâm nhập vào xã hội Sa Huỳnh qua hệ thống các cửa biển.

Buôn bán là con đường dẫn đến giao tiếp văn hóa, hòa đồng nhân chủng, ngôn ngữ . Trong khu vực Đông Nam Á, sự trao đổi buôn bán giữ vị trí quan trọng, phân tích vai trò của nó, Hutterer, nhà khảo cổ học người Mỹ, đã cho rằng “...Hoạt động buôn bán đóng vai trò lớn trong sự tiến triển văn hóa ở Đông Nam Á và làm động lực gián tiếp để biến đổi văn hóa” (Hutterer, 1974). Trung tâm Sa Huỳnh có sự giao lưu rộng với các nơi trong khu vực thể hiện qua những khuyên tai ba mấu nhọn, khuyên tai hai đầu thú ... là những hiện vật đặc trưng của Sa Huỳnh tìm thấy ở vùng phân bố của văn hóa Đông Sơn, ở Thái Lan, ở vùng hải đảo Đông Nam Á...

Trong các mộ chum Sa Huỳnh có các hiện vật trang sức bằng đá mã não và các loại đá quý khác đều có nguồn gốc từ vùng Trung Á. Các loại gương đồng tìm thấy ở vùng trung du Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), Bình Yên (Quảng Nam)... cùng với tiền đồng Ngũ Thù tìm thấy ở Xóm Ốc (Quảng Ngãi) và các di tích Sa Huỳnh ở Hội An... chúng đều có nguồn gốc giao lưu trao đổi với văn hóa Hán theo giao thương hàng hải trên biển.
Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Mộ chum được trưn bày tại Nhà trưng bày văn hóa Sa Huỳnh


Cư dân Sa Huỳnh có nhiều nghề thủ công như nghề trồng đay kéo sợi, nghề chế tác đá, nghề luyện kim đồng sắt, nghề nấu thủy tinh, nghề gốm... Nghề trồng đay, gai để kéo sợi dệt vải mặc, đan lưới đánh cá trong cộng đồng cư dân Sa Huỳnh phát triển, các dọi xe sợi tìm thấy trong di chỉ cư trú và trong mộ táng đã phản ánh sự phát triển của nghề thủ công này.

Người Sa Huỳnh có nghề gốm rất phát triển, các sản phẩm gốm được chú ý tạo tác công phu, càng về sớm thì đồ gốm càng đẹp, nó như tác phẩm nghệ thuật. Trong cộng đồng cư dân Sa Huỳnh, nghề luyện sắt phát triển với các mỏ lộ thiên nằm ở vùng đồng bằng khiến cho việc khai thác nguyên liệu cho nghề rèn luyện sắt của người tiền sử diễn ra dễ dàng. Đồ sắt Sa Huỳnh không những được dùng ở Sa Huỳnh mà dựa vào thế mạnh này cư dân Sa Huỳnh đã trao đổi buôn bán với các cư dân khác.

Nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ Philippines đã cho đồ sắt có mặt trong văn hóa sơ kỳ sắt ở khu vực này có nguồn gốc từ Sa Huỳnh và có mối quan hệ mật thiết với Sa Huỳnh. Giai đoạn Tiền Sa Huỳnh đã xuất hiện nghề luyện kim đồng rất phát triển đã tìm thấy mảnh khuôn đúc, xỉ đồng, nồi nấu đồng, muôi rót đồng...

Đồ trang sức của người Sa Huỳnh bao gồm khuyên tai ba mấu và bốn mấu nhọn, khuyên tai hình vành khăn, khuyên tai hai đầu thú, hạt chuỗi hình đốt trúc... bằng đá nephrit, là những hiện vật đặc trưng của người Sa Huỳnh. Tại Bình Châu có tìm thấy khuyên tai hình đỉa bằng đất nung là hiện vật giao lưu với văn hóa Tiền Đông Sơn phía Bắc. Các di tích Sa Huỳnh muộn tìm thấy loại hạt chuỗi mã não đó là hiện vật giao lưu nhập ngoại từ nơi khác vào trong xã hội Sa Huỳnh. Đặc biệt đối với cộng đồng cư dân Sa Huỳnh sinh sống trên đảo Lý Sơn đã biết thích ứng với điều kiện môi trường tự nhiên để tạo nên các sản phẩm trang sức từ vỏ nhuyễn thể như vòng, hạt chuỗi, khuyên tai, nhẫn...Đây chính là bằng chứng thuyết phục nhất về sự hòa nhập với môi trường và sức sáng tạo mạnh mẽ của người Sa Huỳnh

Đặc biệt người Sa Huỳnh đã biết nấu thủy tinh, nguồn nguyên liệu cát để nấu thủy tinh ở Sa Huỳnh rất phong phú. Sản phẩm thủy tinh bao gồm các đồ trang sức như khuyên tai, hạt chuỗi... với nhiều kiểu loại, trong đó đặc sắc nhất là khuyên tai hai đầu thú và khuyên tai ba mấu nhọn. Những loại khuyên tai này được các cư dân Đông Nam Á rất ưa chuộng, sự có mặt của chúng ở nhiều khu vực khác nhau ở Đông Nam Á đã nói lên điều đó.

Phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh: các cột mốc quan trọng

Trong suốt thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện nghiên cứu liên tục, tổng quan nghiên cứu có thể đánh dấu các mốc sự kiện quan trọng sau:

- Khởi đầu năm 1909 mốc quan trọng, đó là phát hiện đầu tiên về văn hóa Sa Huỳnh của M. Vinet về khu mộ chum vùi trong đồi cát ven biển của vùng Sa Huỳnh.
- Năm 1934 bà M.Colani đã đến khảo sát và khai quật 55 chum ở Thạnh Đức, 187 chum ở Phú Khương, Phú Lu ( Sa Huỳnh - Quảng Ngãi).
- Năm 1936 trong bài viết "Ghi chú về tiền sơ sử Quảng Bình", nhân phát hiện mộ chum ở Cổ Giang và Cương Hà đăng trên tạp chí "Những người bạn Huế xưa", bà M.Colani lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ "Văn hóa Sa Huỳnh", bà viết như sau "Bằng vào các tóm tắt và các mô tả trên, người ta thấy rằng nền văn hóa cạnh Đồng Hới này có những điểm gần gũi với văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn".
- Bắt đầu từ các năm 1959 đến năm 1961 W. G. SolheimII, sau khi nghiên cứu loại hình gốm Kalanay ở Philippin; ông đã đề xuất khái niệm "phức hệ gốm Sa Huỳnh Kalanay". Để có nhanh chóng những tư liệu khẳng định giả thuyết trên, W.G SohiemII đã thúc đẩy O.Janse, L.Malleret có những bài viết về văn hóa Sa Huỳnh.
- Vào năm 1939, O. Janse đã khảo sát và khai quật 30 mộ chum tại Sa Huỳnh, sau đó năm 1960, ông quay trở lại Sa Huỳnh một tuần để nghiên cứu thêm. Tư liệu được tập hợp và công bố trong tạp chí Asian Perspective năm 1961. Trên cơ sở phân tích về loại hình chum táng và đồ gốm Sa Huỳnh, O. Janse đưa ra khái niệm "Phức hợp Sa Huỳnh" (Sa Huynh Complex).
- Cũng trên cồn cát Sa Huỳnh, L. Malleret khai quật năm 1957, thu nhặt những mảnh gốm nằm trên bề mặt di tích và dựa trên cơ sở nghiên cứu đồ gốm ở bảo tàng Finot, đã đặt ra mối quan hệ rộng hơn trong khu vực Đông Nam Á của văn hóa Sa Huỳnh trong bài viết vào năm 1961.
- Những bài viết của L. Malleret và O. Jansé về Sa Huỳnh đăng trên tạp chí Asian Perspectives, cùng với tư liệu khai quật Sa Huỳnh công bố của M.Colani, và của H.Parmentier đem lại nhiều tư liệu giúp cho W.G SolheimII củng cố giả thuyết "Phức hợp Sa Huỳnh - Kalanay" (Sahuynh-Kalanay complex). W.G. Solheim II là người có nhiều đóng góp khi đặt vấn đề nghiên cứu Sa Huỳnh trong bối cảnh Đông Nam Á. Đến giai đoạn sau này, W.G. SolheimII còn mở rộng và đẩy lùi về quá khứ không gian tồn tại của gốm SaHuỳnh-Kalanay, nâng lên thành "Truyền thống Sa Huỳnh-Kalanay" (Sahuynh- Kalanay Tradition).
Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Một góc đầm An Khê


Chiến tranh ác liệt ở Việt Nam đã làm dừng lại một thời gian nghiên cứu về văn hóa Sa Huỳnh. Bắt đầu từ sau năm 1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam bắt đầu các cuộc khai quật nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi, Quảng Nam và các tỉnh miền Trung đã phát hiện và khai quật hàng loạt các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh đem lại những tư liệu và nhận thức mới về văn hóa Sa Huỳnh, nhờ đó tri thức về văn hóa Sa Huỳnh được mở rộng nhanh chóng [Hà Văn Tấn, 1999].

Trong suốt thế kỷ 20 từ khi tạp chí của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp đăng dòng tin ngắn về kho chum tại Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) đến nay số lượng các di tích văn hóa Sa Huỳnh tăng lên trên 100 di tích. Đồng thời nhận thức về văn hóa Sa Huỳnh của các nhà khoa học cũng có những bước tiến nhất định, thể hiện ở nhiều bản báo cáo khoa học về điều tra, thám sát, khai quật công phu qua từng năm.

