Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình là gì

Đâu đó trong cuộc sống, chúng ta bắt gặp những tình huống thế này: một bạn trẻ muốn thuyết trình tốt nhưng ngại nói trước đám đông, một bạn khác có sở trường ca hát nhưng chỉ dám âm thầm hát ở nhà dù khao khát đứng trên sân khấu lớn, một sinh viên ngành du lịch có đam mê với thiết kế đồ họa, nhưng không nỡ từ bỏ mấy năm học đại học để theo một con đường hoàn toàn mới… Đây chính là sự e ngại bước ra khỏi vùng an toàn mà các chuyên gia tâm lý thường nói tới.

Nên ở lại trong vòng an toàn hay bước ra ngoài? Thoát khỏi vùng an toàn có những lợi ích và rủi ro ra sao? Làm thế nào để thành công bước ra khỏi vùng an toàn? Những câu hỏi này không của riêng ai, cũng không phân biệt lứa tuổi. Vì thế RMIT mời các phụ huynh và các bạn trẻ cùng tham khảo 1 số thông tin về chủ đề này và rút ra điều gì đó hữu ích cho mình. Chúng tôi mong sẽ có nhiều thanh thiếu niên đọc được bài viết, để tiếp thêm cho các bạn nguồn động lực phát triển bản thân.

🌱 Thế giới rất rộng lớn bên ngoài vùng an toàn của mỗi người

Mỗi chúng ta đều sở hữu một “vùng an toàn” – khái niệm mô tả trạng thái tâm lý, cảm xúc, ứng xử quen thuộc hàng ngày của ta. Vùng an toàn cho ta cảm giác thân thuộc, ổn định và bình yên. Tuy nhiên, ổn định không phải lúc nào cũng tốt. Bên ngoài vùng an toàn tồn tại những bất định nhưng cũng đồng nghĩa với những thách thức và cơ hội tạo điều kiện cho sự phát triển.

Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình là gì
Biểu đồ trong hình miêu tả lộ trình một người bước ra khỏi vòng an toàn như thế nào.

Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình là gì

Thông thường, khi hình thành ý định làm điều gì đó mới mẻ, cảm giác đầu tiên của chúng ta luôn là bất an, lo lắng. Trong vùng bất an, chúng ta sẽ sợ thất bại, sợ bị từ chối, sợ bị tổn thương, hoặc ngại thay đổi cảm giác dễ chịu của bản thân từ trước đến giờ. Vì thiếu tự tin, nên ta tìm lý do để trì hoãn hay từ chối… Nhưng nếu vượt qua được nỗi sợ hãi và những rào cản tâm lý của vùng này, ta sẽ bước vào vùng học tập.

Vùng học tập là nơi chúng ta hấp thụ những tư tưởng mới, cách làm mới, trui rèn kỹ năng mới, học cách xử lý các vấn đề khó khăn. Càng học hỏi, ta sẽ càng tự tin vào bản thân. Chính vào lúc này chúng ta đã mở rộng vùng an toàn của mình và tiếp tục tiến vào vùng phát triển. Tại đó, ta có những chiêm nghiệm, giác ngộ ở cấp độ cao hơn, ta sẽ có thể có những ước mơ mới, thiết lập các mục tiêu và giới hạn mới cho cuộc sống và công việc. Khi quá trình này diễn ra liên tục, ta không ngừng tiến gần đến đích đến mà bản thân đã đặt ra.

Bạn thấy đấy, vùng an toàn như cái tổ kén êm ấm và dễ chịu, nhưng nếu cứ ở yên trong đó bạn có khả năng sẽ bỏ qua nhiều thứ: những trải nghiệm, cảm xúc, mối quan hệ mới, có thử thách, có rủi ro và đương nhiên có cả thành công. Bên ngoài đó còn có thể là những thứ bạn chưa từng khám phá về bản thân mình để cuộc sống trở nên ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

🌱 Ra khỏi vùng an toàn bạn gặt hái được gì?

Điều đầu tiên bạn nhận ra chính là những sợ hãi và rào cản ban đầu chỉ là tưởng tượng. Khi những vấn đề bạn tưởng rằng bất khả thi hóa ra lại được giải quyết nhanh gọn, bạn tự tin và thấy mình mạnh mẽ hơn rất nhiều. Bạn có thể thấy ngạc nhiên vì những chuyển biến của mình, đôi khi bạn nuối tiếc rằng bạn đã không làm vậy sớm hơn.

Bạn có động lực và niềm tin để đương đầu với những thử thách mới.

Bạn có cái nhìn sâu sắc và đầy đủ hơn về bản thân, điểm mạnh và điểm yếu của mình như thế nào, nhu cầu và kỳ vọng của mình ra sao, và bạn biết cần phải làm gì để đạt được điều đó.

Bạn thậm chí còn có thể truyền cảm hứng cho người khác để họ cũng thay đổi tích cực như bạn.

