Tại sao trẻ sơ sinh hay bị hắt hơi

Hắt xì hơi là một trong những hành động không tự ý và cũng không kiểm soát được. Cũng giống như ở người lớn, hắt hơi vẫn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh. Và chức năng của phản xạ này là giúp tống khứ khói bụi, chất nhầy có chứa các hạt gây kích thích ra ngoài, đồng thời làm sạch khoang mũi. Vì vậy, các bậc phụ huynh không cần phải lo lắng nếu triệu chứng hắt xì hơi ở con không kèm bất kỳ biểu hiện nào khác như sổ nước mũi, nghẹt mũi, chảy nước mắt,… Vậy trẻ sơ sinh bị hắt hơi phải làm sao?

Hắt xì hơi ở trẻ sơ sinh là một trong những hiện tượng rất đỗi bình thường trong cơ chế phản xạ tự nhiên của hệ hô hấp. Do đó, cha mẹ không cần phải lo lắng về biểu hiện này. Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên lập kế hoạch chăm sóc và điều trị cẩn thận nếu hắt xì hơi kèm theo một vài triệu chứng khác.

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị hắt hơi

Hắt hơi là một phản xạ của cơ thể khi có dị vật bên ngoài xâm nhập vào khoang mũi. Khiến niêm mạc mũi bị kích thích và loại bỏ dị vật ra bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn tới hắt hơi ở trẻ.

  • Môi trường sống nhiều bụi bẩn, ẩm mốc, khói thuốc lá,…
  • Gia đình có nuôi chó, mèo và lông của các con vật này cũng có thể gây ra hắt hơi.
  • Lông của quần áo len, chăn ra gối cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị hắt hơi.
  • Khi thời tiết chuyển mùa, không khí lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng tạo ra kích thích gây nên phản cạ hắt hơi ở trẻ.
  • Khi vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào khoang mũi sẽ gây nên tình trạng hắt hơi sổ mũi ở trẻ.

Nguyên nhân của triệu chứng hắt hơi, ngạt mũi thường do môi trường nhiễm bẩn gây nên trẻ sơ sinh bị hắt hơi ngạt mũi.

Vậy nên, việc đầu tiên các mẹ nên làm là làm sạch bầu không khí trong phòng của trẻ, phải giữ cho không gian thoáng mát và mát vào mùa hè và ấm, kín gió vào mùa đông. Hạn chế khói bụi, khói thuốc, thú cưng trong phòng ngủ của bé. Một số chứng nghẹt mũi lâu ngày không điều trị của trẻ nặng hơn, thậm chí dẫn đến hen suyễn.

Phương pháp hút mũi hay rửa mũi rất cần thiết khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi hay sổ mũi và có các triệu chứng cảm cúm khác. Với các bé sơ sinh cần dùng các dụng cụ hút mũi và dung dịch nước muối sinh lý, nước muối loãng để hút mũi. Bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ trị nghẹt mũi, hắt hơi bằng cách lấy hỉ mũi hoặc cũng có thể kết hợp massage 2 cánh mũi cho bé để đạt hiệu quả tốt nhất. Có thể nói đây là phương pháp đơn giản và an toàn nhất giúp vệ sinh mũi sạch và trị dứt điểm nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đây là cách giúp trẻ ngủ yên, thoải mái hơn và không quấy khóc trong đêm. Trẻ bị nghẹt mũi thường có nhiều nước nhầy trong mũi, ngủ cao đầu giúp nước mũi không chảy ngược vào trong mũi, giúp bé dễ dàng thở.

Trẻ rất cần được giữ ấm dù thời tiết thế nào, đặc biệt là ở ngực, cổ, lòng bàn tay, bàn chân. Hạn chế dùng điều hòa cho trẻ sơ sinh, hay điều hòa chiếu thẳng vào mặt, tránh gió mạnh, gió độc, nên bật quạt xa để trẻ không bị gió lạnh gây khó thở.

  • Trẻ khó thở với biểu hiện thở nhanh và hổn hển
  • Ngực có biểu hiện đập dồn dập
  • Trẻ có dấu hiệu chán ăn, ăn ít hơn trước đây
  • Bé ngủ nhiều hơn 8 – 10 giờ mỗi ngày
  • Thở khò khè, nấc khi ngủ

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị hắt hơi phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị hắt hơi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Điều đầu tiên cần biết là hắt xì hơi là một phản xạ có lợi cho cơ thể. Nó được thực hiện bằng một loạt các động tác phối hợp của nhiều cơ quan hô hấp nhằm tạo ra một luồng khí mạnh đẩy các dị vật trong đường hô hấp. Như vậy, nếu trẻ hắt hơi được là một phản xạ lành mạnh, bạn cũng nên mừng vì đây là một phản xạ bình thường. Chúng giúp trẻ loại bỏ bụi bẩn và tắc nghẽn trong đường hô hấp bằng luồng khí áp lực và tốc độ cao. 