Nhiều bài tạp chí, nhiều sách chuyên khảo của các học giả trong và ngoài nước luận bàn về văn hoá Sa Huỳnh trên các khía cạnh: tính chất văn hoá, niên đại, nguồn gốc, chủ nhân, đời sống vật chất và tinh thần, sự giao lưu của văn hoá Sa Huỳnh ở trong khu vực, ở khắp Đông Nam Á.

Đến nay có những mốc đáng ghi nhớ đánh dấu việc nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh.

- Đó là cuộc hội thảo khoa học chuyên đề về văn hoá Sa Huỳnh đầu tiên được tổ chức năm 1981 tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, đây là cuộc hội thảo quan trọng lần đầu tiên về văn hoá Sa Huỳnh.
- Tiếp đến năm 1995, cuộc hội thảo khoa học về văn hoá Sa Huỳnh ở Hội An.
- Năm 1999 là cuộc hội thảo khoa học lớn kỷ niệm 90 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh do Viện Khảo cổ học và Bảo tàng lịch sử Việt Nam tổ chức.
- Năm 2009, hội thảo kỷ niệm 100 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh do Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tổ chức tại Quảng Ngãi.
- Năm 2019, hội thảo kỷ niệm 110 năm phát hiện và nghiên cứu văn hóa Sa Huỳnh trong khuôn khổ hội thảo Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn – Sa Huỳnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi và Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức tại Quảng Ngãi.

Các cuộc hội thảo này đã làm rõ một số vấn đề khoa học về văn hóa Sa Huỳnh:

Văn hoá Sa Huỳnh được hình thành từ nhiều nguồn hợp khác nhau, cùng thống nhất trong đa dạng và là một văn hoá bản địa.
Văn hoá Sa Huỳnh ở điểm phát triển muộn của nó là cơ sở vật chất để chuyển biến sang một giai đoạn mới với việc hình thành nên các tiểu quốc cổ đại ở Miền Trung Việt Nam mà sau này được thống nhất dưới cái tên Lâm ấp (Linyi) năm 192 sau công nguyên. Những cuộc khai quật ở Phú Thọ Cổ Lũy, Suối Chình (Quảng Ngãi), Trà Kiệu, ở Khu vực I Cẩm Phô Hội An; di chỉ Gò Cấm (Quảng Nam)... đã có những tín hiệu khớp nối giữa văn hoá Sa Huỳnh muộn và Champa sớm..
Các đặc trưng của văn hoá Sa Huỳnh dần được làm rõ: từ các cách chôn cất trong mộ chum, nồi, vò, mộ đất... đa dạng đến các bộ sưu tập công cụ, vũ khí sắt, đồng, đồ trang sức đã ngày càng thấy có sự đa dạng hơn. Niên đại của Sa Huỳnh và Tiền Sa Huỳnh cũng được kéo dài hơn, ít ra là từ vài ngàn năm trước Công nguyên đến Công nguyên. Văn hoá Sa Huỳnh không khép kín mà giao lưu rộng rãi. Với văn hoá Đông Sơn phía Bắc, văn hoá Sa Huỳnh có một vùng “giao thoa” ở Hà Tĩnh... Với các văn hoá thời đại kim khí ở Đông Nam Bộ, văn hoá Sa Huỳnh cũng có những sự giao lưu mạnh mẽ ở hình thức táng tục bằng các chum gốm... Văn hoá Sa Huỳnh còn có sự giao lưu mạnh với Tây nguyên và khu vực Đông Nam Á lục địa và hải đảo.
Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Cánh đồng muối Sa Huỳnh


