Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ đối với doanh nghiệp

Hoạch định tài chính được hiểu là sự phối trí toàn bộ tất cả các chương trình đối với hoạt động đối với công ty doanh nghiệp trên cơ sở tiền tệ trong một khoảng thời gian ngắn. Người ta sẽ tiến hành tìm kiếm phần bổ các nguồn lực cho các chương trình đó thông qua kế hoạch tài chính. Ở mỗi thời kỳ các hoạt động của doanh nghiệp tổng hợp mục tiêu kế hoạch tài chính được thể hiện chỉ tiêu như lợi nhuận, doanh số, tăng trưởng đối với tài sản,..Để tiến hành các mục tiêu của doanh nghiệp thì biện pháp đó là kế hoạch tài chính.

Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ đối với doanh nghiệp
Hoạch định tài chính là gì

Hoạch định được hiểu đó là một quy trình phát triển dành cho các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn mục đích đạt được mục tiêu cá nhân và doanh nghiệp. Có đặc trưng cơ bản các kế hoạch tài chính được tiến hành trình bày tiền tệ làm đơn vị đo lường. Do đó vai trò quan trọng đối với kế hoạch tài chính, có sự kiểm soát, kế hoạch là vấn đề then chốt trong các doanh nghiệp.

2.1.1. Xác định hoạt động kinh doanh có tính khả thi hay không

Việc nhận ra không hề dễ dàng để thành công chỉ khi thực hiện hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Một kế hoạch kinh doanh với một nghiên cứu khả thi cùng hoạch định tài chính của doanh nghiệp cần để thành công về các yếu tố đó. Lúc này thị trường quá bất ổn hay bạn không có kinh nghiệm, tài nguyên nằm ngoài khả năng của bạn thì điều làm rõ giúp bạn là hoạch định tài chính. So với giá đối thủ cạnh tranh bạn đang định giá cho dịch vụ hay sản phẩm của mình cao hơn có thể nhận ra dễ dàng. Khó kiếm được lợi nhuận, chi phí sản xuất bạn quá cao hay ổn về giá cả.

Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ đối với doanh nghiệp
Vai trò đối với doanh nghiệp

Trên thực tế việc so sánh theo dõi kết quả với những khoản chi tiết ngân sách trong kế hoạch tài chính hỗ trợ bạn sẽ có cơ hội quay lại chính xác lộ trình khi tiến hành điều chỉnh cần thiết. Chẳng hạn như những chiến dịch tiếp thị, các dự án đều sai không giống như suy nghĩ của bạn nếu bạn không thể đạt được doanh thu giống như kế hoạch bạn đã vạch ra.

Đằng sau mỗi dự án thì hoạch định tài chính sẽ cho mọi người biết các giả định đó. Vì sao việc triển khai và các kỳ vọng khác xa thực tại là điều quan trọng. Nói một cách dễ hiểu khác đó là bạn biết mình đang sai chỗ nào và mình thực hiện tốt cái gì.

2.1.2. Yêu cầu tài chính được dự báo

Cần phải có nguồn vốn khi muốn triển khai một hoạt động kinh doanh nào đó. Sẽ cho biết bạn cần sử dụng tiền khi nào, cần sử dụng bao nhiêu tiền thông qua dự báo trong kế hoạch tài chính. Để bắt đầu kinh doanh nhưng bạn lại không đủ tối thiểu số vốn cần có thì có thể thu hẹp lại quy mô triển ngai nằm trong sự cho phép của phạm vi ngân sách.

Bạn cũng sẽ phát hiện ra tại đâu có sự thiếu hụt thông qua hoạch định tài chính. Để bảo đảm doanh nghiệp có các khoản tiền dự phòng luôn sẵn sàng hay tránh sự thiếu hụt để nhà quản lý điều chỉnh chi phí và doanh thu. Ví dụ để trang trải bất cứ tiền mặt nào thâm hụt như các khoản vay và quỹ tiết kiệm. Luôn yêu cầu xin tài trợ doanh nghiệp kế hoạch kinh doanh được yêu cầu người cho vay như ngân hàng tổ chức tín dụng cùng các nhà đầu tư bao gồm kế hoạch tài chính cùng giả định, dự đoán, những kỳ vọng hết sức khả thi.

Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ đối với doanh nghiệp
Dự báo yêu cầu tài chính

Đối với cá nhân bản thân hỗ trợ quản lý tốt ngân sách trong việc hoạch định tài chính cá nhân. Nhằm hiệu quả trong các quyết định đầu tư, phân bổ hợp lý nguồn lực tài chính của mình.

2.2.1. Bảo đảm tài chính cho gia đình và bản thân

Hiển nhiên bạn sẽ không phải tự đặt câu hỏi cho mình các dạng câu hỏi như ôi tiền đâu rồi, không hiểu tiêu vào những gì mà tiền hết nhanh vậy,... khi mà bạn rõ ràng chi tiết trong việc hoạch định tài chính. Vai trò hoạch định tài chính sẽ giúp cá nhân nắm được mình chi tiêu vào nội dung gì, công việc gì, thu nhập gồm bao nhiêu, di chuyển cụ thể như thế nào về dòng tiền của mình. Trong toàn bộ việc chi tiêu của mình bạn có thể theo dõi, quan sát và chủ động hoàn toàn.

