Tại sao vật đặc định không là đối tượng của hợp đồng vay tài sản

Để giải quyết những khó khăn về kinh tế, cần vốn để kinh doanh hoặc các mục đích khác thì hợp đồng vay tài sản là phương tiện pháp lý để thỏa mãn những nhu cầu đó. Nghiên cứu và hiểu rõ các quy định pháp luật về loại hợp đồng này giúp chúng ta có thể hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.
Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Những bất cập trong quy định về hợp đồng vay tài sản để cùng giải đáp các thắc mắc.

Theo từ điển Tiếng VIệt thì “vay’ là hoạt động nhận tiền hay vật của người khác để tiêu dùng trước với điều kiện sẽ trả lại tương ứng hoặc có thêm phần lãi. Dưới góc độ tín dụng thì “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một khoảng thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Dưới góc độ dân sự “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cho vay giao cho bên vay một số tiền hoặc tài sản để làm sở hữu. Hết hạn của hợp đồng, bên vay có nghĩa vụ trả cho bên kia số tiền hoặc hiện vật tương đương với tiền hoặc vật đã vay, đồng thời trả thêm một số lợi ích vật chất nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
– Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015.

Tại sao vật đặc định không là đối tượng của hợp đồng vay tài sản

Từ định nghĩa hợp đồng vay theo Điều 463 BLDS 2015 cho thấy đối tượng của hợp đồng vay tài sản là tài sản. Theo Điều 105 BLDS 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Trong hợp đồng vay, nghĩa vụ của bên vay là hoàn trả lại cho bên cho vay tài sản cùng loại, theo đúng số lượng, chất lượng khi đến thời hạn trả. Theo Điều 113 BLDS 2015, vật cùng loại là vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng đơn vị đo lường. Trong khi đó, bất động sản theo quy định tại Điều 107 BLDS 2015 là những vật đặc định, vì thế không thể trả lại một bất động sản cùng loại với bất động sản đã vay. Do đó, đã loại bỏ đối tượng bất động sản trong hợp đồng vay tài sản.

Hơn nữa, trên thực tế đối tượng của hợp đồng vay tài sản thường là tiền vì tiền là tài sản trao đổi ngang giá chung cho mọi hàng hóa, tiện lợi cho việc trao đổi để thỏa mãn các nhu cầu về sinh hoạt, tiêu dùng, sản xuất, kinh doanh và tiện lợi cho việc thành toán khi trả nợ. Tuy nhiên, thực tế có nhiều tài sản là đối tượng của hợp đồng vay tài sản theo BLDS nhưng lại mâu thuẫn với một số văn bản pháp luật khác. Ví dụ: Theo BLDS 2015, đối tượng của hợp đồng vay tài sản bao gồm tiền mà ngoại tệ cũng là tiền. Tuy nhiên, ngoại tệ cũng là một loại ngoại hối. Tại Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013) quy định: “Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Có thể thấy ngoại tệ là một loại ngoại hối hạn chế sử dụng. Trường hợp muốn sử dụng ngoại tệ trong các giao dịch hay thanh toán phải thuộc đối tượng (đặc thù chứ không phổ biến) đã được pháp luật quy định cho phép. Mà hợp đồng vay tài sản cũng là một loại giao dịch. Từ đây dẫn đến mâu thuẫn giữa Bộ luật Dân sự 2015 với Pháp lệnh Ngoại hối 2005 (Sửa đổi, bổ sung năm 2013).

Trên thực tế, chỉ có một số ít vụ án tranh chấp về hợp đồng vay tài sản có hợp đồng bằng văn bản, còn lại đa số là các giấy vay tiền, giấy xác nhận nợ thường được bên vay viết hoặc ký để làm căn cứ cho để giải quyết tranh chấp, thậm chí có những vụ án tranh chấp không có bằng chứng vì hợp đồng vay tài sản được giao kết bằng lời nói. Chính vì thế không có căn cứ xác đáng nào để chứng minh quyền và nghĩa vụ của các bên, do vậy tranh chấp diễn ra Tòa án không có căn cứ để giải quyết. Hậu quả là có những trường hợp bên vay từ chối nghĩa vụ trả nợ của mình gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên cho vay.

