Tại sao phải xây dựng tiêu chuẩn cơ sở

Thời gian qua  chúng ta có những topic được đưa ra để nhận định, phân tích và đánh giá, nhất là từ câu chuyện xoay quanh chủ đề 1 người thầy tiến sĩ, trưởng khoa của 1 đại học khá nổi tiếng tại TP có những từ ngữ, thái độ mà nhiều người cho là thô tục. Nó dẫn đến một hiện tượng khá đáng lo ngại là rất nhiều người đưa ra những “quan điểm” khác nhau để chỉ trích hay bảo vệ, và khi dựa trên “quan điểm” thì không thể nào có một cơ sở, một khung định chung để đánh giá! Và từ đó, nếu chỉ dựa trên nền tảng “quan điểm” thì không thể nào biết đâu là đúng và đâu là sai, nhất là trong ngành khoa học và chuyên môn sâu, để phát triển tốt hơn. Từ đó, tôi viết đề tài “tiêu chuẩn” này như là một khái niệm, một dẫn nhập để mọi người cùng tìm hiểu thêm với hy vọng là trong tương lai xã hội VN mình không phải tiếp tục lạc hậu và vô trật tự nữa.

Trong thời đại hiện nay, mọi người sống trên trái dất này được bảo vệ hay bị chi phối bởi không dưới vài ngàn tiêu chuẩn khác nhau, một cách trực tiếp hay gián tiếp, cho dù có biết hay không biết.

Chúng ta có thể nhận diện ra những tiêu chuẩn ảnh hưởng đến cá nhân mình rất rõ ràng, đó là những sản phẩm cho sức khỏe phải đạt tiêu chuẩn của ngành y tế, những sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông phải đạt tiêu chuẩn tiêu chuẩn của ngành CNTT và VT, v.v… Trên thế giới, nhất là các nước được OECD đánh giá là 10 quốc gia có cuộc sống tốt nhất thế giới, thì hầu hết mọi ngành nghề đề có những tiêu chuẩn rất khắc khe, nhất là những ngành liên quan mật thiết với cuộc sống hàng ngày của người dân, y tế, an toàn vệ sinh, an toàn giao thông, giáo dục, các ngành khoa học ứng dụng, và ngay cả cho những ngành khác có ít tính khoa học. Đối với những hoạt động chưa có tiêu chuẩn chung, hệ thống pháp luật của từ quốc gia đều có những quy định riêng để bổ sung.

Chúng ta cùng tìm hiểu ở mức khái niệm của tiêu chuẩn nhé!

————————

Tiêu chuẩn là gì?

Một cách đơn giản, tiêu chuẩn là một khung định, một thước đo, một yêu cầu được thiết lập và thoả thuận chung của những con người, tổ chức chuyên ngành liên quan tới sự việc đó. Nó định nghĩa về chất lượng tối thiểu, đưa ra những quy trình hiệu quả nhất để thực hiện sự việc hay sản phẩm cụ thể, những phương pháp và quy trình thử nghiệm, đánh giá hoặc/và quản lý sự việc hoặc sản phẩm cụ thể này.

Tiêu chuẩn mang lại những giá trị gì?

Chúng ta áp dụng tiêu chuẩn chung để có được một cấp độ an toàn, chất lượng và tính đều đặng của chất lượng qua nhiều đợt sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Tiêu chuẩn còn giúp tạo sự liên kết giữa các sản phẩm, dịch vụ khác nhau từ những nguồn gốc khác nhau. Tiêu chuẩn là 1 cầu nối liên thông về chất lượng và an toàn của sản phẩm, dịch vụ và những hoạt động khác giữa các biên giới ngành nghề và biên giới quốc gia. Nó là công cụ quan trọng trong công nghệ, kỹ thuật và thương mại vượt biên giới.

Các bạn có thể dễ dàng thấy rằng để đưa 1 sản phẩm sản xuất tại VN ra thị trường Mỹ, Âu Châu hay các nước tiên tiến khác, những sản phẩm này bắt buộc phải tuân thủ hàng loạt các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

Ai làm ra tiêu chuẩn?

Những tổ chức khoa học, đại học, viện nghiên cứu, các nhóm phát minh/sản xuất, những chuyên gia tình nguyện và các hệ thống làm luật đều cùng tham gia.

Có lẽ tổ chức tiêu chuẩn lớn nhất thế giới là ISO (International Organizations for Standards, hay còn được biết tới là International Standards Organization), đây là 1 tổ chức đã đưa ra được hơn 10.000 bộ tiêu chuẩn cho thế giới, với khoảng 2.400 tổ chức/hiệp hội và hơn 20.000 chuyên gia cùng tham gia từ khắp thế giới để xây dựng.

Bên cạnh, có không dưới 1.000 tổ chức xây dựng tiêu chuẩn chuyên ngành khác, chưa kể những hoạt động xây dựng tiêu chuẩn cấp quốc gia.

Hiện nay, trên thế giới có không dưới 50.000 bộ tiêu chuẩn áp dụng cho hầu hết mọi ngành nghề.

