Vì sao nói tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận

Tài nguyên không phải là vô tận

Tài nguyên không bao giờ là vô tận, và việc khai thác thế nào để thế hệ con cháu mai sau không bị trả giá đang là vấn đề mang tính thời sự. Số liệu của Bộ Tài chính đưa ra về trữ lượng nguồn tài nguyên hiện có của quốc gia trong báo cáo tổng kết về mức thuế suất thuế tài nguyên khiến chúng ta không khỏi giật mình.

Cụ thể, từ năm 2012 trở về trước, Việt Nam là nước xuất khẩu than. Song từ năm 2013 kim ngạch xuất khẩu than giảm mạnh do nhu cầu than trong nước tăng, đặc biệt phục vụ nhu cầu đốt than để sản xuất điện. Năm 2014, lượng than đá xuất khẩu khoảng 7,2 triệu tấn, dự kiến năm 2015, 2016 xuất khẩu khoảng trên 1 triệu tấn. Hơn nữa, lũ lụt chưa từng có vừa qua ở Quảng Ninh báo động hệ lụy phải trả khi khai thác than triền miên, không chú ý đến môi trường, trong nhiều thập kỷ qua. Tổng trữ lượng sắt đã được đánh giá và thăm dò của Việt Nam hiện nay khoảng 1,3 tỷ tấn.

Vì sao nói tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận

Theo dự báo, nhu cầu sử dụng quặng sắt cho ngành luyện kim trong nước năm 2015 khoảng 7,2 triệu tấn, năm 2020 khoảng 18 triệu tấn, năm 2025 khoảng 32 triệu tấn; trữ lượng quặng titan khoảng 650 triệu tấn (với khoảng 78 triệu tấn zircon), trong đó trữ lượng quặng titan có thể huy động vào khai thác khoảng 440 triệu tấn (với khoảng 52 triệu tấn zircon); vàng có tổng trữ lượng khoảng 154 tấn, trong đó trữ lượng thăm dò chỉ đạt 42,7 tấn; quặng đồng có trữ lượng ước tính khoảng 1 triệu tấn. Dự báo nhu cầu đồng đến năm 2020 sẽ tăng khoảng 156.000 tấn/năm; trữ lượng quặng niken khoảng 4,5 triệu tấn và được tập trung chủ yếu tại mỏ niken Bản Phúc (tỉnh Sơn La).

Do việc đầu tư xây dựng nhà máy luyện kim niken không khả thi vì vốn đầu tư một nhà máy lớn (phải có trữ lượng niken từ 18 triệu tấn trở lên mới nên xây dựng nhà máy luyện kim niken). Hiện cả thế giới có 12 nhà máy luyện kim niken. Do đó, tại Việt Nam, niken được khai thác đưa vào sản xuất, chế biến để xuất khẩu (năm 2014, sản lượng tinh quặng niken xuất khẩu khoảng 74.800 tấn với kim ngạch khoảng 87,3 triệu đô la Mỹ, số thu thuế xuất khẩu khoảng 375,6 tỉ đồng). Theo dự báo, nhu cầu trong nước về niken năm 2020 khoảng 5.300 tấn và năm 2025 có thể lên tới 6.700 tấn. Ngay đến nguyên liệu nhôm và bauxite  trữ lượng không nhiều nhưng hiện  khai thác không có lãi. Tổ hợp bauxit nhôm Lâm Đồng và dự án alumin Nhân Cơ (Đắc Nông) chỉ có lãi vào các năm 2018 và 2021. Còn theo các chuyên gia, trữ lượng dầu khí vẫn không phải là quá nhiều. Trong khi đó, theo chuyên gia sinh vật học, GS Võ Quý, nguyên giảng viên trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, với tốc độ phá rừng, khai thác bừa bãi như thời gian qua phải mất nửa thế kỷ mới có khả năng khôi phục.

Với tốc độ dân số ngày một tăng như hiện nay và với việc nền kinh tế phát triển dựa cơ bản vào việc khai thác các tài nguyên thô, một lúc nào đó khi tài nguyên bị cạn kiệt đồng nghĩa với việc các thế hệ sau phải gánh chịu những gì mà chúng ta ở hiện tại đang gây ra.

Tuệ Giang

Lao động thủ đô

Bài 1. Tài nguyên thiên nhiên là gì ? Có các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu nào ?

■   Lời giải

-     Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất sơ khai được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống.

Nguồn tài nguyên thiên không phải là vô tận, nếu sử dụng và khai thác không hợp lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ nhanh chóng cạn kiệt.

-    Trong tự nhiên có các dạng tài nguyên thiên nhiên như sau :

+ Tài nguyên tái sinh là dạng tài nguyên có khả năng phục hồi nếu sử dụng và khai thác hợp lí như tài nguyên đất, rừng, biển...

+ Tài nguyên không tái sinh là dạng tài nguyên sau một thời gian khai thác và sử dụng sẽ bị cạn kiệt như dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, than đá...

+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sóng biển...

Bài 2. Hiện tại, dạng năng lượng nào đang được nghiên cứu và thay thế dần các nguồn năng lượng khác đang bị cạn kiệt dần ? Tại sao ?