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quàng Văn Cậy (1977), " Khai quật di chỉ khảo cổ học Gò Ma Vương (Nghĩa Bình)", NPH ... 1977, tr. 110 - 1131.
2. Nguyễn Lân Cường (1999), "Xung quanh những tài liệu cổ nhân học về chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh", Hội thảo 90 năm văn hóa Sa Huỳnh, tại viện BTLSVN, Hà Nội.
3. Nguyễn Trung Chiến, Đào Quý Cảnh "(1999), Báo cáo khai quật địa điểm bãi Ngự và bãi Dong đảo Thổ Chu, huyện Phú Quốc tỉnh Kiên Giang", HS 394
4. Bùi Chí Hoàng, Nguyễn Thị Hoài Hương, Nguyễn Thị Hà, YAMAGATA. M, (1999). "Khai quật địa điểm khảo cổ học Bình Yên (xã Quế Phước, huyện Quế Sơn, Quảng Nam)", NPH ... 1998, tr. 227-229.
5. Ngô Sĩ Hồng (1987), "Nguồn gốc và quá trình phát triển của văn hoá Sa Huỳnh", KCH (3) tr 37 - 53.
6. Hoàng Tử Hùng, Lê Trung Khá (1990), "Hình thái nhân chủng những răng người cổ ở Mỹ Tường và Bàu Hoè thuộc văn hoá Sa Huỳnh", KCH (3), tr. 49 - 54.
7. Đoàn Ngọc Khôi (2004), "Di tích Xóm Ốc và vấn đề văn hóa Sa Huỳnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ” Luận án Tiến Sĩ Sử học, Hà Nội 2004.
8. Đoàn Ngọc Khôi (2001), "Vai trò của các đảo ven bờ và vùng duyên hải trong nghiên cứu Văn Hóa Sa Hùynh ở miền Trung Việt Nam" Hội thảo khoa học, một thế kỷ khảo cổ học Việt Nam, Viện KCH, Viện BTLSVN.
9. Đoàn Ngọc Khôi (2001), "Di tích Xóm Ốc (Cù Lao Ré - Quảng Ngãi) và di tích Bãi Ông (Cù Lao Chàm - Quảng Nam): Tư liệu và nhận thức", KCH (4), tr. 75 - 100.
10. Phạm Thị Ninh, Đoàn Ngọc Khôi (1999), " Xóm Ốc, di tích văn hoá Sa Huỳnh ở Đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi ", KCH (2), tr. 14 - 39.
11. Ngô Thế Phong(1995), "Văn hoá Sa Huỳnh trong bối cảnh Đông Nam á", KCH (4), tr. 45 - 47.
12. Trịnh Sinh (1979), "Mối quan hệ Đông Sơn - Sa Huỳnh qua những tài liệu mới", NPH... 1979, tr. 166 -168
13. Trịnh Sinh (1979),"Vài nét về giao lưu văn hoá ở thời đại kim khí trong bối cảnh lịch sử Đông Nam Á", KCH (3), tr. 49 - 63.
14. Nguyễn Khắc Sử, Võ Quý, Bùi Văn Liêm, Trần Quý Thịnh (1999), "Dấu ấn tiền Sa hùynh và Sa Huỳnh ở Tây Nguyên", Bài đọc trong hội thảo khoa học 90 năm văn hoá Sa Huỳnh tại BTLSVN, Hà Nội.
15. Chử Văn Tần (1978), "Về văn hoá Sa Huỳnh", KCH (1), tr. 52 - 60.
16. Chử Văn Tần (1997), "20 năm sau phát hiện Long Thạnh, một lần nữa nhìn lại Sa Huỳnh ", KCH (1), tr. 11 - 37.
17. Chử Văn Tần (1998),"30 năm khảo cổ học kim khí một chặng đường - ba nền cảnh - ba bước chuyển - một đích mới", KCH (3) tr. 36 - 46.
18. Hà Văn Tấn (1983), "Suy nghĩ về Sa Huỳnh và từ Sa Huỳnh ". TBKH của BTLSVN (1), tr. 45 - 50.
19. Trần Quốc Vượng (1995), "Về một nền văn hóa cảng thị ở miền Trung". Khoa học và phát triển, (35), tr 21 - 22
20. Reinecke A. , Nguyễn Chiều và Lâm Thị Mỹ Dung(2002), " Những phát hiện mới về văn hóa Sa Huỳnh - Khu mộ táng Gò Mả Vôi và vị thế của nó ở Miền Trung Việt Nam", Linden Soft.
21. Hutterer K.L(1974), “The revolution of Philippine Lowland socioties”. Mankid, N09, London.
22. Geldern. R. h. (1973), "Quê hương và cuộc di cư của người Nam Đảo", trong Nhân học (27)TL dịch lưu tại Trường Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
23. Ian Glover và Mariko Yamagata (1995), “Nguồn gốc về văn minh Chăm: Các yếu tố bản địa, các ảnh hưởng của Trung Quốc, ấn Độ ở Miền Trung Việt Nam qua kết quả khai quật Trà Kiệu ( Duy Xuyên, Quảng Nam-Đà nẵng) 1993”, KCH (3), tr. 46 - 61.
24. Izena sellmound excavation project(1993) "Izena shellmound". Izena village fureal museum.
25. Fox R.B (1970), "The Tabon caves", Monogaph of the National Museum , Manila.
26. Janse, O. (1961), "Some notes on the Sa Huynh Complex", AP, Vol. III, N0 2, pp. 109-111
27. Solheim II,, W. G. (1964), "Further relationships of the Sa Huynh-- Kalanay pottery tradition", AP, Vol. VIII, N0 1. pp. 196-211.
28. Solheim II, W. G. (1967), "The Sa Huynh- Kalanay pottery tradition: past and future research," Studies in Philippine Anthoropology, pp. 151 - 174.
29. Solheim II, W. G. (1994) "Material culture along the black current" International christian university archaeology research center, pp.2-32.
30. Colani, M. (1935), "Le ceramique de Sa Huynh", The 2nd Coongress of Far - Eastern Prehistorians in Manila, 1935.
31. Colani, M. (1936), " Notes pré et protohistoriques province de Quang Binh", Bulletin des Amisdu Vieux Hue, N0 23.
32. Malleret, L. (1961), "Quelques poteries de Sahuynh dans leurs rapports avec divers sites du Sud- Est de l,Asie", AP, Vol. I-II, pp. 113 - 119.
33. Mansuy. H (1925), "Nôte sur deux instruments en pièrre polie provenant de L' Ile de Tre ( An Nam), MSGI, Vol XII, fasc. II, Hanoi, 1925.
34. Pamentier, H. (1924), Notes d’ Archéologique Indochinoise, VII. Dépôts de jarres à Sa Huynh (Quang Ngai - Annam)", BEFEO, Vol. XXIV, pp. 325 - 343.
35. Vinet, M. (1909), " Chronique”, BEFEO, t. IX, Hanoi, pp. 423.

