Thông tư 10 2022 TT-BTC còn hiệu lực không

Giới thiệu về Thông tư số 10/2020/TT-BTC (Thông tư 10) ngày 20 tháng 2 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy định Quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn Nhà nước.

Thông tư 10 về Kiểm toán Báo cáo Quyết toán dự án hoàn thành có các nội dung cần lưu ý như sau:

Chi phí kiểm toán theo Thông tư 10

Chi phí kiểm toán độc lập cho kiểm toán công trình xây dựng được Quy định tại “Điều 20. Chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán”. Theo đó, chi phí kiểm toán công trình được quy định tại bảng định mức chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán.

Bảng định mức chi phí kiểm toán này được hướng dẫn chi tiết và có ví dụ minh họa đính kèm.

Một số nội dung Quy định về quyết toán dự án sử dụng vốn nhà nước của Thông tư 10.

Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20 tháng 2 năm 2020 của Bộ Tài chính hướng dẫn, quy định về Báo cáo quyết toán dự toán hoàn thành sử dụng nguồn vốn Nhà nước.

Tại Điều 4 trong Thông tư này quy định đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có nhiều dự án thành phần, tiểu dự án độc lập thì mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án phải được lập riêng, thẩm tra, phê duyệt báo cáo quyết toán giống như một dự án độc lập.

Còn đối với các dự án chuẩn bị đầu tư, nếu được sắp xếp bố trí kế hoạch, dự trù vốn chung cùng với dự án chính, thì có thể lập quyết toán riêng hoặc cùng chung với dự án chính. Khi được bố trí kế hoạch vốn riêng thì phải lập báo cáo quyết toán riêng như một tiểu dự án độc lập và hợp nhất cùng với báo cáo quyết toán của dự án chính.

Quy định về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, khi các dự án con, tiểu dự án nếu tách được thành các dự án, tiểu dự án độc lập thì phải lập báo cáo và thẩm tra các báo cáo quyết toán riêng giống như một dự án độc lập.

Quy định về Kiểm toán Báo cáo Quyết toán dự án hoàn thành thì tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đều phải thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán trước khi trình thẩm tra phê duyệt dự án. Đối với các dự án còn lại, người phê duyệt dự án có thể lựa chọn kiểm toán hoặc không.

Thời hạn lập và trình hồ sơ quyết toán dự án là chín tháng đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, thời gian là sáu tháng đối với dự án nhóm B và bốn tháng đối với dự án nhóm C, được tính kể từ ngày ký biên bản nghiệm thu dự án.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2020.

Thông tư số 10/2020/TT-BTC Thay thế Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18 tháng 1 năm 2016 và Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30 tháng 7 năm 2018.

Nội dung chi tiết một số các điều khoản của Thông tư 10 như sau:

BỘ TÀI CHÍNH
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 10/2020/TT-BTC Hà Nội, ngày 20 tháng 02 năm 2020

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NHÀ NƯỚC

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh:

a) Thông tư này quy định quyết toán đối với các dự án đầu tư, nhiệm vụ (dự án hoặc chi phí) chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch (sau đây gọi chung là dự án) sử dụng nguồn vốn nhà nước sau khi hoàn thành hoặc dừng thực hiện vĩnh viễn theo văn bản cho phép dừng hoặc cho phép chấm dứt thực hiện dự án của người có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án.

Nguồn vốn nhà nước bao gồm: Vốn đầu tư công, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước.

Các dự án, công trình, hạng mục công trình sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguồn vốn nhà nước: Thực hiện thống nhất theo quy định tại Thông tư này, trừ các dự án có quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Dự án có các nguồn đóng góp bằng hiện vật và ngày công lao động hoặc công trình hoàn thành: Căn cứ đơn giá hiện vật và giá trị ngày công lao động hoặc giá trị công trình hoàn thành để hạch toán vào giá trị công trình, dự án để theo dõi, quản lý.

Điều 2. Mục tiêu của công tác quyết toán dự án hoàn thành

Điều 3. Chi phí đầu tư được quyết toán

Điều 4. Quyết toán dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành

1. Đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A có nhiều dự án thành phần, tiểu dự án độc lập (có thể vận hành độc lập, khai thác sử dụng hoặc được phân kỳ đầu tư) có quyết định phê duyệt dự án đầu tư riêng biệt: Mỗi dự án thành phần hoặc tiểu dự án độc lập thực hiện lập báo cáo quyết toán, thẩm tra và phê duyệt quyết toán như một dự án đầu tư độc lập.

Điều 5. Quyết toán dự án đầu tư đặc thù

Điều 6. Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Điều 7. Hồ sơ trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Điều 8. Thẩm quyền phê duyệt, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán

Điều 9. Kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành

1. Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng nguồn vốn nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Các dự án còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định việc lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng.

