Tại sao phải quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo

Đã từ lâu, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến các hoạt động tôn giáo và ban hành những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ mục đích và Hiến pháp, pháp luật. Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Những quan điểm nhất quán này đã được ghi nhận trong Hiến pháp, kể từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp 2013.

1. Trong các văn kiện của Đảng luôn nhất quán quan điểm: Tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.  

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (bổ sung, phát triển 2011) - một văn kiện có giá trị pháp lý cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng ghi rõ: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân”.

Trong các văn bản riêng về tôn giáo, tín ngưỡng có thể xem Nghị định số 69/NĐ-HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam "Quy định về các hoạt động tôn giáo" là văn bản mở đầu. Ngày 4/6/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 37-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ban Tôn giáo của Chính phủ, cơ quan có chức năng quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo trong phạm vi cả nước. Sau đó, một loạt văn bản khác đã được ban hành như: Nghị định 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, Quyết định số 125/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 18/6/2003 về việc phê duyệt chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá IX) về công tác tôn giáo…

Tại sao phải quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo

 Người dân Sài Gòn trong đêm Giáng sinh. Nguồn: Internet

Ngày 16/10/1990, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI ban hành Nghị quyết số 24/NQ-TW về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. Đây được coi là dấu mốc mở đầu cho bước ngoặt phát triển nhận thức về tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nghị quyết này có hai luận điểm mang "tính đột phá" là: Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân và tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp với chế độ mới. Ngày 12/3/2004, Đảng Cộng sản Việt Nam ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo. Đến nay, Nghị quyết này vẫn được xem là “kim chỉ nam” cho công tác tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam. Nghị quyết 25-NQ/TW khẳng định những chủ trương nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với tôn giáo. Nghị quyết khẳng định tín ngưỡng và tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận Nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH ở Việt Nam. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết dân tộc. Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật được bảo đảm. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Việc mở trường đào tạo chức sắc, nhà tu hành, xuất bản kinh sắc và giữ gìn, sửa chữa, xây dựng cơ sở thờ tự tôn giáo của mình theo đúng quy định của pháp luật được tạo điều kiện thuận lợi. Nghị quyết cũng chỉ rõ việc theo đạo, truyền đạo cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật v.v…

2. Một dấu mốc quan trọng phải kể tới nữa, đó là ngày 18/6/2004, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký ban hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo. Tiếp tục thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, Luật Tín ngưỡng tôn giáo được Quốc hội khóa XIV nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua tại kỳ họp thứ 2 ngày 18/11/2016 và được Chủ tịch nước ký Lệnh số: 12/2016/L-CTN ngày 01/12/2016 công bố Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là sự cụ thể hóa quan điểm và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo, thể hiện nhất quán chủ trương tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp 2013 về quyền con người, quyền công dân liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Những nội dung mới của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng được bổ sung để tạo sự tương thích với luật pháp quốc tế trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với quốc tế, ký kết và thi hành nhiều hiệp định.

Từ những chủ trương nhất quán này, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Tất cả những quyền của người dân về tôn giáo đều được Nhà nước Việt Nam quy định rõ từ việc quản đạo, hành đạo, truyền đạo… Nơi thờ tự của các tôn giáo được luật pháp Việt Nam bảo vệ. Tất nhiên, pháp luật Việt Nam cũng quy định việc thành lập tổ chức tôn giáo phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải đúng quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức, văn hóa và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới, Nhà nước Việt Nam thực hiện quyền quản lý xã hội của mình trên lãnh thổ Việt Nam ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực tôn giáo. Để quản lý Nhà nước về tôn giáo thật sự có hiệu quả, phát huy tác dụng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tôn giáo, sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, đương nhiên Nhà nước Việt Nam phải áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và đặc biệt là các hành động lợi dụng tôn giáo vì các mục đích khác nhau trái với Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

3. Ở Việt Nam hiện nay, những ngày lễ lớn của các tôn giáo, nhất là lễ Phật đản, Vu Lan, Noel … không chỉ là của những người theo các tôn giáo mà trở thành ngày vui chung, ngày hội lớn của người dân. Có lẽ vì vậy mà trong những năm qua, số tín đồ của các tôn giáo ngày một tăng lên không ngừng, nhiều tôn giáo, hệ phái tôn giáo mới đã được Nhà nước Việt Nam tạo mọi điều kiện cấp phép hoạt động. Các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, đúng tôn chỉ, mục đích luôn được Nhà nước và cấp chính quyền quan tâm, tôn trọng và tạo điều kiện hoạt động, phát triển.

Quyền con người, quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam được bảo đảm ngày một tốt hơn; các tôn giáo đã phát triển nhanh cả về số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự. Nếu như năm 2006, cả nước mới có 6 tôn giáo và 16 tổ chức tôn giáo được công nhận và đăng ký hoạt động, thì đến nay đã có 38 tổ chức thuộc 16 tôn giáo khác nhau được công nhận (số liệu đến tháng 6/2020). Cả nước có khoảng trên 25 triệu tín đồ, trên 110 nghìn chức sắc, nhà tu hành (số liệu đến hết năm 2019). Các cơ sở thờ tự của các tôn giáo ngày càng được xây dựng khang trang cùng nhiều cơ sở xã hội, từ thiện đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện công tác xã hội. Các cơ sở đào tạo chức sắc tôn giáo với đủ các cấp học, như: Học viện Phật giáo, Chủng viện Thiên chúa giáo và các trường cao đẳng, trung cấp của các tôn giáo đã và đang hoạt động với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền địa phương. Các ấn phẩm về tôn giáo được Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong in ấn và phát hành.

Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 8.500 lễ hội tôn giáo, tín ngưỡng được tổ chức. Trong hàng giáo phẩm của các tôn giáo hiện nay, rất nhiều vị được Nhà nước tạo điều kiện để đi đào tạo, bồi dưỡng ở các nước trên thế giới. Nhiều lễ hội tôn giáo lớn ở Việt Nam đã được tổ chức như Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc vào các năm 2008, 2014; Lễ Bế mạc Năm Thánh 2011 của Giáo hội Công giáo Việt Nam được tổ chức long trọng tại giáo xứ La Vang, tỉnh Quảng Trị; Đại lễ kỷ niệm 72 năm khai sáng đạo Phật giáo Hòa hảo; Đại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh; Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo thế giới vào năm 2010 v.v… Kể từ năm 2011, Vatican đã cử đại diện không thường trú tại Việt Nam và đặc phái viên không thường trú này đã thực hiện nhiều chuyến thăm tới hầu hết các tỉnh thành ở Việt Nam.

Có thể nói, hòa chung với sự hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mọi mặt của đất nước, hoạt động tôn giáo ở Việt Nam ngày càng sôi động, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về tôn giáo ngày càng cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các hoạt động tôn giáo./.

TS. Vũ Trung Kiên Học viện Chính trị Khu vực 3

Những năm qua, với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, việc triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo của tỉnh đã có chuyển biến; hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn ổn định, góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.

Tại sao phải quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo

Các già làng, trưởng bản xã Co Mạ (Thuận Châu) tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.                

Ảnh: PV

Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 tôn giáo chính là: Phật giáo, Tin lành, Công giáo; hoạt động ở 12 huyện, thành phố với trên 27.000 người. Toàn tỉnh hiện có 29/145 điểm, nhóm đạo Tin lành đã được chính quyền cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung. Các cấp, các ngành, địa phương kịp thời triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác dân tộc, tôn giáo; tăng cường kiểm tra các cơ sở tôn giáo để hướng dẫn tổ chức hoạt động theo quy định; chủ động nắm tình hình, tham mưu với UBND tỉnh giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tôn giáo, đồng thời xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng tín đồ để gây mất ổn định về tôn giáo. Nhờ đó, chưa phát sinh điểm nóng hoặc xảy ra những vấn đề phức tạp về tôn giáo.

Tuy nhiên, hiện nay, hoạt động tôn giáo tiềm ẩn những yếu tố phức tạp, nhất là ở vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa thực hiện nghiêm quy ước của bản, tiểu khu, tổ dân phố và bản cam kết “5 có, 5 không” trong đồng bào dân tộc Mông. Một số tổ chức tôn giáo hoạt động không đúng với thời gian đăng ký, xây dựng cơ sở thờ tự không phép hoặc sai phép. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo ở cơ sở phần lớn là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo bài bản...

Để quản lý nhà nước về công tác tôn giáo, tỉnh Sơn La chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về công tác tôn giáo. Vận động nhân dân thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với thực hiện hương ước, quy ước ở bản, tiểu khu, tổ dân phố. Thực hiện nội dung bản cam kết “5 có, 5 không” trong đồng bào dân tộc Mông. Chú trọng giữ gìn và phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc. Tiếp tục đổi mới tập quán sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thâm canh tăng vụ, phát triển kinh tế hàng hóa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Triển khai và thực hiện tốt Luật tín ngưỡng, tôn giáo, các văn bản chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về công tác tôn giáo. Tăng cường khảo sát, đánh giá thực trạng và hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh; đề xuất chủ trương, giải pháp quản lý nhà nước đối với việc đăng ký điểm nhóm đạo Tin lành, việc tổ chức đại lễ của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tốt các đề án phát triển kinh tế - xã hội, chăm lo đời sống gắn với tuyên truyền vận động nhân dân không truyền, học đạo trái pháp luật. Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo bình thường theo pháp luật.

Tăng cường công tác xây dựng Đảng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, chú trọng phát triển đảng viên trong đồng bào theo tôn giáo. Xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo các cấp. Nghiên cứu đề xuất các cơ chế, chính sách, phát huy tốt vai trò của già làng, trưởng dòng họ, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số để làm tốt công tác tuyên truyền vận động. Tiếp tục xây dựng tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở cơ sở.

Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống âm mưu “diễn biến hoà bình”; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng dân tộc, tôn giáo tuyên truyền, kích động gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng và Nhà nước. Chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, nội dung chương trình hoạt động của đội ngũ chức sắc tôn giáo, giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng của các tổ chức tôn giáo hợp pháp. Tăng cường nắm tình hình, quản lý tốt hộ tịch, hộ khẩu, đăng ký tạm trú, tạm vắng của nhân dân ở địa bàn dân cư; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, xử lý các tổ chức, cá nhân tự ý xây dựng các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo khi chưa được cấp có thẩm quyền cấp phép.

Phạm Khắc Trình (Sở Nội vụ)