Thế nào là hàng hóa vật thể và phi vật thể

Trường THPT Trần Đại Nghĩa Tây Ninh GDCD 11 GV: Nguyễn Văn Phong. Ngày dạy: 10.09.2007Tiết chương trình: tiết 3§2: HÀNG HÓA – TIỀN TỆ - THỊ TRƯỜNGA. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Về kiến thức.- Hiểu được khái niệm và hai thuộc tính của hàng hóa. 2. Về kỹ năng.- Phân tích các khái niệm và mối quan hệ giữa các nội dung chủ yếu của bài. 3. Về thái độ.- Thấy tầm quan trọng của phát triển kinh tế hàng hóa, thị trường đối với cá nhân, gia đình và xãhội.- Coi trọng sản xuất hàng hóa nhưng không sùng bái hàng hóa và không lệ thuộc vào tiền.B. NỘI DUNG . 1. Trọng tâm của bài.- Khái niệm hàng hóa, hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa. 2. Kiến thức cần lưu ý.- Phân biệt giữa kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa.- Sự khác nhau giữa hàng hóa vật thể và hàng hóa dịch vụ.- Giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.- Giá trị của hàng hóa là phạm trù lịch sử.C. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC. - Phương pháp huyết trình, giảng giải kết hợp với so sánh, gợi mở, nêu vấn đề, lấy ví dụ minhhọa, liên hệ thực tiễn.D. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.- Giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên, sơ đồ về mối quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi.E. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ.Câu hỏi: Phát triển kinh tế là gì? Tăng trưởng kinh tế là gì? Dựa và cơ sở nào để biế được nềnkinh tế có tăng trưởng hay không? Các yếu tố nào giúp cho nền kinh tế tăng trưởng?Trả lời: - Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu… - Tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên về số lượng, chất lượng…. - Để biết nền kinh tế có tăng trưởng hay không người ta dựa vào GDP và GNP củanăm sau cao hơn so với năm trước. - Các yếu tố giúp cho nền kinh tế tăng trưởng là: Vốn, con người…. 3. Giảng bài mới.Vào bài: Nếu như trước đây, cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp đã tạo cho người ta tâmlý trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, thì nay trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi người phải tích cực,năng động, tính toán sát thực đến hiệu quả kinh tế. Hay nói cách khác, để thích ứng với cuộcsống kinh tế thị trường, mỗi người cần phải hiểu rõ bản chất của các yếu tố cấu thành kinh tế thịtrường. Vậy hàng hóa là gì? Thị trường là gì? Có thể hiểu và vận dụng chúng như thế nào tronghoạt động sản xuất và đời sống?- 1 -Trường THPT Trần Đại Nghĩa Tây Ninh GDCD 11 GV: Nguyễn Văn Phong. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH NỘI DUNGHoạt động 1: Hàng hóa là gì?Lịch sử XH loài người đã trải qua 5 phương thức sản xuấtvà xét đến cùng chỉ có 2 kiểu tổ chức kinh tế rõ rệt là kinhtế tự nhiên và kinh tế hàng hóa (giai đoạn phát triển cao củakinh tế thị trường).- Kinh tế tự nhiên: sản phẩm sản xuất ra nhằm thõa mãnnhu cầu chính của người sản xuất trong một nội bộ kinh tếnhất định. (CXNT, CHNL, PK chủ yếu là kinh tế tự nhiên).