Tác giả bài viết: Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi - Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi

Trồng trọt

Dân cư cổ thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã định cư chủ yếu dọc hai bên vùng đất thấp thuộc các con sông dọc bờ biển miền Trung Việt Nam, trải dài từ Quảng Bình cho đến Phú Yên. Họ thuộc một nguồn gốc văn minh lúa nước Đông Nam Á. Những dụng cụ bằng sắt như cuốc, dao, kiếm, lao, đục, xà beng... đã được tìm thấy ở đây. Đồ gốm lớn với hoa văn đẹp, cùng với kỹ thuật dùng bàn xoay đã làm lạc hướng các nhà khảo cổ về nguồn gốc của Vương quốc Chăm Pa, những đò gốm dùng để đựng các vật dụng và sản phẩm nông nghiệp, đánh cá và cả mai táng người chết.

Phần đất miền Trung bao gồm xứ Quảng là nơi tụ hội và giao tiếp văn hoá Tây Đông, giữa miền núi và miền biển và đồng bằng xứ Quảng đã từng là nơi hội tụ văn hoá, kết tinh văn minh, dựng lên nền văn minh lúa nước và dâu tằm nổi tiếng. Lúa hai mùa, tằm tám lứa, tơ mỗi năm được sử sách chép đến sớm nhất là đồng bằng xứ Quảng, trung tâm của nền văn hoá Sa Huỳnh. Sách sử có nói đến người Chàm trồng hai vụ lúa và để thích ứng với thời tiết, người Chàm đã tìm ra giống lúa chịu hạn gieo trồng vào đầu mùa khô, để đầu mùa mưa thì lúa chín. Sử sách gọi là mùa Chiêm. Cũng do hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt khô hạn nên cư dân cổ Sa Huỳnh và Chàm đã đào cả một hệ thống giếng lấy nước tưới cho cây trồng nên giới nghiên cứu ghi nhận một nền văn hoá gọi là “văn hoá Giếng Chàm cổ”

Đánh cá và đi biển

Bản đồ các nền văn hóa ở châu Á vào khoảng 200 năm trước công nguyên, cho thấy vị trí của văn hóa Sa Huỳnh

Trước năm 1975, các nhà khảo cổ trên thế giới mới chỉ biết đến văn hóa Sa Huỳnh qua hoạt động của cư­ dân đi biển. Họ chỉ lên đất liền đặt mai táng ng­ười chết trong những mộ chum. Những mộ chum đư­ợc tìm thấy ở Palavan (Philippines), Bondontaphet (Thái Lan), Sa Huỳnh (Việt Nam). Sau năm 1975 các nhà khảo cổ Việt Nam đã bỏ nhiều công sức tim hiểu, nghiên cứu nền văn hóa này và bư­ớc đầu đã có những đóng góp quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn chính xác và toàn diện hơn về nền văn hóa Sa Huỳnh. Đặc biệt trong những năm gần đây, tại Hội An, các nhà nghiên cứu khảo cổ đã phát hiện nhiều di chỉ cư­ trú của ngư­ời Sa Huỳnh với nhiều hiện vật phong phú và đa dạng.