Chủ đầu tư, nhà thầu kiểm toán độc lập và các đơn vị có liên quan thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.

2. Nhà thầu kiểm toán độc lập là các doanh nghiệp kiểm toán độc lập được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về thành lập và hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam. Kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán độc lập và các Chuẩn mực kiểm toán hiện hành.

3. Đối với các dự án được cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra:

a) Trường hợp Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra và phát hành báo cáo kiểm toán, kết luận thanh tra đảm bảo đủ nội dung quy định tại Điều 11 Thông tư này, cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán dự án sử dụng kết quả báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, kết luận thanh tra của cơ quan thanh tra làm căn cứ để thẩm tra; không cần thiết phải thuê kiểm toán độc lập để kiểm toán.

b) Trường hợp Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra thực hiện chưa đủ các nội dung quy định tại Điều 11 Thông tư này, căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này, chủ đầu tư xác định nội dung, phạm vi kiểm toán bổ sung và lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán bổ sung. Chi phí kiểm toán bổ sung được xác định tương tự như xác định chi phí thuê kiểm toán độc lập quy định tại Điều 20 Thông tư này. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán sử dụng kết quả báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, kết luận của cơ quan thanh tra và kết quả báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập làm căn cứ để thẩm tra quyết toán dự án.

c) Trường hợp Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra có quyết định kiểm toán, thanh tra dự án khi nhà thầu kiểm toán độc lập đang thực hiện hợp đồng kiểm toán thì nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện hợp đồng kiểm toán theo đúng nội dung của hợp đồng đã ký kết.

Điều 10. Thẩm tra quyết toán đối với dự án, công trình, hạng mục công trình đã thực hiện kiểm toán, thanh tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Điều 11. Thẩm tra quyết toán đối với dự án, công trình, hạng mục công trình không kiểm toán, thanh tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành

Điều 12. Thẩm tra hồ sơ pháp lý

Điều 13. Thẩm tra nguồn vấn đầu tư của dự án

Điều 14. Thẩm tra chi phí đầu tư

Điều 15. Thẩm tra chi phí đầu tư không tính vào giá trị tài sản

Điều 16. Thẩm tra tài sản hình thành sau đầu tư

Điều 17. Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng

Điều 18. Thẩm tra quyết toán đối với dự án quy hoạch sử dụng vốn đầu tư phát triển, dự án chuẩn bị đầu tư, dự án dừng thực hiện vĩnh viễn chưa có khối lượng thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị được nghiệm thu

Điều 19. Hồ sơ trình phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành

Điều 20. Chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán

1. Xác định chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán:

Chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là chi phí tối đa được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt hoặc tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án sau khi loại trừ chi phí dự phòng (sau đây gọi chung là Tổng mức đầu tư của dự án sau loại trừ) và tỷ lệ quy định tại bảng định mức chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán dưới đây:

Loại chi phí Tổng mức đầu tư của dự án sau loại trừ (tỷ đồng)
≤ 5 10 50 100 500 1.000 ≥ 10.000
Kiểm toán độc lập (%) 0,96 0,645 0,45 0,345 0,195 0,129 0,069
Thẩm tra, phê duyệt quyết toán (%) 0,57 0,39 0,285 0,225 0,135 0,09 0,048

a) Định mức chi phí kiểm toán độc lập và định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của dự án hoàn thành được xác định theo công thức sau:

Ki = Bk – (Kb – Ka) x (Gi – Gb)
Ga – Gb

Trong đó:

+ Ki: Định mức chi phí tương ứng với dự án cần tính (đơn vị tính: %).

+ Ka: Định mức chi phí tương ứng với dự án cận trên (đơn vị tính: %).

+ Kb: Định mức chi phí tương ứng với dự án cận dưới (đơn vị tính: %).

+ Gi: Tổng mức đầu tư của dự án sau loại trừ cần tính (đơn vị tính: Tỷ đồng).

+ Ga: Tổng mức đầu tư của dự án sau loại trừ cận trên (đơn vị tính: Tỷ đồng).

+ Gb: Tổng mức đầu tư của dự án sau loại trừ cận dưới (đơn vị tính: Tỷ đồng).