Trong các trường hợp khẩn cấp, phát sinh không cần thiết chắc hẳn bạn sẽ luôn có các khoản dự phòng cá nhân khi hoạch định tài chính cá nhân trước đó. Không ai có thể biết trước được tương lai, không ai nói trước được điều gì, có thể vì một việc nào đó quan trọng, bệnh tật hay rủi ro cần ngay lập tức một khoản tiền lớn. Lúc này vai trò quan trọng sẽ phát huy với các khoản dự phòng. Một cách nhanh chóng nhất hỗ trợ bạn xử lý nhanh gọn các tình huống.

Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ đối với doanh nghiệp
Bảo đảm tài chính

Ngày nay gia đình có hạnh phúc hay không êm ấm hay không thì nguyên nhân chủ yếu cũng chỉ vì kinh tế, chính nó đã tạo nên sự bất đồng cãi cọ. Với các suy nghĩ áp lực thiếu thốn, không có tiền, làm sao để thanh toán hóa đơn, làm sao để trả đủ tiền thuê nhà,... khiến cho tinh thần mệt mỏi căng thẳng stress. Bên cạnh đó làm cho gia đình bạn trở nên không hạnh phúc cãi vã với người thân, bạn bè. Muốn thanh toán nhanh chóng các khoản nợ nần thì bạn cần phải lên một kế hoạch tài chính chi tiết và cụ thể nhất. Hỗ trợ kinh tế trả dư giả dần dần, cuộc sống được cải thiện hơn nhiều.

Thu nhập cũng sẽ phát triển khi có kế hoạch chi tiêu không chỉ là sự quản lý, theo dõi hàng ngày hỗ trợ cuộc sống bạn có thể tích lũy. Bạn sẽ tập trung hơn trong công việc khi có thời gian, tài chính ổn định từ đó mục tiêu mà mình đã định sẽ đạt được một cách dễ dàng hơn.

Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ đối với doanh nghiệp
Giảm áp lực về tài chính

Thường được xây dựng các ngân sách trong những bộ phận tổ chức như đơn vị, xí nghiệp, phòng ban và nhiều hoạt động như nghiên cứu, sản xuất, bán hàng,....Kế hoạch tài chính của toàn tổ chức cho hệ thống các ngân sách phục vụ bên cạnh đó còn mang lại cho tổ chức gồm nhiều lợi ích như: Để cải thiện việc ra quyết định cung cấp nguồn thông tin, thúc đẩy hỗ trợ nhà quản trị lập kế hoạch, hỗ trợ việc sử dụng quản lý nguồn nhân lực nhân sự, thiết lập tiêu chuẩn hiệu suất được đánh giá khi được thông qua, tiến hành hợp tác cải thiện vấn đề truyền thông.

Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ đối với doanh nghiệp
Mục tiêu

Kế hoạch cho tương lai được nhà quản trị thúc đẩy bởi hoạch định tài chính. Toàn bộ tổ chức được phát triển định hướng chung. Xây dựng chính sách dự đoán trước các vấn đề cho tương lai. Năng lực của tổ chức được nhận ra khi các nhà quản trị dành thời gian lập kế hoạch biết nên tổ chức vào vị trí nào sử dụng nguồn lực của tổ chức nào.

Hệ thống kế hoạch tài chính gồm có kế hoạch dài hạn biểu hiện dưới dạng tài trợ và dưới dạng đầu tư. Gồm trong ngân sách hàng năm như ngân sách tài trợ, ngân sách trang bị, ngân sách kinh doanh và nó chính là yếu tố quan trọng nhất. Tổng luông thu chi từ các ngân sách trên gồm ngân sách về ngân quỹ.

Các yếu tố xây dựng kế hoạch tài chính như: Các thông tin dự đoán từ bộ phận mua sắm marketing, kế hoạch mục tiêu của công ty trong năm, hướng dẫn lập kế hoạch và hệ thống chính sách, động dịch chuyển tiền tệ cùng đặc điểm trong doanh nghiệp.

Trên đây là thông tin chia sẻ về khái niệm hoạch định tài chính là gì và vai trò quan trọng mà bạn cần nắm rõ. Đừng quên sử dụng phần mềm quản lý kế toán tài chính để công việc trở nên thuận lợi dễ dàng hơn. Cuối cùng xin kính chúc bạn đọc sức khỏe và hẹn gặp lại trong bài viết kế tiếp với nhiều nội dung hấp dẫn khác của timviec365.vn.

Nguồn lực tài chính là gì? Phân loại và cấu trúc nguồn lực tài chính

Nguồn lực tài chính là gì? Nguồn lực tài chính có vai trò và tác động như thế nào đến doanh nghiệp? Cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin về nguồn lực tài chính qua bài viết sau đây nhé!

