Tại sao pháp mỹ chọn điện biên phủ làm nơi quyết chiến với ta

xin chào bạ, mình xin giải đáp như sau :

          + Tây Bắc là một dải đất ở phía Tây Bắc bộ Việt Nam. Phần lớn đất đai là núi cao, rừng rậm; núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng mà đỉnh Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn là “nóc nhà” của Tây Bắc với độ cao 3.142m. Các con sông như: Sông Mã, sông Đà, sông Thao với dòng nước chảy xiết đã chia Tây Bắc thành nhiều khu vực. Đường vào Tây Bắc vừa ít lại phải qua nhiều sông, suối, núi cao hiểm trở nên đi lại cực kỳ khó khăn. 

+ Tây Bắc là một địa bàn chiến lược quan trọng của Bắc bộ Việt Nam nói riêng, của Bắc Đông Dương nói chung. Phía Tây tiếp giáp với hai tỉnh Phông Xa Lì và Sầm Nưa của Lào, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam Trung Quốc. Phía Đông là căn cứ địa Việt Bắc. Phía Nam là tỉnh Hòa Bình, nối liền với các tỉnh thuộc Liên khu III và liên khu IV. Do vị trí địa lý của Tây Bắc có đặc thù như vậy đã khiến cả ta và Pháp đều rất chú trọng đến địa bàn chiến lược này.

+ Đối với ta, làm chủ được Tây Bắc không những bảo vệ được vững chắc khu đầu não kháng chiến Việt Bắc, tạo thành thế liên hoàn nối liền một dải hậu phương kháng chiến rộng lớn, mà còn có điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu quốc tế, đặc biệt là tăng cường thêm tình đoàn kết Việt - Lào để chống kẻ thù chung.           

+ Đối với thực dân Pháp, khống chế được khu vực này, chúng sẽ mở rộng được địa bàn hoạt động nhằm uy hiếp, khống chế bên sườn và sau lưng ta, chia cắt liên lạc và sự chi viện của ta (giữa Việt Bắc và Liên khu III, Liên khu IV), đồng thời từ đây có thể che chở cho Thượng Lào cùng cố đô Luông Pha Băng.

- Điện Biên Phủ là một thung lũng rộng lớn thuộc tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Điện Biên), nằm ở giữa vùng núi rừng Tây Bắc, có lòng chảo Mường Thanh (Mường Then - Mường Trời) dài gần 20km, rộng từ 6 đến 8 km, cách Hà Nội khoảng 300km, cách Luông Pha Băng (Lào) khoảng 200km đường chim bay, cách biên giới các nước Trung Quốc, Miến Điện, Thái Lan từ 150 đến 200 km, cách Việt Bắc, khu IV từ 300km đến 500km đường bộ. Thung lũng này nằm gần biên giới Việt - Lào, là một đầu mối giao thông quan trọng, có tuyến đường đi Lào, có con sông Nậm Rốm chảy theo hướng Bắc

- Nam đổ xuống sông Nậm Hu, có sân bay Mường Thanh được xây dựng từ năm 1889. Dân số Điện Biên Phủ lúc đó có khoảng 2 vạn người thuộc 11 dân tộc khác nhau: Kinh, Thái, H’Mông, Nùng, Mường, Tày, Lào, Xá, Puộc, Hoa, Pú Noi...

Đế quốc Pháp

- Mỹ đánh giá và coi Điện Biên Phủ ở vào “một vị trí chiến lược quan trọng, chẳng những đối với toàn bộ chiến trường Đông Dương, mà còn đối với miền Đông Nam Á” (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Tập V, Nxb Sự thật, H. 1992. Tr.70). Nó là “ngã tư chiến lược quan trọng”, nó như “cái bàn xoay và có thể xoay đi bốn phía Việt Nam, Lào, Miến Điện, Trung Quốc” (Na Va. Đông Dương hấp hối. Nxb Plông, Pari, 1958 (tiếng Việt). Nó như “cái chìa khóa” bảo vệ Thượng Lào, từ đó có thể đánh chiếm lại các vùng đã bị mất ở Tây Bắc trong những năm 1950 - 1953 và tạo điều kiện để đánh tiêu diệt quân chủ lực của ta tại đây. Đồng thời là một căn cứ không quân - lục quân lợi hại, phục vụ cho chính sách xâm lược của Mỹ ở Đông Nam châu Á.         

