Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc

- Tiếng nói rất quan trọng với vận mệnh dân tộc

+ “tiếng nói... thống trị”

+ “tiếng nói là tinh thần của dân tộc... từ chối quyền tự do”

→ Tiếng nói cần được bảo tồn và phát triển thì nó là nhịp cầu tri thức giúp tiếp xúc nền văn minh, khoa học thế giới, mở mang dân trí

- Dẫn chứng để chứng tỏ tiếng nước mình không nghèo nàn:

+ Ngôn ngữ Nguyễn Du giàu hay nghèo

+ Tại sao tác phẩm Trung Quốc không viết tác phẩm tương tự

→ Ngôn ngữ nghèo hay người sử dụng không có tài

Câu hỏi trên thuộc đề trắc nghiệm dưới đây !

Số câu hỏi: 13

Câu hỏi

Nhận biết

Theo tác giả tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc?


Tải trọn bộ tài liệu tự học tại đây

    - Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh với bút danh Nguyễn Tịnh đăng trên báo Tiếng chuông rè năm 1925.

Câu 1 trang 91 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Nguyễn An Ninh phê phán những hành vi nào của thói học đòi “Tây hóa” ?

Trả lời: 

    - Đó là việc: “Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình”, bởi họ cho đó là “một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc”.

    - Nhiều người khác lại bắt chước những “kiểu kiến trúc và trang trí lai căng” của phương Tây.

    - Ông phê phán quan niệm sai lầm cho rằng tiếng nước mình nghèo nàn nhưng vẫn khuyến khích giới tri thức học tiếng nước ngoài.

 

Câu 2 trang 91 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh dân tộc?

 

Trả lời:

* Theo tác giả, tiếng nói vô cùng quan trọng đối với vận mệnh của dân tộc: “Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”. Do đó, tiếng nói có tầm quan trọng đặc biệt đối với vận mệnh dân tộc:

    => Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất của nền văn học dân tộc. Tiếng nói là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc thống trị.

 

Câu 3 trang 91 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Căn cứ vào đâu, tác giả khẳng định tiếng “nước mình” không nghèo nàn?

 

Trả lời:

* Tác giả căn cứ vào:

- Ngôn ngữ giàu có của Nguyễn Du

    - Người Việt có thể dịch những tác phẩm lớn của Trung Quốc sang tiếng Việt

    - Ngôn từ thông dụng (sinh hoạt, khẩu ngữ...) của tiếng Việt rất phong phú

 

Câu 4 trang 91 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Tác giả quan niệm như thế nào về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ “nước mình”.

 

Trả lời:

* Tác giả quan niệm về mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài và ngôn ngữ “nước mình” như sau:  

- Tiếng nước ngoài là cần thiết đối với mỗi người. Tuy nhiên, sự cần thiết biết một ngôn ngữ Châu Âu không hoàn toàn kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ.

    - Tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình.

 

Câu 5 trang 91 - SGK Ngữ văn 11 tập 2: Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị thì câu nói sau đây của tác giả có hoàn đúng không: “Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian”

 

Trả lời: 

* Quan niệm của tác giả đưa ra là đúng đắn trong hoàn cảnh đất nước đang bị thực dân thống trị. Tuy nhiên, nếu muốn giải phóng dân tộc, quan niệm của Nguyễn An Ninh đưa ra cần phải biết kết hợp các yếu tố khác như Đường lối của Đảng, vai trò lãnh đạo của Đảng...

I. Tiểu dẫn

- Nguyễn An Ninh (1899 - 1943) sinh ở Long An nhưng lớn lên ở Hóc Môn, Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh); ông là nhà báo, nhà văn, nhà yêu nước đầu thế kỉ XX.

- Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức là bài chính luận (bút danh Nguyễn Tịnh) của tác giả đăng trên báo Tiếng chuông rè năm 1925.

II. Văn bản (SGK)

1. Tác giả phê phán những hành vi nào của thói học đòi "Tây hóa"?

- Đó là việc "Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình", bởi họ cho đó là "một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc".

- Nhiều người khác lại bắt chước những "kiểu kiến trúc và trang trí lai căng" của phương Tây.

- Theo tác giả "Nhiều người An Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương".

- Tuy nhiên, thực tế họ "chẳng có được một thứ văn minh nào", "Việc từ bỏ văn hóa cha ông và tiếng mẹ đẻ phải làm cho mọi người An Nam tha thiết với giống nòi lo lắng".

2. Tầm quan trọng của tiếng nói với vận mệnh dân tộc.

- Theo tác giả "Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị".

