Thích nhất hạnh đang ở đâu

Chính quyền Việt Nam vừa cho phép năm đại đệ tử của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người sáng lập môn phái Làng Mai nổi tiếng thế giới, về Huế thăm viếng trong lúc sức khoẻ của ông đang ngày một suy yếu.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, thường được gọi là Sư Ông Làng Mai, đã trải qua cơn đột quỵ hồi năm 2014, nhưng sau đó hồi phục. Từ đó đến nay, ông vẫn phải ngồi xe lăn và không thể nói chuyện được mặc dù tinh thần được cho là ‘vẫn rất tỉnh táo’.

Cách nay gần hai năm, Thiền sư đã đáp chuyến bay từ Bangkok, Thái Lan, nơi ông đã tĩnh dưỡng kể từ tháng 12 năm 2016, về Việt Nam trong chuyến đi được Làng Mai mô tả là ‘lần về quê cuối cùng’.

Kể từ đó, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, hiện 95 tuổi, đã về lại tổ đình Từ Hiếu ở phường Thủy Xuân, thành phố Huế, nơi ông đã thọ giới xuất gia năm 16 tuổi, để an dưỡng theo ước nguyện ‘lá rụng về cội’.

‘Suy yếu nhiều’

Theo công văn đề ngày 15/9 mà VOA tiếp cận được, Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Dịch Covid-19 ‘nhất trí cho phép’ 5 vị đại đệ tử của Sư Ông từ các nước trên thế giới được nhập cảnh vào Việt Nam thăm viếng.

“Thiền sư Thích Nhất Hạnh là vị cao tăng của Phật giáo Việt Nam và thế giới… mấy ngày qua sức khoẻ của Thiền sư trở nên suy yếu đi rất nhiều và có thể viên tịch trong những ngày tới,” công văn của Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Dịch Covid-19 viết.

“Năm vị Tăng có nguyện vọng được về Việt Nam để thực hiện bổn phận của đệ tử trước người Thầy khả kính là phù hợp với truyền thống hiếu nghĩa của văn hóa nước ta.”

Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống Dịch Covid-19 ra quyết định này sau khi nhận được đề nghị của Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thiền sư Thích Nhất Hạnh và pháp môn Làng Mai của ông không trực thuộc Giáo hội này.

Công văn do phó trưởng Ban, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, ký yêu cầu các cơ quan liên quan như Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế ‘tạo điều kiện nhập cảnh, kiểm dịch, cách ly, xét nghiệm virus corona’ và ‘bố trí xe chuyên dụng để đưa các vị tăng này từ sân bay về thẳng nơi cách ly’.

‘Chuẩn bị cẩn thận’

Trong emai hồi đáp VOA, sư cô Chân Không, một đại đệ tử và là người thân cận của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, xác nhận về sự việc nêu trong công văn này.

Theo giải thích của sư cô, bất cứ ai về Huế trong thời điểm này đều phải bị cách ly trong thời gian rất dài, bao gồm cách ly tập trung hai tuần sau khi về đến sân bay, sau đó về Huế lại cách ly thêm hai tuần nữa, nên Làng Mai ‘phải chuẩn bị cẩn thận để khi bất cứ chuyện gì xảy ra thì một số các đệ tử phương xa của Thầy đều có mặt’.

“Là đệ tử, chúng tôi luôn cố gắng làm tất cả những gì mình có thể làm để Thầy luôn có đầy đủ sự yểm trợ khi cần đến, và với tình trạng Covid-19 hiện giờ, chúng tôi cũng phải thay đổi những dự án cho phù hợp với hoàn cảnh,” sư cô viết trong email.

Về tình hình sức khỏe của Thiền sư, sư cô Chân Không cho biết: “Sau khi vượt qua được cơn tai biến như một phép lạ, sức khỏe của Thầy chúng tôi mỗi năm mỗi yếu.”

“Có những ngày Thầy khỏe và các thị giả đẩy Thầy đi dạo quanh chùa, vào thăm liêu Sư cố, đôi khi còn tiếp khách nữa. Lại có những ngày khác Thầy mệt, nghỉ ngơi trong thất.”

Theo kế hoạch chuẩn bị của Làng Mai thì sau khi hết thời hạn cách ly, các đại đệ tử sẽ có mặt vào dịp sinh nhật của Sư Ông, 11/10.

“Chúng tôi biết rằng điều làm cho Thầy chúng tôi rất vui và sống lâu là khi nghe các đệ tử xuất sĩ cũng như đệ tử cư sĩ khắp nơi trên thế giới thực tập những điều Thầy dạy trong đời sống hằng ngày,” sư cô Chân Không viết.

