Tại sao trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ em nếu thiếu iốt sẽ dẫn đến đần độn

Trong cơ thể, iốt rất cần cho hoạt động của tuyến giáp. Ngay từ trong giai đoạn đầu của bào thai, cơ thể thai nhi hoàn toàn chịu ảnh hưởng đến việc hấp thu i-ốt của bà mẹ. Vào tuần 12 của thời kỳ thai nghén, thai nhi đã cần i-ốt để tự tổng hợp hormon tuyến giáp.

Khi thiếu i-ốt cơ thể sẽ phát sinh nhiều bệnh tật và các rối loạn chuyển hóa khác. Thiếu i-ốt ở thai phụ dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh non. Thiếu i-ốt nặng trong giai đoạn mang thai trẻ sinh ra dễ bị đần độn, câm, điếc và các dị tật bẩm sinh khác.

Ở trẻ em, thiếu i-ốt sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng, nghễnh ngãng... Bướu cổ và đần độn là hai biểu hiện hay gặp nhất liên quan đến thiếu i-ốt. Bướu cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào trong cuộc đời, trong khi đó đần độn xuất hiện ngay từ lúc bào thai nếu người mẹ bị thiếu i-ốt nặng.

Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp thường gặp do thiếu i-ốt.

Phòng ngừa thiếu i-ốt như thế nào?

Bổ sung thực phẩm giàu i-ốt

Trong bữa ăn hằng ngày cần tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu i-ốt như các loại trái cây tươi, thịt và sữa. Đặc biệt là hải sản: tôm, cua, cá, ghẹ, rong biển, tảo biển.

Các loại rau xanh đậm, rau dền, mồng tơi, rau cần, cải xoong, rau chân vịt… cũng là nguồn thực phẩm giàu i-ốt.

Cần bổ sung các thực phẩm giàu i-ốt trong bữa ăn hằng ngày.

Sử dụng muối i-ốt

Để phòng ngừa nguy cơ bệnh tật do thiếu i-ốt, chúng ta nên sử dụng muối i-ốt thay cho muối thường trong ăn uống và chế biến thức ăn hàng ngày. Cách sử dụng muối i-ốt cũng giống như muối thường, có thể dùng ướp thịt, cá, muối dưa cà, nêm thức ăn đang nấu trên bếp như bình thường.

Muối i-ốt không làm thay đổi mùi vị thức ăn. Lượng i-ốt được trộn vào muối an toàn cho cả người không thiếu i-ốt. Dùng muối i-ốt thường xuyên hàng ngày không ảnh hưởng đến sức khỏe vì lượng i-ốt dư thừa sẽ được thải ra ngoài theo nước tiểu.

Nên sử dụng muối i-ốt thay cho muối thường khi chế biến thức ăn để phòng ngừa thiếu iốt.

Lưu ý: Sau khi mua muối i-ốt về cần để trong lọ có nắp đậy kín. Do i-ốt là chất dễ bay hơi nên lưu ý để muối i-ốt ở nơi khô ráo, không rang muối i-ốt, không để muối i-ốt gần bếp lửa nóng hay nơi có ánh nắng chiếu vào.

Những thực phẩm bệnh nhân COVID-19 nên dùng khi điều trị tại nhà

Ăn nhiều đồ ngọt ảnh hưởng thế nào đến làn da của bạn?


BS. Thanh Bình

Phát biểu trong ngày Thế giới phòng chống Đái tháo đường (14/11); ngày toàn dân mua và sử dụng muối i-ốt (2/11), Thứ trưởng Bộ Y tế - GS.TS.Trần Văn Thuấn chia sẻ: Trong thời gian qua công tác phòng chống bệnh đái tháo đường và các rối loạn do thiếu i-ốt bảo vệ sức khỏe nhân dân đã được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng, Chính phủ và Bộ Y tế.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn phát biểu trong Lễ mít-tinh Ngày thế giới phòng chống bệnh đái tháo đường và Ngày toàn dân mua và sử dụng mối i-ốt.

Cách đây 27 năm, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 481/QĐ-TTg ngày 8/9/1994 về việc tổ chức và vận động toàn dân ăn muối i-ốt thay cho muối thường. Trong đó muối i-ốt được coi là một loại thuốc để phòng bệnh bướu cổ, bệnh đần độn và các bệnh do thiếu i-ốt khác. Từ quyết định sáng suốt trên Việt Nam đã thực hiện thành công thanh toán tình trạng thiếu iod trên toàn quốc vào năm 2005.

Ngày 31/7/2017 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1125/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 trong đó có Hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường và các rối loạn do thiếu i-ốt.