Các phát hiện cho thấy ngư­ời Sa Huỳnh cổ là những cư­ dân nông nghiệp, và đi biển chỉ là một trong những sinh hoạt của họ. Các đồng tiền Ngũ Thủ và Vư­ơng Mãng (đầu thế kỷ thứ 1 TCN), các gư­ơng đồng của nhà Tây Hán, đỉnh đồng nhà Đông Hán có trong các mộ chum chứng tỏ họ đã có một nền sản xuất hàng hóa cùng với sự giao thư­ơng khá phát triển. Người Chàm đã biết khai thác trầm hương, quế, ngà voi, sừng tê, dầu rái, ngọc, vàng trên núi, hồ tiêu trên đồi, biết làm ruộng hai mùa ở đồng bằng hẹp Minh Kinh và Ô Chân. Họ đã trồng cau, dừa và trồng dâu nuôi tằm “một năm tám lứa” từ trước sau kỷ nguyên Dương lịch. Họ biết làm thuyền to gọi là nốôc (bàu) và thuyền nhỏ (tròong ghe). Hai cảng Cửa Việt, Cửa Tùng đã từng là hải cảng quốc tế từ lâu trước khi Lâm Ấp thành lập nhưng phồn thịnh nhất là thời quốc vương Chămpa cùng thời với triều Đường (Trung Quốc). Người Chàm biết đánh cá biển và buôn bán đường biển trên vùng Đông Nam Á, từ ven biển Trung quốc xuống tới Ấn Độ Dương.

Văn hoá Sa Huỳnh: "Sống" thế nào trong đời sống đương đại

(QNg) - Từ ngày 22-24/7, Hội thảo Khoa học quốc tế về văn hoá Sa Huỳnh lần đầu tiên tổ chức tại Quảng Ngãi. Đây là cuộc hội thảo khoa học có quy mô lớn nhất về nền văn hoá này trong suốt 100 năm qua, tập hợp được đông đảo các nhà khảo cổ học, dân tộc học, văn hoá học cũng như các nhà nghiên cứu khoa học xã hội, nghiên cứu về văn hoá Sa Huỳnh trong nước và một số quốc gia trên thế giới.

Nhiều vấn đề khác nhau về Văn hoá Sa Huỳnh được đề cập đến, đặc biệt là việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá Sa Huỳnh trong đời sống đương đại sẽ được thực hiện như thế nào trong thời gian đến?
Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Du khách Nhật chụp hình hiện vật văn hoá Sa Huỳnh tại Bảo tàng tỉnh.

Văn hoá Sa Huỳnh nhìn từ bảo tàng
Được coi là một trong ba nền văn hoá cổ phát triển rực rỡ trên đất nước Việt Nam trong thế giao thoa, tương tác với văn hoá Đông Sơn ở vùng đồng bằng Bắc bộ, văn hoá Óc Eo ở vùng Đông Nam Bộ thời cổ, văn hoá Sa Huỳnh với các di chỉ ở Quảng Ngãi là trung tâm, có ảnh hưởng khá rộng lớn: Về phía Bắc tới địa bàn tỉnh Hà Tĩnh với địa điểm Bãi Cọi (vừa được khai quật); về phía Nam là các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương; ngược lên cao nguyên phía Tây là các di chỉ ở Gia Lai, Buôn Ma Thuột. Nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ trong nước và quốc tế cũng thừa nhận Văn hóa Sa Huỳnh với sức lan tỏa của nó đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, có mối quan hệ giao lưu với các nền văn hoá lớn như Ấn Độ, Trung Quốc, Đông Nam Á...

Tuy nhiên sau 100 năm phát hiện và nghiên cứu, trên dải đất miền Trung ngoài Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh tại thị xã Hội An (Quảng Nam), thì hầu như chưa có tỉnh nào có một bảo tàng chuyên đề dành cho văn hoá Sa Huỳnh. Bảo tàng các tỉnh từ Quảng Trị vào đến Đồng Nai nhiều lắm chỉ có một gian trưng bày về văn hoá Sa Huỳnh. PGS.TS Lương Hồng Quang - Phó Viện trưởng Viện Văn hoá nghệ thuật Việt Nam trăn trở: Ngay ở Quảng Ngãi - quê hương của văn hoá Sa Huỳnh vẫn chưa có bảo tàng mang tầm vóc quy mô tương xứng với nền văn hoá độc đáo và rực rỡ này, mà chỉ có một gian trưng bày nhưng cũng rất ít hình ảnh và hiện vật về văn hoá Sa Huỳnh. Vậy làm thế nào để Văn hóa Sa Huỳnh được thể hiện như nó vốn có? Làm sao để những dấu ấn, những hiện vật của một nền văn minh rực rỡ huy hoàng ấy thành tài sản văn hoá, góp phần hữu hiệu cho phát triển kinh tế xã hội hôm nay? Một bảo tàng dù chỉ khiêm tốn nhưng chắc chắn nó sẽ là "sản phẩm hàng hoá" đặc sắc mang nhãn hiệu miền Trung, một bảo tàng để tập trung giới thiệu hệ thống và toàn diện những thành tựu về phát hiện và nghiên cứu văn hoá Sa Huỳnh. Bằng một tư duy đổi mới và cập nhật, bằng một khối lượng đồ sộ hiện vật của văn hoá Sa Huỳnh ở các vùng miền, bằng sự thể hiện toàn diện của một bảo tàng chuyên đề, chắc chắn đó sẽ là một địa chỉ hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Mong muốn này không chỉ của riêng các nhà khoa học, mà của cả cán bộ lãnh đạo, người dân Quảng Ngãi và khu vực miền Trung