‘Lá rụng về cội’

Khi về đến Việt Nam hồi năm 2018, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã gửi thư đến chư tăng ni dòng Từ Hiếu để nói rõ nguyện vọng của ông được ‘lá rụng về cội’.

Thư viết rằng trong hơn 70 năm qua kể từ khi rời Phật học đường Báo Quốc ở Huế, ông đã ‘chuyên tâm và một lòng thực hiện sứ mệnh mà chư tổ đã tin tưởng và phó thác’.

“Giờ đây, chúng ta có hàng triệu con cháu của Tổ đình Từ Hiếu của nhiều quốc gia khác nhau khắp nơi trên thế giới. Vì lòng thương tưởng đàn hậu học, tấm lòng lân mẫn đến những thế hệ tương lai đó, tôi muốn nhập diệt tại chốn Tổ để con cháu Tổ đình có gốc rễ và nơi chốn quay về nương tựa,” Thiền sư viết.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là vị lãnh đạo Phật giáo nổi tiếng thế giới đã đề ra khái niệm ‘Phật giáo Dấn thân’. Ông chủ trương đem Phật giáo để giúp các cá nhân và xã hội trên thế giới giải quyết các thách thức trong cuộc sống và của thời đại.

Ông sáng lập Đạo Tràng Mai Thôn ở Pháp vào năm 1982 (hiện nay có bốn tu viện và thiền đường) và sau đó mở rộng thêm các trung tâm Làng Mai khác ở Mỹ, Đức, Việt Nam, Úc, Hong Kong và Thái Lan. Các tu viện này là nơi tu tập của cả ngàn xuất sĩ thuộc nhiều quốc gia trên thế giới và đều đặn tổ chức các khóa tu cho các cư sĩ.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa bước đến tuổi 95. Nhân ngày sinh nhật ông, tôi lại nhớ đến cuốn sách rất thú vị: “Những bước chân an lạc”. Cuốn sách tập hợp một số bài báo trong hàng vạn bài viết về Thiền sư Thích Nhất Hạnh của các cây bút nổi tiếng trên thế giới.

Có thể xem cuốn sách này như một tập chân dung về Thiền sư Thích Nhất Hạnh được “ký họa” ở nhiều góc độ khác nhau, dưới con mắt quan sát, qua “cái thấy” của người nước ngoài. Vì thế, đây là cuốn sách quý, rất quý.

Với đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước, từ lâu, Thiền sư Thích Nhất Hạnh (người Phương Tây thường gọi một cách giản dị và kính trọng là “Thầy”, với hàm nghĩa Thiền sư là người thầy tâm linh, trong khi người Việt Nam gọi một cách trìu mến, thân thương là Sư Ông Làng Mai), được xem là một trong số ít những vị lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất thế giới. Nhiều Phật tử coi ông như một vị Bụt sống. Ông là tác giả của hàng trăm cuốn sách, trong đó có rất nhiều cuốn được xếp hạng best sellers như An lạc từng bước chân, Phép lạ của sự tỉnh thức, Chúa ngàn đời Bụt ngàn đời.., được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Ông còn có hàng ngàn buổi thuyết pháp bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, được lưu truyền trên khắp hành tinh. Từ những năm bảy mươi của thế kỷ trước, ông đã là ứng cử viên của Giải Nobel hòa bình. Và thực sự, ông đã là một sứ giả của Hòa bình.

Thích nhất hạnh đang ở đâu
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vừa bước đến tuổi 95.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy bất an. Chiến tranh, khủng bố, bạo lực. Sự suy thoái kinh tế, suy thoái đạo đức diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Cái đẹp mong manh luôn bị dồn đuổi, trong khi cái ác lại lên ngôi. Cuộc sống của chúng ta nhiều lúc nóng bức, ngột ngạt đến mức, có cảm giác chỉ sơ ý đánh rơi một tàn lửa thì cả hành tinh này sẽ bùng cháy thành một Hoả Diệm Sơn khủng khiếp.

Liệu có cách nào cứu được không?

