Tại sao Pháp trồng cây cao su

QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ VÀ KHAI THÁC THUỘC ĐỊA VỀ CAO SU CỦA TƯ BẢN PHÁP Ở VIỆT NAM (1858-1945)

  • 25/07/2012

1. LỜI MỞ ĐẦU:

Ngay từ những ngày đầu xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã tìm cách mang cây cao su vào trồng ở nước ta song tuổi thọ của những cây cao su đầu tiên quá ngắn ngủi. Phải đợi đến 1897, dược sĩ Raoul, sau khi đi công cán ở các thuộc địa Anh đã mang về vườn Thực Vật Sài Gòn 2.000 cây cao su thì việc trồng cao su mới được xem là chính thức bắt đầu ở Việt Nam.

Việc trồng cao su ở các vườn thí nghiệm đã mang lại kết quả khả quan. Bằng chứng là trong vườn thí nghiệm Nha Trang, trại thí nghiệm Thủ Dầu Một, nhà bác học Yersin đã cùng với kỹ sư nông nghiệp Vernet (người đã nghiên cứu nhiều về các vấn đề cao su) nêu lên những căn cứ khoa học cho cách trồng tỉa và phương pháp lấy mủ cao su. Sau đó, chính Yersin là người có tiếng nói quyết định trong việc kiến lập nền kỹ nghệ cao su ở Nam Kỳ.

Phát triển công trình nghiên cứu của Yersin, các nhà nông học Pháp đã đi đến kết luận là với những điều kiện đất đai, khí hậu ở miền Đông Nam Kỳ, cao su có thể phát triển một cách thuận lợi. Nắm lấy kết quả trên các nhà khoa học Pháp, giới tư bản Pháp đã nhanh chóng áp dụng ngay những thành quả đó vào việc kinh doanh cao su ở Đông Dương nói chung và Nam Kỳ nói riêng. Kể từ đó cao su gắn chặt đời mình với các vùng đất đỏ bazan ở Việt Nam. Và nếu tính từ 1897 đến nay thì cây cao su cũng đã hơn 100 tuổi. Trong khoản thời gian đó, cùng với đất nước và con người Việt Nam, cây cao su cũng có nhiều thay đổi.

Kinh doanh cao su là vấn đề sinh tử của tư bản Pháp, do vậy chúng cố bám riết lấy nó cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 1975. Kể từ mốc lịch sử đó, cây cao su mới thực sự là của người dân Việt.

II. NỘI DUNG:

1.Sơ lược về nguồn gốc cây cao su.

Cây cao su có nhiều giống loại. Cây cao su ở Việt Nam thuộc giống ưu việt nhất, có tên khoa học là Havea Brasiliensis nguồn gốc từ Brasila, nguyên thuộc địa của Bồ Đào Nha tại Châu Mỹ La tinh.

Năm 1743, trong chuyến du khảo đến những kinh vĩ tuyến ở Guyanes, hai Hải quân người Pháp là Fresnau F. và De la Condamine C. đã chú ý đến một loại cây có lá kép, mọc thành chùm tụ tán. Mủ cây trắng như sữa, khi đọng lại có độ dính, độ mềm dẻo, độ đàn hồi rất cao. Thổ dân người Maina sống ở miền Nam sông Amazone thường dùng thứ mủ này để làm nhựa bẩy chim và nắn thành những vật dụng dùng hàng ngày như chén, thau, chậu, đồ chơi, tượng thần để thờ cúng… Những vật dụng này tương tự như những hiện vật tìm thấy trong nền văn hóa Maya của Châu Mỹ La tinh vào thế kỷ thứ XI.

Fresnau F. và De la Condamine C. vẽ hình cây này với đầy đủ chi tiết về hoa, lá, quả, hạt… và gửi về Pháp để giới thiệu với Viện hàn lâm khoa học. Đấy là những hình ảnh và kiến thức đầu tiên về cây cao su. Phát hiện của hai nhà hàng hải Pháp được dư luận xôn xao chú ý. Ít lâu sau, người ta đã biết dùng mủ cao su để chế tạo những loại vải không thấm nước. Năm 1846 Charles Goodyear và Thomas Hancook tìm ra phương pháp cao su lưu hóa. Năm 1890, hai anh em Michelin sáng chế ra cặp vỏ ruột xe bơm hơi. Từ đấy, kỹ nghệ chế biến cao su phát triển mạnh mẽ. Cây cao su trở thành một loại cây công nghiệp đứng hàngđầu, gắn liền với giấc mộng kinh doanh của các tập đoàn tư bản.

Fresnau F. và De la Condamine C. còn được gọi là hai ông “địa lý” phương Tây chuyên đi vẽ bản đồ hàng hải để phục vụ chiến lược thực dân của người da trắng. Từ những bản vẽ ban đầu của họ, cây cao su được mang đi trồng ở các vùng thuộc địa da đen, da vàng. Trong gần một thế kỷ, hình ảnh loài cây lá kép này trở thành mối thảm họa, gắn liền với kiếp sống lầm than nô lệ của người dân mất nước. Danh từ CAO SU có xuất xứ từ thổ âm xứ Peru là caa = cây và ochu = chảy ra, khóc. Cao su là tên một loài cây chảy nước mắt, cây biết khóc [11;6]

2. Cây cao su ở Việt Nam.

Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu công cuộc xâm lược Việt Nam. Ba năm sau, 1861, chúng chiếm Nam Kỳ. Đến năm 1884 với hiệp ước Patơnốt được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp, đất nước ta trở thành một nước thuộc địa nữa phong kiến. Đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa, làm thị trường tiêu thụ hàng hóa, để khai thác tài nguyên… là “quốc sách” của tập đoàn thống trị nước Pháp lúc bấy giờ.

Trong chính sách khai thác thuộc địa ở Việt Nam, thực dân Pháp chú trọng nhiều đến ngành nông nghiệp. Chúng chủ trương cướp đoạt ruộng đất trên cả ba miền đất nước ta để lập đồn điền trồng lúa và các loại cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê, cao su… , vì thế ruộng công làng xã, ruộng của nông dân khai khẩn bị chiếm đoạt dữ dội. Đặc biệt là các vùng đất màu mỡ được thiên nhiên ưu đãi ở Nam Kỳ. Đến năm 1912 số ruộng đất bị Pháp chiếm để lập đồn điền lên đến 470.000 hecta trong đó Nam Kỳ bị chiếm 308.000 hecta. [2;56]

Trong quá trình khai thác thuộc địa, Pháp sớm nhận ra rằng việc thu gom những sản phẩm nông nghiệp tuy có lợi nhuận ổn định nhưng không lớn. Vì lẽ đó chúng tăng cường khảo sát, điều tra, và đưa nhiều nhà nghiên cứu khoa học vào sống và làm việc lâu dài ở Việt Nam, nhằm nghiên cứu tài nguyên ở thuộc địa và đưa ra chiến lược khai thác lâu dài.

Đầu tiên là J. B. Louis Pierre, một nhà thực vật học người Pháp, đã khảo sát, điều tra và di nhập nhiều loại cây kinh tế vào nước ta, trong đó có cây cao su. Năm 1877, Ông thử nghiệm trồng hạt cao su đầu tiên ở vườn Bách Thảo Sài Gòn, nhưng không thành công. Nguyên do là h ạt giống không nhiều và ít cây sống sót lại bị loại bỏ trong các đợt tu chỉnh vườn Bách Thảo Sài Gòn vì ảnh hưởng đến cảnh quang nơi đây.

Đến năm 1897, toàn quyền Paul Doumer thành lập hai trung tâm nghiên cứu thí nghiệm ươm giống cây cao su từ hạt tươi. Một ở trạm thực nghiệm Ông Yệm (Bến Cát – Thủ Dầu Một) do E. Raoul, một dược sĩ, chuyên nghiên cứu thực vật chí ở vùng nhiệt đới phụ trách, và một ở Suối Dầu, thuộc viện Pasteur Nha Trang do Dr. A. Yersin chăm sóc. Đa số hạt giống được ươm nảy mầm, tốt nhanh.

Sau đó cây cao su con và hạt cao su cũng đã được gởi đến trồng ở nhiều loại đất khác nhau, ở nhiều nơi như Gò Vấp, Thủ Đức, vườn thực nghiệm ở Huế, ở Tây Nguyên, và tận ngoài miền Bắc… nhưng đa phần cây được trồng đều bị chết vì trồng không đúng đất và khí hậu không thích hợp.

Năm 1904 là năm khởi đầu thông báo tin vui cho Pháp về cây cao su ở Việt Nam. Việc trồng cây cao su trong các vườn thí nghiệm đều mang lại kết quả khả quan. Bằng chứng là trong vườn thí nghiệm ở Nha Trang, Dr. A. Yersin, nhà vi trùng học đã cùng với viên kỹ sư nông nghiệp kiêm kỹ sư hóa học G. Vernet (người đã nghiên cứu rất nhiều về các vấn đề cao su) nêu lên những căn cứ khoa học cho cách trồng tỉa và phương pháp lấy mủ cao su. Sau đó, chính Yersin là người có tiếng nói quyết định trong việc kiến lập nền kỹ nghệ cao su ở Nam Kỳ.

Phát triển công trình nghiên cứu của Yersin, các nhà nông học Pháp đã đi đến kết luận là với những điều kiện đất đai, khí hậu ở miền Đông của Nam Kỳ, cao su có thể phát triển một cách thuận lợi không kém ở vùng đồng bằng sông Amazone.

Nắm lấy kết quả trên của các nhà khoa học Pháp, giới tư bản Pháp đã nhanh chóng áp dụng ngay những thành quả đó vào việc kinh doanh cao su ở Đông Dương nói chung và ở Nam Kỳ nói riêng. Kể từ đó cao su đã gắn chặt đời mình với các vùng đất đỏ Bazan ở Việt Nam.

Cao su là một loại cây chỉ thích hợp với những vùng đất phù sa cũ đất đỏ và xám, loại đất này ở Nam Bộ chạy dài thành một dải theo hướng Bắc Đông Bắc và Nam Đông Nam. Đó là đất sét nhưng dễ làm, rất ít chất đá vôi, thường có nhiều mùn và có một hàm lượng hữu cơ khá lớn. Đất không lẫn cuội và sỏi, ở độ sâu từ 15 đến 40 mét đất vẫn đồng chất. Ở vùng đất đỏ Đông Nam Kỳ, đất không bị cứng, hút nước mưa, không để cho nước chảy thành dòng và giữ được độ ẩm tốt. Các nhà khoa học Pháp đã phát hiện ở miền Đông của Nam Kỳ, diện tích đất đỏ tối thiểu là 200.000 hecta tạo thành một dải dài 200 km, rộng từ 2 đến 20 km.

Điều kiện tự nhiên kể trên làm cho cây cao su sớm có mặt và gắn bó với miền Đông của Nam Kỳ. Đặc biệt là ở Thủ Dầu Một, nơi diện tích cao su lớn gấp 3 lần diện tích trồng lúa nước.

3. Hoạt động đầu tư và khai thác cao su của thực dân Pháp (1858-1945)

Để thu những món lãi khổng lồ từ việc kinh doanh cao su, tư bản Pháp đã tìm mọi cách chiếm đoạt những vùng đất đai tốt nhất. Nhiều nghị định về đất đai của chính quyền thuộc địa được ban hành nhằm hợp thức hóa việc chiếm đoạt ruộng đất của chúng. Các nghị định này có đặc điểm là luôn bổ sung cho nhau, đồng thời các nghị định sau bao giờ cũng nhằm vào mục đích mở rộng quyền chiếm đất cho bọn thực dân. Chẳng hạn như Nghị định ngày 9-11-1886 quy định mỗi tên thực dân Pháp khi xin đất làm nghề nông chỉ có thể xin một lần từ 10 hecta trở xuống. Thế nhưng ở hai Nghị định ra ngày 6-10-1889 và 15-10-1890 thì những tên thực dân được quyền xin và chính quyền địa phương được cấp mỗi lần 500 hecta. Ở Nam Kỳ, đến năm 1918, tư bản Pháp đã chiếm 184.700 hecta, trong đó chúng sử dụng 7.000 hecta để chuyên trồng cây cao su, cho ra sản lượng mủ thô 3.000 tấn tập trung ở ngoại ô Sài Gòn, tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa .

Đến 1945, diện tích cây cao su được trồng trên 140.000 hecta và 80.000 tấn sản lượng[21;50]. Quá trình chiếm đất cũng đồng thời là quá trình hình thành các đồn điền cao su. Ngành khai thác cao su của tư bản Pháp tại Việt Nam nói chung và Nam Kỳ nói riêng ra đời.

Các cây cao su phân phối cho các nhà trồng tỉa người Pháp thực nghiệm đã có tác dụng kích thích một số người Pháp xây dựng cơ sở trồng cao su trên vùng đất xám phía Bắc Sài Gòn. Trong số này nổi bật nhất là đồn điền của ông Belland, một viên thanh tra cảnh sát Trung ương ở Sài Gòn, lập ra đồn điền Phú Nhuận năm 1898. Qua nhiều lần ươm thử, đồn điền của ông đạt được 15.300 cây cao su đứng trên diện tích 45 hecta. Năm 1908, Ông bắt đầu cạo mủ với 5.000 cây, bình quân 8 tuổi, đạt 1.500 kg. Năm 1909 cạo 9.500 cây từ 7 đến 9 tuổi, đạt 3.000 kg. Năm 1910 ước tính đạt 6.000 kg với số cây cạo 10.500 cây. Năm 1911có thể thu 10.000 kg. Đồn điền có xưởng chế biến riêng. Cao su khô được ép, cho vào thùng 100 kg và gởi bán tại thị trường Paris, dưới ký hiệu chất lượng là Parafin với giá khá cao, từ 13 đến 22,75 Francs 1 kg, giá thành sản xuất khoản 3 Francs và tiền chuyên chở khoản 1 Francs/ 1 kg[25;35].