Không khí chúng ta hít thở hàng ngày chứa đầy khói bụi, hóa chất, ô nhiễm,…Vì thế, cơ thể của trẻ có một phản xạ làm loại bỏ những ô nhiễm, bụi bẩn bằng cách tự nhiên nhất là hắt xì hơi. Phản xạ này giúp làm sạch các các hạt bụi và tạp chất tắc nghẽn đường thở và giữ cho luồng không khí được thông thoáng. Điều này giúp trẻ có một sự thoải mái nhất định. 

Có thể nói, hắt xì hơi là một phản xạ tốt, tuy nhiên, hắt xì hơi nhiều và kéo dài cũng không hẳn là điều tốt. Nó là một cảnh báo về cơ thể của trẻ đang hoạt động không bình thường do một yếu tố nào đó tác động. Một trong số đó là những nguyên nhân bệnh lý. 

Trẻ em, với những cơ quan chưa được phát triển hoàn thiện, hệ miễn dịch chưa hoàn toàn bảo vệ được trẻ. Do đó, trẻ em dễ dàng bị tấn công bởi những yếu tố ngoại lai. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây hắt xì hơi nhiều ở trẻ. 

Có thể nói khói bụi và lông thú là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra hắt xì hơi nhiều cho trẻ nhỏ. Đây là những nguyên nhân mà ít gây nguy hiểm cho trẻ nhất. 

Khói bụi khi vào đường hô hấp thường được các lông mũi và chất nhầy do mũi họng tiết ra giữ lại, không vào sâu bên trong. Điều này là một cơ chế bảo vệ của cơ thể nhằm chống lại khói bụi và các dị vật. Tuy nhiên, nếu lượng bụi quá lớn hoặc dị vậy lớn sẽ làm kích thích đường hô hấp của trẻ, các dây thần kinh báo hiệu cho cơ thể để đưa ra phản xạ hắt xì hơi nhằm tống bụi bẩn ra ngoài cơ thể nhằm bảo vệ trẻ. 

Ở những gia đình nuôi chó mèo trong nhà thì trẻ có thể hít phải lông của chúng bay lơ lửng trong không khí. Các loại lông thú này là một dị vật đường hô hấp, chúng sẽ kích thích niêm mạc hô hấp tạo ra phản xạ hắt xì hơi nhiều lần. Hơn nữa, lông chó mèo có thể trở thành một loại dị nguyên gây dị ứng cho trẻ. Nếu điều đó xảy ra, trẻ sẽ có những phản ứng nặng nề hơn hắt xì hơi là khó thở, thở rít,… 

Trong những gia đình có người hút thuốc rất có hại cho trẻ. Nó ảnh hưởng không chỉ tới hệ hô hấp mà còn tới sự phát triển bình thường của trẻ nhỏ. Khói thuốc có nhiều chất độc hại có thể có tác động tạo nên phản xạ hắt xì hơi cho trẻ. Không những khói thuốc, các loại khói khác cũng có thể làm cho trẻ hắt xì hơi nhiều lần. 

Khi trẻ nằm trong điều hoà nhiệt độ quá thấp, khi không khí lạnh mà trẻ không được giữ ấm đầy đủ. Niêm mạc mũi họng của trẻ có rất nhiều thụ thể nhạy cảm với không khí lạnh. Mỗi khi tiếp xúc với không khí lạnh, có nhiều biện pháp khắc phục và trong số đó là tình trạng hắt xì hơi nhiều lần. Kèm theo đó trẻ có thể chảy nước mũi. 

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị hắt hơi

Là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Cảm lạnh xảy ra khi trẻ tiếp xúc với không khí lạnh trong khi hệ miễn dịch còn yếu. Điều này làm trẻ không thể chống đỡ được sự tấn công của các virus tới đường mũi họng. Cảm lạnh gây cho trẻ nhiều triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, ho đờm, sốt nhẹ có thể kèm theo nôn trớ. Thông thường, cảm lạnh kéo dài 7-10 ngày và ít gây biến chứng nguy hiểm cho trẻ. 

Cũng giống cảm lạnh, cảm cúm cũng là một loại virus gây ra, nhưng cảm cúm thường dễ lây lan hơn và gây bệnh nặng nề hơn. Bên cạnh việc hắt xì hơi nhiều và sổ mũi thì trẻ sẽ bị sốt cao nhiều hơn, trẻ mệt mỏi, đau nhức cơ thể và ho nhiều hơn. Hơn nữa, cảm cúm rất dễ lây và tạo thành dịch cho cộng đồng, nhất là những bé cùng lớp. 

Cảm cúm thường giảm sau khoảng 5-7 ngày sau khi được chăm sóc đầy đủ. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ mà thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.

Không chỉ người lớn, trẻ em cũng rất dễ bị viêm mũi xoang do niêm mạc hô hấp của trẻ rất nhạy cảm. Khi trẻ bị tấn công bởi vi khuẩn hoặc virus vào hệ thống mũi xoang thì gây viêm với những tình trạng sổ mũi, hắt xì hơi, đau vùng mặt, ngạt mũi. Trẻ có thể bị sốt cao, mệt mỏi. 

Tình trạng viêm của trẻ nếu không được điều trị triệt để dễ gây ra viêm mạn tính dễ tái phát. 