Có đấy. Ngay từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhà văn nổi tiếng thế giới M. Dostoevky đã phát hiện ra một phương thuốc hữu hiệu: “Chỉ có tình yêu mới cứu được thế giới”. Tình yêu ở đây không chỉ gói gọn trong tình yêu đôi lứa mà rộng hơn, cao hơn, đó là tình yêu thương con người. Chỉ có tình yêu thương ấy mới cứu rỗi được thế giới. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng quan niệm như vậy. Ông cho rằng, chỉ có tình thương yêu mới xóa bỏ được mọi hận thù. Không thể có hạnh phúc từ những cuộc tranh giành. Sự thành công của mình không thể được xây đắp bằng máu, nước mắt, bằng sự thất bại của người khác. Làm thế nào để tôi thành công và anh cũng thành công thì hạnh phúc của ta mới lớn hơn, trọn vẹn hơn. Hạnh phúc của chúng ta không bắt nguồn từ quyền lực, danh vọng, tiền bạc. Hạnh phúc đích thực chỉ có khi chúng ta có tình yêu thương và sự hiểu biết. Nếu tất cả mấy tỷ người trên thế giới này hàng ngày nói với nhau bằng ngôn từ hòa ái, nếu tất cả các vị lãnh đạo trên thế giới này ứng xử bằng cái tâm chứa đầy Hiểu và Thương thì tất cả chúng ta sẽ trở thành những vị Bồ Tát và hành tinh của chúng ta sẽ tràn ngập hạnh phúc, tình yêu thương. Đó đích thị là Niết Bàn, là Thiên đường. Ở đó, sẽ không có chiến tranh, không có bạo lực, không có những kiếp người bị đọa đày.

Suốt mấy chục năm qua, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là người đã cần mẫn gieo hạt mầm yêu thương khắp nơi trên thế giới. Trọn một đời tu hành, ông luôn hướng chúng ta đến cõi thiện, giúp chúng ta có được sự an lạc, thảnh thơi giữa đời sống bộn bề những lo toan, hờn trách. Ông chỉ bày cho chúng ta cách có thể đứng vững trước bao nhiêu bon chen, đố kỵ, những mưu ma, chước quỷ của con người. Vì thế, mỗi bước chân của ông là bước chân của an lạc, thương yêu. Mỗi hơi thở của ông là là hơi thở của từ bi, bác ái.

Có thể nói, một trong những công lao lớn nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là đã hiện đại hóa đạo Phật, đưa đạo Phật đi vào cuộc đời và một trong những nét đặc sắc nhất trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh là đã dạy cho người đời cuộc sống có tỉnh thức bằng hơi thở, bước chân có chánh niệm. Nhờ thế, ông đã cứu rỗi biết bao tâm hồn đau khổ, đã gột rửa những bụi bặm, bùn nhơ cho biết bao phận người, giúp họ tự giải thoát và hơn thế, trở thành những vị Bồ Tát giữa đời thường. Có lẽ cũng cần nhắc lại câu chuyện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh với một người lính Mỹ. Anh ta đã từng tham chiến ở Việt Nam. Trong một trận càn, anh đã vô tình giết một đứa trẻ. Đứa trẻ hoàn toàn vô tội. Anh ân hận, dằn vặt và đau khổ. Nhiều người lính khác cũng thế. Đó là những người tốt. Chỉ người tốt mới biết ân hận. Trở về Mỹ, họ mắc một căn bệnh - bệnh hội chứng chiến tranh Việt Nam. Có người bị tâm thần, không còn sống được bình thường, cũng không có bệnh viện nào chữa khỏi. Họ tìm đến Thiền sư Thích Nhất Hạnh, học một khóa tu của ngài. Thiền sư bảo, dẫu sao anh cũng đã giết người. Bây giờ, anh có dằn vặt, ân hận hay đổi cả mạng sống của mình thì đứa trẻ ấy cũng không thể sống lại được nữa. Tội của anh rất nặng. Nhưng anh vẫn có thể thoát được nghiệp chướng. Đứa trẻ không sống lại được, nhưng vẫn còn rất nhiều những đứa trẻ khác đang nguy kịch. Chúng đang đói khát và tật bệnh. Chúng sẽ chết nếu không được cứu. Vậy anh hãy cứu chúng đi. Cứu được một đứa trẻ thoát khỏi cái chết là anh đã giải được nghiệp rồi. Cứu được đứa thứ hai, thứ ba, thứ tư... anh sẽ thành vị Bồ Tát. Và như thế, ngay cả những kẻ tội đồ cũng có thể thành Bồ Tát, nếu biết tu tập.