Ở Suối Dầu (Nha Trang), Dr. A. Yersin báo tin năm 1904: “kết quả cạo mủ thử ở Suối Dầu rất đáng khích lệ: Các cây cao su cho mủ ngày càng nhiều; có thể sẽ đạt 250 gram mủ khô 1 cây, và đạt 100 kg mủ khô để bán được ít nhất 1.000 Francs[25;32].

Kết quả đạt được từ hai nơi thực nghiệm trên đã làm thỏa lòng những người trồng cao su, nhất là trồng cao su sẽ thu được lãi cao.

Thành công của hai ông Belland và Dr. A. Yersin cùng với lượng mủ kha khá từ đồn điền của họ đã tạo nên tiếng vang. Từ đó, bọn tư bản Pháp và chính quyền thực dân bắt đầu hiểu biết và chú tâm nhiều về cây cao su, đặc biệt là ở Nam Bộ. Cây cao su chính thức có mặt tại Việt Nam, với tư cách một loại cây nguyên liệu công nghiệp. Ở miền Bắc, chính phủ Pháp cũng lập ra một số nơi trồng cao su nhưng diện tích không lớn do thời tiết không thuận, cây cao su cho năng xuất thấp.

Đầu tiên, Pháp ráo riết tiến hành thám sát những vùng đất mới màu mỡ bằng hình thức truyền giáo, mở trường dạy học, mang quân đến chiếm đất lập đồn binh. Đây là bước đầu chuẩn bị tổ chức bộ máy thống trị của chủ nghĩa thực dân đối với người dân địa phương, vừa tìm hiểu đời sống của người dân và nguồn lợi thiên nhiên để xúc tiến việc thực thi công cuộc khai thác thuộc địa ở vùng đất mới này.

Sau khi thâm nhập sâu vào vùng đất mới, vùng đồng bào dân tộc, thực dân Pháp tiếp tục lập thêm các đồn binh và tiến hành đàn áp, bắt dân về làm lao dịch, dùng mọi thủ đoạn từ lừa bịp đến dùng biện pháp vũ lực cướp đoạt trắng trợn đất đai, nương rẫy, và núi rừng, những vùng cư trú của đồng bào dân tộc để làm đồn điền hoặc lập ra các trại cu ly (colon) cho các đồn điền.

Trong 10 công ty chuyên canh cao su của thực dân Pháp, các thế lực và công tác khai thác đa phần tập trung vào các đồn điền lớn sau đây:

- Công ty các đồn điền cao su Đông Dương (Société Indochinoise Des Plantations d’ Hévéas, gọi tắc là SIPH) được thành lập năm 1906, do viên quan người Pháp Emile Girard lãnh đạo và điều hành. Sau ngày thành lập, Công ty SIPH ráo riết triển khai chiến lược bành trướng của mình, bằng cách nhắm đến rồi thâu tóm, thôn tín, sáp nhập các đồn điền kế cận và các tiểu điền ít vốn. Các đồn điền Dầu Giây, Cam Tiêm, Ông Quế, An Lộc, Đồng Hạp, Bến Củi, Gallia, Suzannah, La Souchère, Helena, Bình Lộc, Cẩm Mỹ (đồn điền Courtenay), Trảng Bom, Cây Gáo, Hàng Gòn lần lượt chịu sự quản lý của SIPH. Do vậy công ty này đã lớn ngày càng lớn mạnh hơn. Số phu công tra ở công ty này chiêu mộ được từ 1914 đến 1945 là gần 350.000 người có đeo số phu. Số phu này SIPH chiêu dụ được là từ người dân tộc bản địa. Nhưng đa phần là phu được mộ từ Bắc Kỳ, Trung Kỳ (Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam, Đà Nẵng). Họ là những người dân thường, người dân tộc bị mất đất, nghèo đói, đang sống lây lất không kế sinh nhai. Thời gian đầu khởi nghiệp, SIPH mộ phu đối với đàn ông có tuổi từ 18 đến 25. Về sau (năm 1930) SIPH lớn mạnh, nhân công thiếu hụt cộng thêm tiêu chí “chi ít, lợi nhiều” nên đàn ông, đàn bà, và cả trẻ em cũng được đưa vào đồn điền làm phu.

Đứng sau lưng SIPH là tập đoàn tài chính Đông Dương, như ngân hàng Đông Dương, Công ty Đông Dương kinh doanh Thương mại, Nông nghiệp, và Tài chính ( viết tắc là SICAF), đóng vai trò như người “mẹ” nuôi những đứa “con” như SIPH, bằng cách tiêu thụ sản phẩm, điều hòa tài chính, cung cấp tài chính, làm hậu thuẩn vững chắc cho SIPH.

Số vốn ban đầu SIPH đầu tư cho mình bằng 30.000.000 đồng Đông Dương với 5.500 ha cao su, để sau đó vốn tăng dần lên đến 60.000.000 đồng Đông Dương với diện tích 9.900 ha cao su ở Nam Bộ, từ đó thu về 10.000 tấn cao su khô mỗi năm, đạt một sản lượng tầm cỡ Đông Nam Á. Ngoài chiến lược tăng diện tích, thôn tính, sáp nhập các đồn điền lớn nhỏ quanh vùng, SIPH còn bước những bước đi vững chắc bằng cách lãnh đạo một chiến thuật là mềm dẻo, tranh thủ được các thế lực mạnh khác hỗ trợ, khéo léo xây dựng sự nhất trí, và bảo vệ quyền lợi người Pháp từ cấp trên đến cấp dưới, kiên nhẫn “tiến công”,“bành trướng” để đến 1973 diện tích trồng cao su đoạt được là 18.000ha.

- Công ty đồn điền đất đỏ (Plantations des Terres Rouges, gọi tắc là Terres Rouges, hoặc là SPTR ) thành lập năm 1908. Công ty này là sự hợp vốn của nhóm tư bản Rivaud (người Pháp) và Hallet (người Bỉ) được chính quyền Pháp hỗ trợ tài chính và trực tiếp quản lý. Trụ sở chính đặt ở Sài Gòn. Trung tâm đều hành đặt tại Quản Lợi. Sau khi thành lập, Terres Rouges liên tiếp lập ra các đồn điền lớn như: Xa Trạch (năm 1908) với 1.6135,5 ha, Xa Cam (năm 1913): 3.100,63 ha, Quản Lợi (năm 1916): 5.372,35 ha, Xa Cát và sau đó SPTR lớn dần ra nhiều nơi khác ở Biên Hòa (Long Thành), Bà Rịa, sang cả Campuchia (Bình Chăn, Ngọc Bích, Ca Rết, Sa Mua, riêng ở đồn điền Chúp có đến 24.000 ha) Java có 600 ha, Malaysia có 2.994 ha, Sumatra có 4.043 ha[25;110].

Vốn đầu tư ban đầu của SPTR là 2.300.000 Francs, gồm 23.000 cổ phần, mỗi cổ phần 100 Francs. Năm 1923, vố tăng đến 36.000.000 Francs. Năm 1925: 46.000.000 Francs. Năm 1935: 110.000.000 Francs. Công ty này ki ến lập riêng cho mình phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu chuyên canh và sản xuất cao su đặt tại Bàu Ông Yệm (Tỉnh Thủ Dầu Một). Với số vốn đầu tư tăng dần từng năm tạo cho SPTR một sản lượng cao su lớn, chiếm 35-40% sản lượng cao su toàn Đông Dương.

SPTR là công ty lớn nhất trong các công ty cao su có mặt tại Việt Nam. Để có đủ nhân công phục vụ cho sự lớn mạnh của công ty, phu cao su cũng được mộ vào đây từ nhiều nơi. Từ 1914 đến tháng 10 năm 1955 có 421.000 người “bán thân” cho SPTR.

- Công ty cao su Viễn Đông (Société des Caoutechoues d’extrême-orient), tên thường gọi là CEXO, ra đời năm 1911, là sự hợp nhất giữa công ty cao su Đông Dương (Société des Caoutechoues de l’Indochine) và công ty cây trồng nhiệt đới Đông Dương (Sociéte Indochine des Cultures Tropicales). Trụ sở đặt tại Paris. Chủ công ty là De Laland, người Pháp. Công ty này cũng lần lượt mở rộng địa phận lớn ra: Đồn điền cao su Lộc Ninh (gồm cả Bù Đốp) xây dựng năm 1911 với diện tích riêng ở đồn điền Bù Đốp là 810 ha. Năm 1925, mở ra thêm ở Xa Cát với diện tích 3.500 ha. Năm 1927, mở tiếp đồn điền Minh Thạnh, diện tích 3.534 ha và Đakia trên 10.000 ha. Đến 1929, với vốn liếng riêng của mình, CEXO đã xây dựng được con đường xe lửa nối liền Lộc Ninh với Sài Gòn dài 142 km, nhằm mục đích sử dụng đối với vùng cao su Bình Long và vùng biên giới Việt Nam-Campuchia.

Do ra đời sau SIPH 5 năm, và sau SPTR 3 năm nên CEXO kinh nghiệm hơn trong việc mộ phu. Phòng mộ phu được đặt ngay tại Thái Bình, Lạng Sơn, Hải Phòng ngay năm thành lập 1911. Những tri phủ, tri huyện tay sai thân Pháp đắc lực giúp Pháp trong việc tuyển phu. Năm 1925 đến năm 1954 CEXO mộ được 218.000 người[15;15].

Vốn đầu tư ban đầu của CEXO cũng khá lớn: 1.500.000 Francs, gồm 15.000 cổ phần, mỗi cổ phần 100 Francs. Vốn cũng tăng dần từng năm, 1912: 4.500.000 Francs, 1917: 6.000.000 Francs, 1920: 8.000.000 Francs, 1934: 28.000.000 Francs[19;25].

- Công ty các đồn điền cao su Michelin (Société des Plantations et Pneumatiques Michelin au Vietnam) thành l ập năm 1917, đặt trụ sở tại Dầu Tiếng. Chủ công ty này là De Lafon, có các đồn điền lớn: Dầu Tiếng (khoản 7.000 ha, Phú Riềng và Thuận Lợi (khoản 3.000 ha). Với số mủ cao su khai thác được ngay từ lúc đầu, De Lafon cho xây dựng nhà máy sản xuất tại chỗ săm lốpxe đạp và săm lốp xe hơi.

Những năm đầu mới thành lập, công ty Michelin sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông dân, những người “bán công, bán nông”. Lực lượng này tuy đông nhưng thái độ và thời gian làm việc không ổn định. Vì họ là nông dân tại chỗ, những ngày giáp hạt, thiếu ăn họ vào đồn điền làm công, đến mùa vụ họ trở về với mảnh đất khu vườn của gia đình để sinh nhai.

Những năm sau thành lập, nhu cầu nhân công càng ngày càng tăng và cấp bách, nên Michelin tuyển phu từ nơi khác đến. Để tránh tranh chấp với các công ty lớn mạnh khác, Michelin tìm nguồn nhân công từ Hà Nội, Bắc Giang, hoặc mua lại phu của những công ty khác dư thừa. Do tập trung phu từ nhiều nguồn, nên công tác quản lý phu gặp khó khăn. Từ năm 1926 đến năm 1954, bọn chủ chiêu mộ được 260.000 người[17;12]. Để không cho phu bỏ trốn hoặc bỏ giao kèo, bọn chủ quản lý phu khắc nghiệt. Công ty các đồn điền cao su Michelin nổi tiếng do thái độ đối xử vô nhân đạo với công nhân và là nơi xẩy ra liên tục những cuộc đấu tranh của công nhân chống giới chủ. Sau cuộc đấu tranh lớn của tập thể công nhân đồn điền Phú Riềng ngày 3 tháng 2 năm 1930, công ty Michelin sáp nhập hai đồn điền Phú Riềng và Thuận Lợi, lấy tên là đồn điền Thuận lợi, hònglàm cho người ta quên vụ Phú Riềng, quên vụ việc của vùng cao su đẩm máu.

Đến năm 1943, Michelin chiếm 7% toàn bộ diện tích cao su khai thác và đảm bảo một sản lượng bằng 11% tổng sản lượng toàn Đông Dương.

- Công ty cao su Đồng Nai (Le Caoutchouc du Dona, gọi tắc là LCD) thành lập từ năm 1908, trụ sở chính ở Paris. Tiền thân của nó là Công ty kỹ nghệ và rừng Biên Hòa. Đối tượng kinh doanh của LCD là khai thác đồn điền cây cao su, cây có dầu và nứa ở Đông Dương. Số vốn ban đầu là 500.000 Francs gồm 5.000 cổ phần, mỗi cổ phần là 100 Francs. Năm 1911 vốn tăng 2.000.000 Francs, năm 1919 tăng lên 6.000.000 Francs[27;45]. Năm 1926, LCD bắt đầu khai thác cao su. Năm 1938 LCD khai thác được 904 tấn mủ, sang năm 1939 khai thác được 1.184 tấn, và tiếp tục mở rộng thêm đồn điền Trảng Bom, Cây Gáo, TúcTrưng. Phu contra được chiêu mộ đến LCD lên tới hàng vạn người[15;12].

- Công ty cao su Tây Ninh hình thành từ 1908 do hai anh em Jousset và Deleurance de Bellesme trồng 27 ha cao su đầu tiên tại Vên Vên (Gò Dầu Hạ), sau đó có phát triển ra các đồn điền Trà Vỏ, Hiệp Thành, Cầu Khởi với tổng diện tích 2.600 ha. Công ty này hoạt động bằng đồng vốn tự có, không thuộc nhóm ngân hàng tài chính Pháp, không tìm cách và c ũng không đủ sức thôn tín các đồn điền kế cận quanh vùng. Nhân công ở đây chủ yếu là lực lượng “bán công bán nông” trong vùng.