...đến bảo tồn
Đi cùng vấn đề bảo tàng là vấn đề bảo tồn các di chỉ đã được khai quật của Văn hóa Sa Huỳnh. Không thể nói đây là câu chuyện nhẹ nhàng, mà thực chất đây là câu chuyện rất nan giải trong suốt gần 1 thế kỷ qua. Từ Quảng Bình trở vào đến Bình Thuận, rải rác tỉnh nào cũng có những di chỉ liên quan đến Văn hoá Sa Huỳnh. Chẳng hạn Quảng Ngãi có tới gần 30 di tích, Quảng Nam, Bình Định cũng ở những con số di tích tương tự.

Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Đồ gốm khai quật tại Di tích Bình Châu (Bình Sơn) năm 1978.
TS Lê Thị Liên (Viện Khảo cổ học VN) trong một lần đi khảo sát, nghiên cứu tại Sa Huỳnh đã tự hỏi: Liệu những em bé ở Sa Huỳnh có biết gì về văn hoá Sa Huỳnh hay không? Liệu rằng việc giáo dục nâng cao ý thức cho nhân dân tại địa phương trong việc giữ gìn di chỉ văn hoá Sa Huỳnh có được quan tâm hay không? Nhiều học giả, nhà khảo cổ học trong nước và quốc tế quan ngại rằng, di tích Sa Huỳnh trước tốc độ đô thị hóa, phát triển các khu kinh tế, KCN ở các địa phương đang lan nhanh, có nguy cơ bị chôn vùi dưới các công trình, nhà máy. Do vậy để tránh tình trạng các di tích khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh bị xâm hại, đồng thời bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Sa Huỳnh cần phải có sự quy hoạch, điều tra, nghiên cứu tổng thể các điểm di tích khảo cổ học văn hóa Sa Huỳnh, đặc biệt là ở khu vực miền Trung, để có phương án bảo vệ, khai quật hợp lý. Việt Nam đã có Luật Di sản văn hóa. Do vậy các cơ quan nào, doanh nghiệp nào triển khai dự án lớn tại khu vực có di tích văn hóa Sa Huỳnh cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan văn hóa, để các nhà khảo cổ học tiến hành điều tra, khai quật di dời; tránh tình trạng xây dựng dự án xong mới phát hiện di tích, thì không thể xử lý được. GS Petter Bellwood -Trường ĐH Quốc gia Pháp khuyến cáo: cần bảo vệ nghiêm ngặt các di tích văn hóa Sa Huỳnh, không để xảy ra sự đào bới sai nguyên tắc. Nếu tiến hành khai quật các di tích thì cần phải thông qua kênh Nhà nước, để vừa bảo tồn được hiện vật, vừa phát huy được giá trị nền văn hóa Sa Huỳnh

Kết nối con đường di sản văn hoá Sa Huỳnh
Dọc dài theo dải đất miền Trung, với biển Sa Huỳnh, gò Ma Vương (huyện Đức Phổ); xóm Ốc, suối Chình (đảo Lý Sơn); tại xã Bình Đông (huyện Bình Sơn), xã Đức Thắng (huyện Mộ Đức); gò Dừa, gò Mã Vôi (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam), động Cườm, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) Bãi Cọi (Hà Tĩnh)... qua những truông dài cát bỏng, bên những cửa sông khoáng đạt, ở đâu cũng có thể bắt gặp những hiện vật với nghìn năm tuổi. Đây là cơ sở, là nền tảng cho các nhà quản lý ở Quảng Ngãi nói riêng và miền Trung nói chung một ý tưởng để hình thành con đường di sản văn hóa Sa Huỳnh, mở ra con đường mới cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhất là ngành văn hóa, du lịch./.

* Ông Nguyễn Hoàng Sơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh:

Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Là nhà quản lý, chúng tôi rất lo lắng bởi vì thấy được sự ảnh hưởng, sự văn minh một nền văn hoá rực rỡ như thế và trước sức ép mạnh mẽ của đô thị hoá, công nghiệp hoá trên địa bàn tỉnh. Do vậy để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá nói chung và văn hoá Sa Huỳnh nói riêng là nhiệm vụ hết sức nặng nề. Chúng tôi rất mong sự quan tâm giúp đỡ từ các Bộ, ngành Trung ương trong công tác chỉ đạo quản lý và sự giúp sức của các nhà khoa học, khảo cổ học- những người trực tiếp nghiên cứu về giá trị của nền Văn hoá này trong việc tìm ra giải pháp bảo tồn và phát huy bản sắc Văn hoá Sa Huỳnh cho các tỉnh miền Trung và đặc biệt là ở Quảng Ngãi.