Không bổ sung i-ốt hằng ngày, nguy cơ thiếu hụt iod quay trở lại

Theo TS.Phan Hướng Dương - Phó Giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Thiếu i-ốt sẽ gây bệnh bướu cổ, suy giảm trí thông minh, đần độn và nhiều rối loạn nghiêm trọng khác. Đặc biệt, nếu thiếu i-ốt trong giai đoạn mang thai còn gây ra sảy thai, thai chết lưu, suy giảm sự phát triển về thể chất, trí tuệ của trẻ nhỏ, để lại hậu quả lâu dài.

Cần bổ sung muối i-ốt hằng ngày, trong mỗi bữa ăn.

Như vậy, i-ốt là một vi chất hết sức cần thiết cho cơ thể. Nhưng cơ thể con người không thể tự tổng hợp được i-ốt mà phải bổ sung i-ốt từ bên ngoài qua thực phẩm. Do đó, việc bổ sung i-ốt phải diễn ra đều đặn, hằng ngày thông qua muối ăn, gia vị, nước mắm… có bổ sung i-ốt.

Tại kỳ họp lần thứ 53 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, tình trạng thiếu hụt i-ốt được coi là "nạn đói tiềm ẩn". Liên hợp quốc cũng đã kêu gọi toàn thế giới phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt bằng cách bổ sung i-ốt phải được diễn ra thường xuyên, đều đặn hàng ngày, năm này qua năm khác hay nói cách khác, phải bổ sung  i-ốt suốt đời.

TS.Phan Hướng Dương cho hay: Năm 2005 Việt Nam đã thực hiện thành công thanh toán tình trạng thiếu i-ốt trên toàn quốc. Đây là thành quả đạt được trong một quá trình lâu dài do chúng ta kiên trì, nỗ lực đầu tư, thực hiện toàn dân mua và sử dụng muối iod để phòng bệnh.

Hiện tại trên thị trường, ngoài muối ăn thì  i-ốt  luôn sẵn có, có nhiều loại gia vị mặn được bổ sung i-ốt an toàn như bột canh, hạt nêm, xì dầu… để phục vụ nhu cầu đa dạng đối với bữa ăn của các hộ gia đình người dân trên cả nước.

 Cũng theo TS.Phan Hướng Dương, hiện tại qua khảo sát của BV Nội tiết Trung ương mấy năm gần đây cho thấy, nguy cơ thiếu hụt i-ốt có thể quay trở lại. Do vậy, để bảo vệ thành quả trên, tất cả chúng ta cần phải hết sức quan tâm và duy trì thường xuyên việc sử dụng muối và các sản phẩm có bổ sung i-ốt hằng ngày. Vì nếu việc bổ sung  i-ốt  trong bữa ăn hàng ngày bị gián đoạn thì tình trạng rối loạn do thiếu  i-ốt  sẽ nhanh chóng quay trở lại trong cả cộng đồng.

Thực phẩm giàu i-ốt.

Về khả năng thiếu hụt i-ốt đối với trẻ em, TS.Phan Hướng Dương cho hay: Đối với trẻ còn đang uống sữa, chưa ăn dặm, trong sữa mẹ có hàm lượng i-ốt đủ nhu cầu của trẻ, nếu người mẹ có chế độ ăn đầy đủ i-ốt. Với trẻ uống sữa công thức, thì trong sữa cũng đã có bổ sung i-ốt đủ. Với trẻ lớn đã ăn dặm, trên 1 tuổi thì nên cho trẻ ăn chế độ ăn muối ăn có chứa  i-ốt tương đương như người lớn để dự phòng thiếu hụt i-ốt cho trẻ.

Trả lời câu hỏi về khả năng dư thừa i-ốt nếu việc bổ sung quá nhiều thực phẩm, gia vị chứa i-ốt có ảnh hưởng gì tới sức khỏe hay không? TS.Phan Hương Dương cho hay: Hiện tại ở Việt Nam không đề cập đến vấn đề thừa i-ốt. Bởi qua các kiểm tra, đánh giá trên toàn quốc chưa thấy có hiện tượng dư thừa i-ốt. Mà các dấu hiệu thiếu hụt i-ốt có thể quay trở lại nếu người dân lơ là trong việc sử dụng muối i-ốt. Hơn nữa, tất cả các chế phẩm có bổ sung i-ốt của các đơn vị sản xuất đều được đánh giá hàm lượng bổ sung an toàn, hợp lý. Do vậy người dân có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng.

Mời độc giả xem thêm video:

Phòng chống các bệnh không lây nhiễm - thách thức trong đại dịch COVID-19

Thu Hà

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tại sao thiếu i-ốt trong khẩu phần ăn hàng ngày lại gây ra bệnh bướu cổ?

Các câu hỏi tương tự

  • Toán lớp 8
  • Ngữ văn lớp 8
  • Tiếng Anh lớp 8

Video liên quan

Chủ đề