- Sở cao su Phước Hòa (Société des Caoutechoues de Phuoc Hoa) hay còn gọi là đồn điền Labbé (Plantation de Labbé) được nhóm tư bản Pháp thành lập và quản lý, đặt trụ sở ở Phước Hòa, Huyện Châu Thành, Tỉnh Thủ Dầu Một. Labbé bắt đầu khai thác từ năm 1927, với diện tích ngày càng mở rộng gần 2.000 ha đất cao su tính đến năm 1933 phủ trên vùng đất xám và một ít đất đỏ.

Ngoài ra còn có các sở cao su nhỏ của tư sản người Việt, người Hoa, người thân Pháp. Trong tập thống kê năm 1931 của nghiệp đoàn các nhà trồng cao su Đông Dương có khoản 60 chủ sở hữu cao su người Việt Nam có dưới 100 ha (gọi là tiểu điền) đất trồng cao su và có 12 sở có diện tích từ 100-499 ha trồng cao su (gọi là Trung Điền), chủ yếu là của các nhà chức trách có quyền thế hoặc thuộc những người thân Pháp có thế lực như quan tòa Đỗ Hữu Trí , nhà kinh doanh công nghiệp Trương Văn Bền, và các ông Lê Phát Tân, quan ph ủ Võ Hà Thanh, Đốc phủ sứ Đoàn Hữu Tùng, chủ sở kho bạc Thủ Dầu Một Nguyễn Văn Yên. Ngoài ra, các hộ nông dân gọi là tiểu điền (có từ 99 ha cao su trở xuống) cũng không nhiều. Đa phần họ là chủ nhân của mảnh đất mà ông cha đã khai hoang bằng sức lao động của gia đình hoặc của cả dòng họ để lại. Khả năng mởrộng diện tích các đồn điền thuộc sở hữu tư nhân người Việt bị hạn chế lớn nhất là về tài chính, họ không được ngân hàng cho vay vốn và cũng không được sự ủng hộ nào từ phía tài chính Pháp. Họ tự thân phát triển bằng đồng vốn của mình.

Hơn nữa, trong chiến tranh, vùng cao su là vùng kháng chi ến của nhân dân ta vì vậy Pháp phá hủy bằng đạn, bom, cày ủi rất mạnh các vùng cao su riêng lẻ không thuộc các đồn điền lớn của các tập đoàn tài chính của chúng.

Mặc khác, vào những năm đầu của thế kỷ XX, việc tuyên truyền và giúp đỡ của nhà nước thuộc địa đối với vấn đề khuyến khích trồng cao su, hầu như không có gì. Giới chủ địa phương quen cách làm ăn chắc chắn là tậu ruộng, phát canh, thu tô, cho vay lấy lãi, mua lúa non … Rất ít người nghĩ đến việc mở đồn điền trồng cao su, một kiểu làm ăn còn xa lạ đối với họ. Những nhà tư sản mới, người bản xứ thì cũng không có nhiều vốn, do lịch ử làm ăn với thực dân Pháp còn quá ngắn. Mặt khác vì là con cháu của địa chủ, sống và lớn lên nhờ tô tức, nên họ vẫn còn mang trong mình xu hướng của ông cha là hễ có tiền nhàn rỗi thìtậu ruộng, phát canh thu tô, chứ chưa dám bỏ tiền ra nhiều vào việc đầu tư trồng và khai thác cây cao su. Ngoài ra, vì là một nước thuộc địa nữa phong kiến nên đất đai trồng cao su do người Pháp trực tiếp chiếm đoạt và quản lý.

Thời kỳ trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các công ty tư bản Pháp đầu tư vốn vào ngành kinh tế cao su ngày một tăng nhưng đa số cây cao su được trồng chỉ mới ở mức độ thử nghiệm nên diện tích trồng cao su chưa lớn và mức thu hoạch cao su chưa cao. Sau chiến tranh, Pháp và cả Châu Au đều lâm cảnh thiếu thốn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nhằm phục hồi nền kinh tế đất nước.

Trong đó nhu cầu cao su thiên nhiên rất cao. Để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh, Pháp ồ ạt tăng đầu tư vào các công ty cao su ở Việt Nam, và việc phát triển diện tích trồng và khai thác cao su được nâng lên thành chủ trương có tính chất “quốc sách”. Chẳng hạn như SPTR có tổng số vốn đầu tư ban đầu đã nêu là 2.300.000 Francs, gồm 23.000 cổ phần, mỗi cổ phần 100 Francs. Sau đó vốn càng tăng lên: năm 1923 vốn tăng 36.000.000 Francs, năm 1925: 46.000.000 Francs. Năm 1935: 110.000.000 Francs. CEXO với vốn ban đầu: 1.500.000 Francs, gồm 15.000 cổ phần, mỗi cổ phần 100 Francs. Vốn cũng tăng dần từng năm, 1912: 4.500.000 Francs, 1917: 6.000.000 Francs, 1920: 8.000.000 Francs,1934: 28.000.000 Francs. Cùng với số vốn đầu tư ngày càng khổng lồ thì mức độ

tập trung diện tích trồng cây cao su cũng rất lớn.

Bảng 1: Diện tích và sản lượng cao su ở miền Nam từ 1920-1945.

Năm

Diện tích
(ha)

Sản lượng

(tấn)

1920

70.007

3.000

1925

73.100

8.000

1930

80.000

14.000

1935

97.300

35.000

1940

104.100

58.000

1945

138.400

77.400

Nguồn: Tổng công ty Nam, Quá trình hình thành và phát tri ển ngành cao su ViệtNam, Tập san cao su Việt Nam, số 58,59-tháng 9,10-1997, tr.50,51cao su Việt.

Món lời từ việc kinh doanh cao su mà tư bản thực dân Pháp gom được rất lớn, nhất là vào những năm trước chiến tranh thế giới lần thứ hai khi mà giá cao su trên thị trường thế giới tăng lên một cách đột ngột. Một điển hình là chỉ riêng Công ty cao su Xuân Lộc với số vốn năm 1937 là 360.000 đồng Đông Dương đã thu lãi được 4.193.000 Francs. Sang năm 1938, số lãi lên tới 8.838.000 Francs.

Sự phát triển nhanh chóng của ngành kinh tế cao su ở Đông Dương chủ yếu là ở Việt Nam, mà đặc biệt là Nam Kỳ đã đưa giá trị hàng cao su xuất khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Đông Dương: năm 1936 chiếm 14,3%, năm 1937: 18%, năm 1938: 21,4%, năm 1939 lên tới 27,4%[15;16]. Sự phát triển của ngành kinh tế cao su đã góp phần cho cán cân ngoại thương ở Việt Nam có sự thặng dư lớn. Lượng cao su xuất khẩu năm 1939 tăng gấp 7 lần năm 1928, giá trị xuất khẩu của ngành cao su năm 1929 là 11.000.000 Francs đến năm 1939 tăng lên 96.000.000 Francs[28;237].

Đồn điền cao su càng phát triển, nhu cầu về lao động càng trở nên cấp thiết. Để có nhiều nhân công, thực dân pháp không bỏ qua một thủ đoạn man rợ nào. Desrousseaux trong một báo cáo mật gởi Toàn quyền Đông Dương đã viết: “Người nông dân chỉ bằng lòng rời khỏi làng, làm việc khi nào họ bị đói. Do đó, phải đi đến kết luận lạ lùng là phương thuốc chữa cái khuẩn bách hiện tại (thiếu nhân công) là phải bần cùng hóa nông thôn, rút bỏ những khoản cấp phát, hạ giá nông sản …”[19;23]. Nhưng tước đoạt ruộng đất và chính sách thuế khóa nặng đối với nông dân Bắc Kỳ chưa tàn bạo bằng việc phá đê nhằm dồn dân vào chỗ không còn kế sinh nhai. Mức độ tàn ác này đã được nhà sử học Trần Văn Giàu nêu lên trong tác phẩm “Giai cấp công nhân Việt Nam” khi trích dẫn lời của chính những nhà cai trị thực dân như sau:

-Viên công sứ Sơn Tây, trong một báo cáo mật đã ghi: “ Ở Vĩnh Yên, nhiều tầng lớp nhân dân uất ức vô cùng và thất vọng vì đã mất mùa liên tiếp mấy năm nay: nhiều người kêu ca việc chính phủ cắt đê năm 1896, dân họ đắp đê là để khỏi phải bị lũ lụt mà ta lại cắt đê, nên họ bất mãn, tôi đã báo cáo nhiều lần rồi”[9;204].

- Hay Bonafond trong quyển “Ba mươi năm ở Bắc Kỳ” đã viết: “Ôi! có một xứ nào trên trái đất mà người ta lại như ở đây, nỡ quyết định một cách dễ dàng, trong phút chốc, cho một xứ phải chìm dưới 2 thước nước suốt 5 tháng trường. Dân tộc nào, dù là dân tộc dã man nhất, dân tộc nào lại dám quyết định như vậy”[9;204].

Quá trình phát triển các đồn điền cao su gần như song hành với quá trình bóc lột sức lao động của người dân Việt. Chế độ lao động ở các đồn điền vừa mang tính chất cưỡng bức vừa bòn rút lao động thặng dư. Ở Công ty cao su đất đỏ, năm 1936, mỗi lao động của công nhân tạo ra từ 12.000 Francs – 13.000 Francs, nhưng bọn chủ chỉ trả lương và các chi phí khác khoảng 1.000 Francs.

Năm 1939, 19 công ty cao su Đông Dương thu được 309.000.000 Francs tiền lãi, trong khi đó tổng số tiền lương của công nhân trong 19 công ty không đến 40.000.000 Francs [15;81].

Tư bản cao su vì mục tiêu lợi nhuận đã áp dụng tối đa các biện pháp để triệt để bóc lột sức lao động của công nhân như: kéo dài ngày lao động, tăng cường độ lao động, sử dụng lao động trẻ em, trả tiền lương ít … Thực trạng xã hội ở đây có sự phân hóa rõ ràng. Một bên là giới chủ đại diện cho lớp người giàu có, sống xa xỉ, nhưng lại khét tiếng tàn ác. Một bên là người lao động thật thà, sống bằng cách bán sức lao động, nhưng nghèo khổ bần hàn. Sản phẩm và lợi nhuận do người lao động làm ra đều đổ vào túi giới chủ và những tập đoàn tư bản lớn. Người lao động sống và làm việc khổ cực đến mức mà người ta quengọi là những “mãnh đời nghiệt ngã”. Ách áp bức bóc lột của bọn tư bản đối với công nhân cao su Việt Nam trở thành bản cáo trạng lên án chế độ hà khắc, ác nghiệt ở các đồn điền cao su. Để sinh sống và tồn tại người công nhân cao su đã nổi dậy đấu tranh chống áp bức, bóc lột để giải phóng cho mình và cho cả dân tộc.

III. NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN:

Sau khi Charles Goodyear tìm ra phương pháp cao su lưu hóa, cao su chính thức phục vụ cho nhu cầu không thể thiếu của con người, bắt đầu từ áo, quần, giầy, dép … cho đến giữa thế kỷ XIX, cao su cất cánh với chiếc xe đạp và chiếc ô tô. Từ đó nó trở thành vật liệu quan trọng đứng hàng thứ tư trên thế giới, không thể thiếu được trong thế giới văn minh.

Khi Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất (bắt đầu từ năm 1897), cùng với việc nhân giống thành công ở vườn ươm Ông Yệm (Lai Khê, Bến Cát, Tỉnh Thủ Dầu Một), cây cao su chính thức có mặt ở Việt Nam. 13 năm sau (năm 1910) với những thành công đáng kể trong quá trình thử nghiệm, cây cao su trở thành loại cây nguyên liệu công nghiệp quan trọng.

Đi đôi với sự thành lập ồ ạt các đồn điền cao su tại Việt Nam, tập trung nhiều nhất và mạnh nhất ở vùng miền Đông Nam Bộ của tư bản thực dân Pháp, các thành phân kinh tế tư bản tư nhân bắt đầu thâm nhập và phát triển mạnh trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp. Ngành sản xuất và khai thác cao su hình thành và từng bước đóng vai trò kinh tế trọng yếu ở Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung dưới thời Pháp thuộc.

Cùng với lúa gạo, chè, cà phê…, cao su là một trong những mặt hàng nông sản chiến lược xuất khẩu lớn vào bật nhất từ xưa đến nay. Thời thuộc địa, hoạt động sản xuất, khai thác và xuất khẩu của ngành kinh tế cao su đã từng là nhân tố kích thích tốc độ phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp Việt Nam, là động lực phát triển kinh tế xã hội cho toàn khu vực phía Nam Đông Dương. Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, cây cao su Việt Nam vẫn là cây kinh tế chủ lực, đóng vai trò chủ đạo trong các thành phần kinh tế của đất nước ta. Đội ngũ công nhân cao su Việt Nam là hạnh nhân là lực lượng nòng cốt luôn đi đầu trong việc xây dựng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Họ là đội quân tiên phong, là chỗ dựa vững chắc của cách mạng trong quá khứ cũng như hiện tại.

Nguyễn Thị Mộng Tuyền

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - Trực thuộc Bộ Chính trị,Tổng kếtcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

[2].Brenier (H):Essai d’Atlas Statistiques de L’indochine FrancaiseI.D.E.O Hanoi 1914.