  Kế hoạch tác chiến của Nava hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại thế chủ động chiến lược, chuyển bại thành thắng... Ngày 3/12/1953 Nava ra huấn lệnh cho quân đội Pháp tập trung lực lượng phòng ngự ở Tây Bắc vào căn cứ không quân - lục quân ở Điện Biên Phủ và quyết giữ căn cứ này với bất cứ giá nào.          

- Tây Bắc với địa hình phức tạp rất khó khăn cho hoạt động quân sự của địch nhưng lại rất thuận lợi cho chiến tranh nhân dân của ta. Bởi vậy sau ba chiến dịch, vùng Trung du và đồng bằng (chiến dịch Trung du, chiến dịch đường số 18 và chiến dịch Hà Nam Ninh), Đảng ta quyết định chọn hướng rừng núi Tây Bắc để tiến công. Tại Hội nghị Bộ Chính trị bàn về nhiệm vụ quân sự Đông Xuân 1953 - 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Về hướng hoạt động, lấy Tây Bắc làm hướng chính, các hướng khác là hướng phối hợp. Hướng chính hiện nay không thay đổi, nhưng trong hoạt động thì có thể thay đổi. Phép dùng binh là phải thiên biến vạn hoá”.         

 Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng tư lệnh và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của chiến dịch là tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực tinh nhuệ của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện cho lực lượng vũ trang của Lào giải phóng Bắc Lào, đồng thời tạo điều kiện để tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch trên chiến trường Đông Dương. Điện Biên Phủ trở thành trung tâm điểm của kế hoạch Đông Xuân 1953 - 1954 của ta, là trận “quyết chiến chiến lược” lớn nhất giữa ta và Pháp.      

Trong thư gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào ngày 22/12/1953, Hồ Chủ tịch nêu rõ: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà còn cả đối với quốc tế. Vì vậy, toàn dân, toàn quân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”.

Chính trị Quân sự - Quốc phòng Hậu cần - Kỹ thuật Trang QP Tỉnh - TP Đất và người Khu 7 Văn hóa - Kinh tế - Xã hội Chính trị Quân sự - Quốc phòng Hậu cần - Kỹ thuật Trang QP Tỉnh - TP Đất và người Khu 7 Văn hóa - Kinh tế - Xã hội Chính trị Quân sự - Quốc phòng Hậu cần - Kỹ thuật Trang QP Tỉnh - TP Đất và người Khu 7 Văn hóa - Kinh tế - Xã hội

Tại sao pháp mỹ chọn điện biên phủ làm nơi quyết chiến với ta


(QK7 Online) - 65 năm đã trôi qua, trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ còn để lại cho các thế hệ hiện nay và mai sau một mốc son rực sáng trong lịch sử chiến tranh và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ! Sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ tiềm ẩn ở đâu?... Và còn nhiều vấn đề khác nữa. “Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội địa cầu”, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta.

Bạn đang xem: Vì sao pháp chọn điện biên phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất đông dương

