Tại sao sâu răng lại đau

Khi đau răng sâu, người ta thường tìm đến các cách trị đau răng sâu tức thời bằng các “bài thuốc” dân gian. Chúng ta có thể dễ dàng biết đến những cách chữa đau răng sâu tại nhà như súc miệng nước muối, rượu, giấm, đá lạnh, dầu đinh hương hay thuốc giảm đau,.... Dưới đây KAIYEN xin tổng hợp một vài cách trị đau răng bị sâu nhanh nhất tại nhà.

10 cách trị đau răng sâu nhanh nhất tại nhà

Tình trạng sâu răng dẫn đến sâu răng thường ở mức độ khá nặng nề. Vì khi mới chớm sâu, bạn sẽ chưa bị đau hay nhức răng, khi sâu răng ăn sâu vào ngà răng và xâm lấn tới tủy răng, bạn mới bị những cơn đau nhức, khó chịu “hành hạ”.

Tại sao sâu răng lại đau

Nước muối

Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sẽ giúp phòng ngừa và giảm nhẹ các cơn đau răng nhanh chóng, hiệu quả. Khi nước muối tràn qua các kẽ răng và nướu sẽ giúp làm giảm bớt sự ê buốt, đau nhức của răng và loại bỏ những mảnh vụn thức ăn sót lại ở trong khoang miệng cũng như các kẽ răng. Đồng thời, nước muối sẽ hạn chế cơn đau răng tiến triển tệ hơn bằng cách:

  • Làm giảm sưng, viêm
  • Tăng cường khả năng chữa lành vết thương
  • Giảm đau họng

Cách thực hiện: Rót nước ấm vào cốc đã để sẵn muối nồng độ cao khuấy đều cho đến khi tan các hạt muối. Súc miệng đều đặn mỗi ngày khoảng 4-5 lần/ 1 ngày để giảm sưng viêm và chữa lành các mô mềm. Mẹo chữa đau răng này khá hiệu quả với tình trạng đau răng do viêm nướu, viêm quanh chân răng

Giảm đau răng sâu với rượu

Thành phần của rượu là cồn có tính sát khuẩn nên những lúc đau răng bạn nên ngậm rượu để giảm đau nhức, sưng, viêm nhiễm cũng như loại bỏ được mùi hôi khó chịu trong miệng.

Không chỉ uống rượu trắng mới có tác dụng nhiều người đã dùng rượu  hạt cau, hoặc rượu hạt gấc để giảm đau. Do đó, thay vì ngậm dung dịch nước muối, bạn có thể ngậm rượu để làm thuyên giảm những cơn đau răng đồng thời kháng viêm hiệu quả. 

Tại sao sâu răng lại đau

Chườm lạnh hay chườm đá

Chườm đá lạnh là một trong những cách làm hết nhức răng nhanh nhất, an toàn và dễ thực hiện. Túi chườm lạnh hay đá lạnh sẽ làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác, từ đó làm giảm đau răng một cách nhanh chóng. Phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp giảm đau răng khôn.

Lưu ý: Không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên vùng má bị đau răng vì đá quá lạnh sẽ gây khó chịu và giảm hiệu quả.
Phương pháp chườm đá sử dụng nhiệt độ thấp làm hạn chế lưu lượng máu đến khu vực bị đau. Từ đó, cơn đau sẽ giảm một phần và tình trạng giảm sưng và viêm cũng thuyên giảm.

Bên cạnh đó, bạn còn có thể thử một mẹo chữa đau răng khác tương tự cách chườm lạnh. Các bước thực hiện gồm:

  • Đặt đá viên trong lòng bàn tay ở cùng bên với khu vực đau răng. VD: Bạn bị đau răng bên phải, hãy để tay phải giữ đá.
  • Chà xát các viên đá lạnh ở khoảng trống giữa ngón trỏ và ngón cái khoảng 7 phút hoặc đến khi bạn cảm thấy tê ở khu vực này.