Nguồn lực tài chính là gì?

Quỹ tài chính ngoài ngân sách: Thực trạng và giải pháp

01/07/2013

ThS. TRẦN VŨ HẢI

Trường Đại học Luật Hà Nội

NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG

Trường Đại học Luật Hà Nội

Từ viết tắt In trang Gửi tới bạn

Quỹ Ngân sách nhà nước(NSNN) với tư cách là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh Quỹ NSNN, các Quỹ Tài chính ngoài ngân sách (TCNNS) đã được tạo lập như một bộ phận quan trọng để hỗ trợ Quỹ NSNN thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Ở hầu hết các nước châu Âu như Cộng hòa Séc, Pháp, Hy Lạp, Hungari, Italy, Hà Lan v.v.. thường có nhiều Quỹ TCNNS trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, an sinh xã hội, giao thông và hưu trí. Tại Hoa Kỳ, có hai Quỹ TCNNS đã được tạo ra trong những năm 1980 để giải quyết các vấn đề của các tổ chức tiết kiệm[1]. Như vậy, Quỹ TCNNS là mô hình được thừa nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm phi tập trung hóa các nguồn lực dành phục vụ xã hội và nước ta cũng không nằm ngoài trào lưu đó[2]. Hiện nay, tại Việt Nam có khoảng 50 loại Quỹ TCNNS đang hoạt động[3]. Số lượng các Quỹ TCNNS có xu hướng tăng vì thời gian gần đây có khá nhiều Đề án đề nghị thành lập các Quỹ TCNNS đã được trình lên Chính phủ[4]. Bên cạnh đó, các địa phương cũng tạo lập và quản lý nhiều loại Quỹ khác nhau bằng nguồn kinh phí tại chỗ cùng với sự hỗ trợ của ngân sách địa phương. Tuy nhiên, cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn, mô hình các loại Quỹ TCNNS chưa được nghiên cứu thấu đáo, hệ thống quy định và thực trạng quản lý, sử dụng các Quỹ TCNNS còn nhiều bất cập cần được hoàn thiện.

Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ đối với doanh nghiệp

Ảnh minh họa: nguồn internet

1. Khái niệm, đặc điểm Quỹ Tài chính ngoài ngân sách

Hiện nay, trong Luật NSNN năm 2002 - đạo luật chủ yếu, căn bản nhất điều chỉnh hoạt động tài chính của Nhà nước - vẫn chưa đề cập đến Quỹ TCNNS, ngoại trừ các quy định chung chung về Quỹ dự trữ tài chính và việc huy động, sử dụng các khoản đóng góp khác từ các cá nhân, tổ chức trong xã hội[5]. Gần đây, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 72/QĐ-BTC ngày 10/1/2013 về Quy trình thanh tra các Quỹ TCNNS, lần đầu tiên khái niệm Quỹ TCNNS được định nghĩa như sau: “Các Quỹ TCNNS nhà nước nêu trong quy trình này bao gồm các quỹ có nguồn NSNN, các khoản đóng góp của nhân dân và các cá nhân, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý những biến động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, để hỗ trợ thêm cho NSNN trong trường hợp khó khăn về nguồn tài chính, hoặc phục vụ các mục đích hỗ trợ khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và các mục đích phát triển cộng đồng khác”. Như vậy, khái niệm này đã chỉ rõ nguồn hình thành của các Quỹ TCNNS ở Việt Nam, theo đó, không chỉ những quỹ tài chính có sự đóng góp từ Quỹ NSNN mới được xem là Quỹ TCNNS mà kể cả những quỹ được hình thành thuần túy từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhưng nếu có mục đích hỗ trợ cho những nhiệm vụ của NSNN, phục vụ cho các mục đích phát triển cộng đồng thì cũng được xem là Quỹ TCNNS. Tuy nhiên, khái niệm đã bỏ qua một nội dung quan trọng, đó là chủ thể thành lập, quản lý và điều hành các Quỹ TCNNS và mối quan hệ của quỹ đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi đó, trên thực tế, có rất nhiều tổ chức, cá nhân thành lập các Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện nhằm mục đích hỗ trợ cộng đồng[6]. Vậy, những quỹ này có được coi là Quỹ TCNNS hay không, vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Theo Dirk-Jan Kraan, Giám đốc dự án Ngân sách và Quản trị công của Tổ chức Phát triển kinh tế OECD, thì: “Quỹ TCNNS nhà nước là các quỹ đặc biệt thuộc sở hữu của Chính phủ[7], mà không phải là một phần của ngân sách. Quỹ TCNNS được hình thành từ các khoản thu có tính chất thuế dành riêng, có thể bên cạnh các nguồn khác như lệ phí và và một phần được huy động từ Quỹ NSNN. Các khoản có tính chất thuế dành riêng cho sự hình thành Quỹ không phản ánh giá trị thị trường của các dịch vụ được tài trợ từ các khoản thu. Đặc biệt, chúng có thể thấp hơn hoặc cao hơn theo đánh giá của xã hội (dựa trên khả năng thanh toán hoặc bình đẳng mà không kể đến các chi phí)”[8].

