Tại sao tháng hai có 28 ngày

TTO - Tháng 2 là tháng duy nhất trong năm có ít hơn 30 ngày, thường có 28 ngày hoặc 29 ngày. Do đâu lại có sự khác biệt này?

  • Vì sao cá sủ vàng 'đắt như vàng'?
  • Vì sao có người thường bị muỗi chích, người thì không?
  • Gặp nước là đường dính lại, vì sao?

Mỗi tháng Dương lịch đều có từ 30 đến 31 ngày, nhưng tháng Hai chỉ có 28 (nếu là năm nhuận thì 29 ngày). Tại sao tháng 2 lại đặc biệt như vậy?

Tại sao tháng hai có 28 ngày

Tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày là do giữ nguyên cách tính lịch của người La Mã trước kia.

Lịch La Mã dựa vào chu kỳ của mặt trăng nhưng chỉ có 10 tháng, bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc vào cuối tháng 12. Có thể bạn chưa biết, trong nguyên bản của lịch La Mã và nhiều nước trên thế giới, mỗi tháng đều có tên riêng. Cách đánh số tháng 1, 2, 3… là do cách dịch của người Việt Nam.

Tại sao tháng hai có 28 ngày
Lịch La Mã ban đầu ban hành bởi Romulus chỉ có 10 tháng.

Có hai chu kỳ Trăng không được đưa vào lịch vì Romulus cho rằng đây là thời gian mùa đông không có ý nghĩa gì với việc làm nông nghiệp.

Đến khoảng thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, hoàng đế Numa Pompilius đã đưa thêm hai tháng nữa, tháng một (January ) và tháng hai (February) vào lịch cho đủ 12 chu kỳ Trăng. Theo chu kỳ của mặt trăng, 1 năm trong hệ lịch này có 355 ngày, điều này gây khó khăn cho việc chia ngày cho các tháng trong năm.

Với người La Mã, số lẻ là biểu trưng cho sự may mắn và số chẵn là xui xẻo. Vì vậy, Pompilius đã tìm cách phân bổ để hầu hết số ngày trong các tháng trong năm là số ngày lẻ (29 và 31 ngày). Nhưng vẫn phải có 1 tháng có số ngày chẵn để có đủ 355 ngày. Sau đó, vị vua này đã quyết định bớt 1 ngày của tháng 2 để tháng này chỉ có 28 ngày. Tháng 2 được chọn bởi đây là khoảng thời gian tổ chức các nghi lễ liên quan đến sự chết chóc.

Tại sao tháng hai có 28 ngày
Hoàng đế Pompilus quyết định chọn tháng cuối cùng của năm - tháng 2 - sẽ là tháng có 28 ngày.

Tuy nhiên, lịch này phụ thuộc vào chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất nên không phản ánh đúng chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa vì chu kỳ này gắn liền với chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Để cho phù hợp, người La Mã lại quyết định cứ hai năm thì đưa vào thêm một tháng nhuận kéo dài 27 ngày vào sau tháng 2 và những năm đó tháng 2 chỉ có 23 ngày. Cách thay đổi này khiến việc tính lịch trở nên phức tạp.

Đến khoảng năm 45 TCN, hoàng đế Julius Caesar lại thay đổi cách tính lịch. Ông quyết định giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời. Theo hệ thống lịch mới này thì cứ 4 năm một lần, tháng hai lại được cộng thêm một ngày cho phù hợp với chu kỳ của mặt trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày.

Về sau, con người đã hoàn thiện thêm lịch La Mã để cho ra lịch Dương mà chúng ta sử dụng ngày nay. Cách chia các tháng vẫn giữ nguyên để tôn trọng lịch sử và nó cũng không gây ảnh hưởng gì tới việc sử dụng thời gian của loài người.

