Tại sao tác giả cho đó là nỗi hận khó hỏi trời

Câu 2: Trang 133 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Câu: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi” có nghĩa gì? Nỗi hờn (hận) ở đây là gì? Tại sao tác giả cho là không thể hỏi trời được?

Bài làm:

  • Câu thơ trên hàm ý sự bất công đối với người phụ nữ hồng nhan mà bạc mệnh, tuy có tài nhưng sống duwois thời phong kiến cũng không được trọng dụng vọng danh. Chỉ riêng điều đó Tiểu Thanh mà đã có biết bao nhiêu người cchiuj hoàn cảnh sống như vậy
  • Tiếng " hườn" ở đây như tiếng thở dài than thở của người đời trách cho trời đất đã khiến vận mệnh của họ phong ba, trắc trở này, qua đó thể hiện sự bất lực của người xưa trước những bất công trong xã hội
  • Tác giả cho là không thể hỏi trời được là vì từ xưa đến nay, luôn có một thông lệ vô cùng nghiệt ngã đó là ông trời luôn bất công với những con người tài sắc. Nỗi đau khổ dằn vặt tâm tư con người bao thời, tạo thành nỗi oan ức dường như không thể tìm được lời giải đáp nào tốt hơn ngoài: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” và con người trở nên bất lực trước cuộc đời, dù là tài hoa tới đâu vẫn phải chấp nhận số phận của mình mỏng manh, bất hạnh. Chính vì không thể giải đáp được sự bất công, ngang trái ấy nên con người mới phụ thuộc vào lực lượng thần linh tối cao trên trời mong tìm được lời giải đáp nhưng thực ra cũng không thể hỏi được trời, lại đi vào nỗi buồn quẩn quanh không biết làm thế nào mới giải đáp được.

Cập nhật: 07/09/2021

Bài làm

Câu 1: Anh (chị) hiểu vì sao Nguyễn Du lại đồng cảm với số phận của Tiểu Thanh ?

Gợi ý trả lời:

–  Theo tôi, Nguyễn Du đồng cảm với nàng Tiểu Thanh bởi Nguyễn Du nhận ra Tiểu Thanh cũng là con người có tài năng, có nhan sắc nhưng số phận lại gặp nhiều bất hạnh,  bị vùi dập, đày đọa và cuối cùng phải chịu cái chết oan ức. Cái chết của nàng là bằng chứng xót xa cho số kiếp của người con gái  “hồng nhan bạc mệnh”. Nguyễn Du đã từng thể hiện nỗi niềm thương xót,  sẻ chia nỗi lòng của mình với biết bao người tài năng mệnh bạc như vậy. Điều đó đã được ông thể hiện rõ trong “Truyện Kiều” (Đoạn trường tân thanh) từ sự xuất hiện của nhân vật Đạm Tiên đến số phận trôi nổi, bấp bênh, trải nhiều sóng gió của nàng Kiều, hay như trong các tác phẩm thi ca khác, ông cảm thương cho người phụ nữ bị áp bức tới tiếc thương cho tài năng của người đàn bà gảy đàn ở Long Thành không được coi trọng. Tới tác phẩm này, ông cũng không khỏi cảm thương và tiếc nuối cho cuộc đời của Tiểu Thanh đều là kiếp người tài hoa nhưng bạc phận.

–  Hơn thế nữa, tác giả cảm thông cho nàng Tiểu Thanh không chỉ vì ông có tấm lòng nhân đạo sâu sắc mà còn bởi tác giả cho rằng mình “cùng hội cùng thuyền” với Tiểu Thanh: cùng là người có tài năng, có phẩm chất nhưng số phận bất hạnh, gặp nhiều sóng gió.

Câu 2: “Nỗi hờn kim cổ” có nghĩa là gì? Vì sao tác giả lại cho là “khó có thể hỏi trời”?

Gợi ý trả lời:

Trong bài thơ, Nguyễn Du viết: “Cổ kim hận sự thiên nan vấn” nghĩa là nỗi hận đó từ xưa tới nay đều không thể giải đáp được, hỏi trời không thấu, hỏi đất không hay. Nguyễn Du đã khơi gợi lại nỗi đau muôn thuở của con người trước số phận, sự bất lực của người đối với vận mệnh trái ngang, nghiệt ngã. Nỗi đau khổ dằn vặt tâm tư con người bao thời, tạo thành nỗi oan ức dường như không thể tìm được lời giải đáp nào tốt hơn ngoài: “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” và con người trở nên bất lực trước cuộc đời, dù là tài hoa tới đâu vẫn phải chấp nhận số phận của mình mỏng manh, bất hạnh. Chính vì không thể giải đáp được sự bất công, ngang trái ấy nên con người mới phụ thuộc vào lực lượng thần linh tối cao trên trời mong tìm được lời giải đáp nhưng thực ra cũng không thể hỏi được trời, lại đi vào nỗi buồn quẩn quanh không biết làm thế nào mới giải đáp được, biến nỗi oan hờn đó thành: “Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi.