Theo Đặng Văn Du (2011), “Các Quỹ TCNNS là các quỹ tiền tệ tập trung do Nhà nước thành lập, quản lý và sử dụng nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc xử lý những biến động bất thường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và để hỗ trợ thêm cho NSNN trong những trường hợp khó khăn về nguồn tài chính”[9].

Như vậy, Quỹ TCNNS có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, chủ thể thành lập và quản lý các Quỹ TCNNS là Nhà nước. Hiện nay, việc thành lập hầu hết các Quỹ TCNNS đều do các cơ quan hành pháp là Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp quyết định, Quốc hội chỉ quyết định thành lập một số quỹ quan trọng như Quỹ dự trữ quốc gia, Quỹ bảo hiểm xã hội... Sau khi được thành lập, các Quỹ TCNNS thường được giao cho một Hội đồng hoặc một tổ chức, doanh nghiệp đại diện cho Nhà nước trực tiếp thực hiện các hoạt động quản lý và sử dụng quỹ. Đây là đặc điểm quan trọng để phân biệt Quỹ TCNNS với các quỹ tài chính được thành lập bởi các tổ chức, cá nhân khác cũng nhằm mục đích cộng đồng (gọi chung là các Quỹ xã hội).

Thứ hai, nguồn tài chính Quỹ TCNNS được hình thành từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong xã hội và sự hỗ trợ của từ NSNN. Theo đó, việc hỗ trợ từ ngân sách là không hoàn toàn bắt buộc, nhưng đối với một số Quỹ quan trọng thì đây lại là điều kiện đảm bảo cho sự ổn định của Quỹ. Mức độ hỗ trợ của NSNN đối với mỗi Quỹ TCNNS là khác nhau do chức năng và khả năng huy động nguồn lực từ xã hội là khác nhau. Những loại Quỹ TCNNS đảm nhận chức năng dự trữ, dự phòng cho những rủi ro bất thường ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế - xã hội thì sự hỗ trợ từ NSNN rất lớn, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu nguồn tài chính của Quỹ[10], trong khi đó có nhiều Quỹ TCNNS khác lại hoàn toàn không có sự hỗ trợ từ NSNN[11].

Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ đối với doanh nghiệp
Thứ ba, mục tiêu của Quỹ TCNNS là nhằm hỗ trợ thêm cho NSNN trong việc thực hiện các chức năng của Nhà nước. Đó là trong những trường hợp Nhà nước khó khăn về nguồn tài chính, hoặc phục vụ các mục đích hỗ trợ khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế và các mục đích phát triển cộng đồng khác mà về bản chất thuộc về trách nhiệm của Nhà nước nhưng Nhà nước chưa thể một mình đảm nhiệm vì hạn chế về nguồn lực. Đặc điểm này giúp phân biệt Quỹ TCNNS với các quỹ tài chính cũng do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập nhưng hoạt động không vì lợi ích của cộng đồng hoặc do cộng đồng thành lập nhưng chỉ để phục vụ riêng một số mục đích của các thành viên.

Thứ tư, Quỹ TCNNS ra đời và tồn tại có tính chất thời điểm, tuỳ thuộc vào sự tồn tại các tình huống, các sự kiện đòi hỏi phải tập trung nguồn lực để giải quyết. Khi các tình huống, sự kiện đó được giải quyết dứt điểm thì cũng là lúc Quỹ TCNNS dành để giải quyết các tình huống, sự kiện đó cũng sẽ không còn lý do để tồn tại[12]. Mặc dù vậy, trên thực tế, nhiều quỹ tồn tại rất lâu dài vì chính những nhu cầu lâu dài của xã hội, nhằm mục đích hỗ trợ cho Nhà nước thực hiện các hoạt động quản lý, phát triển kinh tế xã hội, tuy mức độ động viên và vai trò trong mỗi giai đoạn có tăng, giảm khác nhau. Tuy nhiên, sự ổn định của Quỹ TCNNS dù sao cũng không thể so sánh với Quỹ NSNN.