VA là một tổ chức lympho có tác dụng bảo vệ ở mũi họng. Tuy nhiên, nếu bị vi khuẩn xâm nhập, chúng sẽ phát triển quá mức gây những khó khăn cho trẻ. Khi đó, trẻ hay bị sổ mũi, ngạt mũi, hắt xì hơi. Bệnh thường xảy ra từ 1-5 tuổi. 

Không chỉ lông chó mèo gây dị ứng, nhiều dị nguyên khác cũng có thể gây dị ứng cho trẻ. Không những thế, dị ứng còn gây những triệu chứng khó chịu cho trẻ như hắt hơi, sổ mũi,… thậm chí là khó thở, nổi mề đay. Những tác nhân gây dị ứng thường gặp gồm: lông thú, bụi nhà, phấn hoa,…

Có thể nói, vấn đề hắt xì hơi nhiều lần ở trẻ gây cho cha mẹ nhiều lo lắng. Nó cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh tật khác nhau. Do đó, nếu tình trạng hắt xì hơi kèm theo những dấu hiệu nặng nề như sốt cao, khó thở, cha mẹ cần tới cơ sở y tế để được chăm sóc tốt nhất. Dưới đây là một số cách khắc phục tình trạng hắt xì hơi đơn giản thực hiện tại nhà. 

Tại sao trẻ sơ sinh hay bị hắt hơi

Nước muối sinh lý là một loại dụng cụ có tác dụng rất tốt cho các bệnh lý đường hô hấp và đặc biệt là trong hắt xì hơi nhiều lần của trẻ. Nó có tác dụng làm sạch bụi bẩn, dịch nhầy trong mũi họng của trẻ, chúng còn làm loãng dịch nhầy và tống ra ngoài dễ dàng hơn. 

Ngoài tác dụng làm sạch bụi bẩn, nó còn tác dụng lên vi khuẩn, virus trong mũi họng trẻ. Nó làm sạch vi khuẩn, virus, làm chúng không thể hoạt động hoặc tiêu diệt ngay trong mũi họng. 

Nước muối sinh lý có tác dụng tốt làm thông thoáng đường thở, giảm kích thích mũi họng từ đó giảm ho và giảm hắt xì hơi cho trẻ. 

Mẹ cũng cần học cách sử dụng nước muối sinh lý nhằm rửa mũi họng cho trẻ tốt nhất. Nên thực hiện rửa bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ngày. 

Nếu gia đình có người hút thuốc thì nên bỏ hoặc tránh hút khi ở nhà nhằm bảo vệ trẻ nhỏ. Không cho trẻ tiếp xúc với không gian nhiều khói thuốc. Tốt nhất là cho trẻ đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài, tới nơi công cộng. 

Cũng không nên cho trẻ ra đường nhiều lúc tan tầm, xe côn đông đúc do khói xe cùng với bụi đường không tốt cho hệ hô hấp của trẻ. 

Ngoài việc bỏ thuốc lá, để tránh khói bụi, bạn có thể dùng các loại máy lọc không khí làm cho ngôi nhà có không khí trong lành hơn. 

Với những ngày thời tiết hanh khô, bạn cần đảm bảo cho không khí trong nhà không quá khô. Có thể dùng máy tạo độ ẩm. Cũng không nên để trẻ trong nhà với điều hoà không khí quá lạnh cũng như giữ ấm trong thời tiết lạnh. 

Giữ cho không khí trong nhà không có lông thú vật cũng như bụi và phấn hoa. 

Đầu tiên, khi trẻ không được khỏe, nên cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và không thể thiếu nước. 

Các chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển, chống lại sự tấn công của các kích thích có hại bên ngoài. Các vitamin, khoáng chất giúp bảo vệ, tăng cường miễn dịch. Khi trẻ bệnh thì cần tăng cường chất dinh dưỡng nhằm chống lại bệnh tật. 

Khi tình trạng hắt hơi kéo dài của trẻ không hết, hoặc bệnh tiến triển nặng nề thì cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị tốt nhất. 

Việc tới gặp bác sĩ để được thăm khám là nên làm nếu trẻ hắt hơi nhiều kèm sổ mũi và sốt cao. Bởi diễn biến bệnh tật của trẻ thường rất nhanh, kèm theo đó, việc chậm trễ điều trị sẽ càng gây hại cho con. Một số trường hợp cần tới khám bác sĩ ngay nếu gặp tình huống sau:

  • Có sốt trên 38,5 độ C và/hoặc có phát ban
  • Trẻ quấy khóc nhiều hơn bình thường. 
  • Trẻ đau tai, hay giật tai, quấy khóc nhiều. 
  • Trẻ khó thở, thở gấp, thở mạnh hơn bình thường, da trở nên tím tái. 
  • Trẻ xuất hiện cơn co giật khi sốt. 
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú. 

Triệu chứng hắt xì hơi liên tục kéo dài là một triệu chứng không hiếm gặp ở trẻ nhỏ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hại tới sức khoẻ trẻ. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu kĩ cũng như xử lý đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.