Một số chuyên gia cho răng phương pháp này tạm thời chặn tín hiệu đau đi đến não do nhiệt độ thấp từ đá viên do đó đây cũng là phương pháp để trị đau răng hiệu quả

Trị đau răng sâu với Gừng, Tỏi

Gừng và tỏi cũng là một trong những cách giảm đau khi sâu răng được lựa chọn. Do Tỏi chứa một hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn mạnh. Vì vậy, bạn chỉ cần giã nát tỏi và gừng, với thêm 1 vài hạt muối và đắp vào vùng răng bị sâu gây đau nhức, cơn đau của bạn sẽ dịu lại và cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều. Tuy nhiên, bạn nên nhớ pha loãng tỏi vì có thể bị kích ứng hoặc phỏng nướu.

Cách thực hiện: Đem gừng và tỏi bóc vỏ rồi băm nhuyễn. Sau đó, trộn hai hỗn hợp lại với nhau và đắp lên vùng răng bị sâu khoảng 15-20 phút và súc miệng lại thật sạch với nước ấm. Hoặc bạn cũng có thể dùng máy xay hỗn hợp 2-3 tép tỏi với vài lát gừng với 150ml nước lúc rồi lọc lấy nước cốt và ngậm trong vòng 15 phút

Thuốc giảm đau răng

Dùng thuốc giảm đau cũng là giải pháp nhiều người lựa chọn để làm giảm cơn đau nhức tạm thời, tuy nhiên không nên mua thuốc giảm đau tùy tiện ở bên ngoài và lạm dụng quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tại sao sâu răng lại đau

Bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil) là giúp giảm đau nhanh chóng và hiệu quả với các cơn đau răng ở mức độ nhẹ đến trung bình.

Ví dụ như, Paracetamol dùng cho cả trẻ nhỏ và người lớn, nhưng Ibuprofen được bác sĩ khuyến khích không nên dùng cho trẻ em. Đặc biệt, trẻ em dưới 18 tuổi không được tự ý dùng Aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng oxy già

Oxy già hay dung dịch hydro peroxide là một loại nước súc miệng giúp kháng khuẩn hiệu quả. Nhiều chuyên gia cho rằng, khi súc miệng bằng dung dịch oxy già sẽ mang lại hiệu quả nhất là khi bạn bị đau răng do sâu răng, nhiễm trùng. 

Để súc miệng bằng oxy già cần được pha chế theo tỷ lệ 1:1 giữa hydrogen peroxide 3% và nước. Sau đó,  súc miệng trong 30 giây rồi hãy nhổ ra và súc miệng lại nhiều lần với nước thường.

Lưu ý: Không được nuốt oxy già. Do đó, bạn hãy cẩn thận khi súc miệng. Chính vì vậy, phương pháp này không nên áp dụng cho trẻ nhỏ.

Sử dụng đinh hương

Đinh hương cóc chứa Eugenol là một loại hợp chất gây tê tự nhiên giúp bạn giảm đau răng hiệu quả. Không chỉ vậy, đinh hương còn có khả năng chống viêm, kháng khuẩn giúp chống nhiễm trùng răng và nướu.

Đây là phương pháp trị đau răng tại nhà được nhiều người áp dụng bằng cách dùng bông gòn thấm tinh dầu đinh hương, sau đó đặt lên khu vực đau răng. Nếu không có tinh dầu thì bạn còn có thể nhai đinh hương khô và giữ nó tại khu vực đau răng trong 30 phút việc nghiền nát đinh hương giúp đinh hương “tiết ra” phần tinh dầu bên trong giúp giảm đau răng sâu hiệu quả.

Uống trà bạc hà

Bạc hà có đặc tính gây tê, từ đó làm dịu cơn đau răng. Thêm vào đó, tinh dầu bạc hà cũng được nhiều người biết đến như một hoạt chất kháng khuẩn và phòng chống hôi miệng hiệu quả

Để có thể làm trà bạc hà thì bạn chỉ cần ngâm là bạc hà khôvới nước sôi trong 20 phút, sau đó để nguội, Và bạn có thể dùng làm nước súc miệng hoặc uống. Ngoài ra, bạn có thể dùng túi trà bạc hà còn ấm áp trên chiếc răng đau trong vài phút để xoa dịu cơn đau.

