Tại sao quản trị là một môn khoa học

1. Hãy trình các nguyên tắc, hiệu quả và hiện thực. Muốn hoạch toán chính xác phải làm như thế nào? Cho ví dụ minh họa

2. Tại sao nói QTKD vừa là một môn khoa học vừa là môn nghệ thuật. Minh chứng bằng thực tiễn nơi cơ quan anh (chị) công tác

3. Hãy trình bày chức năng kiểm tra điều chỉnh; cho ví dụ:

4. Hãy trình bày các vấn đề cơ bản của công tác Quản trị nhân sự; cho ví dụ minh họa:

5. Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa 3 quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường bằng sơ đồ mạng. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung?

6. Hãy trình bày các kiểu cơ cấu bộ máy tổ chức trong QTKD; cho ví dụ minh họa


Tại sao quản trị là một môn khoa học


Chào bạn,

Có lẽ bạn đã mang nguyên một đề thi nào đó trong chương trình quản trị kinh doanh để hỏi chúng tôi. Nhưng điều này cũng không sao vì những câu hỏi của bạn sẽ là câu trả lời chung cho rất nhiều bạn.

Bạn đang xem: Ví dụ về quản trị là khoa học

Hiện trang kinhdientamquoc.vn có phần Lý thuyết, đây là kết quả sau khi chúng tôi số hóa toàn bộ chương trình đào tạo quản trị kinh doanh bậc đại học. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây.

Câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau:

1. Hãy trình các nguyên tắc, hiệu quả và hiện thực. Muốn hoạch toán chính xác phải làm như thế nào? Cho ví dụ minh họa

Bạn vui lòng làm rõ hơn câu hỏi, tôi sẽ giúp bạn trả lời.

2. Tại sao nói QTKD vừa là một môn khoa học vừa là môn nghệ thuật. Minh chứng bằng thực tiễn nơi cơ quan anh (chị) công tác.

+ Tại sao quản trị là Nghệ thuật, bạn vào đường link sau: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/14-tai-sao-quan-tri-la-nghe-thuat

+ Tại sao quản trị là khoa học: bạn vào đường link sau: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/13-tai-sao-quan-tri-la-khoa-hoc

Ví dụ:

Trong cơ quan của bạn có 1 nhân viên có tài nhưng lại vô kỷ luật. Nếu xét các vi phạm của nhân viên này về giờ giấc làm việc, tác phong... thì đủ điều kiện để kỷ luật và thuyên chuyển công việc. Nhưng nhân viên này lại là nhân sự quan trọng trong hệ thống mà thiếu đi thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả kinh doanh của công ty.

Là một giám đốc doanh nghiệp, bạn khó có thể áp dụng rập khuôn 100% quy định của nội quy đối với nhân viên này mà cần dùng các biện pháp khác để vừa có thể điều chỉnh được hành vi vừa có thể đảm bảo hiệu quả công việc.

3. Hãy trình bày chức năng kiểm tra điều chỉnh; cho ví dụ:

Kiểm tra là quá trình so sánh giữa mục tiêu và chỉ tiêu kế hoạch với kết quả thực tế đã đạt được trong từng khoảng thời gian đảm bảo cho hoạt động thực tế phù hợp với kế hoạch đã đề ra.

Đó là quá trình kiểm tra theo dõi quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu chuẩn đo lường, đánh giá và thu thập các thông tin nhằm xử lý điều chỉnh các hoạt động của tổ chức sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

Ví dụ:

Trong chức năng hoạch định, công ty sẽ đạt lợi nhuận 400 triệu trong năm 2014, trong từng tháng, từng quý, công ty phải luôn kiểm tra để đảm bảo đúng kế hoạch đặt ra, và có phân tích nguyên nhân và đề ra biện pháp cải tiến để đảm bảo kế hoạch. Nếu trong quý 1, công ty chưa đạt mốc 100 triệu, thì công ty cần có biện pháp để đạt được trong quý 2 (là 200 triệu)...