[3].Nguyễn Khoa ChiHà Xuân Tư, Cây cao su kỹ thuật trồng khai thác và chế biến, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1985.

[4].Chuyện về Phú Riềng đỏ năm 1930, Nguyễn Tùng ghi theo lời kể của đồng chí Nguyễn Mạng Hồng, công nhân cao su, Đảng viên chi bộ Phú Riềng đỏ, Tập san số 58-59 tháng 9-10/1997.

[5].Trần Bạch Đằng,100 năm cao su Việt Nam, Tập san cao su Việt Nam, Số 58-59, tháng 9-10-1997.

[6].Hồ Sơn Đài,Đặc điểm phong trào công nhân cao su Thủ Dầu Một trongkháng chiến chống thực dân Pháp, Tạp chí Lịch sử quân sự, số 4-1999.

[7].Nguyễn Đình Đầu,Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoanglập ấp ở Nam kỳ lục tỉnh, Nxb Trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh, 7-1999.

[8].Nguyễn Viết Đức,Thực tế khai thác cao su của người Pháp tại BìnhLong, Luận văn cao học Quốc gia hành chánh Sài Gòn năm 1972, lưu tại phòng đọc hạn chế - Thư viện Khoa học tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, ký hiệu 0595.

[9].Trần Văn Giàu,Giai cấp công nhân Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1979.

[10].Lê Huỳnh Hoa,Cây cao su đặc sản của vùng Đông Nam Bộ, Tạp chí Xưa và Nay, số 45B tháng 11-1997.

[11].Trần Nguyên Khang, Thái Bá Trừng, Nguyễn Xuân Hiển,Cây cao su, NxB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội-1979.

[12].Lê Văn Khoa,70 năm lịch sử công nhân cao su Dầu Tiếng, Nxb Tổng hợp Sông Bé, 1990.

[13].Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, tập 1, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, 1981.

[14].Lịch sử Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, 1985.

[15].Huỳnh Lứa(chủ biên), Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam(1906-1990), Nxb Trẻ, 1993.

[16].Huỳnh Lứa(chủ biên), Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam(1906-2001), Nxb Trẻ, 2003.

[17].Thành Nam,Phong trào đấu tranh cách mạng của công nhân cao sumiền Đông Nam Bộ, Nxb Lao động, Hà Nội, 1982.

[18].Sĩ Ngọ,Một người phu công-tra xưa, Tập san cao su Việt Nam, Số 58-59, tháng 9-10/1997.

[19].Nguyễn Phong,Tư bản Pháp và vấn đề cao su ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1963.

[20].Vũ Huy Phúc,Sự hình thành người công nhân và đặc điểm lịch sử củagiai cấp công nhân Việt Nam, trong sách “Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam”, Nxb Lao động, Hà Nội, 1974.

[21].Quá trình hình thành và phát triển ngành cao su Việt Nam, Tập san cao su Việt Nam, Số 58-59, tháng 9-10-1997.

[22].Dương Kinh Quốc,Tình hình công nhân Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đếnchiến tranh thế giới lần thứ nhất, trong sách “Một số vấn đề về lịch sử giai cấp công nhân Việt Nam”, Nxb Lao động, Hà Nội, 1974.

[23].Đặng Văn Vinh,Cao su thiên nhiên hôm qua hôm nay và ngày mai, Tập san cao su Việt Nam, Số 58-59, tháng 9-10-1997.

[24].Đặng Văn Vinh,Cao su thiên nhiên thế giới, NXB Nông nghiệp, Tp.HCM, 1997.

[25].Đặng Văn Vinh,100 năm cao su ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, 2000.

[26].Yves Gras,Lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương, Nxb Plon, Paris, 1979, bản dịch của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam.

[27].Répertoire:Des Société anonymes Indochinoies, I.D.E.O Hanoi 1944.

[28].Robequain (CH):Lévolution économique de L’Indochine FrancaiseParis 1939.

TÀI LIỆU LƯU TRỮ

[29].Báo cáo chung niên năm 1945 về tình hình cao su ở Nam Bộ, Liên hiệp công đoàn Nam Bộ, tài liệu đáng máy 10 trang lưu tại Phòng Khoa học- Công nghệ và Môi trường Quân khu 7. LS.45.

[30].Báo cáo cuối năm 1945, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, tờ 19- 54 lưu tại Phòng nghiên cứu lịch sử Đảng-Ban Tuyên giáo tỉnh Ủy Bình Dương

[31].Báo cáo tình hình chung miền Đông Nam Bộ năm 1945, Bộ tư lệnh khu 7, Phòng Khoa học-Công nghệ và Môi trường Quân khu 7. LS.45.

[32].Hiện tình lao động nam Bộ, Phòng Liên đoàn lao động Việt Nam, tài liệu đánh máy 9 trang lưu tại Phòng Khoa học-Công nghệ và Môi trường Quân khu 7.

[33].Thông tư số 45 của Liên hiệp công đoàn Nam Bộ gởi Liên hiệp công đoànthành, tỉnh và các Liên đoàn cao su,Phòng Khoa học-Công nghệ và Môi trường Quân khu 7. LS. 49.

Nguyễn Thị Mộng Tuyề

  • Tags
  • QUÁ TRÌNH ĐẦU TƯ VÀ KHAI THÁC THUỘC ĐỊA VỀ CAO SU CỦA TƯ BẢN PHÁP Ở VIỆT NAM (1858-1945)

Các tin khác

  • Ngôi đình Thủ Dầu Một trên đất Pháp
  • Di sản văn hóa Hán Nôm trong những ngôi mộ tháp tại chùa Hội Khánh, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
  • Tục Đánh Phá Quàn trong đám tang ở Bình Dương
  • Guốc mộc Bình Dương qua góc nhìn lịch sử-văn hóa
  • Dấu ấn họ Trần ở Thành phố Thủ Dầu Một xưa
  • Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh - Bảo vật ngàn năm
  • Ngọn liên đả tam thương của của Ông Cả Đại ở An Sơn (Thuận An, Bình Dương)
  • Vài nét về huyện Bù Đốp, Bình Phước trong quá trình lịch sử
  • Tiềm năng du lịch của tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ ở Bình Dương
  • Nhân vật lịch sử thời khai hoang lập ấp ở Bình Dương xưa

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Ứng dụng
  • 3 Đặc tính
  • 4 Việt Nam
  • 5 Đồng nghĩa
  • 6 Xem thêm
  • 7 Thư viện hình ảnh
  • 8 Ghi chú
  • 9 Đọc thêm

Lịch sửSửa đổi

Cây cao su ban đầu chỉ mọc tại khu vực rừng mưa Amazon. Cách đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là "Nước mắt của cây" (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay khóc).

Do nhu cầu tăng lên và sự phát minh ra công nghệ lưu hóa năm 1839 đã dẫn tới sự bùng nổ trong khu vực này, làm giàu cho các thành phố Manaus (bang Amazonas) và Belém (bang Pará), thuộc Brasil.

Cố gắng thử nghiệm đầu tiên trong việc trồng cây cao su ra ngoài phạm vi Brasil diễn ra vào năm 1873. Sau một vài nỗ lực, 12 hạt giống đã nảy mầm tại Vườn thực vật hoàng gia Kew. Những cây con này đã được gửi tới Ấn Độ để gieo trồng, nhưng chúng đã bị chết. Cố gắng thứ hai sau đó đã được thực hiện, khoảng 70.000 hạt giống đã được gửi tới Kew năm 1875. Khoảng 4% hạt giống đã nảy mầm, và vào năm 1876 khoảng 2.000 cây giống đã được gửi trong các thùng Ward tới Ceylon, và 22 đã được gửi tới các vườn thực vật tại Singapore. Sau khi đã thiết lập sự có mặt ở ngoài nơi bản địa của nó, cây cao su đã được nhân giống rộng khắp tại các thuộc địa của Anh. Các cây cao su đã có mặt tại các vườn thực vật ở Buitenzorg, Malaysia năm 1883[1]. Vào năm 1898, một đồn điền trồng cao su đã được thành lập tại Malaya, và ngày nay phần lớn các khu vực trồng cao su nằm tại Đông Nam Á và một số tại khu vực châu Phi nhiệt đới. Các cố gắng gieo trồng cây cao su tại Nam Mỹ bản địa của nó thì lại không diễn ra tốt đẹp như vậy.

Ứng dụngSửa đổi

Nhựa mủ cây cao su dùng để sản xuất lốp xe, găng tay y tế, bao cao su và các sản phẩm cao su khác.

Gỗ từ cây cao su, gọi là gỗ cao su, được sử dụng trong sản xuất đồ gỗ. Nó được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nó cũng được đánh giá như là loại gỗ "thân thiện môi trường", do người ta chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu kỳ khai thác.

Ngoài ra,kho gỗ cao su nguyên gỗ còn cung cấp các sản phẩm về phôi gỗ, ván ghép, vụn gỗ cao su tẩm sấy ở thị trường ở Bình Dương và Việt Nam mang lại kinh tế cho người trồng cây cao su khi cây không còn khả năng cho mủ.

Tại sao tư bản Pháp tập trung vốn vào việc lập đồn điền cao su và khai thác than?

A. Cao su và than có giá trị cao.

B. Việt Nam nhiều cao su và than.

C. Cao su và than là hai mặt hàng thị trường Pháp và thế giới có nhu cầu lớn.

Đáp án chính xác

D. Cao su và than dễ khai thác.

Xem lời giải

Một chủ trương đúng cho tương lai phát triển ngành cao su

(ĐCSVN) – Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, những năm gần đây, cùng với việc phát triển lĩnh vực khai thác chế biến mủ cao su, các công ty trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã nhanh chóng chuyển đổi một phần diện tích sang phát triển ngành sản xuất khác có hiệu quả cao hơn. Việc đầu tư không dàn trải mà có định hướng phù hợp cho từng nhóm ngành để bảo đảm sử dụng tốt nhất nguồn lực hiện có.

Trồng, chăm sóc, khai thác chế biến mủ cao su là một trong năm lĩnh vực then chốt của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Theo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (Tập đoàn), hiện nay, Tập đoàn tập trung đầu tư và kinh doanh ở năm lĩnh vực then chốt, có lợi thế gồm: Trồng, chăm sóc, khai thác chế biến mủ cao su, khai thác gỗ củi cao su; sản xuất các sản phẩm từ gỗ cao su; Đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp trên đất cao su; Sản phẩm công nghiệp cao su; Chuyển đổi đất trồng cao su để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Chính nhờ sự mạnh dạn chuyển đổi đã giúp cho Tập đoàn không những bảo đảm khả năng cung ứng nguyên liệu cho ngành công nghiệp cao su trong nước phát triển và xuất khẩu, mà còn khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai, lao động, khả năng luân chuyển nguồn vốn và thế mạnh của từng doanh nghiệp trong hệ thống. Từ thực tế phát triển như hiện nay, với tốc độ tăng trưởng chung của Tập đoàn từ 5-8%/năm, Tập đoàn đang đặt ra mục tiêu doanh thu đến 2025 khoảng 48.000 tỷ đồng, lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng.

Kỳ vọng vào phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Hoạt động chính trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy nhiên, sản xuất và sản phẩm nông nghiệp của Tập đoàn vẫn đang bó hẹp trong lĩnh vực trồng và chế biến cao su. Trong những năm gần đây, giá mủ cao su giảm dẫn đến lợi nhuận chưa đạt như kỳ vọng, đồng thời diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa. Thêm vào đó, xu hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Thực tiễn đòi hỏi Tập đoàn phải có sự chuyển đổi phù hợp.

Đại diện Tập đoàn cho biết, từ năm 2016, Tập đoàn đã khuyến khích và tạo hành lang cho một số công ty triển khai thí điểm. Một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực này là Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng với dự án trồng 117 ha chuối cấy mô hợp tác theo mô hình liên doanh liên kết với Công ty CP Nông nghiệp U&I (Unifarm) mang thương hiệu Chuối Dole. Đây là một thương hiệu nông sản nổi tiếng thế giới của Mỹ.

Ông Nguyễn Quốc Việt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng cho biết, nhờ chuyển sang trồng chuối mà lợi nhuận công ty thu được tăng đáng kể so với trồng cây cao su trước đây. Cụ thể, trong năm 2020, doanh thu từ chuối khoảng 63,4 tỷ đồng, lợi nhuận từ chuối khoảng 50 đến 60 triệu đồng/ha/năm, cao hơn hàng chục lần so với 1 ha cao su.

Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long liên kết với đối tác trồng chuối xen canh trong vườn cao su, vừa đảm bảo có nguồn lợi kinh tế từ cây chuối, vừa hỗ trợ đẩy nhanh sự phát triển của cây cao su.

Hiện nay, sản phẩm chuối tại đây, sau khi thu hoạch, sơ chế và đóng gói sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia… Với hiệu quả như vậy, Công ty dự kiến sẽ mở thêm trên 1.300 ha để trồng chuối chuyên canh.

Từ mô hình thí điểm của Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng, một số công ty thành viên của Tập đoàn cũng đã nhanh chóng triển khai sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đồng thời cho ra đời các mô hình trồng trọt xen canh hoặc chuyên canh khá hiệu quả. Trong đó, dự án trồng chuối già Nam Mỹ tại Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long là một ví dụ.