Theo Điều 463 BLDS 2015, hợp đồng vay được chia thành hai loại: vay có lãi và vay không có lãi. Vay không lãi xảy ra khi các bên trong hợp đồng vay tài sản không thoả thuận và pháp luật không có quy định lãi suất đối với hợp đồng vay tài sản. Vay có lãi xảy ra khi các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo đó, các bên có quyền thoả thuận lãi suất đối với hợp đồng vay tài sản. Song cả 9 điều luật về hợp đồng vay tài sản trong BLDS không có quy định về thời điểm thoả thuận và hình thức thoả thuận lãi suất. Vậy thoả thuận về lãi suất có thể xảy ra trước, trong hay sau thời điểm giao kết hợp đồng? Hình thức thoả thuận có bắt buộc bằng văn bản hay không? Hơn nữa, trong trường hợp bên cho vay liên tục nhập các khoản lãi suất vào nợ gốc và yêu cầu bên vay phải trả lãi trên toàn bộ số nợ đó. Vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để xác định chính xác khoản tiền vay tại từng thời điểm trong trường hợp này. Khi đó, việc áp dụng lãi suất 20%/năm (theo Điều 468) cho khoản vay vào thời điểm nào mới là phù hợp và số tiền nào được gọi là khoản tiền vay?

Bên cạnh đó, Điều 468 BLDS 2015 chỉ quy định lãi suất đối với trường hợp tài sản vay là tiền, mức lãi suất đối với trường hợp tài sản vay là tiền, mức lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Điều này cũng như cả 8 điều luật còn lại của chế định hợp đồng vay tài sản không hề nhắc đến hạn mức lãi suất trong trường hợp tài sản vay không phải là tiền. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 463 thì các bên có thể thỏa thuận lãi suất đối với tất cả các loại tài sản vay. Do đó, khi vay vật hoặc tài sản khác không phải là tiền các bên vẫn có quyền thỏa thuận lãi suất. Điều này gây khó khăn trong hợp đồng vay với đối tượng không phải là tiền và có lãi suất cũng như việc xét xử nếu có tranh chấp trong trường hợp này.

Hơn nữa, quy định về lãi suất không vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay được quy định tại Điều 476 BLDS không phải là quy định tuyệt đối vì việc ghi thêm cụm từ “trừ trường hợp luật khác có quy định khác”. Theo quy định này, đối với những trường hợp vay nào thì sẽ áp dụng quy định lãi suất tại BLDS năm 2015, trường hợp vay nào thì áp dụng luật khác có liên quan? Luật có liên quan trong lĩnh vực này hiện nay chỉ có Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2017. Tuy nhiên, trong các Luật này lại có quy định khác so với BLDS năm 2015. Vì vậy, các tổ chức, cá nhân có quan hệ trong hợp đồng vay tài sản và các cơ quan chức năng thực thi pháp luật khó áp dụng quy định này trên thực tế, khiến cho họ rơi vào thế lúng túng không biết áp dụng quy định của luật nào trong trường hợp đang diễn ra. Ví dụ: Theo Luật Các tổ chức tín dụng không áp dụng trần lãi suất cho vay còn theo pháp luật dân sự thì áp dụng trần lãi suất cho vay.

Trên đây là nội dung về Những bất cập trong quy định về hợp đồng vay tài sản mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website https://accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.

Nghĩa vụ giao vật là gì? Thực hiện nghĩa vụ giao vật trong quan hệ dân sự?

Trong quy luật của cuộc sống hàng ngày hay là các hoạt động chịu sự quản lý của pháp luật thì bên cạnh việc đòi hởi và xác lập quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức thì có có quy định về việc những đối tượng này phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Đối với hệ thống của pháp luật nước ta hiện hành dù trong bất kì lĩnh vực nào thì cũng đều có quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thế có liên quan đến quy định đó. Do đo, pháp luật dân sự hay cụ thể hơn là Bộ luật dân sự cũng có quy định về quyền và nghĩa vụ của những chủ thể này. Có thể điểm qua một số nghĩa vụ được pháp luật Dân sự nay quy định bao gồm: nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, nghĩa vụ giao vật, nghĩa vụ chịu phạt, nghĩa vụ trả tiền, nghĩa vụ giao vật,….

Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568

Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Dân sự năm 2015.

1. Nghĩa vụ giao vật là gì?

Trước khi tìm hiểu về một nghĩa vụ cụ thể trong Bộ luật Dân sự thì chúng ta cần tìm hiểu qua về nghĩa vụ được quy định theo pháp luật này là gì? Do đó, theo như quy định tại Điều 274 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ là: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền)”.

Tuy rằng pháp luật Dân sự không có quy định chi tiết về khái niệm nghĩa vụ giao vật, nhưng dựa trên phần quy định được nêu ra ở trên về khái niệm của nghĩa vụ và theo quy định tại điều 279 Bộ Luật dân sự 2015 về nội dung của nghĩa vụ giao vật thì khi thực hiện nghĩa vụ giao vật bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật đó đến khi giao. Do đó, Nghĩa vụ giao vật có thể được hiểu một cách đơn là việc mà một hoạc nhiều chủ thể phải chuyển giao vật cho một hoặc nhiều chủ thể khác nhưng trước đó thì bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật đó đến khi giao.

Bên cạnh đó thì theo như quy định tại khoản 2 Điều 279 có quy định về việc giao vật như sau: “khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như cam kết, nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận và nếu không có thỏa thuận thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình, nếu là vật đông bộ thì phải giao cho đồng bộ”. Trong quy định được nêu ở trên có nhắc đến các loại vật trong đó có vật đặc định và vật cũng loại, hai khái niệm này được hiểu trong quy định này như thế nào?

Thứ nhất là đối với vật đặc định đươc quy định trong pháp luật dân sự là vật phân biệt được với vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí. Bởi lẽ đó, khi giao vật thì bên có nghĩa vụ chỉ được coi là thực hiện đúng nghĩa vụ khi giao đúng vật đó. Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên có nghĩa vụ bị coi là vi phạm nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm dân sự. Trách nhiệm dân sự của bên có nghĩa vụ ở đây  là việc người có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nếu vật đặc định vẫn còn và bên có quyền yêu cầu hoặc người này phải có trách nhiệm thanh toán giá trị của vật nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng. Giá trị của vật sẽ được tính theo thỏa thuận của các bên hoặc do cơ quan có thẩm quyền xác định theo giá thị trường tại thời điểm giải quyết tranh chấp.

Thứ hai là đối với vật cùng loại được quy định trong pháp luật dân sự là vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường. Những vật cùng loại có thể thay thể cho nhau nên khi chuyển giao vật cùng loại các bên chủ yếu quan tâm đến chất lượng, số lượng, chủng loại vật.

2. Thực hiện nghĩa vụ giao vật trong quan hệ dân sự:

Đối tượng của quan hệ nghĩa vụ rất rộng và đa dạng. Theo đó, tùy thuộc vào đối tượng cụ thể của từng quan hệ, mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng với đối tượng đó. Đối với đối tượng là vật, thì việc thực hiện nghĩa vụ phải được tiến hành theo quy định tại Điều 279 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể:

Xem thêm: Chủ thể là gì? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo BLDS năm 2015?

Điều 279. Thực hiện nghĩa vụ giao vật

1. Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.

2. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.

3. Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”

Nghĩa vụ là việc mà trong một trường hợp cụ thể xảy ra, trong đó có một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá ( có thể gọi là tài sản), thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). Trong đó, việc thực hiện nghĩa vụ giao vật được thực hiện như sau:

Thực hiện đúng hợp đồng là một trong các nguyên tắc khi các bên thực hiện hợp đồng. Thực hiện không đúng nghĩa vụ chuyển giao tài sản là việc chuyển giao tài sản không đúng số lượng, không đúng phương thức, không đúng địa điểm, do chuyển giao vật không đồng bộ, không đúng chủng loại…Khi có hành vi vi phạm nói trên, bên có nghĩa vụ có trách nhiệm  tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ giao vật như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Việc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ cũng được coi là thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Nghĩa vụ vẫn được thực hiện trong thời hạn do các bên thỏa thuận, tuy nhiên, nghĩa vụ đó đã không được thực hiện một cách hoàn chỉnh. Theo nguyên tắc này, đối tượng của hợp đồng (vật, tiền, giấy tờ có giá…) do bên có nghĩa vụ chuyển giao hoặc thực hiện phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật và sự thỏa thuận của các bên về chất lượng, số lượng cũng như các tiêu chuẩn khác. Đối tượng của hợp đồng phải là đối tượng có thể thực hiện được. Nếu đối tượng của hợp đồng không thể thực hiện được thì ngay từ khi ký kết hợp đồng đã vô hiệu, và việc xác định có thực hiện đúng đối tượng của hợp đồng hay không không còn ý nghĩa đối với các bên giao kết.

Trên cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 438 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm do giao vật không đồng bộ đã có quy định về vấn đề trong hợp đồng mua bán hàng hóa, việc thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật thể hiện ở việc bên có nghĩa vụ chuyển giao vật không đúng số lượng, không đúng chất lượng, không đồng bộ, không đúng chủng loại. Chính vì vậy mà trong trường hợp bên bán giao vật không đúng số lượng chỉ  được hiểu với nghĩa chuyển giao nhiều hơn so với số lượng đã thỏa thuận.

Xem thêm: Trách nhiệm dân sự là gì? Trách nhiệm dân sự theo Bộ luật dân sự?

Ngoài ra, tại điều này cũng có quy định về vấn đề trong hợp đồng khi trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận, thì đây có thể coi là trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ (bên bán mới thực hiện một phần nghĩa vụ đã thỏa thuận), bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tiếp số lượng và bồi thường thiệt hại. Nếu bên mua không muốn nhận tiếp số lượng hàng còn thiếu, thì bên bán bị coi là không thực hiện đúng nghĩa vụ giao vật và phải bồi thường thiệt hại. Đối với nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ cũng vậy, nếu như bên có nghĩa vụ không chuyển giao đúng vật đồng bộ dẫn đến mực đích sử dụng của vật không đạt được thì bên có nghĩa vụ đó cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm nghĩa vụ chuyển giao vật.

Đối với việc chuyển giao vật không đúng chủng loại được quy định tại Điều 439 Bộ luật dân sự 2015 thì bên có nghĩa vụ không được lấy vật khác thay thế cho vật đã thỏa thuận. Ví dụ: bên A có nghĩa vụ chuyển giao cho bên B một chiếc xe máy Libety thì khi thực hiện hợp đồng phải chuyển giao đúng loại xe đó chứ không thể chuyển giao một chiếc Atila được. Khi bên bán giao vật không đúng chủng loại mà các bên đã thỏa thuận, thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại. Bên mua cũng có thể nhận và thanh toán theo giá mà các bên đã thỏa thuận, hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Đối với các trường hợp thực hiện nghĩa vụ không đúng thời gian thỏa thuận, như thực hiện trước thời hạn hoặc thực hiện muộn nghĩa vụ chuyển giao  tài sản, thì việc chậm thực hiện nghĩa vụ lại là một căn cứ khác làm phát sinh trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ. Khi xảy ra trường hợp nghĩa vụ hợp đồng được thực hiện không đúng, trước hết bên có quyền thường áp dụng chế tài buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng bởi việc thực hiện hợp đồng vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các bên khi tham gia ký kết hợp đồng, đảm bảo cho các bên đạt được các lợi ích mà họ mong muốn từ việc thực hiện hợp đồng.

Trong nhiều trường hợp tiền phạt vi phạm hay tiền bồi thường thiệt hại không thể thay thế được các lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng. Chỉ khi không khắc phục được vi phạm, bên có quyền mới áp dụng các biện pháp chế tài khác như hủy bỏ hợp đồng, phạt vi phạm hay yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.