Xem thêm: Đề Cương Chuyên Đề Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh, Điểm Cao!

4. Hãy trình bày các vấn đề cơ bản của công tác Quản trị nhân sự; cho ví dụ minh họa:

+ Quản trị nhân sự là gì: Bạn vào đường link sau: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/310-quan-tri-nhan-su-la-gi

+ Vai trò của quản trị nhân sự: bạn vào đường link sau: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/314-vai-tro-cua-quan-tri-nhan-su

+ Mục tiêu của quản trị nhân sự: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/312-muc-tieu-cua-quan-tri-nhan-su.

+ Tầm quan trọng của quản trị nhân sự: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/311-tam-quan-trong-cua-van-de-quan-tri-nhan-su.

Ví dụ:

Việc quản trị nhân sự được thực hiện trước trong và sau khi nhân viên vào làm việc và kể cả khi nhân viên nghỉ việc. Cụ thể

Trước khi tuyển dụng, công tác quản trị nhân sự tập trung vào

Xây dựng cơ cấu tổ chức

Hoạch định nhân sự

Mô tả công việc

Phân tích công việc

Sau khi phân tích công việc và nhu cầu công việc, tiến hành tuyển dụng nhân sự theo quy trình tuyển dụng nhân sự

Khi nhân viên vào làm việc:

Tiến hành đào tạo ban đầu

Đào tạo trong quá trình làm việc và tái đào tạo

Quy chế trả lương

Thưởng và kỷ luật

Quan hệ lao động

Khi nhân viên nghỉ việc

Thực hiện thủ tục bàn giao công việc.

Trên đây là những vấn đề cơ bản nhất của công tác quản trị nguồn nhân lực nhìn từ góc độ quản lý 1 vị trí công việc.

5. Trình bày và phân tích mối quan hệ giữa 3 quy luật kinh tế cơ bản trong nền kinh tế thị trường bằng sơ đồ mạng. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung?

Bạn vui lòng nói rõ 3 quy luật kinh tế cơ bản đó là gì. Trong kinh tế, có rất rất nhiều các quy luật.

6. Hãy trình bày các kiểu cơ cấu bộ máy tổ chức trong QTKD; cho ví dụ minh họa

+ Các yếu tố chính hình thành cơ cấu tổ chức: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/8829-cac-yeu-to-chinh-yeu-hinh-thanh-nen-co-cau-to-chuc

+ Các loại cơ cấu tổ chức phổ biến

Cơ cấu tổ chức theo chức năng: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/22-co-cau-quan-ly-truc-tuyen---chuc-nang

Ví dụ: Công ty có nhiều phòng chức năng: Phòng Nhân sự, tài chính, kinh doanh...

Cơ cấu quản lý theo ma trận: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/23-co-cau-quan-ly-ma-tran

Ví dụ: Công ty có nhiều dự án và mỗi dự án gồm các bộ phận cùng tham gia

Cơ cấu tổ chức theo khu vực địa lý

http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/9714-co-cau-to-chuc-theo-khu-vuc-dia-ly

Ví dụ: Công ty có văn phòng ở Miền Bắc, trong văn phòng có đầy đủ các phòng ban.

Cơ cấu tổ chức theo sản phẩm hoặc dịch vụ: http://kinhdientamquoc.vn/dict/details/9715-co-cau-to-chuc-theo-san-pham-hay-dich-vu

Ví dụ: GIám đốc sản phẩm X, Y, Z, mỗi nhánh có đầy đủ các bộ phận: Nhân sự, tài chính, marketing...

Tính khoa học của quản trị tổ chức trước hết đòi hỏi các nhà quản trị phải nắm vững những quy luật liên quan đến quá trình hoạt động của tổ chức, đó là các quy luật về kinh tế, các quy luật tâm lý xã hội.

Mặt khác nó cũng đòi hỏi các nhà quản trị phải biết vận dụng các phương pháp đo lường hiện đại, những thành tựu tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại.

