Tập tính sinh sản của chuột đồng

Loài chuột khổng lồ

Năm 2009, các nhà làm phim Anh tình cờ phát hiện thấy tại khu rừng hẻo lánh ở Papua New Guinea một một loài chuột ngoại cỡ, có tên Bosavi, hiện đang được khoa học định danh. Loài chuột này rất dạn dĩ, không sợ người, nặng tới 1,5 kg, có bộ lông dày nâu giúp chúng thích hợp với môi trường ẩm ướt và lạnh giá bên cạnh các núi lửa đã tắt.

Năm 2017, các nhà khoa học còn phát hiện thấy loài chuột mới ở đảo Solomon, phía nam Thái Bình Dương, được đặt tên là Vika, dài 45,7 cm và nặng tới gần 1 kg. Loài chuột này sống trên cây cao, thích ăn dừa, răng của chúng đủ khỏe để cắn thủng quả dừa.

Tập tính sinh sản của chuột đồng
Chuột Vika.

Loài chuột có đôi tai vĩ đại

Đó là chuột Bilby ở Australia, lai giữa thỏ và kangaroo, kích thước nhỏ nhưng lại có đôi tai khổng lồ và cực thính, kèm theo chiếc đuôi dài ngộ nghĩnh. Đặc biệt, Bilby còn có chiếc mõm dài đỏ rực, cộng với móng vuốt chi trước sắc nhọn. Đây là loài gặm nhấm ăn tạp, kể cả củ quả cho tới côn trùng hoặc các loài động vật nhỏ khác.

Tập tính sinh sản của chuột đồng

Chuột Bilby có đôi tai vĩ đại.

Khả năng sinh sản khủng khiếp

Một con chuột cái có thể giao phối tới 500 lần với nhiều con đực trong thời gian thụ thai dài chừng sáu giờ, trạng thái này tồn tại khoảng 15 lần mỗi năm. Trung bình, một con chuột cái đẻ sáu lứa một năm, mỗi lứa khoảng 12 con. Nếu không được kiểm soát, một cặp chuột trong ba năm có thể cho ra đời các thế hệ là con, cháu, chút, chít...  lên tới 482.508.800 con (gần nửa tỷ). Đây là nghiên cứu chu kỳ sinh sản của chuột nâu sống trong môi trường lý tưởng.

Tập tính sinh sản của chuột đồng

Nếu không được kiểm soát, sau 3 năm một cặp chuột có thể cho ra đời nửa tỷ con cháu hậu duệ.

Loài chuột “cực xấu nhưng cực thọ”

Trong cộng đồng loài chuột, có chuột dũi không lông (NMR), mù nhưng chúng lại rất tinh, sở hữu những kỷ lục đáng nể về sinh sản và sức khỏe. Chuột NMR có hình hài kỳ dị, sống nhiều ở vùng Đông châu Phi. Chúng có lớp da nhăn nheo màu hồng, trụi lông và hàm răng kiếm, có xúc giác rất nhạy, có thể để thay thế đôi mắt gần như mù và có tuổi thọ cao ngất ngưởng tới 28 năm. Đứng đầu là chuột nữ hoàng, làm nhiệm vụ sinh con. Bình quân hằng năm, chuột nữ hoàng có thể cho ra đời 100 con, mỗi lứa đẻ trung bình từ 12 đến 28 con, khả năng này được duy trì cho đến khi nó được ít nhất 20 tuổi. Chuột NMR có khả năng loại bỏ những protein bị tổn thương, đồng thời giữ lại những protein ổn định và có chất lượng cao. Nhờ đó, chúng không mang những biểu hiện thông thường của bệnh ung thư và lão hóa nên tuổi thọ được nối dài.

Tập tính sinh sản của chuột đồng
Chuột dũi không lông.

Răng cửa của chuột liên tục phát triển

Ngoài sinh sản,  chuột còn nhiều khả năng đặc biệt khác như có răng mòn và phát triển... vô tận, đặc biệt là răng cửa. Chính nhờ lợi thế này mà chuột cắn được mọi thứ như xi măng, bê tông, gỗ... cho đến ống dẫn, dây điện. Các nhà nghiên cứu động vật ví đây là những chiếc cưa vạn năng liên tục dài ra mà không có một giới hạn hay điểm dừng. Những chiếc răng cửa không quá dài khiến chúng không bị vướng vào đồ vật hay đâm thủng hộp sọ, luôn sắc nhọn và bị ngắn lại do phải mài mòn vào các vật cứng. Tuy vậy nó lại không ngừng dài ra. Trung bình, ba chiếc răng cửa của chuột mỗi năm dài 4½ đến 5½ inch (khoảng 9- 12,5 cm). Nó có thể hoạt động độc lập giống như một đôi đũa.

Nước nào có "dân số" chuột đông nhất thế giới?