- Kinh tế hàng hóa: sản phẩm sản xuất ra để trao đổi hoặcbán trên thị trường.(?) Giữa kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa thì cái nào ưuviệt hơn? Sản xuất hàng hóa trong môi trường cạnh tranh ngày cànggay gắt, buộc mỗi người sản xuất phải năng động, thườngxuyên cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất, nâng cao chất lượngsản phẩm nhằm thu lợi nhiều nhất. Cạnh tranh là môi trườngthúc đẩy LLSX phát triển.(?) Vậy hàng hóa là gì?(?) Trong các ví dụ sau, ví dụ nào được xem là hàng hóa?1. Người nông dân A trồng lúa sau khi thu hoạch dùng sốlúa đó để cả gia đình ăn dần.2. Đầu năm học mới, A đến hiệu sách mua một bộ sách giáokhoa lớp 11.3. Sáng sớm, em mua ổ bánh mì để ăn?4. Nhân dịp sinh nhật, Hùng tặng Lan một con gấu bông.=> Vậy sản phẩm chỉ trở thành hàng hóa khi hội đủ 3 điềukiện: + Do lao động làm ra. + Có công dụng nhất định. + Thông qua trao đổi và mua bán.- Thiếu một trong ba điều kiện trên thì sản phẩm không thểtrở thành hàng hóa => Hàng hóa chỉ là một phạm trù lịch sử,bởi vì chỉ trong điều kiện sản xuất hàng hóa thì sản phẩmmới được coi là hàng hóa.- Hàng hóa được chia làm 2 dạng: Vật thể và phi vật thể(hàng hóa dịch vụ: như thuê xe, chở hàng, rửa xe, gửi xeđạp, truyền hình cáp….)Hoạt động 2: Hai thuộc tính của hàng hóa.(?) Công dụng của cái bàn, cái ghế, quạt máy là gì?I. HÀNG HÓA1. Khái niệm.- Hàng hóa là sản phẩm của lao động cóthể thõa mãn một nhu cầu nào đó của conngười thông qua trao đổi và mua bán trênthị trường.2. Hai thuộc tính của hàng hóa.a. Giá trị sử dụng.- 2 -Trường THPT Trần Đại Nghĩa Tây Ninh GDCD 11 GV: Nguyễn Văn Phong. Vậy chúng ta thấy rằng, bất cứ hàng hóa nào cũng có mộthoặc một số công dụng nhất định. Chính công dụng (tính cóích) làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng.Công dụng của hàng hóa có thể được phát hiện dần cùngvới sự phát triển của KH-KT và LLSX.(?) Giá trị sử dụng của hàng hóa muốn đến tay người tiêudùng phải thông qua cái gì? Trao đổi và mua bán. Tức là người mua phải thực hiện giátrị của hàng hóa. Trên thị trường, người ta trao đổi các hàng hóa với nhautheo những tỉ lệ nhất định, về thực chất là trao đổi nhữnglượng lao động bằng nhau ẩn chứa trong các hàng hóa đó.Lượng lao động hao phí để tạo ra hàng hóa đó là cơ sở chogiá trị trao đổi được gọi là giá trị của hàng hóa. Những nhân tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hóalà năng suất lao động. (Năng suất lao động tăng thì giá trịhàng hóa giảm)- Tăng năng suất lao động # Tăng cường độ lao động. + Tăng năng suất lao động: Làm thay đổi giá trị. + Tăng cường độ lao động là: Tăng mức độ khẩn trươngvà tăng mức độ năng nhọc => Tạo ra nhiều sản phẩm nhưnggiá trị không thay đổi.- Lao động phức tạp # Lao động giản đơn.VD: Mổ ruột thừa 1 triệu, vá xe đạp 5 ngàn. Dạy học 25 ngàn/ tiết. Cắt lúa 25 ngàn/ ngày.=> Cần thấy được tính chất quan trọng của lao động phứctạp.