2. Pháp luật và thực tiễn quản lý Quỹ Tài chính ngoài ngân sách

Những bất cập

Thứ nhất, chưa có văn bản pháp luật quy định chung về Quỹ TCNNS

Trong Luật NSNN không có quy định về Quỹ TCNNS, điều này có vẻ hợp lý so với tên gọi của Luật ở chừng mực nhất định. Tuy nhiên, vì hầu như các Quỹ TCNNS hiện nay đều có sự hỗ trợ từ nguồn vốn NSNN, nên việc thiếu vắng cơ sở pháp lý trong Luật NSNN đã làm cho việc quy định về định chế tài chính này trở nên khó khăn. Hiện nay, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì thẩm quyền của Chính phủ trong việc quy định cụ thể hóa chỉ được thực hiện nếu như trong văn bản luật có quy định. Chính vì vậy, chưa thể ban hành văn bản tầm nghị định quy định chung về Quỹ TCNNS, làm cơ sở để điều chỉnh hoạt động các quỹ này, đặc biệt là những vấn đề như: trong trường hợp nào được thành lập quỹ, cơ chế tạo nguồn hình thành quỹ, cơ chế quản lý và sử dụng quỹ, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật…

Hiện nay, các Quỹ TCNNS ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được quản lý, điều hành bởi các văn bản dưới luật, mỗi quỹ lại có một điều lệ, quy chế hoạt động riêng. Việc sử dụng quỹ như thế nào, chủ thể nào có thẩm quyền quyết định sử dụng quỹ phần lớn đều do các cơ quan nhà nước chủ quản của quỹ quy định, do đó không phát huy được hết hiệu quả hoạt động của quỹ. Chính vì chưa có một hành lang pháp lý đầy đủ để điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các Quỹ TCNNS nên việc quản lý những quỹ này có sự khác nhau, đặc biệt là giữa các quỹ do trung ương quản lý và các quỹ của địa phương.

Thứ hai, các Quỹ TCNNS được thành lập khá tùy tiện, có sự chồng chéo về mặt chức năng với Quỹ NSNN và giữa các quỹ với nhau.

Về mặt lý thuyết, việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng của cơ quan nhà nước được đảm bảo bằng nguồn vốn ngân sách. Do đó, việc nhiều Quỹ TCNNS được thành lập cho thấy, nhiều cơ quan nhà nước đã “lách” một phần trách nhiệm của mình từ cơ chế quản lý thu chi theo Luật NSNN sang cơ chế quản lý ngoài ngân sách. Mặc dù được coi là “ngoài ngân sách” nhưng nguồn vốn để hoạt động của nhiều Quỹ TCNNS chủ yếu vẫn là từ ngân sách, phần huy động ngoài ngân sách không đáng kể (trừ một số quỹ như Quỹ Bảo hiểm xã hội chẳng hạn). Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng “trăm hoa đua nở” trong việc thành lập các Quỹ TCNNS bởi theo quy định hiện hành, nguồn kinh phí từ ngân sách sau khi cấp cho Quỹ TCNNS thường được kiểm soát chi lỏng lẻo hơn so với việc chi thẳng từ Quỹ NSNN.

Không chỉ về mặt chức năng, mà các khoản thu, chi của nhiều Quỹ TCNNS cũng thường trùng lặp với danh mục thu, chi của ngân sách. Vì vậy, có những khoản thu, chi thuộc sự quản lý của ngân sách nhưng lại tồn tại dưới hình thức Qũy TCNNS. Chẳng hạn, Quỹ Bảo trì đường bộ có nguồn thu từ phí sử dụng đường bộ và chi cho việc bảo trì đường bộ, Quỹ Bảo vệ môi trường có nguồn thu từ phí bảo vệ môi trường và chi cho hoạt động bảo vệ môi trường... Tuy nhiên, theo Luật NSNN và Pháp lệnh về phí và lệ phí hiện hành, các loại phí trên là khoản thu của NSNN và hoạt động chi cho bảo trì đường bộ, chi cho hoạt động bảo vệ môi trường cũng là một mục chi hàng năm của ngân sách.

Bên cạnh sự chồng lấn mục tiêu với Quỹ NSNN thì mục tiêu hoạt động của nhiều Quỹ TCNNS hiện nay cũng có sự trùng lặp lẫn nhau. Chẳng hạn, hiện nay có tới 3 quỹ có chung mục tiêu bình ổn giá, đó là Quỹ Bình ổn giá, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Quỹ Dự trữ quốc gia. Hay cùng mục tiêu phát triển khoa học công nghệ, ngoài Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia còn có các Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ được thành lập ở từng địa phương nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động khoa học và công nghệ vào sự phát triển chung của cả nền kinh tế. Gần đây, Bộ Khoa học và Công nghệ lại vừa trình Thủ tướng đề án thành lập Quỹ Đầu tư mạo hiểm công nghệ cao Việt Nam (VNFCF – Vietnam Venture Capital Fund) và mục tiêu hoạt động của quỹ cũng là nhằm thúc đẩy sự phát triển của khoa học và công nghệ. Sự chồng chéo về mục tiêu hoạt động của các quỹ dẫn tới sự lãng phí không cần thiết, trong khi hiệu quả hoạt động của các quỹ này cũng không cao.