■   Lời giải

-     Hiện tại, năng lượng vĩnh cửu như năng lượng mặt trời, năng lượng gió và năng lượng sóng biển... đang được con người nghiên cứu và sử dụng để thay thế các dạng năng lượng khác đang bị cạn kiệt dần. Các nguồn năng lượng này được coi là vô hạn.

-     Dạng năng lượng vĩnh cửu là năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiẻm môi trường. Cho nên, dạng năng lượng này đang được khuyến khích sử dụng.

Bài 3. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là như thế nào ?

■   Lời giải

Sử dụng tài nguyên thiên nhiên được cho là hợp lí khi :

-     Vừa đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho các thế hệ mai sau.

-     Không gây suy thoái môi trường, đảm bảo sự phát triển bển vững.

Bài 4. Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã có ý nghĩa như thế nào đối với con người ?

■   Lời giải

-     Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã có ý nghĩa đặc biệt đối với con người vì đó là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên.

-     Mỗi quốc gia cần có các biện pháp thích hợp trong việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã để phát triển bền vững.

Bài 5. Cần phải làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật ?

■   Lời giải

Để bảo vệ tài nguyên sinh vật cần :

-     Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn...

-    Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã.

-    Trồng cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

-     Không săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.

-     Bảo tồn các nguồn gen quý hiếm bằng công nghệ sinh học và lai tạo các giống vật nuôi, cây trồng có năng suất cao và phẩm chất tốt.

-    Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên sinh vật cho mọi người.

Bài tiếp theo

Vì sao nói tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận

Xem lời giải SGK - Sinh 9 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com. , cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

.

Cập nhật lúc: 00:23, 28/01/2020 (GMT+7)

Tài nguyên thiên nhiên là chỉ các thành phần cấu tạo nên thiên nhiên bị con người dùng những hình thức nhất định để khai thác và ứng dụng cho cuộc sống, là những nguyên liệu cần thiết cho xã hội. Tài nguyên thiên nhiên thường gặp có: đất đai, nước, không khí, rừng, đồng cỏ, đầm lầy, biển, động thực vật hoang dã, vi sinh vật, hầm mỏ v.v...

Vì sao nói tài nguyên sinh vật biển không phải là vô tận
Khoáng sản, rừng... đều là những tài nguyên hữu hạn

Trong các tài nguyên thiên nhiên, ngoài một số ít loài là nguyên sinh ra, tuyệt đại đa số là tài nguyên thứ sinh. Những tài nguyên nguyên sinh có ánh nắng Mặt Trời, không khí, gió, thác nước, khí hậu v.v... Chúng là nguồn vô hạn. Những tài nguyên thứ sinh có: đất đai, khoáng sản, rừng v.v... Chúng đều là tài nguyên hữu hạn.

Tài nguyên thiên nhiên thứ sinh được hình thành trong những giai đoạn đặc biệt của quá trình biến hóa tự nhiên của Trái Đất, vì vậy chất lượng và số lượng của chúng bị hạn chế. Một khi một loài sinh vật nào đó bị tiêu diệt thì sẽ khó mà tái sinh lại được. Không gian phân bố của chúng cũng không đồng đều. Do đó nói chúng là hữu hạn.

Ví dụ những tài nguyên thiên không thể tái sinh như đất đai, than bùn, than đá, dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên v.v... Trong giai đoạn hiện nay đó là những tài nguyên không dễ gì tái sinh được. Nhưng nhân loại trước đây do trình độ sản xuất thấp nên chưa nhận thức được vấn đề này, vì vậy người ta cho rằng: những tài nguyên này khai thác mãi không cạn, dùng không hết.

Gần 300 năm nay cùng với sự phát triển vũ bão của sức sản xuất, những tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị khai thác và lạm dụng, lãng phí tùy ý, không bị hạn chế, nên đã xuất hiện nguy cơ về thiếu tài nguyên.

Theo số liệu điều tra thì những loại tài nguyên chủ yếu trữ lượng không nhiều, trong vòng mấy trăm năm nữa sẽ bị khai thác hết. Ví dụ tuổi thọ của mỏ sắt không đầy 200 năm, trữ lượng về than đá chỉ khoảng 200 năm, trữ lượng dầu mỏ không đầy 30 năm. Những tài nguyên thiên nhiên có thể tái sinh được như đất đai, động vật, thực vật, vi sinh vật, rừng, thảo nguyên, sinh vật thủy sinh, v.v... do loài người chặt phá và săn bắt không hạn chế nên nhiều chủng loài bị tiêu diệt, khiến cho chúng không thể tái sinh được nữa.

Bi thảm hơn là những tài nguyên vốn được xem là vô hạn như không khí và nước, do con người gây ô nhiễm nên ngày nay cũng đã xuất hiện nguy cơ bị thiếu. Cho nên từ góc độ vĩ mô mà xét, các loại tài nguyên thiên nhiên hầu như đều rơi vào tình trạng bi quan “bị khai thác cạn, dùng kiệt”.

(Theo khoahoc.tv)