Nhiều người không thích trà bạc hà thì có thể sử dụng bông gòn thấm tinh dầu bạc hà và áp nó vào khu vực đau răng. Đây cũng được xem là một mẹo chữa đau răng sâu hiệu quả.

Cỏ xạ hương (thyme)

Cỏ xạ hương (thyme) có khả năng sát trùng và kháng nấm vì có chứa thymol. Vì vậy, nhiều chuyên gia cũng dùng lá thyme để trị đau răng tại nhà.

Cách sử dụng: Nhỏ một vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào ly nước ấm để làm nước súc miệng 4-5 lần/ngày. Nếu bạn không có cỏ xạ hương thì có thể dùng phương pháp khác nhỏ vài giọt tinh dầu húng tây vào một miếng bông tiệt trùng và áp nó lên chiếc răng đau.

Sử dụng gel lô hội (nha đam)

Tại sao sâu răng lại đau

Nhiều năm qua, Gel lô hội được các chuyên gia sử dụng nhiều với những mục đích y học như:

  • Chữa lành vết bỏng
  • Xoa dịu vết thương ngoài da

Hiện nay, Gel nha đam được dùng để làm sạch, làm dịu khu vực nướu bị sưng. Các chuyên gia cho rằng nha đam hoạt động như một chất kháng khuẩn tự nhiên tiêu diệt vi trùng gây sâu răng rất tốt.

Dùng lô hội trị đau răng khá đơn giản, bạn chỉ cần áp gel lên khu vực đau và massage nhẹ nhàng cho tới khi cơn đau dịu lại.

Lưu ý khi chữa đau răng sâu tại nhà

Tất cả những cách giảm đau khi sâu răng kể trên đều là cách trị nhức răng tức thời và không thể  khắc phục được tình trạng đau kéo dài. Để biết hướng khắc phục và những giải pháp điều trị sâu răng phù hợp, bạn nên đến trực tiếp nha sĩ để được thăm khám và định hướng giải pháp điều trị sâu răng hiệu quả.   

Nếu đau răng không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến một loạt vấn đề nghiêm trọng hơn có nguy cơ phát sinh, bao gồm:

  • Áp xe răng
  • Bệnh nướu răng
  • Viêm tủy răng

Vì vậy, cần có chế độ chăm sóc răng miệng cũng như nướu khỏe mạnh nhất có thể là biện pháp để phòng ngừa đau răng, áp xe răng hay viêm tủy răng. Bạn có thể thực hiện điều này với các bước như sau:

  • Đánh răng bằng kem đánh răng chứa fluoride hai lần một ngày.
  • Hạn chế thực phẩm hoặc thức uống nhiều đường.
  • Làm sạch khu vực kẽ răng và dưới đường nướu bằng chỉ nha khoa
  • Không hút thuốc lá. 
  • Kiểm tra răng miệng đúng định kỳ.
  • Nếu cơn đau răng kéo dài hơn 24 giờ, bạn hãy đến gặp nha sĩ để được tư vấn và điều trị.

Phương pháp hạn chế sâu răng nhanh nhất

Nhìn chung, các vấn đề sức khỏe răng miệng đều có thể dẫn đến tình trạng đau nhức răng. Để giải quyết vấn đề này, Hapacol sẽ giúp bạn xác định và điều trị triệt để những nguyên nhân gây nên.

1. Đau nhức răng là gì?

Tại sao sâu răng lại đau

Đau nhức răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân với mức độ từ nhẹ đến nặng.

Đau nhức răng là tình trạng bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng trở nên đau buốt. Tùy theo nguyên nhân mà cảm giác đi kèm đau răng sẽ có một chút khác biệt, tuy nhiên có một số cảm giác điển hình mà người bệnh có thể cảm thấy như:

  • Đau hoặc cảm thấy nướu xung quanh răng đang bị đau của bạn.
  • Sốt.
  • Đau nhói khi bạn chạm vào răng hoặc cắn xuống.
  • Khó chịu khi dùng thức ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh.

Bên cạnh đó, không phải cơn đau răng nào cũng kéo dài liên tục. Cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng cơn, khi nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi hay áp lực phát sinh lên răng khi nhai cũng có nguy cơ kích thích cơn đau răng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, đau nhức răng có thể xuất hiện mà không cần yếu tố kích hoạt nào.