Thứ ba, hiệu quả hoạt động của nhiều Quỹ TCNNS chưa cao, chưa phát huy được tầm quan trọng của quỹ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Về phương diện quản lý, theo lý thuyết thì Nhà nước là chủ thể quản lý Quỹ TCNNS. Tuy nhiên, để thực hiện việc quản lý trên thực tế, Nhà nước phải giao quyền cho các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức khác có liên quan. Sự ủy quyền này trong nhiều trường hợp không hợp lý, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng của quỹ. Chẳng hạn như đối với Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, chủ thể quản lý quỹ lại chính là các doanh nghiệp đầu mối, vì theo quy định thì “Quỹ Bình ổn giá được lập để tại doanh nghiệp[13]”. Việc để mỗi doanh nghiệp quản lý phần vốn của quỹ khiến quỹ không có một nguồn tập trung mà được chia thành 14 quỹ đặt tại 14 doanh nghiệp đầu mối. Mặc dù Bộ Tài chính đã quy định, doanh nghiệp đầu mối phải có nghĩa vụ hạch toán, quyết toán, báo cáo Bộ Tài chính về tình hình trích lập, sử dụng và số dư của Quỹ bình ổn giá xăng dầu tại doanh nghiệp,[14] nhưng do quỹ để tại doanh nghiệp nên ngoài việc hạch toán đúng quy định trên sổ sách, doanh nghiệp vẫn có thể tạm sử dụng nguồn tiền mặt này để dùng vào việc khác và không có gì đảm bảo là doanh nghiệp đã thực sự có tiền dành riêng cho việc bình ổn.

Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ đối với doanh nghiệp
Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ đối với doanh nghiệp
Bên cạnh đó, ngay cả khi chủ thể quản lý quỹ là một cơ quan duy nhất thì sự bất cập vẫn xảy ra. Đa số các Quỹ TCNNS hiện nay có bộ máy quản lý là một Hội đồng bao gồm đại diện của nhiều cơ quan, bộ ngành liên quan nên bộ máy quản lý quỹ rất cồng kềnh, vừa khiến hoạt động quản lý quỹ không hiệu quả, vừa tốn kém chi phí quản lý quỹ.

Theo quy định về phân bổ nguồn thu dành cho các đơn vị thu phí, Quỹ Bảo trì đường bộ phải trích ra 1% cho Trung tâm Đăng kiểm, 3% cho Cục Đăng kiểm, và 10 - 20% cho địa phương. Rõ ràng việc thành lập một bộ máy quản lý quỹ với hệ thống các cơ quan thu phí cồng kềnh như vậy đã gây ra một sự lãng phí không đáng có trong quá trình quản lý và sử dụng quỹ Bảo trì đường bộ của Việt Nam. Trong khi đó, ở các nước trên thế giới, chi phí dành cho việc quản lý quỹ lại rất thấp, chẳng hạn như chi phí hành chính của Quỹ Bảo trì đường bộ của Goa-tê-ma-la chỉ được giới hạn trong 2% doanh thu hàng năm của quỹ[15].

Tầm quan trọng của ngân sách ngân quỹ đối với doanh nghiệp
Về phương diện sử dụng nguồn vốn, tính minh bạch trong quá trình sử dụng của hầu hết các quỹ hiện nay vẫn chưa được đảm bảo, mặc dù đã có quy định về việc công khai các Quỹ TCNNS[16]. Trong quy định về tổ chức và hoạt động, hầu hết các quỹ chỉ ghi nhận một cách chung chung nghĩa vụ báo cáo cơ quan chủ quản, cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động của quỹ về tình hình quản lý, sử dụng quỹ của Quỹ. Tuy nhiên, nghĩa vụ báo cáo này được thực hiện như thế nào, trách nhiệm của chủ thể quản lý được xác định đến đâu khi báo cáo không đầy đủ, báo cáo không chính xác về thực trạng hoạt động của quỹ, thì vẫn chưa được đề cập tới. Cơ chế kiểm tra, giám sát tính chính xác của các báo cáo, chế độ hạch toán, quyết toán cũng chưa được quy định cụ thể. Thêm vào đó, các Quỹ TCNNS hiện nay nhận được sự hỗ trợ không hề nhỏ từ phía Quỹ NSNN. Theo ông Đặng Văn Thanh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - ngân sách của Quốc hội thì “Không ít Quỹ TCNNS quản lý số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng, thậm chí là hàng chục ngàn tỷ đồng, nhưng trên thực tế, Quốc hội chưa bao giờ được báo cáo về nguồn hình thành, tình hình sử dụng và kết quả sử dụng của các quỹ tài chính nhà nước"[17]. Chính vì vậy, hiện nay Quốc hội đang yêu cầu Bộ Tài chính chỉ đạo các địa phương báo cáo tình hình sử dụng các Quỹ TCNNS trong năm 2011 - 2012 để tổng hợp báo cáo Quốc hội[18].

Giải pháp

Thứ nhất, cần đưa ra định nghĩa về Quỹ TCNNSvà phải được quy định trong văn bản luật

Theo chúng tôi, Quỹ TCNNS phải được định nghĩa theo hướng là một quỹ tiền tệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập theo quy định của Luật để thực hiện một số mục tiêu nhất định nhằm hỗ trợ Quỹ NSNN trong việc phục vụ cộng đồng vì sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, nhất thiết định chế này phải được luật hóa nhằm đảm bảo sự vững chắc về mặt pháp lý.