- Tiếng nói là tinh thần của dân tộc, là văn hóa của dân tộc và tác giả khẳng định "Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi”.

3. Căn cứ để nhận định tiếng nước mình không nghèo nàn.

- "Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?", ngôn ngữ của Nguyễn Du là ngôn ngữ nổi bật trong Truyện Kiều, Truyện Kiều là minh chứng về khả năng biểu đạt tài tình của ngôn ngữ mà không ai có thể phủ định.

- "Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?". Trung Hoa được coi là một trong những cái nôi văn hóa của thế giới. Tác phẩm văn học của họ phong phú và sâu sắc, thế nhưng ngôn ngữ của ta vẫn đủ sức chuyển dịch được tất cả. Tiếng An Nam đã làm được như vậy thì không có lí gì  người An Nam không thể viết được những tác phẩm tương tự.

- Dẫn chứng thứ ba được tác giả đưa ra khiến ai còn hoài nghi có thể kiểm tra lại ngay bất cứ lúc nào "Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này: Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ để nói ra".

4. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài với ngôn ngữ “nước mình”.

- Tuy phê phán những kẻ học đòi Tây học nhưng tác giả không phủ nhận ngôn ngữ nước ngoài "Chúng ta không thể né tránh châu Âu, vai trò hướng đạo của giới trí thức chúng ta buộc họ phải biết ít nhất là một ngôn ngữ châu Âu để hiểu được châu Âu".

- Muốn nước mình độc lập, thì phải hiểu nước ngoài mà muốn hiểu được họ thì trước hết phải nắm được ngôn ngữ của họ. Sự hòa hợp của thế giới là một sự tất yếu "Tuy nhiên, sự cần thiết phải biết một ngôn ngữ châu Âu hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Ngược lại, thứ tiếng nước ngoài mà mình học được phải làm giàu cho ngôn ngữ nước mình".

5. Câu nói của tác giả trong hoàn cảnh đương thời đúng không?

- Trong bài viết, Nguyễn An Ninh khẳng định "Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian".

- Trong hoàn cảnh nước nhà đang bị thực dân thống trị, câu nói trên có lí nhưng không hoàn toàn đúng. Muốn giải phóng dân tộc, phải thực hiện cách mạng vũ trang với đường lối đúng đắn, chứ không chỉ làm cho ngôn ngữ phong phú là đủ.


Page 2

Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc

SureLRN

Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc

Theo tác giả, tiếng nói có tầm quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của dân tộc

Soạn văn lớp 11 Tuần 29 Tập 2 !!

Soạn văn lớp 11 Tuần 30 Tập 2 !!

Soạn văn lớp 11 Tuần 31 Tập 2 !!

Soạn văn lớp 11 Tuần 32 Tập 2 !!

Soạn văn lớp 11 Tuần 33 Tập 2 !!

Soạn văn lớp 11 Tuần 34 Tập 2 !!

Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 11 Học kì 1 có đáp án, cực hay !!

Top 4 Đề thi giữa kì 1 Văn lớp 11 có đáp án, cực hay !!

Top 3 Đề kiểm tra tập làm văn số 1 lớp 11 Học kì 1 có đáp án, cực hay !!

Top 3 Đề kiểm tra tập làm văn số 2 lớp 11 Học kì 1 có đáp án, cực hay !!

Top 4 Đề kiểm tra tập làm văn số 3 lớp 11 Học kì 1 có đáp án, cực hay !!

Top 4 Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 11 có đáp án, cực sát đề chính thức !!

Top 4 Đề kiểm tra 15 phút Ngữ Văn lớp 11 Học kì 2 có đáp án, cực hay !!

Top 4 Đề thi giữa kì 2 Văn lớp 11 có đáp án, cực hay !!

Top 3 Đề kiểm tra Tập làm văn số 5 lớp 11 Học kì 2 có đáp án, cực hay !!

Top 5 Đề kiểm tra Tập làm văn số 5 lớp 11 Học kì 2 có đáp án, cực hay !!

Top 4 Đề thi Học kì 2 Ngữ Văn lớp 11 có đáp án, cực sát đề chính thức !!

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Vài nét về tác giả Lê Hữu Trác !!

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Vài nét về tác giả Hồ Xuân Hương !!

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Tìm hiểu chung về Tự tình !!

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Phân tích Bài thơ Tự tình !!

Trắc nghiệm Ngữ Văn lớp 11: (có đáp án) Vài nét về tác giả Nguyễn Khuyễn !!

Lớp 11

Ngữ văn

Ngữ văn - Lớp 11

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAPSGK