Tại sao tế bào thần kinh không sinh sản

Neuron[1] là tế bào thần kinh có khả năng cảm ứng, phát sinh xung thần kinh và dẫn truyền xung điện này.[2][3][4] Neuron là đơn vị cơ bản cấu tạo hệ thần kinh của hầu hết các loài động vật và là thành phần quan trọng bậc nhất của não. Thân và sợi nhánh của các neuron tạo thành chất xám. Sợi trục (nếu đi chung với nhau thành bó gọi là dây thần kinh) cấu tạo chất trắng trong não.[5] Ước tính có khoảng 100 tỷ (1011) neuron và 100 nghìn tỷ (1014) synapse trong não người.[6] Các tế bào thần kinh được hỗ trợ bởi microglia và tế bào hình sao (các tế bào thần kinh đệm). Neuron là những tế bào dài nhất trong cơ thể, biệt hóa cao độ nên mất trung thể và khả năng phân chia, nhưng có khả năng tái sinh phần cuối sợi trục nếu bị tổn thương.[5][7]

Tại sao tế bào thần kinh không sinh sản
Neuron

Bản vẽ các tế bào thần kinh trong tiểu não chim bồ câu, bởi nhà thần kinh học người Tây Ban Nha Santiago Ramón y Cajal vào năm 1899. (A) biểu thị tế bào Purkinje và (B) biểu thị tế bào hạt, cả hai đều là đa cực.

Định danhMeSHD009474NeuroLex IDsao1417703748TAA14.0.00.002THH2.00.06.1.00002FMA54527Thuật ngữ giải phẫu

[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata]

 

Một neuron và cấu tạo của nó: sợi nhánh (dendrite), thân neuron (soma), sợi trục (axon), bao mi-ê-lin (myelin sheath), eo răng-vi-ê (node of ranvier), synapse (synapse)

Mỗi neuron gồm một thân chứa nhân, hình sao nhiều cạnh hoặc bầu dục và các sợi. Từ thân phát đi nhiều tua (sợi) ngắn phân nhánh như cành cây gọi là sợi nhánh và một tua dài, mảnh gọi là sợi trục.[5] Dọc sợi trục có thể có những tế bào Schwann bao bọc tạo nên bao myelin. Sợi trục nối giữa trung ương thần kinh với các cơ quan, chúng đi chung với nhau thành từng bó gọi là dây thần kinh. Khoảng cách giữa các bao này có những đoạn ngắn gọi là eo Ranvier, còn diện tích tiếp xúc giữa những nhánh nhỏ phân từ tận cùng sợi trục của neuron này với sợi nhánh của neuron khác hoặc cơ quan thụ cảm gọi là synapse. Neuron có nhiều hình dạng: neuron đa cực có thân nhiều sợi nhánh, neuron lưỡng cực với một sợi nhánh và một sợi trục đối diện nhau; và neuron đơn cực chỉ có một tua do sợi nhánh và sợi trục hợp lại mà thành.[7]

 

Cấu tạo neuron: Dendrite: sợi nhánh /Nucleus: Nhân /Cell body: Thanh neuron /Axon: sợi trục /Myelin Sheath: Bao Miêlin /Nodes of Ranvier: eo Răngviê /Axon Terminal, đầu cuối sợi trục

Chức năng cơ bản của neuron là cảm ứng và dẫn truyền xung thần kinh dưới dạng các tín hiệu hóa học trong các hoạt động điều khiển, điều hoà và phối hợp mọi hoạt động của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể nhằm tạo sự thích nghi với các thay đổi từ môi trường bên trong và bên ngoài.[5]

Có ba loại neuron là[5]

  • Neuron hướng tâm (Neuron cảm giác) có thân nằm ngoài trung ương thần kinh dẫn xung thần kinh về trung ương thần kinh.
  • Neuron trung gian (Neuron liên lạc) nằm trong trung ương thần kinh, gồm những sợi hướng tâm và li tâm, làm nhiệm vụ liên lạc.
  • Neuron ly tâm (Neuron vận động) có thân nằm trong trung ương thần kinh (hoặc ở hạch thần kinh sinh dưỡng), dẫn các xung ly tâm từ bộ não và tủy sống đến các cơ quan phản ứng để gây ra sự vận động hoặc bài tiết.

Theo chức năng

Các neuron cảm giác mang tín hiệu từ các giác quan đến tủy sống và não.

Neuron chuyển tiếp mang thông điệp từ một phần của hệ thần kinh trung ương.

