Thảo luận về truyền thống cách mạng của địa phương

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 8 - Chủ điểm tháng 12: Uống nước nhớ nguồn - Thảo luận về truyền thống cách mạng của địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.87 KB, 2 trang )

(1)Tháng: 12 Hoạt động: 1. Ngày soạn:5/12/2010 Ngày HĐ: /12/2010. CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN THẢO LUẬN VỀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU : 1) Kiến thức : Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghãi của truyền thống đó đối với sự phát triển của quê hương, gia đình và bản thân. 2) Rèn kuyện về kỹ năng : - Kĩ năng xác định/tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng quê hương. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về truyền thống cách mạng quê hương. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng quê hương. 3) Thái độ : - Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh xương máu để bảo vệ và xây dựng quê hương. - Tự giác học tập tốt, rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào hoạt động của địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy truyền thống cách mạng của quê hương. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG: 1) Nội dung : Các phong trào cách mạng của địa phương trong chiến đấu chống ngoại xâm và trong lao động xây dựng đất nước. Các bài hát, bài thơ, truyện kể về quê hương. 2) Hình thức và phương pháp : Động não Trò chơi giáo dục Thảo luận Kể chuyện III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG : 1. Phương tiện hoạt động : Tư liệu sưu tầm về truyền thống cách mạng của địa phương Các bài hát, bài thơ, truyện kể ca ngợi quê hương. Một số câu hỏi về truyền thống cách mạng của quê hương. 2. Tổ chức hoạt động : GVCN : Nêu yêu cầu và nội dung hoạt động trước lớp:. Lop8.net.

(2) Phân công cho từng tổ tìm hiểu truyền thống của quê hương thuộc một giai đoạn lịch sử Thống nhất chương trình hoạt động. Cử người dẫn chương trình. HS : - Từng tổ phân công người trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình. - Phân công người trang trí lớp. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Phân công người điều khiển chương trình. IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG : 1. Mở đầu : Người điều khiển nêu lý do, giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu người cố vấn cho chương trình, giới thiệu ban giám khảo, giới thiệu nội dung các phần thi. 2. Hoạt động 1 : Trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu được về truyền thống cách mạng của quê hương. Người điều khiển chương trình mời đại diện từng tổ lên báo cáo kết quả của tổ mình Các tổ nghe và góp ý kiến bổ sung, trao đổi, thảo luận. Người điều khiển tổng kết. 3. Hoạt động 2: Văn nghệ ca ngợi truyền thống quê hương : Ban văn thể lớp giới thiệu các bạn có tiết mục văn nghệ lên trình diễn. Có thể mời đại diện tổ, cá nhân lên trình diễn tiết mục của mình. Sau khi biểu diễn xong, bạn đó được quyền mời một người khác bất kỳ lên trình diễn tiếp. Cả lớp bình chọn tiết mục văn nghệ hay nhất và biểu dương 4. Hoạt động 4: Kết thúc - GVCN phát biểu ý kiến - Người điều khiển công bố kết quả, tổng kết và đánh giá - Trao giải thưởng hội thi. - Rút kinh nghiệm, thông báo về những công việc sắp tới, dặn dò học sinh. V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ : Nhận xét chung về ý thức tham gia của học sinh. …………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….. Lop8.net.

(3)

Phát huy truyền thống cách mạng - mạch nguồn nội lực trong công cuộc xây dựng, phát triển quê hương Thọ Xuân

Đăng lúc: 17/07/2021 (GMT+7)

100%

Đẩy mạnh giáo dục truyền thống cách mạng cho học viên qua giảng dạy chuyên đề Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa ở trường Chính trị tỉnh

Giáo dục truyền thống cách mạng, trong đó có truyền thống cách mạng của Đảng bộ địa phương là một trong những nội dung quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng, nhằm góp phần khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc và niềm tin vững chắc vào Đảng, vào sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo trong mỗi người dân và mỗi cán bộ, đảng viên để từ đó mỗi người sẽ thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương, đất nước.

Thảo luận về truyền thống cách mạng của địa phương

Đối với Thanh Hóa - địa phương giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, trong tiến trình lịch sử của dân tộc, nhân dân Thanh Hóa đã cùng nhân dân cả nước viết nên những trang sử hào hùng và để lại những dấu ấn đậm nét trong sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, kể từ khi Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa được thành lập đến nay, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân giành được nhiều thắng lợi kể cả trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới, góp phần to lớn vào những thắng lợi chung của cách mạng cả nước. Từ thực tiễn quá trình 91 năm lãnh đạo cách mạng ở địa phương, Đảng bộ Thanh Hóa tạo dựng được pho lịch sử vô cùng anh dũng với nhiều kinh nghiệm trong vận dụng đường lối, quan điểm của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương để tổ chức lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ trong các thời kỳ.