Thích nhất hạnh đang ở đâu

Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn về thực tập hạnh phúc

Người lính ấy bỗng như được giải thoát. Anh đã khỏi hẳn bệnh. Đã khỏe mạnh trở về với đời sống thường ngày. Rồi anh đi làm việc thiện. Không chỉ cứu được một đứa trẻ thoát khỏi cái chết mà anh cứu được hàng trăm đứa trẻ bất hạnh ở Việt Nam và ở khắp nơi trên thế giới. Và thế là, từ một kẻ tội đồ, anh đã trở thành một vị Bồ Tát nhờ biết tu tập và biết thương yêu.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh là thế. Ông là một vị Bụt sống. Ông xuất hiện ở đâu là nơi đó thành ngôi chùa linh thiêng. Ngôi chùa đó có tên là TÌNH YÊU THƯƠNG. Và ở đó chỉ có tình yêu thương ngự trị. Người Việt Nam chúng ta tự hào vì có ông - một trong những người Việt Nam đẹp nhất. Ông cả đời tu tập để đem hạnh phúc, thương yêu đến cho mọi người. Ông thành đạt ở xứ người nhưng những năm cuối đời, ông lại về quê hương, về lại ngôi chùa Từ Hiếu – nơi ông xuất gia đầu tiên. Ông cũng xác định sẽ hóa ở quê hương. Ông đã dặn các đệ tử của mình: “Nếu một ngày thầy mất, đừng xây tháp mộ gì cho thầy. Tốn kém tiền của. Tốn đất của dân. Dân mình còn nghèo lắm. Hãy hỏa táng thầy. Tro cốt thầy, hãy chia đều cho các Thiền viện của Làng Mai trên khắp thế giới rồi rải trên những con đường mà hàng ngày các con đi thiền hành. Làm như thế, ngày ngày, thầy và các con vẫn đi thiền hành chung. Vui lắm”. Có một đệ tử của thiền sư ở Hà Nội, vì quá thương thầy, đã xây sẵn cho thầy một cái tháp trong khuôn viên chùa. Thiền sư bảo: “Thầy không muốn sau này quý vị xây cho thầy một ngôi tháp ở Tổ Đình. Xây tháp như thế sẽ không có ý nghĩa gì nếu ngày hôm nay quý vị không nối tiếp được những gì thầy đang trao truyền. Thầy rất không thích chuyện lấy một mớ tro từ hình hài của thầy rồi bỏ vào trong một cái hũ, đặt vào trong tháp. Thầy không phải là nắm tro đó. Chả lẽ thầy chỉ là nắm tro ấy hay sao? Thầy là một thực tại linh động, đang sống, đang có mặt khắp nơi. Trong các sư chú và các sư cô đều có thầy, trong các vị cư sĩ đều có thầy. Ở chỗ nào mà có thiền hành, thiền tọa, có pháp đàm, có ăn cơm yên lặng, có Sám pháp địa xúc là có thầy! Cho nên không được nhốt thầy, bỏ thầy vào trong cái hũ nhỏ rồi đặt thầy vào trong một cái tháp. Thầy không muốn thầy có một cái tháp. Tốn đất chùa vô ích. Sư thầy Đàm Nguyện đã xây cho thầy một cái tháp ở chùa Đình Quán. Đã lỡ xây rồi thì phải ghi lên trước tháp mấy chữ: “Trong này không có gì.” Thầy không nằm trong tháp ấy đâu. “There is nothing inside”. Nếu người ta vẫn chưa hiểu thì ghi thêm một câu nữa: “Ngoài kia cũng không có gì.” Và nếu vẫn còn chưa hiểu thì ghi thêm một câu chót là: “Nếu có gì thì nó có trong bước chân và hơi thở của bạn”. Đó là điều Thiền sư Thích Nhất Hạnh căn dặn các học trò của mình ở chùa Đình Quán, Hà Nội và ở Tổ Đình Từ Hiếu (Huế). “Đừng phí thì giờ nghĩ đến chuyện tìm đất xây tháp cho thầy. Đó không phải là điều thầy nghĩ tới. Nếu có một tảng đá có sẵn thì để vào trong hốc đá bản thảo của một cuốn sách của thầy như cuốn Phép lạ của sự tỉnh thức, thì tảng đá đó có thầy nhiều hơn là một cái tháp trong đó có một nắm tro. Đem tro mà rải hết ra ngoài để nuôi cây cỏ. Đừng ngăn ngừa sự tiếp nối của nắm tro ấy”. Ôi Thiền sư Thích Nhất Hạnh! Người đã giải thoát ngay từ khi vẫn còn đang sống!