Theo tạp chí Worldatlas, chuột là động vật có vú đông đúc nhất, có ở mọi châu lục với số lượng lên tới hàng tỷ. Riêng Trung Quốc hiện có hơn 2 tỷ con chuột với hơn 64 loại chuột với kích thước dài từ 9 đến 12 inch (22,86 - 30,48 cm) không kể đuôi mặc dù một số loài có thể phát triển đến hơn 30 inch (76,2 cm). Trong vòng 1 năm từ tháng 9/2018 đến tháng 9/2019 Công ty kiểm soát dịch hại của Mỹ Orkin đã tiến hành điều tra xếp hạng các khu vực có nhiều chuột nhất, phát hiện thấy 25 thành phố của Mỹ có dân số  chuột lớn toàn liên bang. Đứng đầu là TP Chicago thuộc bang Illinois, nơi có dân số đông hàng thứ 3 nước Mỹ và cũng là thành phố có số lượng chuột đông đúc nhất tại quốc gia này.


Tập tính sinh sản của chuột đồng

Chuột cái có chu kỳ động dục dài 4-6 ngày. Nếu nhốt những con chuột cái với mật độ lớn, tất cả chúng sẽ không động dục, nhưng sau khi cho tiếp xúc với nước tiểu chuột đực, chúng sẽ trở thành động dục sau 72 giờ.

Tập tính sinh sản của chuột đồng

Chuột đực lôi kéo chuột cái bằng cách phát ra tiếng kêu siêu âm đặc trưng trong dải tần 30 kHz–110 kHz. Những tiếng kêu này thường xuyên nhất trong thời gian con đực đánh hơi thấy và theo sau con cái, tuy nhiên, con đực vẫn tiếp tục kêu sau khi bắt đầu giao phối, khi đó tiếng kêu của chúng trùng với nhịp giao hợp. Con đực có thể được kích thích để phát ra tiếng kêu bằng cách dùng pheromone của con cái. Các cá thể chuột có tiếng kêu khác nhau và tiếng kêu của chuột nhà sánh ngang với tiếng chim hót về độ phức tạp. Trong khi dó, dù cũng có khả năng phát ra tiếng kêu siêu âm, chuột nhà cái thường không kêu trong khi giao phối.

Sau khi giao phối, thông thường ở chuột cái sẽ phát triển một lớp màng ngăn cản việc giao phối sau đó. Thai kỳ của chuột nhà vào khoảng 19-21 ngày và mỗi lứa chuột mẹ sinh 3-14 chuột con (trung bình 6-8). Mỗi chuột cái có thể đẻ 5-10 lứa mỗi năm, vì vậy dân số chuột nhà có thể tăng rất nhanh. Chuột nhà sinh sản quanh năm (tuy nhiên, trong điều kiện sống tự nhiên, chúng không sinh sản trong những tháng quá lạnh, mặc dù chúng không ngủ đông). Chuột sơ sinh không mở mắt được ngay và không có lông. Bộ lông bắt đầu phát triển vài ba ngày sau khi sinh, đôi mắt mở sau khi sinh khoảng 1-2 tuần. Con đực trưởng thành sinh dục sau khoảng 6 tuần và con cái là khoảng 8 tuần, nhưng cả hai giới có thể sinh sản sớm từ khi được năm tuần.

Giấc ngủ

Thời gian ngủ trung bình của một con chuột nhà được nuôi nhốt là 12½ giờ mỗi ngày.

Tuổi thọ

Khi sống hoang dã, chuột nhà có tuổi thọ dưới 1 năm. Nguyên nhân là do trong môi trường đó, chuột là con mồi của các động vật ăn thịt và chúng phải tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt. Trong các môi trường được bảo vệ, chuột nhà thường sống 2-3 năm. Một con chuột biến đổi gen đã được ghi nhận sống đến 1819 ngày (gần năm năm).

Theo Wiki

DỊCH  VỤ DIỆT CHUỘT HIỆU QUẢ TẠI TPHCM

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

CÔNG TY DIỆT CÔN TRÙNG THÔNG TÍN

Địa chỉ: Số 10, Ngõ 107, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

-------------- LIÊN HỆ DỊCH VỤ: 0974 177 848/ 04. 3564 1381
Gửi yêu cầu dịch vụ qua Email :
Hệ thống thông tin website : http://dietmuoi.net.
http://dietmoi.com
http://dietcontrung.net

Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.

Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột vào đây!

Chuột là loài động vật có vú, thuộc bộ gặm nhấm. Các loài chuột từ trước đến nay không chỉ đa dạng về chủng loại mà số lượng mỗi chủng loại còn rất lớn. Chúng dễ thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau nên việc chúng có mặt ở khắp mọi nơi là điều dễ hiểu, và dường như không ở đâu là không có chuột. Một đặc tính của chuột là không sinh đẻ có kế hoạch, tuy tuổi thọ của chúng khá ngắn, từ 1 -2 năm, duy chỉ có chuột hoang là sống quá 6 năm. Và chúng thường tạo ra quá nhiều những chủng loại và số lượng lớn, gây thiệt hại rất nhiều đến đời sống và sản xuất.