Tái hiện khách quan quá trình Đảng bộ lãnh đạo cách mạng, tổng kết rút ra bài học lịch sử của Đảng bộ và đưa tri thức lịch sử đó vào giảng dạy trong nhà trường là rất hữu ích, giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao ý chí, tình cảm cách mạng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng, làm sáng tỏ và bổ sung cơ sở lịch sử xây dựng và tổ chức thực hiện quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Chính vì vậy, trong những năm gần đây, thực hiện Chỉ thị số 15-CT/TW ngày 28-8-2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường và nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”, tiếp sau đó là Chỉ thị số 20–CT/TW ngày 18-1-2018 của Ban Bí thư Trung ương về “Tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng”, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã rất chú trọng công tác nghiên cứu, biên soạn và tuyên truyền, giáo dục, đưa Lịch sử Đảng bộ vào giảng dạy ở các trường, trong đó có Trường Chính trị tỉnh.

Đối với Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, trên cơ sở nhận thức rõ vai trò quan trọng của công tác nghiên cứu và truyên truyền lịch sử, nhất là lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa; nhằm giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc hơn những truyền thống vẻ vang của Đảng bộ, quân và dân của tỉnh nhà, nâng cao hơn nữa niềm tự hào và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng cũng như kế thừa và phát huy những bài học kinh nghiệm quý giá của lịch sử vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng của địa phương, ngay từ năm 2012, sau khi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy phê duyệt Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2011 - 2015”, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo triển khai thực hiện cải tiến nội dung chương trình, bổ sung kiến thức Lịch sử Đảng bộ Thanh Hóa và các kỹ năng lãnh đạo, quản lý trong thực tiễn của các ngành học Trung cấp Lý luận chính trị - Hành chính. Đặc biệt, ngay sau khi có hướng dẫn 167/HD – HVCTQG ngày 6 – 11- 2015 của Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh về việc biên soạn phần “Tình hình nhiệm vụ địa phương (hoặc ngành)” thuộc chương trình trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Ban Giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo tập trung nghiên cứu, biên soạn, xuất bản tập bài giảng và đưa vào giảng dạy phần “Tình hình nhiệm vụ địa phương (hoặc ngành)”, trong đó có chuyên đề Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa vào chương trình đào tạo Trung cấp lý luận chính trị - hành chính một cách phù hợp và ngày càng hiệu quả.

Trong quá trình giảng dạy, trên cơ sở nhận thức được tính đặc thù của môn học là thường gắn liền với nhiều sự kiện, số liệu, nếu học viên chỉ học thuộc, ghi nhớ các sự kiện, những số liệu, ngày tháng... một cách khô khan, máy móc qua cách dạy truyền thống “đọc - chép” thì việc tuyên truyền, giáo dục lịch sử nói chung và lịch sử Đảng bộ địa phương nói riêng sẽ không thể đạt hiệu quả. Vì vậy, trong giảng dạy, đội ngũ giảng viên của nhà trường được phân công phụ trách giảng dạy chuyên đề này đều không ngừng cố gắng tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tăng cường trao đổi, thảo luận và kết hợp sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để trực quan hình ảnh và chiếu phim tư liệu. Đồng thời, khoa chuyên môn được phân công phụ trách giảng dạy đã cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, phòng Quản lý đào tạo và nghiên cứu khoa học có những định hướng nội dung nghiên cứu thực tế cho học viên thông qua đi thăm quan bảo tàng, thăm các cơ sở cách mạng và những di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn của tỉnh như: Tham quan, tìm hiểu nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng bộ tỉnh; chiến khu Ngọc Trạo; khu Lò Cao kháng chiến,…

Qua quá trình nghiên cứu, học tập trên lớp, cùng các buổi tham quan nghiên cứu thực tế đã giúp học viên nhận thức được vai trò to lớn của Đảng bộ tỉnh qua quá trình lãnh đạo nhân dân thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trong các thời kỳ và những bài học kinh nghiệm rút ra trong từng chặng đường của quá trình 91 năm xây dựng, phát triển của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa để từ đó liên hệ với tổ chức đảng ở địa phương, đơn vị mình và chức trách, nhiệm vụ của bản thân trong phát huy những truyền thống, những kinh nghiệm của Đảng bộ để quyết tâm xây dựng tỉnh Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người về thăm Thanh Hóa.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì việc nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử Đảng bộ nhằm tuyền truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho học viên ở Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa hiện nay cũng đang gặp một số vấn đề khó khăn, nhất là về nguồn tư liệu lịch sử Đảng bộ của tỉnh từ năm 2005 đến nay còn thiếu những tài liệu viết dưới dạng được hệ thống hóa, có sự nhận định đánh giá về vai trò lãnh đạo và rút ra những bài học kinh nghiệm tổng quát trong suốt quá trình 35 năm Đảng bộ lãnh đạo nhân dân trong tỉnh cùng cả nước tiến hành công cuộc đổi mới, mà mới chỉ là những bài học kinh nghiệm rút ra trong các nhiệm kỳ Đại hội.