Về lâu dài, cần xem xét xây dựng luật hoặc Bộ luật Tài chính công để tránh tình trạng có quá nhiều văn bản luật điều chỉnh về vấn đề tài chính nhà nước như hiện nay. Trước mắt, khi sửa đổi, bổ sung Luật NSNN cần bổ sung nội dung về Quỹ TCNNS. Luật NSNN nên giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định danh sách các Quỹ TCNNS được phép thành lập ở trung ương và địa phương cũng như giao Chính phủ quy định chi tiết thủ tục thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ TCNNS để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả.

Thứ hai, cần đổi mới cơ chế quản lý và điều hành quỹ để đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả

Trước tiên, cần đổi mới cơ quan điều hành quỹ. Cần đơn giản hóa bộ máy quản lý quỹ, không nhất thiết cần phải có sự tham gia của quá nhiều bộ ngành như hiện nay. Ví dụ, ở một số nước có Quỹ Bảo trì đường bộ thì Hội đồng quản lý quỹ thường chỉ gồm từ 2 đến 3 đại diện của chính quyền và 3 đại diện của những người trực tiếp hoặc gián tiếp hưởng lợi ích từ hoạt động của quỹ[19]. Cần xem xét bổ sung thêm người đại diện cho những người nộp phí vào Hội đồng quản lý quỹ, đồng thời khi tham gia Hội đồng quản lý quỹ, những chủ thể này phải có quyền phát biểu ý kiến, và biểu quyết khi đưa ra các quyết định quản lý và sử dụng quỹ. Đặc biệt, cần chấm dứt chế độ giao cho chủ thể trực tiếp sử dụng quỹ đồng thời làm chủ thể quản lý quỹ như thực tế hiện đang được áp dụng tại Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể về trách nhiệm của chủ thể quản lý trong trường hợp quản lý, sử dụng quỹ không đúng mục đích, kém hiệu quả, gây thất thoát tài sản của quỹ. Bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể quản lý trong trường hợp chủ thể quản lý gây thiệt hại. Thêm vào đó, cần có chế tài mạnh hơn đối với những chủ thể gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của quỹ, có thể xem xét đến việc coi hành vi làm thất thoát tài sản của Quỹ TCNNS như hành vi thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 144 Bộ luật Hình sự 1999. Với những chế tài đủ mạnh như vậy, chắc chắn các chủ thể quản lý quỹ sẽ có tinh thần trách nhiệm cao hơn, hạn chế việc tư lợi cá nhân trong quá trình quản lý và sử dụng quỹ.

Trong các quy định sử dụng quỹ, cần đặc biệt chú ý đến những quy định về việc sử dụng phần kết dư của quỹ. Hiện nay, có hai thái cực trái ngược trong vấn đề này, hoặc là không được quyền sử dụng hoặc là tùy ý sử dụng. Hai cách làm này đều không đem lại hiệu quả cho Quỹ TCNNS. Cần xem xét cho phép các quỹ được sử dụng phần kết dư này để gửi tiết kiệm hưởng lãi suất hoặc đầu tư vào một số lĩnh vực ít rủi ro, có khả năng mang lại lợi nhuận.

Tính minh bạch trong quản lý Quỹ TCNNS cần phải được đề cao. Bộ Tài chính cần ban hành văn bản quy định về chế độ kế toán đối với các Quỹ TCNNS để đảm bảo tính thống nhất và thuận lợi trong thanh tra, kiểm tra. Cần tăng cường quy định về trách nhiệm báo cáo, giải trình và công khai thông tin của cơ quan quản lý quỹ nhằm đảm bảo khả năng giám sát của cơ quan nhà nước, các chủ thể đóng góp vào quỹ cũng như các đối tượng thụ hưởng quỹ và tôn trọng quyền giám sát tối cao của nhân dân đối với hoạt động tài chính công.

Thứ ba, cần rà soát, sắp xếp các quỹ hiện có để đảm bảo tính hiệu quả

Để đảm bảo không có sự chồng lấn giữa chức năng của Quỹ NSNN và các Quỹ TCNNS, cũng như giữa các Quỹ TCNNS với nhau, thời gian tới cần nghiên cứu, sắp xếp lại các Quỹ TCNNS, nhất là đối với các Quỹ TCNNS do trung ương quản lý, đồng thời hạn chế việc phân tán quỹ thành các quỹ nhỏ và giao cho nhiều chủ thể thực hiện quản lý. Đặc biệt, đối với các Quỹ TCNNS tại địa phương, cần hạn chế thành lập mà tập trung cơ chế hỗ trợ thông qua NSNN theo hai hướng: một là, những hoạt động do ngân sách đảm nhiệm thì chỉ được thực hiện thông qua thu chi ngân sách; hai là, nguồn kinh phí từ các Quỹ TCNNS tại trung ương hỗ trợ sẽ được thực hiện thông qua việc hỗ trợ trực tiếp cho ngân sách theo hình thức giao vốn có mục tiêu. Như vậy mới đảm bảo tính chặt chẽ, tránh thất thoát lãng phí và phát huy hiệu quả của Quỹ TCNNS đúng như kỳ vọng./.