Ông Lê Văn Vui, Tổng Giám Công ty TNHH MTV Cao su Bình Long- đơn vị đang trồng 180 ha chuối xen cao su cho biết, đây là mô hình đảm bảo “lợi cả đôi đường”. Lý do, vừa thu được lợi nhuận từ chuối mà còn giúp cây cao su phát triển tốt hơn, do cây cao su hưởng “ké” chất dinh dưỡng khi chăm sóc chuối, đồng thời cây chuối hỗ trợ giữ ẩm tốt cho đất. Chưa kể, sau khi thu hoạch chuối, phần thân cây sẽ tạo nguồn phân hữu cơ cho đất. Trên thực tế, theo ông Vui, vườn cao su (trồng chuối xen canh) đã tăng vanh nhanh chóng, tính ra tốc độ tăng vanh khoảng 1cm so với các vườn cao su đơn thuần. Công ty Bình Long cũng đã ký hợp tác lâu dài với đối tác xuất khẩu sản phẩm ra thị trường Hàn Quốc, nên đầu ra khá yên tâm. Nếu trồng đảm bảo đúng kỹ thuật, sản phẩm đáp ứng yêu cầu của đối tác thì trung bình thu lợi khoảng 5 triệu đồng/ha. Công ty cũng sẽ đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Dự kiến, giai đoạn 2020-2025 công ty sẽ phát triển khoảng 500ha diện tích trồng chuối, kể cả trồng xen canh lẫn trồng đông đặc.

Đối với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Tập đoàn cho biết, tính đến năm 2020, Tập đoàn đã phê duyệt thực hiện 2 khu nông nghiệp Công nghệ cao; 13 dự án nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao với tổng diện tích 4.370 ha. Đến nay, đã thực hiện được 5 dự án với diện tích 586 ha chiếm 11,1% tổng diện tích được chấp thuận. Các dự án được đầu tư với loại cây trồng tương đối đa dạng như: chuối, sachi, dưa lưới, bưởi da xanh, các loại cây có múi khác… tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, cây chuối vẫn là cây chủ lực với 403 ha chiếm 82,9% và mít 83 ha chiếm 17,1%.

Trên thực tế, các dự án này đều thực hiện mô hình liên doanh liên kết với đối tác trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, tận dụng công nghệ, thị trường, vốn của đối tác nhưng không làm mất đi quyền sử dụng đất. Đây là bước đi đúng đắn để tranh thủ kinh nghiệm, công nghệ, thị trường, vốn, tiến tới làm chủ công nghệ, thâm nhập thị trường tạo đà để tự thực hiện các dự án nông nghiệp công nghệ cao trong tương lai.

Sản phẩm chuối sau khi thu hoạch tại Công ty TNHH MTV Cao su Dầu Tiếng được sơ chế và đóng gói để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia.

Các khu công nghiệp - lợi nhuận cao, tiềm năng lớn

Trong số các lĩnh vực then chốt mà hiện nay các công ty thành viên của Tập đoàn đang triển khai hiệu quả thì việc đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (KCN) trên đất cao su được đánh giá có tiềm năng lớn.

Ông Hà Huệ Hải, Tổng Giám đốc Công ty CP Khu công nghiệp Cao su Bình Long cho biết, đơn vị đang quản lý 292,73ha đất khu công nghiệp hiện hữu, trong đó diện tích đất thương phẩm là 220ha (KCN Minh Hưng III). Công ty đã đầu tư vào hạ tầng là 280 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 96,89%.

Hiện, Khu công nghiệp đã ký hợp đồng cho thuê được 214,30ha với 26 dự án đầu tư (trong đó có 13 dự án có vốn đầu tư nước ngoài), tỷ lệ lấp đầy đất thương phẩm tương đương 97,41% với tổng số vốn đăng ký của các nhà đầu tư là 2.427 tỷ đồng và 516,94 triệu USD. Bên cạnh đó, Khu công nghiệp này cũng đã thu hút một lượng lớn lao động, ước khoảng 11.300 người.

Đánh giá về tiềm năng phát triển khu công nghiệp năm 2021, ông Hải cho rằng, làn sóng đầu tư vào Việt Nam sẽ có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới bởi rất nhiều lý do, trong đó, do sự ổn định về kinh tế, hệ thống giao thông phát triển, đặc biệt là lực lượng lao động dồi dào với giá nhân công tương đối rẻ so với các nước trong khu vực. Hơn nữa, Việt Nam cũng được xem như là một trong những nước có thể chế chính trị ổn định, kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19…

Từ hiệu quả của KCN Minh Hưng III hiện hữu, trước những tiềm năng và cơ hội, Công ty đang tiến hành các thủ tục pháp lý cho việc mở rộng KCN giai đoạn II với diện tích 577,53ha. Dự kiến, cuối năm 2021 Công ty triển khai các bước quảng bá, xúc tiến thu hút đầu tư vào KCN Minh Hưng III giai đoạn 2.

Trao đổi với báo chí, đại diện Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cho biết, mảng khu công nghiệp vừa có lợi nhuận cao, tiềm năng và nhiều lợi thế nên Tập đoàn sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư mạnh trong giai đoạn 2021-2025. Trước mắt trong giai đoạn 2021, Tập đoàn và các đơn vị thành viên tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư với cơ quan có thẩm quyền các cấp để triển khai đầu tư các KCN mở rộng như: Nam Tân Uyên giai đoạn 2, Rạch Bắp. Đồng thời trình với cấp có thẩm quyền đề xuất giao Tập đoàn làm chủ đầu tư các KCN trên đất cao su đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch KCN, quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 như: Bắc Đồng Phú mở rộng, Minh Hưng III Cẩm Mỹ, Hiệp Thạnh, các KCN ở Long Thành.

Tập đoàn phấn đấu xây dựng thương hiệu của mình trong lĩnh vực khu công nghiệp thông qua các hình thức cung cấp các dịch vụ tốt nhất hỗ trợ nhà đầu tư, môi trường KCN xanh,sạch và đẹp; đầu tư hệ thống xử lý nước thải bảo vệ môi trường, thu hút các nhà đầu tư hoạt động theo chuỗi cung ứng nhằm giảm thiểu rác thải, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, công trình tiết kiệm năng lượng. Giai đoạn 2021 - 2030, Tập đoàn dự kiến thành lập mới và mở rộng 48 KCN, 28 cụm công nghiệp với tổng diện tích 39.177 ha (trong đó: KCN là 37.387 ha; cụm công nghiệp là 1.789 ha) từ chuyển đổi đất cao su.

Giai đoạn 2021 - 2030, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam dự kiến thành lập mới và mở rộng 48 khu công nghiệp, 28 cụm công nghiệp với tổng diện tích 39.177 ha (trong đó: Khu công nghiệp là 37.387 ha; cụm công nghiệp là 1.789 ha) từ chuyển đổi đất cao su.

Được biết, tính đến cuối năm 2020, Các công ty khu công nghiệp của Tập đoàn đã cho thuê 2.288,5 ha, đạt gần 89,5% diện tích; thu hút hơn 700 doanh nghiệp với vốn đầu tư 9.119 triệu USD và 24.714 tỷ đồng, tạo ra hơn 260.000 công việc cho người lao động trên địa bàn các tỉnh Đông Nam Bộ, đóng góp đáng kể cho ngân sách địa phương tại nơi các khu công nghiệp trú đóng, cũng như góp phần giải quyết vấn đề về an sinh xã hội.

Năm 2020, lợi nhuận từ khối dịch vụ hạ tầng khu công nghiệp chiếm 17 % trên tổng lợi nhuận của Tập đoàn. Dự kiến tới năm 2025, con số này sẽ tăng lên chiếm 22,4%./.

Vương Lê

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su

Ở Việt Nam cây cao su được di thực vào năm 1897, được trồng tại hai điểm: một ở vườn thí nghiệm Suối Dầu - Nha Trang của bác sĩõ Yersin, và một ở vườn thí nghiệm Ông Yệm, Lai Khê - Bến Cát - Bình Dương. Đến thập niên 1920, cao su phát triển thành đồn điền tại các khu vực xung quanh Sài Gòn - Gia Định, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

Đến năm 2003, diện tích cao su thuộc tổng công ty cao su Việt Nam đạt 219.600 ha, trong đó 173.700 ha đang được khai thác mủ. Diện tích cao su nay trải rộng từ Đông Nam Bộ đến Tây Nguyên và Miền Trung, điều kiện sinh thái của các vùng này rất khác nhau, sinh trưởng và năng suất của cây cao su cũng thay đổi tùy theo điều kiện môi trường.

Đặc điểm thực vật học

Cây Cao su xuất xứ là cây rừng hoang dại, thân cao trên 30m, vanh thân có thể đạt tới 5m, tán lá rộng và có thể sống trên 100 năm. Cây cao su trồng trong sản xuất đại trà thường là cây đã được ghép của những dòng vô tính đã được chọn lọc để bảo đảm tính tương đối và đồng nhất của vườn cây và ổn định năng suất.

Rễ: Cao su vừa có rễ cọc vừa có rễ bàng, rễ cọc cắm sâu vào đất, chống đỗ ngã và hút nước, dinh dưỡng từ tầng đất sâu. Hệ thống rễ bàng phát triển rất rộng và phần lớn tập trung ở tầng canh tác, nhiệm vụ chủ yếu là hút nước và hút dinh dưỡng.

Thân: Bộ phận kinh tế nhất của cây Cao su là phần thân cây với lớp vỏ mang những ống chứa mủ, đây là nơi khai thác mủ sau đó là khai thác gỗ.

Lá: Loại lá kép có ba lá chét với phiến lá nguyên, mọc cách và mọc thành từng tầng. Từ năm thứ 3 trở đi, cây có giai đoạn rụng lá qua đông tập trung ở những vùng có mùa khô rõ rệt.

Hoa, quả và hạt: Hoa cao su là hoa đơn tính đồng chu, phát hoa hình chùm mọc ở đầu cành sau giai đoạn thay lá hằng năm; quả hình tròn hơi dẹp, quả có 3 ngăn, mỗi ngăn chứa một hạt, hạt cao su có chứa tỷ lệ dầu khá cao nên thời gian bảo quản hạt trước khi gieo tương đối ngắn.

GIỐNG CAO SU

PB235

Nguồn gốc: Xuất xứ Malaysia, Phổ hệ PB 5/51 x PB S/78.

Dạng cây: Có cành phụ tự rụng, tạo thân chính thẳng cao, do vậy cho trữ lượng gỗ lớn.

Sinh trưởng: Khoẻ trong thời gian Kiến thiết cơ bản, tăng trưởng khá trong lúc mở cạo.

Chế độ cạo: 1/2S d/3.Không thích hợp khai thác với cường độ cạo cao và kích thích nhiều, vì dễ bị bệnh khô mủ.

Năng suất: Năng suất thay đổi theo điều kiện môi trường và từng năm. Sản lượng cao và sớm ở vùng thuận lợi, đạt trung bình ở vùng bất thuận. Trong 12 năm đầu năng suất bình quân 1,6 tấn/ha/năm, sản lượng PB235 tập trung vào những tháng cuối năm.

Các đặc tính khác: Ít nhiễm các loại bệnh, nhưng mẩn cảm với bệnh phấn trắng, chịu gió kém. Vùng đất có cao trình > 600 m (Tây Nguyên), thời tiết bất thuận, PB235 bị giảm năng suất đáng kể do bị nhiễm bệnh phấn trắng nặng và thường xuyên bị gãy cành do gió bão. Cây đáp ứng thấp với chất kích thích mủ và dễ bị khô miệng cạo.

PB 255

Nguồn gốc: Xuất xứMalaysia, Phổ hệ PB 5/51 x PB 32/36. Trồng đại trà ở các công ty cao su Đông Nam bộ những năm gần đây.

Dạng cây: Thân hơi cong khi còn nhỏ. Tán thấp, phân cành rộng. Cành ghép ít mắt và tỷ lệ sống thấp. Vỏ nguyên sinh dày, trơn, hơi cứng, tái sinh bình thường.

Sinh trưởng: trong thời gian KTCB cây sinh trưởng trung bình. Tăng trưởng trong khi cạo khá.

Chế độ cạo: 1/2S d/3. Đáp ứng kích thích mủ tốt; thích hợp chế độ cạo nhẹ có kích thích.

Năng suất: Năm đầu thấp, tăng vào các năm sau. Năng suất bình quân 2  2,5 tấn/ha/năm. Năng suất mủ rất cao ở vùng thuận lợi và cao hơn nhiều giống khác ở miền Trung.

Các đặc tính khác: Dễ nhiễm bệnh loét sọc mặt cạo và nấm hồng. Kháng gió tốt, là giống có triển vọng cho nhiều vùng trồng cao su có gió mạnh. Đất kém dinh dưỡng hoặc thiếu chăm sóc cây sinh trưởng chậm. Lưu ý kỹ thuật cạo vì vỏ dày và cứng hơn nhiều giống khác.

PB 260

Nguồn gốc: Xuất xứMalaysia, Phổ hệ PB 5/51 x PB 49.Là giống được trồng đại trà ở hầu hết các vùng trồng cao su gần đây.

Dạng cây: Thân thẳng, tròn, chân voi rõ, tán cân đối, cành thấp tự rụng. Vỏ nguyên sinh dày trung bình, trơn dễ cạo, tái sinh tốt.

Sinh trưởng: Sinh trưởng trong thời gian KTCB ở Đông Nam bộ đạt mức trung bình, khá ở Tây Nguyên. Tăng trưởng trong khi cạo khá.

Chế độ cạo: 1/2S d/3. Thích hợp chế độ cạo nhẹ, đáp ứng kích thích mủ trung bình, và không nên mở miệng cạo sớm khi vỏ còn mỏng.

Năng suất: Ở miền Đông Nam bộ, các năm đầu PB 260 có sản lượng thấp hơn PB 235 nhưng có xu hướng tăng cao vào các năm sau. Tại Tây Nguyên, sản lượng cao ngay các năm đầu, vượt nhiều giống khác.

Các đặc tính khác: Ít nhiễm hoặc nhiễm nhẹ bệnh phấn trắng, dễ bị nhiễm bệnh loét sọc mặt cạo. Kháng gió khá.