Bên cạnh đó, do vấn đề kinh phí và do thời lượng của chuyên đề Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong khung chương trình Trung cấp lý luận chính trị không nhiều (trong khung chương trình theo Quyết định số 1479/QĐ-HVCTQG ngày 21/4/2014 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Quyết định số 3136/QĐ – HVCTQG ngày 14/7/2016 về việc điều chỉnh Chương trình đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính thì chuyên đề Lịch sử Đảng bộ địa phương là gồm có 12 tiết, đến nay trong khung chương trình theo Quyết định 292-QĐ/HVCTQG ngày 21/1/2021 của Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, thì chuyên đề Lịch sử Đảng bộ địa phương chỉ còn 08 tiết), cho nên việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa lồng ghép trong quá trình học viên nghiên cứu chuyên đề như: tham quan các di tích lịch sử, nghiên cứu thực tế, tổ chức các buổi gặp mặt, giao lưu với các nhân chứng lịch sử,…mới chỉ thực hiện được ở một số lớp. Vì vậy, khi học ở trường, học viên chủ yếu mới chỉ tiếp cận kiến thức về lịch sử Đảng bộ của tỉnh là trong các buổi học trên lớp, chứ chưa được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa ngay trong quá trình học tập, nghiên cứu chuyên đề và chính điều đó cũng làm cho việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng bộ cho học viên hiệu quả chưa cao.

Trước thực trạng đó và những yêu cầu của công tác tư tưởng của Đảng trong tình hình mới như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã nêu là phải “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí phấn đấu vươn lên, phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” đòi hỏi trong thời gian tới, công tác nghiên cứu, giảng dạy Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa cần phải được chú trọng hơn nữa và phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên thông qua việc nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng bộ tỉnh ở các lớp Trung cấp lý luận chính trị. Cụ thể:

Thứ nhất, Ban Giám hiệu nhà trường cần kiến nghị với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh điều chỉnh thời lượng trong khung chương trình cho chuyên đề Lịch sử Đảng bộ địa phương để đảm bảo khoa chuyên môn có thể tổ chức lồng ghép được cả hoạt động nghiên cứu, học tập và thảo luận trên lớp, với tổ chức thêm được những hoạt động ngoại khóa khác. Bởi vì, việc giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng bộ không phải chỉ dừng lại ở các bài giảng trên lớp mà phải kết hợp nhiều hình thức tham quan di tích lịch sử cách mạng, bảo tàng; hoặc gặp mặt giao lưu với những người trực tiếp tham gia chiến đấu cũng là hình thức tuyên truyền, giáo dục truyền thống hiệu quả nhằm bồi dưỡng niềm tin, nâng cao lòng tự hào và ý chí hành động cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng quê hương, đất nước.

Thứ hai, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung cũng như lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá nói riêng là lịch sử của quá trình đấu tranh kiên cường bất khuất của các thế hệ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước, quê hương. Quá trình ấy là cả một “pho lịch sử bằng vàng”. Vì vậy, đối với khoa chuyên môn được phân công phụ trách giảng dạy cần phải tăng cường hơn nữa sự chủ động phối hợp và tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan chuyên môn có nguồn tư liệu chính thống và phong phú về Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và của Đảng bộ các địa phương trong tỉnh như phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa,…để công tác nghiên cứu và giảng dạy, truyên truyền lịch sử Đảng bộ ngày càng chất lượng và hiệu quả, góp phần tích cực vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ của nhà trường.

Thứ ba, đội ngũ giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy phải tiếp tục tăng cường đổi mới phương pháp, tăng cường tính thực tiễn và đồng thời áp dụng phương pháp dạy học tích cực gắn với công nghệ thông tin.

Do đặc thù của môn lịch sử Đảng nói chung, lịch sử Đảng bộ địa phương nói riêng thường gắn liền với nhiều sự kiện, số liệu, nếu trong quá trình giảng dạy, giảng viên chỉ đơn thuần cung cấp cho học viên các sự kiện lịch sử, những số liệu, ngày tháng... một cách khô khan, máy móc qua cách dạy truyền thống “đọc - chép” thì việc tuyên truyền, giáo dục lịch sử nói chung và lịch sử Đảng bộ địa phương nói riêng sẽ không thể đạt hiệu quả, trở nên khô cứng, thiếu sự gắn kết với thực tiễn và không thực sự tạo ra được sự húng thú học tập đối với học viên. Vì vậy, đòi hỏi khi giảng dạy, giảng viên phải biết chọn lọc thông tin và biết gắn kết lịch sử Đảng bộ tỉnh với lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời liên hệ với lịch sử Đảng bộ các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và phải, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp thuyết trình với sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực nhằm tăng cường sự trao đổi giữa giáo viên và học viên về cả những vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó giúp cho người học thấy được tầm quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của những kiến thức Lịch sử để từ đó có hướng suy nghĩ vận dụng trong thực tiễn hiện nay ở chính địa phương, đơn vị mình.