–  Ở đây, ta có thể hiểu “nỗi hờn kim cổ” là bản dịch thơ dựa theo ý nghĩa của cụm từ: “Cổ kim hận sự” (nghĩa là: nỗi hận xưa nay). Qua cụm từ đó, ta thấy được cảm nhận của tác giả đối với nỗi oan tình của Tiểu Thanh là rất bất bình trước sự đối đãi bất công của số mệnh với người có tài năng. Nhà thơ có ý nói tới sự nghiệt ngã của tạo hóa luôn đối xử bất công với kẻ sĩ tài hoa là điều trước nay được nhiều nho sĩ dằn vặt, tự vấn mà không cách nào tìm ra lời đáp. Dưới thời phong kiến, các nghệ sĩ tài hoa thường khó tránh khỏi bất hạnh bởi quan niệm Nho giáo coi người có tài thơ ca đàn hát chỉ là có chút tài năng vui thú, dùng để giải trí chứ không dùng để cống hiến cho đất nước được. Vì thế mà nỗi đau khổ của người tài hoa bạc mệnh trở thành nỗi buồn chung, nỗi hận chung mà kẻ sĩ trong thời đại nào cũng mang nặng.

–  Tác giả cho là “khó có thể hỏi trời” – trong nguyên tác là  “thiên nan vấn”, vì theo thi nhân, đây là nỗi khổ đã định sẵn cho cuộc đời người tài hoa, bởi con người có tài ấy đã làm trời xanh phải “ganh ghét” nên dù có làm cách nào thì con người khó mà làm thay đổi được số mệnh ấy. Tư tưởng này thể hiện sự bất lực của người xưa trước những bất công trong xã hội cũng là sự bất lực trước định kiến xã hội đối với người phụ nữ, nhất là người phụ nữ có tài sắc vẹn toàn.

Câu 3: Nguyễn Du thương cảm và đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh, điều đó nói lên điều gì về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du?

Gợi ý trả lời:

Nguyễn Du không chỉ thương cảm và đồng cảm với riêng số phận của nàng Tiểu Thanh mà còn thể hiện sự thương cảm và đồng cảm với những người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh nói chung. Trước câu chuyện đã xảy ra rất lâu của một nữ sĩ có tài văn chương nhưng đoản mệnh, sống từ thời nhà Minh ở Trung Quốc (khoảng TK XVI), nhà thơ vẫn không khỏi xúc động tới mức viết thành một bài thơ. Điều đó chứng tỏ rằng Nguyễn Du mang một tâm hồn nhạy cảm và tấm lòng thương người, tinh thần nhân đạo sâu sắc với số phận của con người. Niềm cảm thương đó của Nguyễn Du đã vượt qua mọi ranh giới không gian và thời gian, không những dành cho người phụ nữ mà còn dành cho kẽ sĩ có tài mà không được trọng dụng, có tài mà số phận bấp bênh, nhiều ngang trái. Từ đó, ta có thể thấy tấm lòng của Nguyễn Du có một cảm xúc nhân đạo bao la và sâu sắc.

Câu 4: Phân tích vai trò của mỗi đoạn thơ (đề – thực – luận – kết) đối với chủ đề của toàn bài thơ.

Gợi ý trả lời:

–  Vai trò của mỗi đoạn thơ theo kết cấu đề – thực – luận – kết là tạo bố cục hoàn chỉnh cho bài thơ và tạo liên kết giữa các ý trong bài như một bài văn có các phần mở đầu – phân tích bình luận – kết thúc.

+  Vai trò của hai câu đề (khai) là
: Mở ra toàn bộ khung cảnh, hoàn cảnh, nhân vật, sự việc, cảm xúc, tạo cái nhìn khái quát cho người đọc về cảnh vật và sự kiện xảy ra:

“Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”

(Hồ Tây cảnh đẹp hoá gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)