RRIM 600

Nguồn gốc: Xuất xứ Malaysia. Phổ hệ: Tj 1 x PB 86.

Dạng cây: Thân thẳng, phân cành lớn tập trung, tán rộng. Vỏ dày trung bình, dễ cạo. Cạo phạm, vỏ tái sinh dễ bị u lồi.

Sinh trưởng: Sinh trưởng trong thời gian KTCB đạt mức trung bình. Tăng trưởng khi cạo khá

Chế độ cạo: 1/2S d/2. Đáp ứng được với thuốc kích thích vừa phải, có thể chịu được cường độ cạo cao.

Năng suất: Khá cao và ổn định trên nhiều vùng. Năng suất đạt trung bình từ 1,5  1,6 tấn/ha/năm từ năm cạo thứ tư trở đi. Trong 12 năm đầu năng suất bình quân đạt 1,4 tấn/ha/năm.

Các đặc tính khác: RRIM 600 mẩn cảm với bệnh nấm hồng, rụng lá mùa mưa, loét sọc mặt cạo, ít nhiễm phấn trắng. Đây là giống rất triển vọng cho Tây Nguyên và Bắc Trung bộ.

RRIV2 (LH 82/156)

Nguồn gốc: Viện NC Cao su Việt Nam, 1982. Phổ hệ: RRIC 110 x RRIC 117.

Dạng cây: Thân thẳng, tròn. Phân cành trung bình. Cành về sau tự rụng. Tán thấp và rậm khi cây còn tơ; tán cao và thoáng khi trưởng thành. Vỏ cạo dày trung bình, trơn láng dễ cạo.

Sinh trưởng: Cây sinh trưởng rất khoẻ trong giai đoạn KTCB; tăng trưởng trong khi cạo tốt.

Chế độ cạo: 1/2S d/3. Hạn chế sử dụng chất kích thích mủ.

Năng suất: Sản lượng những năm đầu thấp, sau đó tăng dần và vượt PB 235. Tại Đông Nam bộ năng suất năm thứ 3 đạt trên 2 tấn/ha; sản lượng đều qua các tháng trong năm, đáp ứng kích thích mủ khá.

Các đặc tính khác: Nhiễm nhẹ các lọai bệnh. Chịu rét kém.

RRIV 3 (LH 82/158)

Nguồn gốc: Viện NC Cao su Việt Nam, 1982. Phổ hệ: RRIC 110 x RRIC 117.

Dạng cây: Thân thẳng, tròn. Phân cành tập trung, thấp, nhiều cành nhỏ ở giai đoạn non. Cành thấp về sau tự rụng. Tán tròn, rậm. Vỏ cạo dày trên trung bình, dễ cạo.

Sinh trưởng: Cây sinh trưởng ban đầu chậm, sau tăng nhanh vượt hơn PB 235; tăng trưởng trong khi cạo tốt.

Chế độ cạo: 1/2S d/3.

Năng suất: Tăng dần theo các năm. Tại Đông Nam bộ năng suất năm thứ 3 đạt trên 2 tấn/ha; sản lượng đều qua các tháng trong năm, đáp ứng kích thích mủ khá.

Các đặc tính khác: Nhiễm phấn trắng và nấm hồng, ít rụng lá mùa mưa và loét sọc mặt cạo.

RRIV 4 (LH 82/182)

Nguồn gốc: Viện NC Cao su Việt Nam, năm 1982. Phổ hệ: RRIC 110 x PB 235. Giống chiếm tỷ lệ cao trong diện tích trồng mới ở khu vực Đông Nam bộ.

Dạng cây: Thân thẳng, tròn, vỏ hơi mỏng, dễ cạo.

Sinh trưởng: Cây phát triển nhanh ở các năm đầu, cành gỗ ghép phát triển nhanh, nhiều mắt, ghép dễ sống. Tăng trưởng trong thời gian cạo kém.

Chế độ cạo: 1/2S d/3.

Năng suất: Là giống cao su cho năng suất rất cao và tăng dần theo các năm. Ở vùng Đông Nam bộ, năng suất năm thứ 2 đã đạt 1,8 - 2 tấn/ha, các năm sau có thể đạt 3 tấn/ha. Năng suất mủ cao hơn hẳn giống PB235 và các dòng RRIV 1,2,3,5.

Các đặc tính khác: Nhiễm nhẹ các bệnh nấm hồng, loét sọc mặt cạo; dễ nhiễm phấn trắng, héo đen đầu lá. Kháng gió rất kém, không nên trồng ở vùng gió mạnh. Cần chú ý các biện pháp tạo tán thích hợp.

VM515

Nguồn gốc: Xuất xứ Malaysia. Phổ hệ: chưa xác định.

- Dạng cây: Thân hơi vặn, dáng thẳng, phân cành cao. Vỏ nguyên sinh hơi dầy, nhẵn, dễ cạo, tái sinh vỏ tốt.

Sinh trưởng: Khá lúc mới trồng, chậm dần lúc mở miệng cạo. Tăng trưởng trong khi cạo kém.

Chế độ cạo: 1/2 S d/3. Đáp ứng được với kích thích.

Năng suất: 1,5  2 tấn/ha/năm. Năng suất tương đương hoặc hơn PB235.

Các đặc tính khác: VM 515 ít nhiễm nấm hồng, loét sọc mặt cạo, nhưng nhiễm các bệnh lá, dễ khô miệng cạo.

KỸ THUẬT TRỒNG

1. Điều kiện sinh thái để trồng cây cao su

Đất canh tác có tầng sâu trên 1,5m không bị úng thủy, không đụng đá kết von, đá bàn, cao trình dưới 600m so mực nước biển.

Khí hậu có nhiệt độ trung bình hàng năm từ 25-28oC, lượng mưa bình quân hằng năm 1500mm phân bố mưa từ 5-6 tháng trong năm.

2. Chuẩn bị đất

Công tác chuẩn bị đất: phải hoàn chỉnh trước vụ trồng mới trên 60 ngày, cho rà gốc, gom dọn sạch rễ, chồi sau khi cày đất.

Đất chuẩn bị trồng cần phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ đất màu, chống úng, chống xói mòn, có mương thoát nước và xây dựng hệ thống đường đi.

3. Thiết kế hàng trồng

Đất dốc <50 trồng thẳng hàng theo hướng Bắc Nam

Đất dốc từ 50 - 200 trồng theo đường đồng mức chủ đạo

4. Mật độ và khoảng cách trồng

Đất đỏ: 7m x 3m tương ứng với 476 cây/ha

Đất xám: 6m x 3m tương ứng với 555 cây/ha

5. Phương pháp trồng

Quy cách hố trồng: 60x60x60 cm (Khoan máy hoặc đào bằng tay).

Sau khi đào hố để ải 15 ngày, lấp hố bằng lớp đất mặt khoảng ½ hố, bón lót 2kg phân hữu cơ vi sinh (hay 1-1,5kg phân hữu cơ vi sinh Komix) + 300 gr lân + lớp đất mặt lấp đầy hố, cắm cọc giữa hố để đánh dấu điểm trồng sau này.

a. Trồng cây bầu

Lấy cuốc móc đất lấp trong hố lên, có độ sâu bằng chiều cao bầu cây con; dùng dao bén cắt bỏ đáy bầu 1 lớp khoảng 1-2 cm; cắt bỏ phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu, hoặc bị xoắn trong đáy bầu, sau đó đặt bầu xuống hố, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất, dùng dao bén rọc túi bầu Pe từ phía dưới lên cuốn nhẹ từ từ túi bầu, cuốn lên tới đâu lấp đất tới đó, ém giữ cho bầu đất không bị vỡ, cuối cùng cho lấp đất quanh gốc bầu phủ kín cổ rễ, nhưng không lấp mắt ghép.

b. Trồng cây stum trần

Dùng cuốc móc đất lấp hố lên, có độ sâu dài hơn rễ đuôi chuột cây stump; đặt tum thẳng xuống hố, mắt ghép quay về hướng gió chính lấp hố lại từng lớp đất, lấp tới đâu dậm kỹ tới đó để đất lắp chắt gốc tum; sau cùng lấp đất mặt cho cho đến ngang mí dưới mắt ghép, không để lồi cổ rễ lên mặt đất.

c. Trồng dặm: Phải trồng dặm và định hình vườn cây từ năm thứ nhất

20 ngày sau trồng phải kiểm tra, trồng dặm lại những cây chết hoặc mắt ghép chết.

Để đảm bảo vườn cây đồng đều, phải chuẩn bị 15% đối với vườn cây trồng bầu và 25 % vườn cây trồng trần trồng dặm, so với cây trồng mới.

Có thể trồng dặm bằng tum trần, bầu cắt ngọn, bầu 1-2 tầng lá hoặc Stump bầu có hai tầng lá ổn định.

Trồng dặm bằng cây con đúng giống đã trồng trên vườn cây.

6. Thời vụ trồng

Trồng mới khi thời tiết thuận lợi, đất có đủ độ ẩm

Miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên

+ Trồng tum trần từ 1/6  15/7 (Dương lịch)

+ Trồng bầu từ 15/5  31/8 (Dương lịch)

Trồng dặm cũng được thực hiện theo thời vụ trên

CHĂM SÓC VƯỜN CÂY KIẾN THIẾT CƠ BẢN (KTCB)

1. Làm cỏ

a/ Làm cỏ trên hàng

Năm thứ nhất: làm cỏ cách gốc cao su mỗi bên 1m, 3 lần/năm, cỏ sát gốc cao su phải nhổ bằng tay, không làm bằng cuốc vì dễ gây vết thương cho cây, nơi đất dốc phải làm cỏ theo từng bồn cây để giảm bớt xói mòn, khi làm cỏ lưu ý không kéo đất ra khỏi gốc cao su.

Từ năm thứ hai đến năm thứ 5 làm cỏ 4 lần/năm, năm thứ sáu đến năm thứ tám làm cỏ 2 lần/năm.

Hạn chế làm cỏ thủ công trên hàng, ưu tiên sử dụng thuốc diệt cỏ để giảm công lao động.

b/ Làm có giữa hàng

Phát dọn cỏ, chồi giữa hai hàng cao su, duy trì thảm cỏ mặt đất khoảng 15-20cm, năm thứ nhất phát cỏ 2 lần/năm, năm thứ hai đến thứ tư phát 4lần/năm, hoặc sử dụng thuốc diệt cỏ thì giảm số lần phát cỏ.

Hạn chế cày đất từ năm thứ hai trở đi, tuyết đối không cày ở vùng có độ dốc lớn hơn 8%.

2. Tủ gốc giữ ẩm

Thực hiện trong năm đầu vào cuối mùa khô, giúp cho rễ cao su phát triển tốt, giữ ẩm chống hạn. Sử dụng thân các loại cây họ đậu, cây phân xanh, rơm rạ, thân cỏ dại... tủ gốc sau khi đã phúp bồn, xới váng. Tủ cách gốc 10 cm, bán kính tủ 1 m, dày tối thiểu 10 cm. Phủ một lớp đất dày 5 cm che kín lên trên bề mặt.

3. Tỉa chồi

Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời, để cho chồi ghép phát triển tốt.

Tỉa cành tạo tán: cần thường xuyên kiểm tra cắt bỏ những cành lệch tán, cành mọc tập trung.

Vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3m trở lên.

4. Phòng chống cháy

Phát dọn sạch cỏ quanh bìa lô cao su thành hàng rộng 10m, dọn cỏ đường luồng, quét lá sạch cách hàng cao su 2m để tránh cháy lan, tuyệt đối không đốt lửa trong lô cao su.

5. Bón phân cho vườn cao su KTCB

Bón thúc phân vô cơ

Bảng 1:Lượng phân vô cơ bón thúc cho vườn cao su KTCB

Loại đất

Năm tuổi

Urê

Lân nung chảy

Clorua kali

g/cây

kg/ha

g/cây

kg/ha

g/cây

kg/ha

Đất xám 555 cây/ha (6m x3m)

1

2

3

4 - 8

90

198

234

50

110

130

140

270

595

721

150

330

400

430

27

54

63

15

30

35

40

Cách bón như sau

+ Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: cuốc rãnh hình vành khăn hoặc bấubốn lỗ quanh gốc, theo hình chiếu của tán, rãnh rộng 20 cm, sâu 10 cm. Rải đều phân bón vào rãnh, lấp đất vùi kín phân. Năm đầu bón phân cách gốc cao su 30  40 cm, mỗi năm sau nới rộng vùng bón phân ra xa hơn năm trước 20 cm.

+ Khi vườn cao su giao tán trở về sau: Rải đều phân thành băng rộng 1m giữa hai hàng cao su, xới nhẹ lấp phân, tránh làm đứt rễ.

Trong hai năm đầu trồng mới cần bổ sung thêm phân bón qua lá (Komix - Rb qua lá pha với nồng độ 1/200 phun đều lên hai mặt lá, phun 4-6 lần/năm) sau khi cây đã đạt trên một tầng lá ổn định để cây mau bén rễ đâm chồi. Nhu cầu dinh dưỡng trong giai đoạn từ năm thứ ba đến năm thứ sáu tăng rất nhanh để đáp ứng cho việc hình thành bộ tán lá và phát triển vòng thân.