Những tác phẩm xuất sắc như “Principles and Methods of Scientific Management” của Fredrich. W.Taylor (Mỹ) hay “Industrial and General Administration” của Henry Fayol (Pháp) là một bước phát triển quan trọng của khoa học quản trị hiện đại. Ngày nay khoa học quản trị đã phát triển mạnh mẽ và trở thành một môn khoa học độc lập. Trong quá trình phát triển của mình, quản trị học đã kết hợp với nhiều môn khoa học khác, sử dụng những luận điểm và những thành tựu của chúng để giải quyết nhiều vấn đề của lý luận và thực tiễn quản trị.

Một nhà quản trị nổi tiếng đã nói rằng: “Một vị tướng tài thì không cần biết kỹ thuật điều khiển tên lửa như thế nào, kỹ thuật lái máy bay ra sao và làm thế nào để xe tăng vượt qua được chướng ngại vật, nhưng phải biết khi nào thì dùng pháo và loại pháo cỡ nào sẽ mang lại hiệu quả mong muốn. Khi nào thì dùng máy bay, khi nào dùng xe tăng. Sự phối hợp của chúng như thế nào và có thể mang lại những hiệu quả gì? Phải làm gì để có thể sử dụng tốt nhất các loại vũ khí đó? Người làm tướng phải nắm chắc những kiến thức loại này và phải luôn sáng tạo. Trong lĩnh vực quản trị kinh doanh cũng vậy”.

Như vậy có thể nhận thấy tính nghệ thuật của quản trị xuất phát từ tính đa dạng phong phú, muôn hình muôn vẻ của các sự vật và hiện tượng trong quá trình quản trị vì dù đã có khoa học về quản trị nhưng không phải mọi hiện tượng đều mang tính quy luật và không phải mọi quy luật có liên quan đến quá trình quản trị đều đã được nhận thức thành lý luận.

Không nên quan niệm nghệ thuật quản trị như người ta thường hay nghĩ đó là cha truyền con nối. Cũng không được phủ nhận mặt khoa học của quản trị. Sẽ là sai lầm khi cho rằng người lãnh đạo là một loại nghệ sĩ có tài năng bẩm sinh không ai có thể học được cách lãnh đạo. Cũng không ai có thể dạy được việc đó nếu người học không có năng khiếu. Thực ra khoa học và nghệ thuật trong quản trị luôn luôn song hành với nhau, mà người quản trị luôn phải vận dụng khéo léo những kinh nghiệm trong thực tiễn để giải quyết rất nhiều những tình huống cụ thể phát sinh trong sản xuất kinh doanh như nghệ thuật sử dụng con người ( đặt đúng chỗ, đúng khả năng), nghệ thuật mua hàng (làm sao mua được nguyên vật liệu tốt, rẻ, nhanh), nghệ thuật bán hàng, “câu khách”...và trong thực tế người ta nghiên cứu nghệ thuật quản trị không chỉ từ những kinh nghiệm thành công mà cả những kinh nghiệm thất bại.

Đặc điểm này được hiểu theo nghĩa có thể đi học nghề để tham gia các hoạt động quản trị nhưng có thành công hay không, có giỏi nghề hay không lại còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố của nghề (học ở đâu?, ai dạy cho?, cách học nghề ra sao? chương trình học thế nào?, người dạy có thực tâm truyền hết nghề hay không? Năng khiếu nghề nghiệp, ý chí làm giàu, lương tâm nghề nghiệp của người học nghề ra sao? các tiền đề tối thiểu về vật chất ban đầu cho sự hành nghề có bao nhiêu?).

Như vậy, muốn quá trình quản trị có kết quả thì trước tiên nhà quản trị tương lai phải được phát hiện năng lực, được đào tạo về nghề nghiệp, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm một cách chu đáo để phát hiện, nhận thức một cách chuẩn xác và đầy đủ các quy luật khách quan, đồng thời có phương pháp nghệ thuật thích hợp nhằm tuân thủ đúng các đòi hỏi của các quy luật đó.