🌱 Bạn có thể sẽ nói: “tuyệt quá, vậy tôi sẽ thay đổi ngay!”?

Gượm đã!

Nếu bạn chưa từng biết bơi, đừng dại dột nhảy xuống hồ và kỳ vọng bản năng sẽ mách bảo cách sinh tồn dưới nước. Thay vào đó, bạn sẽ đuối nước và có khả năng sợ nước cả phần đời còn lại.

Vậy thì, hãy ghi nhớ những điều sau đây khi bạn muốn thoát ra hay mở rộng vùng an toàn của mình.

Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình là gì
Đừng làm gì thiếu sự chuẩn bị. Xây dựng một nền tảng vững chắc về kiến thức, thể lực, tâm lý… giúp bạn có thêm công cụ để dấn thân vào những thứ mới mẻ.

Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình là gì
Đừng làm mà không biết cái gì đang chờ đợi mình và mục tiêu của mình là gì. Cần nghiên cứu kỹ bối cảnh, các yếu tố liên quan trước khi bắt đầu.

Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình là gì
Đừng vội vàng đòi hỏi thành quả ngay, hãy bắt đầu chậm mà chắc, giống như một đứa trẻ chập chững tập đi trước khi sải những bước dài. Can đảm là tốt, nhưng không nên liều lĩnh.

Thoát ra khỏi vùng an toàn của mình là gì
Đừng làm điều quá sức hay không phù hợp với bản thân: bạn sẽ có cơ hội thành công cao hơn nếu việc bạn muốn làm tương xứng với năng lực, tính cách của bản thân và ngược lại. Đây chính là tinh thần của câu nói nổi tiếng trong binh pháp Tôn Tử – « biết người biết ta, trăm trận trăm thắng ».

👉 Đọc thêm các bài viết về Hướng nghiệp tại ĐÂY

👉 Tìm hiểu thêm về Đại học RMIT tại ĐÂY

Câu hỏi:Dẫn chứng về bước ra khỏi vùng an toàn

Trả lời:

- Nhà văn “phù thủy” J.K. Rowling.Trước khi trở thành nhà văn được nhiều người yêu thích, Rowling là một phụ nữ thất nghiệp, ly hôn và nuôi con bằng trợ cấp xã hội. Với 7 tập Harry Potter, Rowling nổi tiếng khắp thế giới và là người đầu tiên trở thành tỷ phú nhờ viết sách. Thế nhưng nếu chỉ nói như vậy thì chúng ta đâu thể biết được con người ấy đã dũng cảm can đảm thế nào trước cuộc đời thì mới có thể đến được với thành công. J.K. Rowling từng chia sẻ với sinh viên đại học Harvard rằng :” tôi từng gặp những người hoảng loạn, tự trói mình trong chiếc áo vô hình bởi họ sợ thất bại và chẳng dám làm gì cả. Cảm giác rơi xuống đáy xã hội chẳng vui vẻ gì nhưng tôi vẫn phải cố gắng và thử sức bởi xét cho cùng, tôi có còn gì để mất đâu cơ chứ.” Qua lời chia sẻ đó chúng ta cũng thấu hiểu phần nào nỗi khó khăn mà nhà văn phải trải qua đồng thời cũng thấy bà phải dũng cảm như thế nào để đối mặt với những thách thức của cuộc đời. Đó chắc hẳn là con người không bao giờ sợ thất bại mà luôn biết vươn lên, dám bước ra khỏi vùng an toàn, dũng cảm đối mặt với khó khăn và thành công nhờ tài năng và nghị lực phi thường của mình. Thử hỏi nếu chỉ an phận không dám vươn lên, sợ hãi thất bại thì liệu có J.K.Rowling như bây giờ không? Đây quả là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta học tập và noi theo!

-Anna Ratala- cô gái trẻ thành công với nền tảng kết nối những doanh nghiệp khởi nghiệp là ví dụ điển hình của sự cố gắng “vượt qua vùng an toàn” để kiến tạo thành công cho mình và nhiều người khác.

- Jeff Bezos – một tấm gương điển hình chứng minh cho sự cần thiết của việc "thoát ra khỏi vùng an toàn". Ông đã từ bỏ sự nghiệp rực rỡ trong ngành khoa học máy tính để khởi nghiệp ở ngành thương mại điện tử ở tuổi 31. Ông đã dám thay đổi công việc ổn định của mình và thành lập Amazon – trang mạng mua sắm trực truyến phát triển nhất hiện nay, dám "thoát khỏi vùng an toàn" để không phải hối tiếc. Jeff Bezos đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc bước ra khỏi vùng an toàn do chính mình tạo ra.

Các em cùng Toploigiai tìm hiểu thêm về sựu dũng cảm để bước ra khỏi vùng an toàn nhé!