[1] Dirk-Jan Kraan (2004), Off-budget and Tax Expenditures, OECD Journal on Budgeting – Volume 4 – No. 1, www.oecd.org/gov/budgeting/39515114.pdf

[2] Clay G. Wescott, PhD (Trưởng nhóm), Nguyễn Hữu Hiếu, Vũ Quỳnh Hương (2009), Cải cách hành chính và chống tham nhũng: Loạt báo cáo nghiên cứu và thảo luận chính sách, UNDP Việt Nam ấn hành.

[3] Ngọc Lan,“Các Quỹ Tài chính ngoài ngân sách: hiệu quả đến đâu”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 29/11/2012.

[4] Ví dụ như đề án thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao Việt Nam (VNFCF – Vietnam Venture Capital Fund) với số vốn dự kiến 450 tỷ đồng của Bộ Khoa học và Công nghệ; đề án thành lập Quỹ bình ổn giá điện của Bộ Công thương; đề án thành lập Quỹ phòng chống thiên tai v.v.. Gần đây nhất là Quyết định 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

[5] Luật NSNN năm 2002, Điều 32 đến 35.

[6]Ví dụ: Quỹ Nhân ái do Báo điện tử Dân trí thành lập, Quỹ trái tim cho em do CLB Từ thiện Sharing The LifecùngQuỹ Tuyên Sơn Foundation thành lập...

[7] Thuật ngữ Chính phủ được hiểu là Nhà nước nói chung.

[8] Dirk-Jan Kraan,, Off-budget and Tax Expenditures, OECD Journal on Budgeting – Volume 4 – No. 1,2004, p.124, www.oecd.org/gov/budgeting/39515114.pdf

[9] TS. Đặng Văn Du,, “Khái niệm và nội dung của Tài chính công”, chuyên đề thuộc Đề tài khoa học cấp trường, 2011; “Nghiên cứu pháp luật về tài chính công ở Việt Nam”, TS.Phạm Thị Giang Thu (chủ nhiệm), Đại học Luật Hà Nội.

[10] Ví dụ: Quỹ Dự trữ tài chính, Quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài, Quỹ Bảo hiểm xã hội…

[11] Ví dụ: Quỹ Bình ổn giá xăng dầu được thành lập theo Quyết định số 04/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/1/2009 với mục tiêu là bình ổn giá xăng dầu trong nước khi giá dầu thế giới tăng cao, biến động thất thường để đảm bảo quyền lợi của người dân, được trích lập bằng một khoản tiền cụ thể, cố định trong giá cơ sở là 300 đồng/lít (kg) của lượng xăng dầu thực tế tiêu thụ. Quỹ Trái tim vàng Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1782/QĐ-BNV ngày 13/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ là quỹ xã hội hoạt động nhân đạo, từ thiện nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các gia đình chính sách trong xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới với nguồn vốn đóng góp của các sáng lập viên và vận động nguồn tài trợ tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định pháp luật và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội và các bộ, ngành liên quan trong phạm vi, lĩnh vực Quỹ hoạt động.

[12] Ví dụ quỹ nuôi quân, quỹ huấn luyện dân quân, quỹ bình dân học vụ, quỹ giúp đồng bào tản cư, hũ gạo kháng chiến... được thành lập trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp.

[13] Khoản 2 Điều 26 Nghị định 84/2009/NĐ-CP

[14] Thông tư số 56/2009/TT-BTC ngày 23/03/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế hình thành, sử dụng, quyết toán Quỹ bình ổn giá xăng dầu

[15] Theo ECONOMIC AND SOCIAL COMMISSION FOR ASIA AND THE PACIFIC (ESCAP); Transport and Communications Bulletin for Asia and the Pacific; No. 75; Road Maintenance Funds

[16] Thông tư 19/2005/TT-BTC ngày 11/3/2005 của Bộ Tài chính về công khai tài chính đối với các Quỹ từ ngân sách và Quỹ đóng góp từ nhân dân

[17] Tạp chí Tài chính điện tử, http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Chua-quan-ly-duoc-quy-tai-chinh-ngoai-ngan-sach/22841.tctc, ngày 22/3/2013

[18] Công văn 584/UBTCNS13 ngày 15/6/2012 của Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội và Công văn 9667/BTC-VP ngày 18/7/2012 của Bộ Tài chính

[19] Theo ECONOMIC AND SOCIAL COMMISSION FOR ASIA AND THE PACIFIC (ESCAP); đã dẫn

(Nguồn tin: Bài viết đăng trên ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 14(246), tháng 7/2013)