– Chi phí thuê kiểm toán độc lập của dự án hoàn thành:

Chi phí thuê kiểm toán độc lập của dự án = Định mức chi phí kiểm toán độc lập của dự án x Tổng mức đầu tư của dự án sau loại trừ + Thuế giá trị gia tăng

– Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của dự án hoàn thành:

Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của dự án = Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của dự án x Tổng mức đầu tư của dự án sau loại trừ

– Chi phí kiểm toán độc lập tối thiểu là một triệu đồng và cộng thêm thuế giá trị gia tăng; chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán tối thiểu là năm trăm ngàn đồng.

b) Chi phí tối đa của chi phí thuê kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của dự án thành phần, tiểu dự án hoàn thành (có quyết định phê duyệt dự án riêng) của dự án được xác định trên cơ sở giá trị tổng mức đầu tư được duyệt hoặc điều chỉnh của dự án thành phần, tiểu dự án sau khi loại trừ chi phí dự phòng (sau đây gọi chung là Tổng mức đầu tư của dự án thành phần, tiểu dự án sau loại trừ):

– Chi phí thuê kiểm toán độc lập của dự án thành phần, tiểu dự án hoàn thành có quyết định phê duyệt dự án riêng:

Chi phí thuê kiểm toán độc lập của dự án thành phần, tiểu dự án = Định mức chi phí kiểm toán độc lập của dự án x Tổng mức đầu tư của dự án thành phần, tiểu dự án sau loại trừ + Thuế giá trị gia tăng

Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của dự án thành phần, tiểu dự án hoàn thành có quyết định phê duyệt dự án riêng:

Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của dự án thành phần, tiểu dự án = Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của dự án x Tổng mức đầu tư của dự án thành phần, tiểu dự án sau loại trừ

– Chi phí kiểm toán độc lập tối thiểu là một triệu đồng và cộng thêm thuế giá trị gia tăng; chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán tối thiểu là năm trăm ngàn đồng.

c) Chi phí tối đa của chi phí thuê kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành của dự án được xác định trên cơ sở giá trị dự toán được duyệt hoặc điều chỉnh của công trình, hạng mục công trình độc lập sau khi loại trừ chi phí dự phòng (sau đây gọi chung là dự toán công trình, hạng mục công trình sau loại trừ):

– Chi phí thuê kiểm toán độc lập của công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành của dự án:

Chi phí thuê kiểm toán độc lập của công trình, hạng mục công trình = Định mức chi phí kiểm toán độc lập của dự án x Dự toán công trình, hạng mục công trình sau loại trừ + Thuế giá trị gia tăng

– Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của công trình, hạng mục công trình độc lập hoàn thành của dự án:

Chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của công trình, hạng mục công trình = Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của dự án x Dự toán công trình, hạng mục công trình sau loại trừ

– Chi phí kiểm toán độc lập tối thiểu là một triệu đồng và cộng thêm thuế giá trị gia tăng; chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán tối thiểu là năm trăm ngàn đồng.

d) Tổng chi phí kiểm toán độc lập của dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình không được vượt chi phí kiểm toán độc lập được duyệt hoặc điều chỉnh của toàn bộ dự án hoặc dự toán (nếu có). Tổng chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình không được vượt chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được duyệt hoặc điều chỉnh của toàn bộ dự án hoặc dự toán (nếu có).

đ) Dự án có chi phí thiết bị chiếm tỷ trọng ≥ 50% tổng mức đầu tư được duyệt: Định mức chi phí kiểm toán độc lập và định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được tính bằng 70% định mức quy định tại Khoản 1 Điều này.

e) Đối với dự án, dự án thành phần, tiểu dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư độc lập có quyết định phê duyệt dự án riêng: Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và định mức chi phí kiểm toán được tính tối đa bằng 50% định mức quy định tại Khoản 1 Điều này.

Trường hợp dự án không tách riêng nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần, tiểu dự án độc lập thì định mức chi phí kiểm toán độc lập và định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán của chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong dự án được tính bằng 50% định mức quy định tại Khoản 1 Điều này.

g) Dự án, dự án thành phần, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình đã được nhà thầu kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán báo cáo quyết toán hoặc cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan thanh tra thực hiện kiểm toán, thanh tra đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này: Định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán được tính bằng 50% định mức quy định tại Khoản 1 Điều này.

Điều 21. Thời gian lập hồ sơ quyết toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Điều 22. Chế độ báo cáo

Điều 23. Chế độ kiểm tra

Điều 24. Xử lý vi phạm

Điều 25. Trách nhiệm trong quyết toán dự án hoàn thành

Điều 26. Xử lý chuyển tiếp

Dự án, tiểu dự án, công trình, hạng mục công trình độc lập đã nộp hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành về cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán và các hợp đồng kiểm toán độc lập đã ký trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước và Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

Điều 27. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 4 năm 2020. Thông tư này thay thế Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước và Thông tư số 64/2018/TT-BTC ngày 30/7/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước.

2. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì sẽ áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

3. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời để Bộ Tài chính nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

  KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNGTrần Văn Hiếu

…”

Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết.

Trao đổi từng trường hợp cụ thể, liên hệ ngay Dịch vụ Kiểm toán Báo cáo Quyết toán dự án hoàn thành tin cậy cho Quý Khách.

CÔNG TY TNHH QUẢN LÝ TƯ VẤN THUẾ MAN

Ban biên tập: Man.net.vn