Gặm nhấm

Do răng cửa hàng năm mọc dài 110-140 mm, nếu chỉ ăn thức ăn mềm không bào mòn được răng vì thế chúng phải cắn, gậm, khoét các đồ đạc cứng. Nếu không bào mòn được răng, đến một lúc nào đó chúng không há miệng được và chúng có thể phải chết. Do đó chúng thường xuyên phải gậm và cắn các vật cứng.

Tuyến hoạt động:

Chuột được xếp vào loại nhát gan và nhậy cảm. Chúng rất thận trọng khi rời hang đikiếm ăn, thường đi theo lối cũ, đường đi thường sát chân tường, khe vách, ven bờ ruộng, lùmcây, giữa cỏ dầy hoặc đống lá kín đáo. Dần dần đường đi tạo thành một lối mòn nhẵn. Chuộtcó khả năng leo trèo rất giỏi, chúng dễ dàng bò qua dây điện, tường gạch, tường đất, đường ống…. Không những thế chúng có khả năng nhảy cao tới 70 – 80 cm và nhảy xa tới 1,2 m.

Di trú:

Có 2 loại di trú là di trú không quay lại chỗ cũ và di trú có quay lại chỗ cũ. Loại thứ nhấtliên quan tới các yếu tố sinh thái như lũ lụt, thiếu thức ăn lâu dài. Chẳng hạn như một số vùng trên thế giới cứ đến cuối thu hàng vạn con chuột bắt đầu ra đi từ vùng cao xuống vùng thấp, trên đường đi nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tạo nên quần thể ở nơi mới và không trở lại nơi cũ nữa. Loại thứ hai thường thấy đối với nhóm chuột sống trong nhà, khi lúa chín chúng rời nhà ra ruộng lúa và khi lúa đã gặt hết, chúng lại rời ruộng vào trong nhà.Quá trình di trú chuột mang các loại bệnh tật từ nơi này sang nơi khác cho con người và gia súc.

Tập tính ăn:

Chuột là nhóm động vật ăn tạp. Thức ăn chính là thực vật. Nhóm sống trong nhà thì chúng sử dụng hầu hết thức ăn như con người, kể cả các gia vị. Nhưng thức ăn mà chúng ưa thích là ngũ cốc, các loại thức ăn được chế biến. Chúng ít tấn công các sản phẩm rau quả có nhiều nước. Nhóm sống ngoài nhà thích ăn hạt lúa, ngô, cỏ, trái cây, côn trùng, tôm cua, gia cầm nhỏ, thậm chí cả phân. Lượng thức ăn trong một ngày là rất lớn, chiếm 10% khối lượng cơ thể. Nước uống đối với chuột không thực sự quan trọng vì chúng có thể lấy nước từ thức ăn. Khả năng nhịn đói của chuột không cao, thông thường thiếu nước và thức ăn chúng chỉ có thể sống được từ 3 – 5 ngày. Điều đặc biệt cần lưu ý là khi có thức ăn mới, chúng thử ăn một ít, nếu không có vấn đề gì chúng mới tiếp tục ăn.

Khả năng sinh sản:

Thời điểm sinh sản mạnh nhất của chuột cống vào mùa thu và mùa xuân trong năm, giảm vào mùa hè nóng bức và mùa đông lạnh giá. Sau khi giao hợp và một thời kỳ mang thai khoảng 22 ngày, chuột mẹ sẽ đẻ một lứa tứ 8 đến 12 con con. Lúc mới sinh thì con con không lông và chưa mở mắt. Sau khoảng 9 đến 14 ngày mắt sẽ mở và từ 10 đến 15 ngày sau đó thì chúng thôi bú. Vào thời điểm này, chuột con bắt đầu đi ra khỏi tổ một khoảng cách ngắn, bắt chước con mẹ làm quen với môi trường xung quanh, nguồn thức ăn, nơi ẩn nấp và đào hang. Con con phát triển giới tính sau khoảng ba tháng tuổi, mặc dù ở điều kiện thuận lợi thì có thể chỉ cần 8 tuần. Cứ 4 đến 5 ngày con cái có thể động đực và chúng có thể giao hợp trong vòng một hoặc hai ngày sau khi sinh. Trung bình một con chuột cái sinh từ 4 đến 7 lứa mỗi năm và có nuôi sống khoảng 20% hoặc hơn mỗi năm. Nếu được nuôi dưỡng thì chuột cống có thể sống tới 3 năm, nhưng ở điều kiện tự nhiên thì chúng sống trung bình từ 5 đến 12 tháng.

Tập tính sinh sản của chuột đồng

<<< DỊCH VỤ DIỆT CHUỘT- AN TOÀN- CHUYÊN NGHIỆP>>>

CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM SOÁT DỊCH HẠI IPM

Trụ sở: Số 03, đường Quang Lai, thôn Lưu Phái, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Văn phòng chi nhánh: Bao phủ toàn quốc

Hà Nội            Bắc Ninh         Hải Phòng       Nghệ An         Đà Nẵng

Hưng Yên       Hà Nam           Hải Dương      Quảng Ninh    Hồ Chí Minh

Điện thoại: 0976.364.613- 1900.8985

Email: [email protected]