Lịch La Mã ban đầu ban hành bởi Romulus, vị hoàng đế đầu tiên của thành Rome. Lịch do ông ta ban hành dựa vào chu kỳ của mặt trăng, tức là tương tự như âm lịch của người phương Đông, tuy nhiên chỉ có 10 tháng. 10 tháng của lịch này bắt đầu từ tháng ba và kết thúc vào cuối tháng mười hai (lưu ý rằng cách đánh số tháng 1, 2, 3, ... là do cách dịch của người Việt Nam, còn trong nguyên bản của lịch La Mã cũng như cách dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới thì mỗi tháng có tên riêng).

Như vậy một năm chỉ có 10 tháng, tức là có một khoảng thời gian kéo dài hai chu kỳ Trăng không được đưa vào lịch, vì Romulus cho rằng đây là thời gian mùa đông không có ý nghĩa gì với việc làm nông nghiệp nên không cần có quy ước.

Khoảng thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, hoàng đế Numa Pompilius là người quyết định đưa thêm hai tháng nữa vào lịch cho đủ 12 chu kỳ Trăng. Mỗi tháng có 28 ngày, làm cho lịch kéo dài đủ 12 chu kỳ Trăng, tổng cộng là 354 ngày. Tuy vậy, Pompilius cho rằng số 28 là con số không may mắn nên sau đó quyết định cho tháng một thêm một ngày thành 29 ngày, còn tháng hai không hiểu vì lý do gì vẫn giữ nguyên chỉ có 28 ngày.

Quảng cáo

Lịch đặt theo chu kỳ của mặt trăng dần bộc lộ điểm yếu, nó không phản ánh đúng chu kỳ biến đổi thời tiết các mùa, vì chu kỳ này gắn liền với chuyển động của trái đất quanh mặt trời. Vì thế, người La Mã lại quyết định cứ hai năm thì đưa vào thêm một tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23 tháng hai (những năm đó tháng hai chỉ có 23 ngày).

Việc thay đổi như trên làm việc tính lịch trở nên rắc rối. Đến khoảng năm 45 trước Công nguyên, Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này. Ông giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để 12 tháng đó trùng với chu kỳ của mặt trời (chu kỳ vị trí của mặt trời trên bầu trời, chứ không phải chu kỳ trái đất chuyển động quanh mặt trời vì thời đó người ta không biết trái đất có quỹ đạo quanh mặt trời).

Quảng cáo

Caesar cũng đặt quy định cứ 4 năm một lần thì tháng hai lại được cộng thêm một ngày cho phù hợp với chu kỳ của mặt trời được tính ra khi đó là 365,25 ngày, điều này về cơ bản khá gần với chu kỳ thật của trái đất quanh mặt trời, hiện nay chúng ta biết là 365,2425 ngày.

Có nguồn tài liệu ghi rằng ban đầu theo cách tính lịch của Caesar, tháng hai có 29 ngày và mỗi 4 năm nó được thêm một ngày thành 30 ngày, tức là không có chênh lệch lớn với các tháng khác. Tuy vậy sau này khi các tháng đặt tên lại, ngày thứ hai chín của tháng hai được chuyển sang tháng tám do tháng này đặt theo tên của Augustus (Hoàng đế sáng lập đế chế La Mã), để cho tháng đó có độ dài tương đương với tháng bảy (July)- tên của Julius Caesar.

Dương lịch mà con người sử dụng ngày nay chính là lịch La Mã được hoàn thiện thêm. Cách chia các tháng vẫn giữ nguyên để tôn trọng lịch sử và đó là lí do tháng hai có ít ngày hơn các tháng khác. Về cơ bản đây chỉ là một qui ước, không gây ảnh hưởng gì tới việc sử dụng thời gian của loài người.

Theo VACA

Tháng Hai có 28 ngày, và 4 năm một lần, tháng Hai mới có 29 ngày - đó là điều mà ai cũng biết. Nhưng sự thật là vì sao tháng Hai lại chỉ có 28 ngày thì bạn biết không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ đã đặt ra trong trangitrithuc- trang thông tin được cho là Wikipedia của người Việt.

Cho đến nay, một số giả thuyết vẫn tin rằng tháng Hai ban đầu có 29 ngày và Hoàng Đế Augustus đã lấy đi một ngày để thêm vào tháng Tám (August). Nhưng rất tiếc, đó chỉ là lời đồn đoán mà thôi.

Vậy sự thật là gì?

Lịch Romulus cổ đại, chỉ vỏn vẹn 10 tháng

Ở thời cổ đại, 1 năm chỉ kéo dài có 10 tháng, tương đương với khoảng 304 ngày/năm.

Và vào lúc đấy, mùa Đông còn không được đặt tên, xếp tháng vì chẳng mấy ai quan tâm. Dễ hiểu thôi, khi người làm nông thời đấy xem lịch là thời gian biểu của họ cho vụ mùa, thì mùa Đông trở nên khá "vô ích" và không đáng để họ tính vào.

Tại sao tháng hai có 28 ngày

Sau đó, vua Numa Pompilius cho rằng điều này thật "ngớ ngẩn" nên nhằm giải quyếtvấn đề, vào năm 713 TCN, ông đã điều chỉnh thành loại lịch mười hai tháng - với chu kỳ khoảng 355 ngày - thêm vào tháng Một và tháng Hai.

Mỗi tháng này có 28 ngày, làm cho lịch kéo dài đủ 12 chu kỳ của Mặt Trăng , tổng cộng là 354 ngày với sự xuất hiện của tháng Một và tháng Hai.

Do 2 tháng mới này thuộc dạng "sinh sau đẻ muộn", tháng Hai lúc đó được coi là tháng cuối cùng của năm thay vì như quy ước hiện nay là tháng Mười hai.

Tại sao tháng hai có 28 ngày

Trớ trêu thay, lịch của người La Mã sẽ chẳng thể hoàn tất nếu thiếu đi các yếu tố mê tín lâu đời. Người La Mã cho rằng số chẵn không mang lại may mắn cho họ, vì thế vua Numa phải cố gắng xếp sao cho tất cả các tháng đều mang số lẻ.

Bài toán trở nên hóc búa hơn vì để có được con số 355, bắt buộc sẽ có một tháng có ngày lẻ. Cuối cùng tháng Hai được "chọn lựa" với số ngày ít nhất (28 ngày).

Và hiển nhiên, bộ lịch 355 ngày vẫn còn những khiếm khuyết cần phải sửa. Chỉ sau một vài năm áp dụng, các mùa và tháng trong năm không còn giữ được độ chính xác nữa.

Tại sao tháng hai có 28 ngày

Vì lý do đó, người La Mã lại quyết định cứ hai năm thì đưa vào thêm một tháng nhuận kéo dài 27 ngày sau ngày 23 tháng 2 có tên Mercedonius (những năm đó tháng 2 chỉ có 23 ngày).

Bất cập lại diễn ra với cách "chữa cháy" tạm thời này khi tháng nhuận không phải lúc nào cũng có trong năm.

Đến khoảng năm 45 TCN, hoàng đế Julius Caesar quyết định thay đổi hệ thống tính lịch này, giữ nguyên 12 tháng nhưng thêm ngày vào các tháng để cho 12 tháng đó trùng với chu kỳ của Mặt trời.

Vua Caesar - người cuối cùng sắp xếp và hoàn chỉnh lại lịch La Mã với 365 ngày như hiện tại

Cuối cùng, Caesar phải bỏ đi tháng nhuận và điều chỉnh lại tất cả. Dựa theo Mặt trời, Caesar đã đổi vị trí và thêm vào vài ngày cho tháng Hai, để lịch hoàn chỉnh với con số 365 ngày như hiện tại.

Giờ đây, tháng Hai có 28 ngày, và cứ bốn năm một lần, tháng Hai sẽ có 29 ngày.

Hệ tri thức Việt số hóa - itrithuc được ví như một "hạt giống" tri thức gieo xuống, để cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, người dân... cùng đóng góp, xây dựng nên một mạng tri thức khổng lồ, tập trung và hoàn toàn "mở" của người Việt.

https://itrithuc.vn - chính là nơi để kiếm tìm mọi thông tin mà giới trẻ Việt Nam cần.

Nguồn: itrithuc, Mentalfloss