Sẽ có nhiều cuốn sách viết về Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Song cuốn sách này sẽ mang đến cho chúng ta nhiều điều thú vị bởi chúng ta được chiêm ngưỡng ông qua con mắt của các nhà báo nước ngoài. Trước khi viết về ông, họ đã tham gia những khóa tu. Vì thế, họ ngắm ông không phải bằng con mắt của kẻ vãng lai mà là cái nhìn và sự thấu hiểu của người trong cuộc. Điều đặc biệt là qua những bài viết ấy, chúng ta phát hiện ra, người phương Tây tìm đến Thiền sư Thích Nhất Hạnh không chỉ để giãi bày, chuyển hóa những nỗi khổ niềm đau, tìm lại niềm vui sống giữa đời mà họ còn trưng dụng tuệ giác của ông trong việc làm thế nào để điều hành doanh nghiệp tốt hơn, giảm bớt stress, căng thẳng, phát huy nhiều hơn nữa sự sáng tạo, trên cơ sở đó để tăng lợi nhuận. Họ là những CEO của các tập đoàn kinh tế khổng lồ như Google, Yahoo, Ngân hàng thế giới (World bank). Họ còn là những thượng nghị sĩ Mỹ, những ngôi sao Holywood nổi tiếng… Qua những cuộc gặp gỡ, trao đổi ấy, Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chỉ bày cho họ hướng đi tâm linh trong đời sống, trong sự nghiệp cùng những phương pháp thực hành rất cụ thể. Nhờ thế, họ có thể xử lý những khổ đau do công việc và đời sống hàng ngày tạo ra. Nhờ thế, họ đã nhận ra được tầm quan trọng của việc đưa những giá trị tâm linh vào trong đời sống.

Thích nhất hạnh đang ở đâu
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là thế. Ông là một vị Bụt sống. Ông xuất hiện ở đâu là nơi đó thành ngôi chùa linh thiêng. Ngôi chùa đó có tên là TÌNH YÊU THƯƠNG.

Thông tin cập nhật về sức khỏe của Thiền sư Thích Nhất Hạnh mùa thu 2021

Viết đến đây, tôi tự hỏi: Vì sao người phương Tây lại theo học thiền sư Thích Nhất Hạnh đông như vậy? Theo tôi, sở dĩ người Tây phương theo ông học hỏi, thực tập nhiều vì ông không hiến tặng cho họ đạo Phật của đức tin, của cầu nguyện, của dâng sao giải hạn mà hiến tặng cho họ đạo Phật của sự thực tập kinh nghiệm. Bởi Đức Phật không phải là một đấng tạo hóa hay một vị thần linh mà đích thực là một con người, một người đã đắc đạo, có tuệ giác cao siêu nhờ tu tập. Đạo Phật là một phương pháp sống nương vào tự lực hơn là nương vào một quyền lực linh thiêng bên ngoài, không có giáo điều, không mặc khải, không xung đột báng bổ với bất cứ một truyền thống tâm linh nào và trong bản chất đích thực của nó cũng không xung đột với khoa học hiện đại. Tu tập theo ông, người ta sẽ thấy trí tuệ và lòng từ bi tăng trưởng, nhờ thế mà thân tâm họ an.

Một điều đặc biệt nữa là qua cuốn sách này, chúng ta thấy, Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một trong những người quan tâm nhất đến vấn đề môi trường, môi sinh và biến đổi khí hậu của trái đất. Thiền sư đã chỉ ra rằng: Toàn thể nhân loại và muôn loài vật, cỏ cây… có một ngôi nhà chung là quả địa cầu. Vì vậy, các quốc gia đừng vì cái lợi trước mắt, cái lợi của riêng mình mà phá hủy môi sinh của núi rừng, biển cả, lớn hơn là của bà mẹ trái đất. Ông đã gióng tiếng chuông báo động về sự sụp đổ của nền văn minh nhân loại trong vòng một trăm năm tới do hậu quả biến đổi của khí hậu. Ông cũng cho rằng: sở dĩ phần lớn chúng ta không hành động gì để đối phó lại trước nguy cơ trái đất bị hâm nóng, cho dù đã có vô số các chứng cứ khoa học, là vì chúng ta không có khả năng tự cứu mình khỏi những khổ đau của tự thân thì làm sao có thể lo lắng cho vận mệnh của đất Mẹ. Nếu nhận thấy tính cách tương tức của vạn vật trong vũ trụ, chúng ta sẽ vượt thoát ý niệm cho rằng, chúng ta là những thực thể tách biệt. Khi đó, tình thương, lòng từ bi trong ta sẽ trở nên rộng lớn và chính năng lượng đó thôi thúc ta hành động để bảo hộ đất Mẹ và cuộc đời nhiều đau khổ này.

Xin chúc Thiền sư thêm tuổi mới, thêm sức sáng tạo mới và luôn hạnh phúc trên từng bước chân và hơi thở an lạc.