Ngoài sử dụng phân bón thúc vô cơ trên có thể sử dụng phân Komix chuyên dùng cho cao su kiến thiết cơ bản (5-5-3)

Bảng 2: Qui trình bón phân Komix cho cao su KTCB

Loại phân

Loại đất

Năm trồng

Lượng bón (g/cây/lần)

Komix chuyên dùng cho cao su KTCB (5-5-3)

Đỏ

Lần 1

Lần 2

1

200-300 (bón 3 lần/năm)

2

800-1000

600-800

3-6

1200

800

Xám

1

200-300 (bón 3 lần/năm)

2

1000-1200

700-900

3-6

1400

1000

CHĂM SÓC VƯỜN CÂY KINH DOANH

1. Làm cỏ hàng và cỏ giữa hàng

- Làm cỏ hàng: Làm sạch cỏ cách cây cao su mỗi bên 1m, b?ng th? công ho?c thu?c di?t c?, đối với đất dốc chỉ làm cỏ bồn 1m còn lại phát cỏ như cỏ hàng.

-Làm cỏ giữa hàng: Phát sạch cỏ giữa hàng cao su, nơi đất dốc phải giữ lại thảm cỏ dày 10 - 15 cm để chống xói mòn. Không được cày giữa các hàng cao su.

2. Bón phân cho vườn cây khai thác

Số lần bón phân vô cơ: 2 lần/năm

Bón lần thứ nhất vào đầu mùa mưa (tháng 4-5) khi đất đủ ẩm, bón 2/3 lượng phân.

Bón lần thứ hai vào thời điểm cuối mùa mưa (tháng 10) bón 1/3 lượng phân còn lại.

Cách bón: Trộn kỹ các lọai phân, chia, rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1-1,5m giữa hai hàng cao su.

Bổ sung phân hữu cơ: bón 1 lần, từ 3-5 tấn phân chuồng cho 1 ha hằng năm vào đầu mùa mưa hoặc bón 1-1,5kg/hố (tùy dạng đất) phân hữu cơ vi sinh Komix.

Bảng 3: Lượng phân vô cơ sử dụng cho vườn cao su khai thác

(Đơn vị tính: kg/ha/năm)

Năm cạo

Hạng đất

Urê

Lân

Kali

Tổng lượng hỗn hợp

1-10

I

II

III

152

174

196

400

450

500

117

133

150

669

757

846

11-20

Chung cho các loại đất

217

500

167

884

Đối với đất dốc 15% thì nên bón vào hệ thống hố giữ màu, lấp kín, vùi phân bằng cỏ mục, lá&

Ngoài sử dụng phân bón vô cơ trên có thể sử dụng phân Komix chuyên dùng cho cao su khai thác (5-5-5) (theo bảng 4) hay bón kết hợp phân Komix với phân hóa học (theo bảng 5)

Bảng 4: Qui trình bón phân Komix cho cao su khai thác mủ

Loại phân

Loại đất

Năm trồng

Lượng bón (kg/cây/lần)

Komix chuyên dùng cao su khai thác

(5-5-5)

Lần 1

Lần 2

Đỏ

7-16

1,2-1,4

0,8-1,0

Trên 16

1,5-1,6

1,0-1,2

xám

7-16

1,2-1,4

1,0-1,2

Trên 16

1,6-1,8

1,2-1,8

Bảng 5: Qui trình bón phân Komix kết hợp với phân hoá học cho cao su khai thác

Năm tuổi

Loại phân

Lượng bón (kg/ha)

Năm 7-16

Lần 1

Lần 2

Lân HCVS Komix

600

400

Urê

80

60

Kali

70

50

Năm 16 trở lên

Lân HCVS komix

700

500

Urê

90

60

Kali

80

50

QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC VƯỜN CAO SU KINH DOANH

Hiện nay chu kỳ khai thác mủ cây Cao su rút xuống còn 20 năm, nhờ có giống mới tiến bộ và áp dụng Khoa học kỹ thuật nên cho năng suất cao, sản lượng vẫn đạt 35-40 tấn/ha.

Khi hết thời kỳ đầu tư KTCB nếu vườn cây có 70% số cây đạt vanh thân ở vị trí cách mặt đất 1 m đạt 50 cm trở lên, vỏ cạo dày hơn 6 mm thì đưa vào khai thác lấy mủ, số cây còn lại mở bổ sung vào năm sau.

Vườn cao su khai thác chia làm ba nhóm cây

Cây tơ/ nhóm I: Từ năm cạo thứ nhất đến năm cạo thứ 10.

Cây trung niên / Nhóm II: Từ năm cạo thứ 11 đến năm cạo thứ 17.

Cây già/ Nhóm III: Từ năm cạo thứ 18 đến năm cạo thứ 20.

1. Thiết kế miệng cạo

Cây mới mở cạo có miệng tiền cách chân voi 1.3m, cạo ngược sẽ bắt đầu từ độ cao 1,3 m cách chân voi.

Độ dốc miệng cạo so với trục ngang từ 30o - 34o.

+ Cây nhóm I: 34o

+ Cây nhóm II: 32o

+ Cây nhóm III: 30o

Miệng tiền được mở đồng loạt một hướng trong lô

Dùng thước dây chia cây làm 2 phần bằng nhau,

Đường thước chia cây miệng liền có đánh 3 dấu: Nơi mở miệng, đóng máng và cột kiềng.

Dùng rập lấy vị trí miệng tiền làm chuẩn, kẻ 4 rập trong năm, để khống chế mức đo hao dăm (mỗi rập 3,5 cm cho 1 quí cạo).

2. Thời vụ cạo

Mở miệng cạo vào tháng 3-4 và tháng 10-11 trong năm.

Nghỉ cạo vào mùa rụng lá tháng 1-2; ngưng cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim và tiến hành cạo lại khi cây đã có tán lá ổn định.

3. Chia phần cây cạo

Số cây trên phần cạo được qui định tùy vào địa hình, mậït độ cây cạo, tuổi cây cạo tình trạng vỏ cạo và chế độ cạo.

Chia từ 200 - 500 cây cạo/phần cạo.

Mỗi phần cạo phải được đánh dấu phân chia rõ ràng.

4.Quản lý độ hao dăm, độ sâu cạo mủ, chế độ cạo và cường độ cạo

- Độ sâu cạo mủ: Cạo sâu cách tượng tầng từ 1-1,3 mm là cho mủ tốt, cạo cách tượng tầng hơn 1,3mm là cạo cạn, ít mũ, cạo sâu cách tượng tầng dưới 1mm là cạo sát, cạo chạm gỗ là cạo phạm. Cạo sát, cạo phạm dễ làm khô miệng cạo và khó tái sinh vỏ.

- Lượng hao dăm

Cạo xuôi hao dăm từ 1,1 - 1,5 mm/lần cạo (hao dăm tối đa 16 cm/năm) đối với nhịp độ cạo D3 và hao dăm 20cm đối với nhịp độ cạo D2

Cạo ngược hao dăm từ 1,5 -2 mm/lần cạo (hao dăm tối đa 3cm /tháng).

- Chế độ cạo, cường độ cạo:

Khuyến cáo: S/2 d/3 6d/7. (Cạo 1/2 miệng cạo, 3 ngày cạo một lần, 1 tuần cạo 2 lần, nghỉ ngày chủ nhật)

Không khuyến cáo chế độ cạo d/2 (2 ngày cạo một lần) kể cả các dòng vô tính GT1, RRIM 600, và các dòng RRIV chỉ nên kết hợp sử dụng thuốc kích thích để đảm bảo năng suất, tiết kiệm được công lao động và lớp vỏ cạo kinh tế.

- Tiêu chuẩn đường cạo: Đường cạo phải đúng độ dốc, có lòng máng, vuông viền, vuông hậu, không lệch miệng, không lượn sóng, không vượt ranh, vượt tuyến.

- Giờ cạo mủ: Tùy theo thời tiết trong năm, cạo càng sớm càng tốt. Khi nhìn thấy rõ đường cạo, mùa mưa khi cây khô ráo mới bắt đầu cạo.

- Giờ trút mủ: Trút mủ từ 10 - 11 giờ trưa, tùy giống gặp trời chuyển mưa có thể trút mủ sớm hơn.

5. Kỹ thuật cạo

Mở miệng cạo: Sau khi định hướng vị trí miệng tiềng trong lô, dùng thướng, móc, rạch để phân ranh tiền, hậu, đánh dấu đóng máng, cột kiềng.

Dùng rập (cờ): đánh dấu miệng cạo chuẩn, vạch đường chia hao dăm quý. Mở mương tiền (trên lớn dưới nhỏ) để dẫn mủ.

Thiết kế xong, tiến hành cột kiềng, đóng máng và cạo xả 3 nhát:

+ Nhát 1: nhát cạo chuẩn (theo đường rập).

+ Nhát 2: Cạo vạt nêm tạo độ nghiêng miệng cạo.

+ Nhát 3: Cạo hoàn chỉnh (cạo áp má dao) lấy độ đúng độ sâu cạo mủ.

5.1. Kỹ thuật cơ bản cạo miệng xuôi

a. Cách cầm dao cạo

- Miệng cạo ngang tầm người trở xuống

Tay phải: cho cán dao thúc vào lòng bàn tay, cầm cả 5 ngóm sao cho 3 ngón út, ngón nhẫn và giữa ôm sát vào cán dao, ngón trỏ áp sát má dao bên phải.

Tay trái: cầm phiá ngoài tay phải, cầm cả 5 ngón sao cho ngón trỏ áp sát sống dao bên trái, song song với thân dao.

- Miệng cạo cao hơn tầm người

Tay phải: Cầm giống như cách tầm ngang người trở xuống.

Tay Trái: Đặt thân dao vào lòng bàn tay, 5 ngón tay đặt lên phía sống dao, các ngón tay hơi cong.

b. Tư thế đứng và dịch chuyển

- Miệng cạo ở tầm vừa và cao

Đứng cách thân cây 1 khoảng nhìn thấy được ranh hậu, 2 chân đặt song song với nhau chân trái trước, chân phải sau. Đặt dao ở miệng hậu, lấy góc hậu sau đó dịch chân trái sau chân phải đồng thời tay kéo dao cạo theo bước chân đến góc tiền, lấy vuông tiền bằng cách nâng 2 tay cùng lúc.

- Miệng cạo ở tư thế thấp (Cúi khom người)

Cách chuyển động ngược với tư thế trên, chân trái chân trái chuyển phiá sau chân phải trước, cúi khom người để dao chuyển động nhịp nhàng, không bị cạo phạm.

5.2. Kỹ thuật cơ bản cạo miệng ngược

Hiện nay chế độ cạo miệng ngược được áp dụng rộng rãi ở nước ta và các nước trồng cao su trên thế giới, chế độ cạo này áp dụng cho các vườn cây có tuổi cại cạo từ năm thứ 11 trở lên (hoặc một số vườn không thực hiện được cạo xuôi). Tuỳ theo tuôi cạo để có chế độ cạo ngược, do khác nhau về chiều dài miệng cạo, số miệng cạo. nhịp độ cạo& dao cạo để kiểm soát độ hao dăm, độ dốc miệng cạo (cạo ngược có kiểm soát và cạo ngược không có kiểm soát)

- Đặc điểm của vườn cạo ngược:

+ Đã cạo xong lớp vỏ tái sinh

+ Qua 10 năm mặt cạo xuôi

+ Mặt cạo xuôi có triệu chứng khô mủ

+ Vỏ tái sinh mặt cạo xuôi quá kém (Bị cạo phạm, U quá nhiều&)

+ Vỏ tái sinh quá mỏng&

a. Cách cầm dao

Tay cầm dao theo kiểu cạo xuôi, lưu ý cạo ngược lưỡi dao là má dao, dùng lực đẩy dăm, dăm cạo dài càng tốt, nâng tay để hất dăm ra ngoài để tránh mủ chảy leo ra ngoài.

b. Tư thế dịch chuyển

Chân trái bước phía trong, chân phải vòng ra ngoài, phải bước xéo chân, thì ta mới đủ lực đẩy dao đến ranh hậu.

6. Kỹ thuật bôi thuốc kích thích

- Bôi kích thích trước nhát cạo kế tiếp 24 - 48 giờ

- Không bôi khi cây còn ướt.

- Không bôi trong mùa khô, mùa rụng lá

6.1. Phương pháp bôi trên vỏ tái sinh

Sau khi khuấy đều chất kích thích, dùng cọ bôi 1 lớp mỏng trên lớp vỏ tái sinh tiếp giáp miệng cạo, bôi thuốc trên băng rộng 1,5 cm. (Áp dụng cho miệng cạo xuôi)

6.2. Phương pháp bôi trên miệng cạo không bóc mủ dây

Sau khi khuấy đều chất kích thích, dùng cọ bôi một lớp mỏng, đều ngay trên miệng cạo (Áp dụng cho miệng cạo ngược)

7. Bệnh hại chính trên cây cao su

7.1. Bệnh phấn trắng

Tác nhân: Do nấm Oidium heveae. Bệnh gây hại trên cây cao su ở mọi lứa tuổi, mùa bệnh vào giai đoạn cây cao su ra lá mới từ tháng 2 đến tháng 5, bệnh hại nặng ở những vùng cao có khí hậu lạnh và thường xuyên có sương mù.

Triệu chứng: Lá non từ 1-10 ngày tuổi bị rụng dần để lại cuống trên cành, lá trên 10 ngày tuổi không bị rụng mà để lại vết bệnh với nhiều dạng loang lổ, hai mặt lá có bột màu trắng và nhiều ở mặt dưới lá. Các dòng vô tính nhiễm nặng: VM 515, PB235, PB255, RRIV4&

Phòng trị

Dùng thuốc Sumieght 0,2%; Kumulus 0,3%; bột lưu huỳnh 9-12kg/ha. Xử lý định kỳ 7-10 ngày/lần, vào thời kỳ lá non chưa ổn định.