Bên cạnh đó, trong điều kiện hiện nay, công nghệ - thông tin phát triển mạnh mẽ đang tạo ra những thuận lợi cho việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học cũng như cách tiếp cận kiến thức của người học. Đặc biệt, đối với việc giảng dạy, nghiên cứu lịch sử Đảng nói chung, lịch sử Đảng bộ địa phương nói riêng, ứng dụng công nghệ thông tin là hết sức cần thiết nhằm làm cho bài giảng trở nên sinh động, thu hút được người học. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy trên lớp, giảng viên cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để trực quan hóa những kiến thức lịch sử bằng những hình ảnh, những thước phim tư liệu phù hợp với từng nội dung, làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn, thu hút được sự hứng thú của học viên để khơi dậy cho học viên sự say mê tìm tòi, nghiên cứu về lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

Th.s Lê Hải Yến (Trường Chính trị tỉnh)

Hội thảo “Giáo dục truyền thống cách mạng – Lịch sử địa phương trong hệ thống trường học trên đại bàn tỉnh Thái Nguyên thông qua di sản văn hóa”

2021-12-15 08:09:00.0

Sáng ngày 14/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo khoa học “Giáo dục truyền thống cách mạng – Lịch sử địa phương trong hệ thống trường học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thông qua di sản văn hóa” và khai mạc Triển lãm công nghệ số thực tế ảo 3D “Di sản văn hóa Thái Nguyên theo dòng lịch sử”. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tuyến với điểm cầu các huyện, thành phố, thị xã và một số trường Tiểu học, THCS, THPT, PTDT nội trú trên địa bàn tỉnh.

Dự hội thảo có Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thế Hùng, Vụ trưởng Vụ Khoa hoc Công nghệ và Môi trường; đồng chí Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở GĐ và Đào tạo. Về phía huyện có đồng chí Nguyễn Thế Hoàn Ủy viên BCH Đảng bộ huyện, Phó Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo một số phòng, ngành liên quan và 15 điểm cầu xã, thị trấn (ảnh).

Thảo luận về truyền thống cách mạng của địa phương

Thảo luận về truyền thống cách mạng của địa phương

Giai đoạn 2021-2021, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử Đảng bộ địa phương thông qua di sản văn hóa đã được các cấp, ngành quan tâm thực hiện và triển khai rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, góp phần không nhỏ vào việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, nâng cao lòng tự hào dân tộc, niềm tin và ý thức trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; trong các cấp học, các nhà trường thông qua hoạt động ngoại khóa trong việc giữ gìn phát huy những giá trị truyền thống của các thế hệ cách mạng, từ đó ra sức rèn luyện, cống hiến trong công cuộc xây dựng Thái Nguyên giàu đẹp, văn minh. Đối với huyện Đồng Hỷ, công tác giáo dục truyền thống cho học sinh đã được quan tâm, tài liệu về lịch sử địa phương được tích hợpđưa vào giảng dạy, giới thiệu cho học sinh; các hoạt động về nguồn, tới những địa chỉ đỏ, hoạt động đền ơn đáp nghĩa để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ thường xuyên được tổ chức; công tác tôn tạo, xây dựng công trình lịch sử được quan tâm…

Tại hội thảo các đại biểu đã tập trung thảo luận về những thuận lợi khó khăn trong công tác giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng trong hệ thống trường học; quan điểm nhận thức về văn hóa, di sản văn hóa; việc giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc.

Phát biểu kết luận tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Thị Mai, Giám đốcđốcSở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị trong thời gian tới các địa phương tiếp tục quan tâm, định hướng, chỉ đạo công tác giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng, lịch sử địa phương thông qua di sản văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể,di tích lịch sử; triển khai thực hiện Chỉ thị 20 của Ban Bí thư Trung ươngĐảng tiếp tục nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử đảng; xây dựng các chương trình trò chơi, các làn điệu dân ca, dân vũ tiêu biểu của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn vào hoạt động của các trường học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào các nội dung hoạt động giảng dạy nhằm đa dạng hóa, hiện đại hóa hình thức dạy học lịch sử…

Cũng tại Hội thảo, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã Khai mạc triển lãm công nghệ số thực ảo 3D “Di sản Thái Nguyên theo dòng lịch sử; ký kết Chương trình phối hợp triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, lịch sử địa phương thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập lịch sử, văn hóa tại Bảo tàng tỉnh, giai đoạn 2022-2025../.

Thu Lan (Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông Đồng Hỷ)