* TS Nguyễn Đăng Vũ - Phó Giám đốc Sở VH, TT &DL tỉnh:
Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Muốn bảo tồn và phát huy giá trị Văn hóa Sa Huỳnh trên vùng đất Quảng Ngãi trước hết phải làm sao cho mọi người Quảng Ngãi hiểu được giá trị của nền Văn hóa này. Mà có hiểu được thì khi xây dựng công trình này, thực hiện dự án kia, người ta mới "chừa lại" những di chỉ liên quan đến Văn hóa Sa Huỳnh; gặp hiện vật Văn hóa Sa Huỳnh người ta mới có trách nhiệm gìn giữ, bảo quản. Tỉnh cũng đang tiến hành dự án Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh ngay tại vùng đất đã tìm thấy những hiện vật Văn hóa Sa Huỳnh đầu tiên - nơi có hàng nghìn mộ chum được phát hiện và tên vùng đất này đã thành tên gọi cho một nền văn hóa nổi tiếng khắp thế giới 100 năm qua. Ngoài sự nỗ lực của ngành văn hóa thì các ngành, các cấp trong tỉnh, các cơ quan trung ương phải đẩy mạnh hỗ trợ, đầu tư cho ngành, để tiếp tục thực hiện công tác khảo cổ, khoanh vùng bảo vệ, lập hồ sơ, phục dựng lại các hiện vật, tố chức triển lãm, trưng bày…

*TS Phạm Thị Ninh - Viện Khảo cổ học Việt Nam:
Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Bất cập hiện nay là xu hướng thích sưu tập các hiện vật, không chỉ đối với cá nhân mà kể cả một số cơ quan Nhà nước. Đây là hình thức khuyến khích đi đào trộm hiện vật. Vì vậy trước mắt phải tập trung ngăn chặn tệ nạn buôn bán cổ vật trái phép, bảo tồn các di chỉ khảo cổ đã khai quật, sẽ khai quật về văn hoá Sa Huỳnh. Vấn đề cấp thiết nữa là giáo dục ý thức cho người dân, trước hết là cán bộ làm văn hoá trong việc giữ gìn, bảo vệ các di tích lịch sử văn hoá nói chung và văn hoá Sa Huỳnh nói riêng; cần có sự quan tâm đầu tư về kinh phí. Rõ ràng muốn bảo vệ nó, nghiên cứu nó phải có kinh phí, nếu không chỉ có sự bảo vệ trên giấy tờ mà thôi.


*PGS.TS Nguyễn Lân Cường - Nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên Trường đại học Quốc gia Hà Nội:

Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá Sa Huỳnh nhất là kết nối di sản văn hoá Sa Huỳnh gắn với phát triển du lịch và kinh tế xã hội các tỉnh ven biển miền Trung, tôi nghĩ các di chỉ đào được trong thời gian tới phải giữ nguyên lại và làm mái che để làm du lịch. Bởi vì nếu được giữ lại sẽ có giá trị gấp bội phần và trong hướng du lịch sắp tới, một trong những hướng du lịch quan tâm (đặc biệt là khách du lịch quốc tế) rất muốn tham quan những vật chất thật đấy. Không những vậy, những di chỉ này rất cần thiết cho nhân dân, đặc biệt là cho lớp trẻ, giúp chúng thấy yêu hơn quê hương này, và có quyền tự hào với truyền thống nghìn năm như thế.

*TS Vũ Quốc Hiền - Phó Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Việt Nam:
Tại sao nơi quảng ngãi là cái nơi của nền văn hóa sa huỳnh
Tôi rất mừng vì được biết Quảng Ngãi đang có chủ trương xây dựng Nhà trưng bày văn hoá Sa Huỳnh đúng cái nơi khởi nguồn đầu tiên của nó. Nếu hoàn thành thì đây sẽ trở thành trung tâm nghiên cứu sâu hơn nữa, rộng hơn nữa về văn hoá Sa Huỳnh; đồng thời giúp Quảng Ngãi bảo tồn được địa điểm, di tích hiện vật tại chỗ. Đây còn là triển vọng, là điều kiện rất tốt mở ra con đường phát triển mới của quê hương núi Aán, sông Trà trong những năm đến.

Thanh Thuận
http://baoquangngai.com.vn/channel/2034/2009/07/1714020/
,