7.2. Bệnh héo đen đầu lá

Tác nhân: Do nấm Collectotrichum glocosporioides gây ra. Bệnh thường xuất hiện suốt trong thời gian sinh trưởng của cây, phổ biến vào mùa mưa có ẩm độ cao từ tháng 6 đến tháng 10. Bệnh hại nặng ở vườn cây KTCB.

Triệu chứng

+ Lá non từ 1-10 ngày tuổi có đốm nâu nhạt ở đầu lá. Rụng từng lá chét, sau cùng rụng cuống lá.

+ Lá già hơn 14 ngày tuổi, không gây rụng lá nhưng để lại đốm u lồi trên phiến lá. bệnh còn gây hại trên trái và chồi non, bệnh gây khô ngọn khô cành từng phần hoặc chết cả cây.

Phòng trị

Dùng thuốc Vicarben50SC, Carbenzim 500FL nồng độ 2% Phun lên tán lá non, 7-10 ngày phun 1 lần.

7.3. Bệnh rụng lá mùa mưa

Tác nhân: Do nấm Phytophtora botryosa, Phytophtora palmivora gây nên. Chỉ xảy ra ở mùa mưa, hại nặng trên vườn cây khai thác, nhất là những vùng thường mưa dầm.

Triệu chứng: Trên cuống lá có cục mủ màu đen hoặc trắng, trung tâm vết bệnh có màu nâu xám, rụng cả ba lá chét và cuống, bệnh hại nặng trên trái gần khô.

Phòng trị

+ Dùng thuốc Oxyclorua đồng 0,25%, Bordeaux 1%, Ridomil MZ 72 0,3 - 0,4%.

7.4. Bệnh nấm hồng

Tác nhân: Bệnh thường tập trung ở nơi phân cành do ẩm độ cao. Do nấm Corticium salmonicolor gây nên. Bệnh gây hại trên cây từ 3 - 12 năm tuổi và hại nặng ở cây 4 - 8 tuổi. Bệnh thường tập trung hại vào mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11 và tấn công trên thân cành đã hóa sần.

Triệu chứng: Vết bệnh ban đầu là những mạng nhện trắng xuất hiện trên cành, đồng thời có những giọt mủ chảy ra, khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi, bệnh chuyển từ màu trắng sang hồng, cành lá phía trên vết bệnh chuyển vàng và chết khô.

Phòng trị

+ Vệ sinh vườn cây, cắt đốt bỏ những cành chết do bệnh để hạn chế sự lây lan.

+ Dùng thuốc Validacin 5L (thuốc đặc hiệu) 1,2%, dung dịch Bordeaux 1% (phun) và 5% (quét). Chu kỳ phun 10-15 ngày/ lần.

7.5. Khô ngọn khô cành

Tác nhân: Do các bệnh lá, vết thương cơ giới, yếu tố môi trường. Xuất hiện ở mọi giai đoạn sinh trưởng của cây cao su, gây nguy hại ở giai đoạn cây KTCB.

Triệu chứng: Các chồi bị rụng lá và có những đốm nâu đen trên vỏ còn xanh sau đó lan dần xuống dưới và phần bị nhiễm chết khô.

Phòng trị

+ Bón phân cân đối, diệt cỏ dại, phòng trị bệnh lá, không gây vết thương cho cây.

+ Xử lý: Cưa dưới vết bệnh 10  20 cm một góc 450, bôi vaseline, dùng dung dịch nước vôi quét toàn bộ thân.

7.6. Cháy nắng

Tác nhân: Do nắng, biên độ nhiệt độ trong ngày cao, tủ gốc và làm bồn không kỹ.Phân bố ở vườn cây cao su KTCB.

Triệu chứng: Cháy lá loang lổ, có màu trắng bạc, sau đó rụng và chết chồi non do mất nước. Cây 2 - 3 tuổi, trên thân hóa nâu từ 0  20 cm cách mặt đất bị lõm và nứt vỏ, chảy mủ, sau đó vết bệnh lan rộng và có hình mũi mác, các vết bệnh thường cùng một hướng (hướng Tây và Tây Nam).

Phòng trị

+ Làm bồn tủ gốc kỹ vào mùa khô, quét nước vôi lên thân.

+ Bôi vaseline lên vết bệnh ngăn chặn tấn công của nấm và côn trùng.

7.7. Bệnh loét sọc mặt cạo

Tác nhân: Do nấm Phytophtora palmivora gây nên. Bệnh gây hại trên mặt cạo vào mùa mưa tháng 6 -11.

Triệu chứng: Những sọc nhỏ hơi lõm màu nâu nhạt ngay trên đường cạo và chạy dọc song song với thân cây, sau đó các vết bệnh liên kết lại thành những mảng lớn, lúc này vỏ bị thối nhũn, dịch màu vàng rỉ ra có mùi hôi thối, để lộ gỗ, gây khó khăn cho việc khai thác sau này. Đây cũng là vị trí thuận lợi cho mối mọt tấn công.

Phòng trị

+ Không cạo khi cây còn ướt, không cạo phạm, cạo sát.

+ Vệ sinh trừ cỏ dại thông thoáng vườn cây.

+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện dịch bệnh, xử lý bôi thuốc kịp thời. Các thuốc như Ridomil 2-3%, Mexyl MZ 72 nồng độ 2%.

+ Ở những vùng thường xảy ra bệnh hoặc vườn cây có miệng cạo gần mặt đất phải bôi thuốc phòng định kỳ, bôi phòng 1lần/tháng, có thể 2 lần/tháng vào những tháng mưa dầm.

+ Cây bị bệnh nặng phải nghỉ cạo để hạn chế lây lan.

7.8. Bệnh thối mốc mặt cạo

Tác nhân: Do nấm Ceratocysits fimbriata. Bệnh xảy ra vào mùa mưa, thường kèm với bệnh loét sọc mặt cạo.

Triệu chứng: Trên mặt cạo xuất hiện những vết bệnh song song với đường cạo, dễ lầm với cạo phạm, ngày khô ráo thấy nấm màu trắng xám trên vết bệnh.

Phòng trị: Tương tự như trị bệnh loét sọc mặt cạo.

7.9. Bệnh khô miệng cạo

Tác nhân: Bệnh xuất hiện trong suốt chu kỳ khai thác. Chưa rõ tác nhân, hiện vẫn xem là bệnh sinh lý.

Triệu chứng: Ban đầu xuất hiện những đoạn mủ khô ngắn trên miệng cạo, sau đó lan nhanh và khô mủ hoàn toàn, nếu nặng cây bị nứt cả vỏ cạo.

Phòng trị

+ Đảm bảo chế độ cạo S/2 d/3 6d/7.

+ Chăm sóc, bón phân đầy đủ, nhất là khi vườn cây có sử dụng thuốc kích thích mủ.

+ Khi cây có biểu hiện bị bệnh phải ngưng cạo, dùng đót cứ 5 cm chích thử một lỗ trên vỏ cạo phía dưới đường cạo để xác định ranh giới vùng bị khô, từ chỗ đó cạo song song với đường cạo cũ một đường tới gỗ để cách ly bệnh.

+ Cho cây bệnh nghỉ cạo 1-2 tháng, kiểm tra nếu cây khỏi bệnh thì cạo lại với cường độ cạo nhẹ&

7.10. Bệnh nứt vỏ

Tác nhân: Do nấm Botryodiplodia

Triệu chứng: Thân cành bị nứt, có mủ chảy rỉ ra, có màu nâu đặc trưng, đôi khi chồi mọc ra dưới vết nứt, làm cây châm sinh trưởng, đôi khi chết cây. Bệnh thường xuất hiện trên vườn cây KTCB trên 3 năm tuổi và vườn cây khai thác.

Phòng trị:

Dùng thuốc trừ nấm có gốc Carbendazim (Vicarben 50HP, Bavistin 50FL& nồng độ 0,5% phun hết toàn bộ cây 2 tuần/ lần, phun 2-3 lần.

Từ những ghi chép trong 'Chuyện cũ Hà Nội'

Nói về việc đi phu đồn điền cao su, Nguyễn Công Hoan trong hồi ký Nhớ gì ghi nấy đã bình luận về sự khắc nghiệt của nghề này khi cho biết đi đồn điền cao su ở Nam Kỳ và Tân thế giới (thuộc địa của Pháp ở Thái Bình Dương) “là những nơi mà người đi không về”.

“Không về” ở đây chẳng phải là vì “đất lành chim đậu”, mà bởi đó là nơi không giúp phu cao su được sống, trái lại, nó là nơi phu đi vào cõi chết. “Đồn điền cao su nổi tiếng là nước độc. Phu làm rất khổ, sinh ra ốm yếu, rồi chết. Trốn không thoát”, vẫn lời tác giả Kép Tư Bền. Dạo Pháp thuộc còn có thơ rằng:

Cao su đi dễ khó về,

Khi đi trai tráng, khi về bủng beo.

Cao su đi dễ khó về,

Khi đi mất vợ, khi về mất con.

Cao su xanh tốt lạ đời,

Mỗi cây bón một xác người công nhân.

Có đi mới biết Mê Kông,

Có đi mới biết thân ông thế này.

Mê Kông chôn xác hàng ngày,

Có đi mới biết bàn tay xu Bào.

Nói về việc mộ phu đi làm đồn điền cao su, Nguyễn Công Hoan tóm lược: “Ở khắp nước, trong các làng, có những “sở mộ phu” cho Tây, cắm lá cờ tam tài ở cổng. Người mộ được phu thì hưởng tiền hỏa hồng. Trước khi đi, người phu được để lại cho vợ ba đồng”. Thực tế khắc nghiệt của việc mộ phu cũng như sự khổ cực của phu đồn điền còn bẽ bàng hơn nhiều qua những ghi chép của Tô Hoài nơi Chuyện cũ Hà Nội trong bài Đi phu mộ.

Theo lời thuật của tác giả Dế mèn phiêu lưu ký, việc mộ phu đi Nam Kỳ được tiến hành rầm rộ những năm trước Thế chiến hai, do Sở mộ phu Nam Kỳ và Cao Miên thực hiện. Trước các cổng tỉnh, thành phố, trên khung gỗ chằng dây thép mắt cáo là các tờ giấy thông báo ghi rõ “Thông cáo ai muốn đi Nam Kỳ và Cao Miên”. Trong đó ghi đãi ngộ cho phu như: Tiền công 5 đồng/ngày; có chỗ ở, được chăm sóc y tế khi đau ốm; nhận cả phu đi cùng gia đình, con cái; được nhận nuôi ngay khi ký giấy đi phu; giờ làm việc theo sắc lệnh của thanh tra lao động Việt Nam và Pháp… Dù thông báo được dán ở các tỉnh thành, nhưng muốn đi phu thì phải xuống Sở mộ phu đặt tại phố Belgique, Hải Phòng. Riêng người Nghệ An, Hà Tĩnh, Yên Bái thì loại ngay từ đầu vì đó là gốc cộng sản, hoặc quê của “phản loạn”.

Tuyển dụng phu tại đồn điền của hãng Michelin. Ảnh: F. Graveline

Ảnh: T.L

Trái với thông báo, với những hứa hẹn sán lạn, thực tế khắc nghiệt đón đợi phu mộ ngay từ khi bước chân rời tàu thủy lên Sài Gòn, được cho ở tạm tại các nhà “tân đáo” ở xóm Chiếu, Khánh Hội (thuộc Quận 4 ngày nay). Lúc này các sở cao su Dầu Tiếng, Đất Đỏ, Lộc Ninh… đến nhận phu. Phu nào đi theo gia đình có thể tan đàn xẻ nghé ngay từ đây khi các đồn điền có thể tuyển chồng mà bỏ vợ.

Sự khắc nghiệt đời phu được chứng thực qua đồn điền Dầu Tiếng của hãng Michelin. Phu đến đồn điền rồi khó mà trốn khi thẻ thân bị giao thẳng cho chủ. Tiền lương không được nhận, các chi phí sinh hoạt, tiêu dùng đều có phiếu tích kê hàng tháng, từ gạo, nước mắm cho đến quần áo. Để quản lý phu, đã có đội ngũ đội xếp, mã tà canh gác các ngả đường.

Còn ở sở phu Quảng Lợi, thư của Điều - bạn của Tô Hoài cho hay những gì diễn ra bên trong. Phu cao su sẽ làm những công việc quen thuộc quanh năm suốt tháng như đào lỗ, trồng cây, đắp đê, làm đất, quét dọn chỗ ở, làm đường, chút mủ… Về sinh hoạt, cơm gạo đỏ như củ nâu, thức ăn rặt cá kho, thịt heo thì chỉ có xương, da. Có những phu không lối thoát, đã chọn “bước đường cùng”: “1. Chặt tay vì cái đánh đập quá. 2. Nhảy xuống suối tự tử. 3. Thắt cổ vì ốm không được nằm nhà thương”.

Vì sao phu cao su phải chọn những kết cục đau lòng đến vậy? Không chỉ vì sống đời cùng cực, bị bóc lột như nô lệ, phu còn đối mặt với những hình phạt độc ác. Những tên cai xem mạng người như súc vật, đánh chết phu là thường. Nào đánh dập lá lách, chặt tay phu. Vật dụng để trừng phạt thì có bàn vả, cái hèo với mũi đồng để đập ống chân. Nếu phát hiện phu giả ốm thì bắt về sở và phạt “cúp ba ngày làm không công không gạo, sáng sớm ra sân điểm chạy 5 hôm rồi đưa một lượt roi quất vào đầu óc mình mẩy mới được đi làm”. Nhà thương, nơi đáng ra cứu mạng, thì thầy thuốc phải xem “người nào có chết đến bụng mới hòng nằm nhà thương, còn loàng xoàng năm bảy ngày không ăn được cơm thì đừng có hòng dò đến mà mất mạng”.

Video liên quan

Chủ đề