Thị trường chứng khoán Mỹ năm 2022

Tuần trước, Phố Wall trải qua một trong những tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ đầu năm 2022. Bước sang phiên giao dịch đầu tuần, các thị trường vẫn chìm trong sắc đỏ. 

Bước sang phiên giao dịch ngày 13/6, các hợp đồng tương lai gắn với chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 600 điểm, tương đương 2%. Chỉ số Nasdaq 100 tương lai - thiên về công nghệ - lao dốc 3%, còn chỉ số S&P tương lai giảm 2,5%.

Tuần trước, các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ đã ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ cuối tháng 1. Chỉ số Dow Jones và S&P 500 giảm lần lượt 4,6% và 5,1%. Riêng chỉ số Nasdaq mất 5,6%.

Riêng trong phiên giao dịch hôm 10/6, chứng khoán Mỹ đã chao đảo sau thông tin lạm phát Mỹ tăng nóng hơn dự kiến. Chỉ số Dow Jones mất 880 điểm, tương đương 2,7%, còn S&P 500 và Nasdaq lao dốc lần lượt 2,9% và 3,5%.

Theo số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ, CPI (chỉ số giá tiêu dùng) tháng 5 của Mỹ tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021, mức tăng lớn nhất kể từ tháng 12/1981. Lạm phát ở Mỹ được thúc đẩy bởi giá xăng, hàng hóa và dịch vụ tăng vọt.

Thêm vào đó, theo số liệu của Đại học Michigan, chỉ số đo lường mức độ lạc quan của người tiêu dùng đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1978. Con số này thấp hơn thời điểm làn sóng dịch Covid-19 bùng phát vào đầu năm 2020, cuộc khủng hoảng tài chính và khi lạm phát đạt đỉnh vào năm 1981.

Thị trường chứng khoán Mỹ năm 2022

Các thị trường chịu tác động tiêu cực do lo ngại rằng lạm phát tăng nóng sẽ thúc đẩy FED mạnh tay nâng lãi suất. Ảnh: Reuters.

Các dữ liệu được công bố trước cuộc họp quan trọng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Giới quan sát dự báo ngân hàng trung ương Mỹ sẽ nâng lãi suất ít nhất 0,5 điểm phần trăm vào cuộc họp hôm 15/6.

Trước đó, FED đã nâng lãi suất 2 lần trong năm nay, bao gồm một đợt nâng lãi suất 0,5 điểm phần trăm vào tháng 5.

“Báo cáo CPI tháng 5 cho thấy rất ít dấu hiệu chỉ ra rằng lạm phát đã đạt đỉnh", CNBC dẫn lời ông Ed Yardeni - Chủ tịch Yardeni Research - bình luận. “Tâm lý của nhà đầu tư và người tiêu dùng đều giảm sút", ông nói thêm.

Lo ngại về suy thoái kinh tế và lạm phát đã tác động xấu tới thị trường chứng khoán trong năm nay. Tính tới phiên giao dịch cuối tuần trước, chỉ số S&P 500 đã giảm 18,2% so với hồi đầu năm.

Chỉ số Dow Jones và Nasdaq giảm lần lượt 13,6% và 27,5% trong năm nay. Riêng chỉ số Nasdaq lao dốc 30% so với mức cao kỷ lục được thiết lập vào tháng 11/2021.

Nhảy đến nội dung

Chỉ số Dow Jones giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 6/2020

Thứ Năm, 05:33, 19/05/2022

Vào thời điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/5, chỉ số Dow Jones giảm tới gần 1.165 điểm, tương đương 3,57%, xuống còn hơn 31.490 điểm. Đây là mức giảm trung bình lớn nhất kể từ tháng 6/2020 và cũng là mức đóng cửa thấp nhất của chỉ số Dow Jones kể từ tháng 3/2021.

Chỉ số S&P 500 giao dịch thấp hơn 4,04% xuống còn hơn 3.923 điểm và cũng là mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2020. Chỉ số Nasdaq giảm 4,73% xuống còn hơn 11.418 điểm và là mức giảm lớn nhất của chỉ số này kể từ ngày 5/5 vừa qua.

Thị trường chứng khoán Mỹ năm 2022

Chỉ số Dow Jones giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 6/2020 (Ảnh minh họa: KT)

Thị trường tài chính quay trở lại tình trạng bán tháo, sau báo cáo hàng quý liên tiếp từ Target và Walmart, hai hãng bán lẻ hàng đầu của Mỹ cảnh báo về áp lực chi phí khiến nhà đầu tư lo ngại về lạm phát gia tăng. Theo dữ liệu của FactSet, đây là lần giảm thứ 5 của chỉ số Dow Jones với hơn 800 điểm trong năm nay và tất cả xảy ra khi việc bán tháo cổ phiếu gia tăng trong vòng một tháng qua.

Trả lời phỏng vấn hãng tin tài chính CNBC, bà Kim Forrest, người sáng lập kiêm Giám đốc đầu tư của Bokeh Capital cho biết, rõ ràng là chi phí vận chuyển có ý nghĩa quan trọng và chúng đang tác động đến một số công ty lớn nhất của Mỹ./.

Thị trường chứng khoán Mỹ năm 2022

VOV.VN - Các loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh một lần nữa vào hôm qua, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.

Thị trường chứng khoán Mỹ năm 2022

VOV.VN - Các loại cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục giảm mạnh một lần nữa vào hôm qua, trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine.