2. Điểm danh nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức răng

Cơn đau răng có khả năng xuất hiện dưới hình thức đau âm ỉ, ê buốt răng hoặc đau dữ dội. Đồng thời, nó cũng có thể tự phát sinh hoặc xảy ra do bị yếu tố nào đó kích thích.

Các nguyên nhân phổ biến

– Sâu răng

Tình trạng sâu răng “đâm thủng” lớp men rồi tiến đến ngà răng có khả năng khiến bạn khó chịu vô cùng. Sâu răng tiếp cận buồng tủy răng sẽ càng gây đau đớn hơn do số lượng thương tổn của răng đã tăng lên. Lúc này, lớp cấu trúc bên ngoài của răng đã bị phá hủy nên không còn đủ khả năng đảm đương trọng trách cách nhiệt và bảo vệ tủy. 

– Viêm tủy

Nguyên nhân chính gây ra viêm tủy là do vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và làm cho tủy sưng lên. Ở giai đoạn đầu của viêm tủy răng, răng bạn chỉ hơi nhạy cảm khi dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Nhưng để càng lâu, cơn đau sẽ tồi tệ kèm theo nguy cơ bị mất răng. 

– Bệnh về nướu

Bệnh nướu răng (nha chu) vô cùng nguy hiểm bởi tình trạng này diễn ra rất nhanh. Trong trường hợp xấu nhất, bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng răng và cần phải nhổ răng.

– Áp xe răng

Nhiễm trùng phát sinh từ bên trong răng rồi lan đến chân răng cũng như những bộ phận xung quanh. Biến chứng của tình trạng này bao gồm: mất răng, viêm tủy, viêm xương, viêm hạch, làm tiêu xương hàm…

Mọc răng khôn

Răng hàm thứ ba hay răng khôn (răng số tám) là chiếc răng vĩnh viễn mọc cuối cùng ở người trưởng thành. Thông thường, vị trí không gian cho răng khôn dường như rất hẹp hoặc thậm chí là không có. Điều này dẫn đến hệ quả răng hàm thứ ba trở nên mắc kẹt giữa xương hàm và nướu.

Mặt khác, do vị trí khó tiếp cận nên rất nhiều người không vệ sinh răng khôn được, dẫn đến tình trạng phát sinh vấn đề ở khu vực này. Những vấn đề thường xảy ra gồm:

  • Đau răng hàm
  • Nhiễm trùng nướu
  • Sâu răng

– Viêm xoang

Phần chân răng hàm trên tương đối gần với các hốc xoang hàm trên. Do đó, viêm xoang có khả năng ảnh hưởng đến răng hàm, khiến chúng trở nên nhạy cảm và gây ê buốt răng.

Tại sao sâu răng lại đau

Răng nhạy cảm có thể là dấu hiệu đầu tiên của các bệnh lý về răng.

Tại sao sâu răng lại đau

Đau răng có phải là dấu hiệu của viêm xoang?

Các cơn đau răng có thể diễn ra âm ỉ hoặc đau nhói, dữ dội gây ảnh hưởng đến toàn bộ gương mặt của bạn. Nguyên nhân đau răng rất nhiều, có thể là sâu răng, bệnh nướu răng hoặc các tình trạng răng miệng khác. Trong đó, theo các…

Nguyên nhân ít gặp

– Các quy trình điều trị vấn đề về răng

Sau khi trám hoặc bọc, răng sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Đặc biệt, mức độ nhạy cảm sẽ càng tăng nếu nguyên nhân điều trị răng của bạn bắt nguồn từ lỗ sâu. Do đó, dù điều trị vấn đề răng miệng là cần thiết, nhưng đôi khi các quy trình có thể gây kích thích dây thần kinh, dẫn đến cơn đau răng phát sinh. Mặc dù vậy, theo thời gian, nếu sức khỏe răng hồi phục tốt, tình trạng trên có khả năng thuyên giảm đáng kể. 