(?) Thế nào là TGLĐXH cần thiết?Giả sử: Có ba người cùng sản xuất ra một loại vải có chất- Giá trị sử dụng của hàng hóa là côngdụng của sản phẩm có thể thõa mãn nhucầu nào đó của con người.b. Giá trị của hàng hóa.- Giá trị của hàng hóa là lao động xã hộicủa người sản xuất hàng hóa kết tinh tronghàng hóa.- Giá trị hàng hóa là nội dung, là cơ sở củagiá trị trao đổi.- Lượng giá trị hàng hóa được tính bằngthời gian LĐXH cần thiết để sản xuất rahàng hóa của từng người.- Thời gian lao động XH cần thiết là thờigian cần thiết cho bất cứ lao động nào tiếnhành với một cường độ thành thạo trungbình và một cường độ trung bình, trongnhững điều kiện trung bình so với hoàncảnh XH nhất định.- Thời gian lao động cá biệt là thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa- 3 -Trường THPT Trần Đại Nghĩa Tây Ninh GDCD 11 GV: Nguyễn Văn Phong. lượng như nhau nhưng để sản xuất ra một mét vải thì:- Người A có hao phí lao động cá biệt 2 giờ.- Người B có hao phí lao động cá biệt 3 giờ.- Người C có hao phí lao động cá biệt 4 giờ.(?) Vậy xét về thời gian hao phí thì người nào ở mức trungbình?- Nếu người B cũng đồng thời sản xuất và cung ứng đại bộphận số vải trên thị trường thì thời gian LĐXH cần thiếtđể sản xuất ra 1m vải là 3,05 giờ (gần trùng khớp vớiTGLĐ cá biệt của người B).- Nếu người C sản xuất và cung ứng đại bộ phận số vải trênthị trường thì TGLĐXH cần thiết để sản xuất ra vải gần sátvới TGLĐ cá biệt của người C (3,6 giờ gần sát với 4giờ).(?) Vậy để sản xuất có lãi và giành được ưu thế trong cạnhtranh thì người sản xuất phải làm gì? TGLĐ cá biệt < TGLĐXH cần thiết: có lãi. TGLĐ cá biệt > TGLĐXH cần thiết: thua lỗ.của từng người.4. Củng cố và luyện tập. => Tóm lại: Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Đó là sựthống nhất giữa hai mặt đối lập mà thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trở thànhhàng hóa.+ Thống nhất giữa hai mặt đối lập: Thiếu một trong hai thuộc tính thì sản phẩm không thể trởthanh hàng hóa. Chẳng hạn: ánh sáng, không khí… có rất nhiều công dụng, nhưng nó không phải là sảnphẩm của lao động, việc tiêu dùng nó không phải mất tiền nên không phải là hàng hóa.+ Mâu thuẫn (về mặt XH): người sản xuất ra hàng hóa để bán, tức là họ tạo ra giá trị sử dụng,nhưng mục đích của họ là giá trị. Ngược lại, người mua cần giá trị sử dụng, nhưng để có giá trị sử dụngthì phải thực hiện giá trị của hàng hóa (mua được hàng hóa).5. Hoạt động nối tiếp.- Về nhà học bài và làm các bài tập trong SGK, đọc trước phần tiếp theo.F. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY.- Giảng thêm cho HS giá trị sử dụng của hàng hóa là phạm trù vĩnh viễn.- Trong 2 thuộc tính của hàng hóa, nếu thiếu 1 trong 2 thuộc tính thì sản phẩm không thể trởthành hàng hóa: VD: Giá một cái TV là 2 triệu đồng nhưng khi người mua thử TV, TV không hoạtđộng được chứng tỏ TV có thuộc tính giá trị nhưng giá trị sử dụng không có -> TV không phai là hànghóa.- 4 -