Neuron vận động được kết nối với các neuron chuyển tiếp. Các neuron vận động nhận và mang tín hiệu từ hệ thần kinh trung ương đến các cơ bắp. Tín hiệu đi giữa các tế bào thần kinh thông qua các cúc synapse và khe synapse nằm ở tận cùng của tế bào thần kinh. Khe synapse là khoảng trống rất nhỏ giữa các tế bào mà hóa chất được phát tán từ các thiết bị đầu cuối sợi trục (như các túi chứa chất trung gian hóa học trong thùy synapse đối với synapse hóa học hay các kênh hút nước trong synapse điện) của một tế bào neuron nhằm kích thích các thụ thể hóa học chuyên biệt có chức năng tiếp nhận chất trung gian hóa học ở các sợi nhánh của các tế bào tiếp nhận.[5]

  1. ^ Yoonjung Kang, Andrea Hòa Phạm, Benjamin Storme. French loanwords in Vietnamese: the role of input language phonotactics and contrast in loanword adaptation, trang 4.
  2. ^ “Neuron”.
  3. ^ “Neuron”.
  4. ^ Fullick, Ann (2011). Edexcel IGCSE Biology Revision Guide. Pearson Education. tr. 40. ISBN 9780435046767.
  5. ^ a b c d e f Sách giáo khoa và sách giáo viên Sinh Học 11 và Sinh Học 8 - Bộ Giáo dục và Đào Tạo - 2012
  6. ^ Williams RW, Herrup K (1988). “The control of neuron number”. Annual Review of Neuroscience. 11: 423–53. doi:10.1146/annurev.ne.11.030188.002231. PMID 3284447.
  7. ^ a b # Sinh học 8, Nhà xuất bản Giáo dục, Nguyễn Quang Vinh - Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên
    1. Sổ tay kiến thức Sinh học THCS, Nhà xuất bản Giáo dục, Nguyễn Quang Vinh - Chủ biên
    2. Sinh học Cơ bản và Nâng cao 8, Nhà xuất bản Giáo dục, Lê Đình Trung — Trịnh Đức Anh

  •   Phương tiện liên quan tới Neurons tại Wikimedia Commons
  • Nơron tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  • neuron (Definition & Functions) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Fibrinogen found to inhibit EGFR in neuronal cells Blood clotting protein may inhibit spinal cord regeneration
  • Cell Centered Database Lưu trữ 2007-08-13 tại Wayback Machine UC San Diego images of neurons.
  • High Resolution neuroanatomical Images of Primate and Non-Primate Brains.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Neuron&oldid=68763965”

Các nghiên cứu trên động vật có vú đã chỉ ra rằng các tế bào não mới vẫn được hình thành trong giai đoạn sau của cuộc đời, nhưng vấn đề tế bào thần kinh (nơron) mới trong não người vẫn được tranh luận sôi nổi. Trong khi một số chuyên gia tin rằng con người ngừng phát triển tế bào não sau tuổi thơ ấu, một nghiên cứu mới của Trung tâm Sinh học Phân tử (CBMSO-Tây Ban Nha) cho thấy não người vẫn sản sinh tế bào thần kinh mới ngay cả vào những năm cuối đời.

Tại sao tế bào thần kinh không sinh sản

Ảnh: Medical Xpress

Để đi đến khẳng định trên, nhóm nghiên cứu đã tập trung xem xét vùng hồi hải mã trong bộ não của 58 người đã qua đời có độ tuổi từ 43-97. Được biết, hồi hải mã là vùng não phụ trách trí nhớ và tình cảm của con người, vốn thường thu nhỏ lại theo tuổi tác và dẫn tới chứng hay quên. Họ phát hiện được các tế bào thần kinh chưa trưởng thành hoặc tế bào thần kinh "mới" trong các bộ não được kiểm tra.

Đáng chú ý, những người mắc bệnh Alzheimer (chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi) có ít tế bào não mới, ngay cả trong giai đoạn đầu mắc bệnh. Cụ thể là số lượng tế bào thần kinh mới được hình thành đã giảm từ 30.000/milimét xuống còn 20.000/milimét. Tình trạng thay đổi trong các tế bào não chưa trưởng thành còn tồi tệ hơn ở những người mắc bệnh Alzheimer ở giai đoạn cuối. 

Tiến sĩ Maria Llorens-Martin, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận định:  "Những kết quả này cho thấy khi con người mất đi các tế bào não khi về già, họ có thể tạo ra tế bào mới để thay thế. Điều đó mở ra khả năng tạo ra những ký ức mới bằng cách sử dụng các tế bào não mới”. Theo bà, việc hiểu được vì sao có sự suy giảm trong tế bào thần kinh ở não người có thể dẫn đến các phương pháp điều trị mới cho cả bệnh Alzheimer và lão hóa thông thường.

AN NHIÊN (Theo Daily Mail, BBC)