Thị trường chứng khoán Mỹ năm 2022

VOV.VN - Căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine đã tác động tiêu cực tới tâm lý các nhà đầu tư tài chính tại Mỹ trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần này, sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa ngày 21/02 nhân kỷ niệm Ngày Tổng thống.

Thị trường chứng khoán Mỹ năm 2022

VOV.VN - Căng thẳng gia tăng giữa Nga và Ukraine đã tác động tiêu cực tới tâm lý các nhà đầu tư tài chính tại Mỹ trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần này, sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa ngày 21/02 nhân kỷ niệm Ngày Tổng thống.

Thị trường chứng khoán Mỹ năm 2022

VOV.VN - Ba chỉ số chứng khoán cùng giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 22/04, với chỉ số Dow Jones chịu mức thua lỗ tồi tệ nhất trong một ngày, khi xuất hiện thông tin mới nhất về thu nhập doanh nghiệp và triển vọng tăng lãi suất cơ bản đã thúc đẩy làn sóng bán ra.

Thị trường chứng khoán Mỹ năm 2022

VOV.VN - Ba chỉ số chứng khoán cùng giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày 22/04, với chỉ số Dow Jones chịu mức thua lỗ tồi tệ nhất trong một ngày, khi xuất hiện thông tin mới nhất về thu nhập doanh nghiệp và triển vọng tăng lãi suất cơ bản đã thúc đẩy làn sóng bán ra.

Chỉ số Dow Jones mất 1.063 điểm, tương đương 3,12%, đóng cửa ở mức 32.997,97 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite cũng "bốc hơi" 4,99% xuống còn 12.317,69 điểm, mức đóng cửa thấp nhất kể từ tháng 11/2020. Cả hai mức giảm đó đều là mức giảm lớn nhất trong ngày kể từ năm 2020.

Chỉ số S&P 500 cũng giảm 3,56% xuống 4.146,87 điểm, đánh dấu ngày tồi tệ thứ hai trong năm.

Thị trường chứng khoán Mỹ năm 2022

Chỉ số Dow Jones mất 1.063 điểm, tương đương 3,12%, xóa sạch toàn bộ mức tăng hơn 900 điểm của phiên trước đó (Ảnh: CNBC).

Diễn biến này là sự đảo ngược hoàn toàn so với phiên hôm trước (4/5) khi Dow Jones tăng 932 điểm, tương đương 2,81%, còn S&P 500 tăng 2,99%, đánh dấu mức tăng lớn nhất kể từ năm 2020 của các chỉ số này. Chỉ số Nasdaq Composite cũng tăng 3,19% trong phiên hôm qua.

Tuy nhiên, toàn bộ mức tăng đó đã bị xóa sổ hoàn toàn trong phiên giao dịch buổi sáng hôm qua (theo giờ New York).

"Nếu chỉ số tăng 3% sau đó giảm 0,5% vào ngày hôm sau thì đó là điều khá bình thường. Nhưng hôm qua chúng ta đã chứng kiến nó bị đảo ngược 100% chỉ trong vòng nửa ngày thì quả thật là quá phi thường", Randy Frederick, giám đốc điều hành giao dịch và công cụ phái sinh tại Trung tâm nghiên cứu tài chính Schwab, nói.

Các cổ phiếu công nghệ lớn đang chịu áp lực. Cổ phiếu của Meta Platforms, công ty mẹ của Facebook và cổ phiếu của Amazon lần lượt giảm gần 6,8% và 7,6%. Cổ phiếu của Microsoft giảm khoảng 4,4%, Apple giảm gần 5,6%.

Cổ phiếu của các hãng thương mại điện tử được coi là "tội đồ" chính kéo chỉ số sau khi một số công ty báo cáo kết quả kinh doanh quý đáng thất vọng. Etsy và eBay lần lượt giảm 16,8% và 11,7% sau khi báo cáo doanh thu thấp hơn mong đợi.

Thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ cũng chứng kiến sự đảo ngược đáng kể so với phiên hôm trước. Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm, vốn biến động ngược với giá trái phiếu, đã tăng trở lại trên 3%, mức cao nhất kể từ năm 2018.

Ngày 4/5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất chuẩn thêm 0,5% như dự kiến và cho biết bắt đầu giảm bảng cân đối kế toán vào tháng 6. Tại cuộc họp báo sau đó, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết Fed sẽ "không tích cực xem xét" đợt tăng lãi suất lớn hơn như 0,75%. Điều này dường như đã giúp thị trường giải tỏa một phần nỗi sợ hãi lâu nay.

Tuy nhiên, ông Zachary Hill, người đứng đầu chiến lược danh mục đầu tư tại Horizon Investments, cho rằng Fed vẫn để ngỏ khả năng tăng lãi suất lên mức trung bình để kiềm chế lạm phát.

"Bất chấp các điều kiện tài chính thắt chặt mà chúng ta đã chứng kiến trong những tháng qua, rõ ràng Fed vẫn muốn siết chặt hơn nữa", ông nói.

Ông David Rubenstein - Người đồng sáng lập Carlyle Group cho rằng các nhà đầu tư cần phải "quay trở lại với thực tế" là những khó khăn đối với thị trường và nền kinh tế vẫn còn đó, bao gồm cả cuộc chiến ở Ukraine và lạm phát cao.

Đợt bán tháo hôm qua đã khiến 90% cổ phiếu trong rổ chỉ số S&P 500 giảm giá. Ngay cả những doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận tốt trong năm cũng mất điểm. Cổ phiếu Chervon, Coca-Cola và Duke Energy đều giảm dưới 1%.