– Nghiến răng

Người có thói quen nghiến răng thường thực hiện hành vi này trong vô thức vào ban đêm. Bên cạnh đó, không phải ai cũng biết, nghiến răng có nguy cơ gây tổn thương cho bộ phận này. Đôi khi, thói xấu trên còn kích thích các dây thần kinh, khiến răng trở nên nhạy cảm. 

– Gãy răng

Tình trạng gãy răng có nguy cơ làm lộ lớp ngà răng nhạy cảm hay thậm chí là tủy và các dây thần kinh. Trong một số trường hợp, bạn có thể không nhận ra răng đã bị gãy, dù vết gãy (nứt) có thể đã lan sâu vào bên trong răng. Tình trạng này có nguy cơ gây đau răng mỗi khi bạn cắn hay nhai, còn gọi là “hội chứng nứt răng”.

– Bề mặt chân răng bị lộ

Khi xương và nướu bảo vệ không còn che phủ chân răng, bộ phận này có thể rất nhạy cảm với các kích thích như đánh răng hoặc nhiệt độ khoang miệng thay đổi.

3. Đau nhức răng khi nào nên đi gặp nha sĩ?

Theo khuyến nghị từ các chuyên gia, bạn nên đến gặp nha sĩ càng sớm càng tốt khi rơi vào những trường hợp như sau: 

  • Tình trạng đau răng kéo dài hơn 1 – 2 ngày.
  • Cường độ đau tăng dần và nghiêm trọng hơn.
  • Bạn bị sốt, đau tai hoặc cảm thấy đau khi mở miệng.
  • Đối với các bệnh nhiễm trùng răng, xác định và điều trị đúng phương pháp rất quan. trọng, vì việc này đóng vai trò ngăn chặn mầm bệnh lây lan sang các bộ phận khác của khuôn mặt, bao gồm cả hộp sọ hay thậm chí là máu. 

Tại sao sâu răng lại đau

Bạn nên đến nha sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.

4. Chẩn đoán triệu chứng đau nhức răng

Để chữa đau răng, trước tiên các nha sĩ sẽ xem xét bệnh sử của bạn và tiến hành kiểm tra thể chất. Họ sẽ đặt câu hỏi về tình trạng đau răng mà bạn đang trải qua, ví dụ như:

  • Cơn đau bắt đầu khi nào
  • Cường độ đau ra sao
  • Mức độ nghiêm trọng của cơn đau răng
  • Vị trí phát sinh
  • Yếu tố khiến cơn ê buốt răng nghiêm tệ hơn
  • Điều gì giúp cơn đau thuyên giảm

Tiếp đến, nha sĩ sẽ kiểm tra tổng quát miệng, răng, nướu, hàm, lưỡi, họng, xoang, tai, mũi và cổ của bạn. Chụp X-quang cũng như các xét nghiệm chuyên sâu hơn cũng có khả năng được thực hiện. Điều này tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau răng mà nha sĩ đang dự đoán. 

5. Phương pháp điều trị tại nha khoa 

Nha sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân gây đau răng và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này để đưa ra cách chữa đau răng hiệu quả nhất cho người bệnh. Đồng thời, để đạt hiệu quả tốt nhất, bên cạnh loại bỏ hoàn toàn sự nhiễm trùng đang phát tác ở răng (sâu răng), nha sĩ cũng sẽ nhanh chóng điều trị các thương tổn, nhằm bảo vệ khu vực nhạy cảm, tránh tiếp xúc với môi trường trong khoang miệng. Sau đây là một số phương pháp điều trị đau răng tại nha khoa đối với những nguyên nhân gây đau thường gặp. 

Sâu răng

Đối với trường hợp lỗ sâu nông trên bề mặt răng, nha sĩ chỉ cần loại bỏ bằng cách trám răng. Tuy nhiên, khi lỗ sâu đã xâm nhập đến khu vực buồng tủy răng, nha sĩ sẽ cần phải thực hiện thêm bước điều trị tủy. Về cơ bản, quá trình điều trị tủy, còn gọi là rút tủy răng, gồm:

  • Loại bỏ hoàn toàn tủy răng, kể cả dây thần kinh và mạch máu khu vực này.
  • Vệ sinh phần bên trong của răng rồi hàn lại bằng vật liệu trơ.

Áp xe răng

Trong trường hợp áp xe răng, nhiễm trùng có xu hướng phát sinh ngay từ bên trong nên nha sĩ sẽ cần áp dụng liệu pháp kháng sinh để giải quyết vấn đề sức khỏe răng miệng trên. Nếu tình trạng nhiễm trùng lan rộng, bạn có thể cần đồng thời thực hiện liệu pháp kháng sinh cũng như một số quy trình bổ sung để giải quyết triệt để mầm bệnh lây lan. 

Áp xe nha chu

Đối với áp xe nha chu, nha sĩ chỉ cần thực hiện thủ thuật dẫn lưu đơn giản để lấy mủ ra. Sau đó, các chuyên gia sẽ tiến hành xử lý vết thương và sát trùng khu vực này, nhằm giải quyết triệt để những mầm bệnh có nguy cơ sót lại. Dung dịch kháng khuẩn chứa chlorhexidine thường đảm nhiệm vai trò này.

Tùy thuộc vào mức độ áp xe, đôi khi nha sĩ cũng có khả năng kê toa thuốc kháng sinh dạng uống cho bạn. Mặt khác, trong thời gian ngắn, họ sẽ yêu cầu bạn dùng nước súc miệng chứa chlorhexidine để hỗ trợ quá trình phục hồi. Bạn nên đánh răng nhẹ nhàng và rửa với nước ấm để tránh kích thích đến vết thương.

Gãy răng và hội chứng nứt răng

Đối với tình trạng gãy răng hoặc các tình huống hội chứng nứt răng, đặt mão răng (chụp răng giả) là lựa chọn điều trị phổ biến nhất. Mão răng sẽ thay thế cấu trúc răng bị phá hủy, đồng thời giúp bảo vệ răng đang yếu khỏi thương tổn nhiều hơn.

Tại sao sâu răng lại đau

Tùy theo nguyên nhân và mức độ mà nha sĩ sẽ có cách điều trị phù hợp.

6. Cách giảm đau răng tại nhà

Để giảm cơn đau trước khi gặp nha sĩ, bạn có thể áp dụng một số giải pháp sau:

  • Dùng thuốc giảm đau (Hapacol).
  • Chườm lạnh ở má (khu vực răng bị đau).
  • Súc miệng bằng nước muối.
  • Sử dụng trà bạc hà.

Lưu ý, đây chỉ là những giải pháp tạm thời và không có tác dụng về lâu dài nên bạn vẫn cần đến phòng nha càng sớm càng tốt.

Tại sao sâu răng lại đau

Mách bạn 9 cách trị đau răng tại nhà hiệu quả

Khi bị đau răng, bạn nên tìm đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu bạn chưa hẹn lịch được ngay hoặc chưa tìm được thuốc giảm đau răng cấp tốc, hãy thử một số cách trị đau răng tại nhà hiệu quả mà Hapacol đã liệt kê ở bài viết dưới…

7. Làm sao để phòng ngừa đau răng? 

Phần lớn các cơn đau đều phát sinh từ tình trạng sâu răng. Do đó, việc tuân theo các quy tắc vệ sinh răng miệng tiêu chuẩn y tế là biện pháp phòng ngừa đau răng tốt nhất. Các quy tắc thực hành vệ sinh răng miệng thường có:

  • Đánh răng thường xuyên với kem đánh răng chứa fluoride.
  • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn mắc kẹt trong kẽ răng.
  • Súc miệng với nước súc miệng sát trùng.
  • Đến gặp nha sĩ mỗi năm hai lần để kiểm tra tổng quát.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau răng. Để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời, bạn nên đến nha khoa càng sớm càng tốt. Tránh tình trạng cơn đau ngày càng tồi tệ hơn do trì hoãn đi khám. 

Có thể bạn quan tâm:

Bạn biết gì về tình trạng đau răng cấm?

Đau răng nên ăn gì để cảm thấy dễ chịu hơn?

Nguồn tham khảo:

Toothache. https://www.medicinenet.com/toothache_overview/article.htm

Dental Health and Toothaches. https://www.webmd.com/oral-health/guide/toothaches

Toothache. https://www.emedicinehealth.com/toothache/article_em.htm