1. Khái niêm về vùng an toàn.

Vùng an toàn là một trạng thái tâm lý của con người. Tóm lại, trong mỗi chúng ta đều có một giới hạn tâm lý. Miễn là chúng ta hành động trong phạm vi giới hạn đó, nói cách khác là ở bên trong vùng đó, chúng ta sẽ cảm thấy an toàn, thoải mái và kiểm soát được mọi việc. Khi vượt ra ngoài giới hạn này, chúng ta sẽ cảm thấy lo sợ thất bại và tự ti hơn nhiều.

2. Ý nghĩa của việc bước ra khỏi vùng an toàn

Thoát khỏi vùng an toàn để khám phá tiềm năng

Chúng ta có những mục tiêu, ước mơ và khát vọng khác nhau, nhưng tất cả đều dẫn đến cùng một kết quả – đó là trở nên tốt hơn so với quá khứ. Cho dù đó là về mặt vật chất hay tinh thần.

Bạn càng ở trong vùng an toàn lâu, bạn càng có ít cơ hội để phát triển. Bạn có thể lên cho mình rất nhiều kế hoạch, xong lại không có những hành động hay việc làm cụ thể. Trưởng thành là khi ta trở thành phiên bản tốt hơn ta của quá khứ, và cách duy nhất để bạn trở thành phiên bản ấy là trải nghiệm những điều nằm ngoài tầm hiểu biết và cuộc sống trước đây của mình. Điều này đòi hỏi bạn bước ra khỏi vùng an toàn.

Cuộc sống vẫn và sẽ luôn thay đổi, dù bạn có thay đổi theo nó hay không, đó là một thực tế không thể chối từ. Nếu muốn cải thiện chất lượng cuộc sống của mình, bạn chỉ có thể thoát khỏi những giới hạn khiến bản thân phải sống cùng một vòng lặp mỗi ngày.

3. Nghị luận về sự dũng cảm bước ra khỏi vùng an toàn

Hầu hết những người trẻ tuổi luôn muốn sống một cách nhàn nhã mà không phải gồng mình để đương đầu với những thách thức của cuộc sống. Nhưng có khi nào bạn cảm thấy cuộc sống ấy thật nhàm chán, vô nghĩa? Đó là lúc bạn nên suy nghĩ về câu nói "có những lúc cần phải thoát ra khỏivùng an toàndo mình tạo ra". Vậy câu nói có nghĩa là gì? "Vùng an toàn" là môi trường thân thuộc mà chúng ta không phải đề phòng, có thể thoải mái thể hiện bản thân mà không phải đối mặt với khó khăn, thử thách; "thoát ra khỏi vùng an toàn" là vượt qua danh giới của những "lá chắn" vững chắc để đối mặt với thế giới rộng lớn đầy rẫy những thử thách cam go. "Thoát ra khỏi vùng an toàn" chính là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi người. Tại sao vậy? Bởi thế giới luôn vận động và biến đổi không ngừng, nó khiến cho những hiểu biết của chúng ta trở nên nhỏ bé, lỗi thời và lạc hậu. Bước ra khỏi "vùng an toàn" sẽ giúp mỗi người có cơ hội để khám phá, dấn thân và chinh phục ước mơ, để không bị thụt lùi trước sự phát triển của nhân loại. Khi ấy bạn sẽ được chứng kiến những điều mới lạ, gặp gỡ và giao lưu với nhiều người khiến bạn tự tin hơn và thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Đồng thời, nó cũng là cơ hội để chúng ta nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, tự do trải nghiệm, nâng cao hiểu biết để thắp sáng niềm tin cho những ước mơ. "Thoát ra khỏi vùng an toàn" cũng giúp con người hiểu được tầm quan trọng của việc đón lấy những nỗi bất an, khó chịu để sống không hối tiếc. Điều này khiến tôi nhớ tới Jeff Bezos – một tấm gương điển hình chứng minh cho sự cần thiết của việc "thoát ra khỏi vùng an toàn". Ông đã từ bỏ sự nghiệp rực rỡ trong ngành khoa học máy tính để khởi nghiệp ở ngành thương mại điện tử ở tuổi 31. Ông đã dám thay đổi công việc ổn định của mình và thành lập Amazon – trang mạng mua sắm trực truyến phát triển nhất hiện nay, dám "thoát khỏi vùng an toàn" để không phải hối tiếc. Jeff Bezos đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc bước ra khỏi vùng an toàn do chính mình tạo ra. Tuy nhiên, chúng ta không nên vội vàng nhảy ra khỏi vùng an toàn mà cần suy nghĩ thấu đáo về việc đổi mới bản thân, cũng không nên liều lĩnh, bất chấp khi gặp thử thách. Vì thế, những người trẻ cần "có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra" để mơ ước lớn hơn, trải nghiệm và sống trọn vẹn hơn. Là một học sinh, tôi luôn đặt cho mình mục tiêu để phấn đấu, không ngại khó ngại khổ mà sẵn sàng dấn thân vào những khó khăn để tôi luyện bản thân.​