 a) Khái niệm hàng hóa

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

Hàng hóa có thể ở dạng vật thể (hữu hình) hoặc ở dạng phi vật thể (dịch vụ vô hình).

Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mác bắt đầu bằng sự phân tích hàng hóa. Điều này bắt nguồn từ các lý do sau:

Thứ nhất, hàng hóa là hình thái biểu hiện phổ biến nhất của của cải trong xã hội tư bản. C.Mác viết: "Trong những xã hội do phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chi phối thì của cải xã hội biểu hiện ra là một "đống hàng hóa khổng lồ".

Thứ hai, hàng hóa là hình thái nguyên tố của của cải, là tế bào kinh tế trong đó chứa đựng mọi mầm mống mâu thuẫn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

Thứ ba, phân tích hàng hóa nghĩa là phân tích giá trị - phân tích cái cơ sở của tất cả các phạm trù chính trị kinh tế học của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Nếu không có sự phân tích này, sẽ không thể hiểu được, không thể phân tích được giá trị thặng dư là phạm trù cơ bản của chủ nghĩa tư bản và những phạm trù khác như lợi nhuận, lợi tức, địa tô, V.V..

b) Hai thuộc tính của hàng hóa

 Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau, sản xuất hàng hóa có bản chất khác nhau, nhưng một vật phẩm sản xuất ra khi đã mang hình thái là hàng hóa thì đều có hai thuộc tính cơ bản là giá trị sử dụng và giá trị.

- Giá trị sử dụng

 Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Ví dụ: Giá trị sử dụng của cơm là để ăn, của áo là để mặc, của máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu là để sản xuất... Và ngay mỗi một vật cũng có thể có nhiều thuộc tính tự nhiên khác nhau, do đó nó có nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau: gạo có thể dùng nấu cơm, nhưng gạo cũng có thể dùng làm nguyên liệu trong ngành rượu, bia hay chế biến cồn y tế..

Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật.

Giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định. Với ý nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cái đó như thế nào. C.Mác chỉ rõ: Chỉ có trong việc sử dụng hay tiêu dùng, thì giá trị sử dụng mới được thể hiện.

Con người ở bất kỳ thời đại nào cũng đều cần đến các giá trị sử dụng khác nhau của vật phẩm để thỏa mãn những nhu cầu muôn vẻ của mình.

Một vật khi đã là hàng hóa thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hóa. Chẳng hạn, không khí rất cần cho cuộc sống con người. nhưng không phải là hàng hóa. Nước suối, quả dại cũng có giá trị sử dụng, nhưng cũng không phải là hàng hóa. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là vật mang giá trị trao đổi.

- Giá trị

Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi. C.Mác viết: "Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác".

Ví dụ: 1 mét vải = 10 kg thóc.

Vấn đề đặt ra là, tại sao vải và thóc là hai hàng hóa có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau, hơn nữa chúng lại trao đổi với nhau theo một tỷ lệ nhất định?

Khi hai hàng hóa khác nhau là vải và thóc có thể trao đổi được với nhau, thì phải có một cơ sở chung nào đó: Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng, tuy sự khác nhau về giá trị sử dụng của chúng là điều kiện cần thiết của sự trao đổi. Song, cái chung đó phải nằm ở cả hai hàng hóa. Nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa chúng chỉ có một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao động. Để sản xuất ra vải và thóc, nguời thợ thủ công và người nông dân đều phải hao phí lao động để sản xuất ra chúng. Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh vải với thóc, để trao đổi giữa chúng với nhau.

Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, (1m vải = 10kg thóc), vì người ta cho rằng lao động hao phí sản xuất ra lm vải bằng lao động hao phí để sản xuất ra 10kg thóc. Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa ẩn giấu trong hàng hóa chính là giá trị của hàng hóa. Từ sự phân tích trên, rút ra kết luận: giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.

Như vậy, chất của giá trị là lao động, vì vậy, sản phẩm nào không có lao động của người sản xuất kết tinh trong đó thì nó không có giá trị. Sản phẩm nào lao động hao phí để sản xuất ra chúng càng nhiều thì giá trị càng cao. Giá trị hàng hóa là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Giá trị là một phạm trù lịch sử, gắn liền với nền sản xuất hàng hóa. Giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị. Nếu giá trị sử dụng là thuộc tính tự nhiên, thì giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.

 Hàng hóa là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập.

Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có được giá trị. Ngược lại, người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán. Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện.

HocTot.Nam.Name.Vn