Tiêu chuẩn được áp dụng như thế nào?

Hấu hết các quốc gia phát triển đểu sử dụng những bộ tiêu chuẩn làm khung định và đo lường trong pháp luật và quy định chuyên ngành.

Bên cạnh, để những sản phẩm và dịch vụ được lưu hành tại các thị trường đặt chất lượng và an toàn cho người sử dụng là quan trọng nhất, những sản phẩm và dịch này đều phải có được những chứng chỉ xác nhận đạt những tiêu chuẩn có liên quan. Hệ thống phần phối và người sử dụng được khuyến cáo chỉ chọn chúng khi thấy có những chứng minh của các chứng chỉ tiêu chuẩn này, bên cạnh, các tổ chức bảo vệ an toàn và quyền lợi người tiêu dùng, quản lý thị trường, quản lý chất lượng, v.v… của 1 quốc gia  luôn theo dõi, phân tích, đánh giá để kịp thời ngăn chận những hoạt động thiếu tiêu chuẩn và phạm pháp.

Tại sao VN cần phải áp dụng các tiêu chuẩn của thế giới?

Vì gốc rễ của tiêu chuẩn là để bảo đảm chất lượng và an toàn cho người dùng, để tạo 1 trật tự cần thiết về chất lượng, để làm giá thành rẻ hơn, để làm cầu nối cho VN và thế giới, v.v… cho nên một trong những cách tiếp cận với khoa học công nghệ và áp dụng những phương pháp quản lý hiệu quả đối với các nước chậm hoặc đang phát triển như VN chính là áp dụng triệt để những tiêu chuẩn của thế giới.

Bên cạnh, những tiêu chuẩn này đã luôn được nâng cấp, bổ sung dựa theo những kinh nghiệm thực tế, những bài học đắt giá từ các nước phát triển, cho nên, vừa tránh phải trả giá cho những sự vấp ngã của những nước đi trước cũng như vừa “nhảy vọt” để kịp theo các nước tiên tiến, VN cần phải nghiêm túc áp dụng chúng! Đây chí là 1 trong những sức mạnh mà Singapore và Hàn Quốc đã tận dụng vô cùng hiệu quả!

Các bạn có thể search trên Internet từ khoá… why need standards?... sẽ có hơn 600.000.000 links để các bạn tham khảo thêm!

Hoàng Ngọc Diệp

  • Giới thiệu
    • Giới thiệu về cơ quan/đơn vị
    • Sơ đồ tổ chức
    • Ban lãnh đạo
    • Các phòng - đơn vị
  • Hoạt động TCĐLCL
  • HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
  • HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
  • Thủ tục hành chính
    • Thủ tục hành chính Trung ương
    • Thủ tục hành chính địa phương
  • Hỏi đáp
  • Liên hệ
  • Sơ đồ trang

Công bố tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho sản phẩm hàng hóa gần như là một yêu cầu bắt buộc trước khi doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về việc công bố này. Trong Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật yêu cầu phải công bố tiêu chuẩn áp dụng. Vậy chúng ta phải công bố tiêu chuẩn áp dụng hay công bố tiêu chuẩn cơ sở? Trình tự công bố tiêu chuẩn cơ sở như thế nào? Trong phạm vi bài viết này, VNC sẽ cố gắng giải thích đầy đủ các câu hỏi đó.

Dịch vụ công bố tiêu chuẩn cơ sở

Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (68/2006/QH11) quy định:

“Điều 62. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

Công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường”

Điều này có nghĩa là tất cả sản phẩm hàng hóa phải công bố tiêu chuẩn áp dụng trước khi đưa ra thị trường.

Trường hợp, tổ chức, cá nhân không công bố hoặc công bố sai tiêu chuẩn áp dụng thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 119/2017/NĐ-CP. Mức phạt cụ thể như sau:

“Điều 17. Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định trong sản xuất hoặc nhập khẩu.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;

b) Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền.

3. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

4. Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, nhưng tiêu chuẩn công bố áp dụng có nội dung trái với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền.”

“Điều 20. Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường

1. Áp dụng quy định để xử phạt đối với hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa của tổ chức, cá nhân khi buôn bán hàng hóa trên thị trường được quy định như sau:

a) Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa không công bố tiêu chuẩn áp dụng; áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa nhưng không có công bố tiêu chuẩn áp dụng.

5. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng đã công bố hợp chuẩn.

6. Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm giảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa so với tiêu chuẩn công bố áp dụng.”

Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (05/2007/QH12) quy định:

“Điều 23. Công bố tiêu chuẩn áp dụng

Người sản xuất, người nhập khẩu tự công bố các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn trên hàng hoá hoặc một trong các phương tiện sau đây:

a) Bao bì hàng hoá;

b) Nhãn hàng hoá;

c) Tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hoá.”

Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật (68/2006/QH11) quy định:

Điều 10. Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn

Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:

    1. Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN;
    2. Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.”

Như vậy, Doanh nghiệp có thể áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc Tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho sản phẩm. Ngoài ra, còn có thể áp dụng các tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn quốc tế cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Theo thông tư 21/2007/TT-BKHCN: Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp dụng trong các hoạt động của tổ chức đó.

Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành.

Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở.

Tiêu chuẩn cơ sở có thể được xây dựng theo những phương thức cơ bản sau:

  • Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;
  • Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;
  • Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.

Hiên nay, VNC có dịch vụ xây dựng và công bố TCCS cho các doanh nghiệp. Trình tự thực hiện gồm những bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận các thông tin về sản phẩm: tên, nhãn hiệu, thành phần, thông số kỹ thuật, kết quả thử nghiệm …;

Bước 2: Tra cứu các văn bản pháp quy, quy chuẩn kỹ thuật và  các tiêu chuẩn quốc gia, khu vực, quốc tế có liên quan đến sản phẩm;

Bước 3: Lên thông tin thử nghiệm, lựa chọn phòng thử nghiệm phù hợp để gởi mẫu thử nghiệm. Áp dụng đối với trường hợp sản phẩm chưa có kết quả thử nghiệm hoặc chưa thử nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu;

Bước 4: Biên soạn dự thảo TCCS;

Bước 5: Gởi bản dự thảo TCCS cho doanh nghiệp xem xét;

Bước 6: Hoàn thiện TCCS, lập quyết định công bố TCCS và gởi tất cả hồ sơ cho doanh nghiệp;

Bước 7: Doanh nghiệp in ấn, ký đóng dấu để công bố TCCS.

Ảnh: Quyết định công bố tiêu chuẩn cơ sở

Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau:

  • Số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:) và được đặt sau ký hiệu TCCS;
  • Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.

Ví dụ: TCCS 04:2019/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 04, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2019.

Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần sau:

  • Mục lục;
  • Phần thông tin mở đầu;
  • Phần cơ bản (phần khái quát, phần kỹ thuật);
  • Phần thông tin bổ sung.

Tham khảo: Biểu mẫu tiêu chuẩn cơ sở

  • 05 ngày làm việc (không tính thời gian thử nghiệm và áp dụng cho từ 05 TCCS trở xuống)
  • Thời gian thử nghiệm tùy thuộc vào từng loại sản phẩm, thông thường từ 7 – 20 ngày.

VNC sẽ đưa ra chi phí trọn gói (thử nghiệm, xây dựng và công bố TCCS), dựa trên các thông tin:

  • Số lượng sản phẩm;
  • Thông tin về đặc tính sản phẩm, thành phần cấu tạo, công dụng ….
  • Thông tin về đơn vị sản xuất: Tên cơ sở, địa chỉ sản xuất.

VNC cam kết thực hiện công bố TCCS theo đúng quy định của luật pháp, không vẽ vời thêm các thủ tục khác để tăng chi phí thực hiện.

Đánh giá và cấp giấy xác nhận tiêu chuẩn cơ sở (hay chứng nhận tiêu chuẩn cơ sở) là hoạt động hoàn toàn tự nguyện. Và đây cũng là một hoạt động tách biệt với việc công bố tiêu chuẩn cơ sở. Hiện nay, nhiều đơn vị dịch vụ thường hay tư vấn mập mờ và đánh đồng hai hoạt động này để thu thêm chi phí của khách hàng.

Vì vậy, tùy thuộc vào nhu cầu, định hướng phát triển và khả năng tài chính của doanh nghiệp, VNC sẽ tư vấn cụ thể có nên lựa chọn việc chứng nhận TCCS này hay không? Một số lợi ích khi chứng nhận tiêu chuẩn cở mà khách hàng cần biết:

  • Chứng minh sản phẩm được doanh nghiệp sản xuất phù hợp theo TCCS đã công bố;
  • Đáp ứng yêu cầu của hồ sơ thầu hoặc chủ đầu tư trước khi đưa sản phẩm vào công trình;
  • Tạo niềm tin với khách hàng và đối tác về chất lượng sản phẩm;
  • Giấy chứng nhận tiêu chuẩn cơ sở sẽ giúp tăng giá trị thương hiệu sản phẩm khi quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xem thêm: Chứng nhận tiêu chuẩn cơ sở

Ngoài ra, VNC còn có dịch vụ đăng ký mã số mã vạch cho các sản phẩm. Phí dịch vụ chỉ 3.000.000 VNĐ cho 1 lần đăng ký (chưa tính Lệ phí nộp cho nhà nước và thuế VAT 5%).

Hiện nay, VNC đang có chương trình khuyến mãi giảm giá 1.500.000 VNĐ phí đăng ký mã số mã vạch khi khách hàng ký kết hợp đồng trọn gói TCCS và mã số mã vạch.

Đối với các khách hàng mới, đăng ký dịch vụ chứng nhận ISO 9001, ISO 14001, HACCP, ISO 22000 … sẽ được miễn phí các dịch vụ: xây dựng hồ sơ công bố TCCS, xây dựng hồ sơ tự công bố sản phẩm

Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu về dịch vụ công bố Tiêu chuẩn cơ sở, Quý khách hàng liên hệ hotline/zalo: 0917.81.81.88, email: [email protected] hoặc để lại thông tin theo mẫu dưới đây để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ đề