Hai câu thơ đầu mang đến cho người đọc cảm giác hẫng hụt, mất mát trước khung cảnh điêu tàn, tang thương. Tây Hồ vẫn còn đó nhưng vườn hoa thì không còn, cảnh đẹp mất đi chỉ còn lại sự hoang tàn của gò đất trống. Truyện và thơ của nàng Tiểu Thanh dường như còn vương lại nhưng không phải là những trang viết còn vẹn nguyên. Nó chỉ còn sót lại vài bài gọi là phần dư mà ở đây, tác giả đã hình tượng hóa nó thành “mảnh giấy tàn” vừa gợi vẻ tang thương vừa ngụ ý đó là chút minh chứng còn sót lại cho tài năng của nàng Tiểu Thanh. Còn chăng chỉ còn lại hai tâm hồn đồng điệu, thấu hiểu cho số phận của nhau. Một bên là nàng Tiểu Thanh, một bên là thi hào Nguyễn Du. Tâm hồn Tiểu Thanh chỉ còn ghi lại trên trang giấy dù chỉ ít ỏi nhưng vẫn khiênd Nguyễn Du khóc, viếng nàng “thổn thức” bên cửa sổ vì tiếc thương cho số kiếp “hồng nhan bạc mệnh”, “tài hoa bạc phận” của nàng.

+  Vai trò của hai câu tiếp theo, hai câu thực (thừa) là: Phát triển hình tượng cảm xúc nêu lên nỗi khổ của một người:

“Chi phấn hữu phần liên tử hậu

Văn chương vô mệnh lụy phần dư”

(Son phấn có thần chôn vẫn hận

Văn chương không mệnh đốt còn vương)

Câu thơ nói lên cảm nhận của Nguyễn Du về tài sắc và cuộc đời Tiểu Thanh: Son phấn là chỉ sắc đẹp, văn chương là chỉ tâm hồn. Nguyễn Du lại nhắc tới nỗi đau của kiếp người tài hoa bạc mệnh trong cuộc đời.

+   Vai trò của câu 5, 6, câu luận (chuyển) là: nhấn mạnh vào ý tứ và cảm xúc của tác giả được mở rộng và nâng cao lên tầm tư tưởng, từ chuyện của một người để nói lên nỗi khổ của muôn đời, muôn người. Từ chuyện của muôn đời “tự cổ chí kim”, nhà thơ lại quay về suy ngẫm chuyện một người khi nói: “ngã tự cư” chính là nói bản thân mình. Đó  cũng chính là tâm sự mang nặng nỗi niềm ưu tư, dằn vặt của nhà thơ:

“Cố kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kì oan ngã tự cư ”

(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang)

“Phong lưu”, “phong vận” hay “phong nhãn” đều là chỉ người tài hoa, người có nhan sắc. Nguyễn Du như muốn nói với Tiểu Thanh trong tâm khảm rằng nàng cũng có tài, có nhan sắc như thế lại bị nỗi oan kỳ lạ ấy, thế thì số phận của nàng cũng giống ta, vận mệnh đã định sẵn phải trải nhiều sóng gió khổ đau. Nhưng ai là người giải đáp vì sao những người tài hoa nhan sắc lại phải chịu nỗi đau oan ức kỳ lạ ở trên đời thì ngay cả Nguyễn Du cũng không tìm được câu trả lời mà chỉ có thể tìm cách lý giải rất duy tâm là do trời ghanh ghét người tài mà thôi. Đó chính là bi kịch của Nguyễn Du khi thấy được nỗi oán hờn của những số phận bất hạnh ấy nhưng lại gặp phải cảnh: “Đau đời có cứu được đời đâu” (Huy Cận).

+  Vai trò của hai câu thơ cuối bài, hai câu kết (hợp) là: Tổng kết và nâng cao cảm xúc, tính triết lí của bài thơ, tạo kết cấu hoàn chỉnh từ mở đầu tới kết thúc bài thơ, mở ra hướng suy ngẫm cho độc giả và tạo cảm xúc dư âm trong lòng người đọc:

“Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

(Không biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?)

Nguyễn Du đặt câu hỏi tu từ cuối bài thơ như hỏi Tiểu Thanh, hỏi người đọc nhưng thực chất là tự vấn bản thân. Hôm nay ta khóc cho số phận của nàng Tiểu Thanh vậy 300 năm sau có ai là người khóc ta cũng sẽ là người đồng cảm và thấu hiểu cho ta. Nguyễn Du hỏi Tiểu Thanh cũng như hỏi mình. Người đọc có thể thấy nỗi xót xa đến rưng rưng của nhà thơ trước số phận nghiệt ngã, vô thường. Xuân Diệu cho Nguyễn Du cất tiếng đó là “Tiếng chim cô lẻ giữa trời thu khuya”. Hai câu cuối bài thơ đã khép lại ý thơ trọn vẹn đầy xúc cảm và triết lí nhưng tấm lòng đồng cảm với người phụ nữ có tài văn chương mà bất hạnh cùng số phận của những kẻ sĩ bất đắc chí dường như đã in sâu trong lòng người đọc.