Bước vào Thu - Đông năm 1953 để cứu vãn tình thế thất bại ở Đông Dương, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã cho ra đời Kế hoạch Nava tăng viện lớn về binh lực và chi phí chiến tranh, mưu toan trong vòng 18 tháng sẽ tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta, kiểm soát lãnh thổ Việt Nam và bình định cả Nam Đông Dương. Để đạt được mục tiêu đó, Pháp và Mỹ đã lập kế hoạch đến năm 1954 quân chủ lực Pháp sẽ lên tới 7 sư đoàn cơ động chiến lược, với 27 binh đoàn được trang bị hiện đại tạo thành quả đấm thép trên chiến trường Việt Nam và Đông Dương.Với tầm nhìn chiến lược, Trung ương Đảng ta đã tổ chức và chỉ đạo một loạt hoạt động để chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược này, buộc địch phải giam chân một bộ phận lực lượng quan trọng ở Điện Biên Phủ. Trước hết, ta bao vây mà không đánh, sau đó tổ chức nghi binh chiến dịch ở các hướng khác, khiến địch phán đoán sai lạc ý định của ta: do đó, tuy chúng lo ngại Điện Biên Phủ bị tấn công, nhưng vẫn không kiên quyết rút bỏ. Thêm vào đó, vì chủ quan, kiêu căng, cho là ta không dám đánh, địch đã trót tuyên truyền quá sớm một cách tự đắc về sự vững chắc của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, coi đó là một địa điểm rất “lý tưởng”, để nhử chủ lực ta đến cho chúng tiêu diệt, nên địch đã gây nhiều ảo tưởng không những đối với quân xâm lược Pháp mà còn đối với tất cả các đồng minh của Pháp - Mỹ.Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc ta như một mốc son rực sáng nhất trong thế kỷ XX mà còn là nét nổi bật và đặc sắc nhất về nghệ thuật chỉ đạo tác chiến chiến lược của Đảng ta và của Chủ tịch Hồ Chí Minh tạo và nắm thời cơ giành thắng lợi quyết định trong trận quyết chiến chiến lược. Đó là:Thứ nhất, về sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn, sáng tạo, kiên quyết và tài giỏi của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nắm vững âm mưu, kế hoạch chiến lược của địch, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời đề ra phương châm kháng chiến:“Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt”. Theo đó, quân và dân ta trên khắp các địa bàn, nhất là ở đồng bằng Bắc bộ, chủ động đẩy mạnh các hoạt động tác chiến làm cho địch không những không thể thực hiện được kế hoạch đã vạch ra, mà còn lâm vào thế bị động đối phó. Các hoạt động của Quân đội ta trên các chiến trường đã thực hiện phù hợp với ý định của Bộ Chính trị và Bộ Tổng chỉ huy, buộc địch phải phân tán lực lượng cơ động ra các hướng chiến trường: đồng bằng Bắc bộ, Điện Biên Phủ, Trung Lào, Plây Cu, - Nam Tây Nguyên và thượng Lào. Như vậy, Bộ chỉ huy của Đại tướng Nava đã buộc phải hành động theo ý định của ta, họ đã để mất đi khả năng tăng cường lực lượng cho chiến trường chính - Điện Biên Phủ.

Xem thêm: Vì Sao Sự Thoát Hơi Nước Qua Lá Ó Ý Nghĩa Quan Trọng Đối Với Cây

Hai là, nghệ thuật tạo và nắm thời cơ giành thắng lợi quyết định trong trận quyết chiến chiến lược. Khi tướng Nava và bộ chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp cho quân ồ ạt nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, ta chuyển hướng chiến lược tiến hành bao vây Điện Biên Phủ, buộc bộ chỉ huy quân Pháp phải điều động hầu hết lực lượng chủ lực ra tăng cường. Cùng với việc tiến công lên Tây Bắc, ta tạo thế bất ngờ, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch; đồng thời chọn và nắm thời cơ khi địch sơ hở, nơi địch tương đối yếu mà đánh, kiên quyết buộc địch phải phân tán, bị động đối phó, ta kết hợp tiêu diệt sinh lực địch, vừa đánh địch, vừa bồi dưỡng lực lượng ta. Theo phương hướng chiến lược và tư tưởng chỉ đạo tác chiến chiến lược đã được xác định, ta sử dụng một số đơn vị chủ lực nhỏ, tinh nhuệ mở các cuộc tiến công trên các hướng quan trọng đánh vào các nơi địch mỏng yếu, có nhiều sơ hở, nhưng lại có vị trí chiến lược mà địch không thể bỏ qua. Đó là Tây Bắc, Trung Lào, Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia, Bắc Tây Nguyên, Thượng Lào,... Trước nguy cơ bị uy hiếp ở những hướng, những khu vực chiến lược, buộc địch phải phân tán điều động tới 70 tiểu đoàn trong tổng số 80 tiểu đoàn cơ động ra các chiến trường trên toàn Đông Dương. Ta đã thành công trong việc điều động phân tán địch. Chọn Điện Biên Phủ là chọn hướng, chọn thời cơ, địa bàn mục tiêu chính xác cho cách đánh của quân ta.Ba là, nét độc đáo, sáng tạo của nghệ thuật chỉ đạo tập trung lực lượng giành thắng lợi trong trận quyết chiến chiến lược. Với 49 cứ điểm hình thành ba khu vực phòng ngự liên hoàn, từng cứ điểm có hệ thống lô cốt, chiến hào, hầm ngầm kiên cố với hệ thống hỏa lực mạnh, được tổ chức thành nhiều cụm cứ điểm - “trung tâm đề kháng theo kiểu phức tạp” vừa có khả năng phòng ngự độc lập khá mạnh, vừa tạo thế phòng ngự liên hoàn thành nhiều tầng, nhiều hướng khó chia cắt, tập đoàn cứ điểm còn có sân bay, kho tàng, lại được liên kết chặt chẽ, tổ chức thành ba phân khu: phân khu phía Bắc gồm cứ điểm vòng ngoài là đồi Độc Lập, đồi Bản Kéo, phân khu - Trung tâm Mường Thanh, Điện Biên Phủ; phân khu phía Nam là Hồng Cúm. Ngoài ra, còn có hệ thống hỏa lực mặt đất và trên không rất mạnh gồm hai tiểu đoàn pháo 105 ly, một đại đội pháo 155 ly, hai đại đội súng cối 120 ly, tổng cộng khoảng 40 nòng pháo và súng cối từ 100 ly trở lên, vì vậy Điện Biên Phủ được mệnh danh là “Pháo đài bất khả xâm phạm”.Quyết định tiến công Điện Biên Phủ thực hiện đòn quyết chiến chiến lược tại đây không những thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, tạo và nắm thời cơ đánh vào một cứ điểm mạnh của địch. Tiến công Điện Biên Phủ, ta đã phát huy được sức mạnh, sở trường của ta, hạn chế được sức mạnh, khoét sâu điểm yếu chí tử của địch. Mặc dù Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của quân viễn chinh Pháp, song cách xa hậu phương, dễ bị cô lập, việc ứng cứu chi viện, giải tỏa chỉ tiến hành bằng đường không. Về phía ta, lại phát huy được khả năng về lực lượng, phương tiện do tác chiến ở địa hình rừng núi.Bốn là, nghệ thuật chỉ đạo “đánh chắc, tiến chắc” giành thắng lợi quyết định. Trước nguy cơ lực lượng cơ động chiến lược trên chiến trường Đông Dương bị xé lẻ, phân tán, Nava vội điều lực lượng lớn lên Điện Biên Phủ xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh, được mệnh danh là “bất khả chiến bại” hòng lôi kéo, “nghiền nát” lực lượng chủ lực của ta. Nghiên cứu, phân tích đánh giá tình hình, Trung ương Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận định: đây tuy là mưu đồ của địch, nhưng cũng là thời cơ cho ta tập trung binh lực, hỏa lực để tiêu diệt lớn quân địch, kết thúc chiến tranh. Tác chiến trên địa bàn này, ta tuy có những khó khăn nhất định, nhưng có thuận lợi cơ bản, đó là: phát huy được sở trường đánh địch ở địa hình rừng núi, địa bàn chiến dịch tiếp giáp vùng mới giải phóng (Tây Bắc).Trong quá trình chuẩn bị, Bộ Tư lệnh chiến dịch nhận thấy địch đã củng cố, xây dựng nơi đây thành tập đoàn cứ điểm mạnh nên ta không thể “đánh nhanh, giải quyết nhanh” như đã xác định. Vì thế, Bộ Tư lệnh chiến dịch đã kịp thời chuyển phương châm tác chiến chiến dịch sang “đánh chắc, tiến chắc”. Đánh chắc, tiến chắc ở Điện Biên Phủ được thực hiện theo lối đánh gần độc đáo. Đây là nét đặc sắc của lối đánh chắc, tiến chắc là vây, lấn, tấn, diệt, chia cắt quân địch để có điều kiện tiêu diệt nhiều sinh lực của chúng.Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên Phủ, đánh bại ý chí xâm lược của Pháp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đấu tranh ngoại giao của Chính phủ ta, buộc Pháp phải ký hiệp định Giơ-ne-vơ rút hết quân về nước, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài ở Đông Dương. Chiến thắng Điện biên Phủ mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ, đánh dấu bước phát triển mới trong chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam nói riêng, nhân dân thế giới nói chung vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.