Thức khuya ảnh hưởng đến da như thế nào

Thức khuya đã trở thành thói quen của đại bộ phận giới trẻ. Mỗi người một lý do để thức khuya, người vì công việc, người vì bài vở ở trường lớp, người vì vui chơi, giải trí… và dù lý do là gì thì thực trạng này ngày càng đáng báo động. Theo các chuyên gia sức khoẻ, việc thức khuya sẽ khiến cơ thể bị huỷ hoại nhanh chóng. Nếu là một cú đêm, bạn đã biết 10 tác hại sau của việc thức khuya chưa?

Thức khuya ảnh hưởng đến da như thế nào

1. Mệt mỏi, đau đầu, không tập trung

Não bộ là nơi phải tiếp nhận và xử lý hàng ngàn thông tin mỗi ngày. Vì vậy sau một ngày dài học tập, làm việc, giấc ngủ sẽ giúp não nghỉ ngơi và sắp xếp lại tất cả thông tin. Nhưng nếu thức khuya, bộ não vẫn phải tiếp tục hoạt động trong thời gian đó và dẫn đến não bị căng thẳng quá độ làm giảm sự tập trung và gia tăng cảm giác mệt mỏi.

Bên cạnh đó nếu thức khuya thường xuyên, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng thiếu ngủ dẫn đến đau đầu dữ dội. Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, việc thiếu ngủ có thể dẫn đến hai loại đau đầu phổ biến là đau nửa đầu và đau đầu do căng thẳng.

2. Suy giảm trí nhớ

Theo một nghiên cứu, những người thường xuyên thức khuya sẽ có tỉ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân là do thời gian ngủ là khoảng thời gian tốt giúp não bộ được nghỉ ngơi và ghi nhớ lại tất cả những hoạt động diễn ra trong ngày. Nếu ngủ muộn thường xuyên hoặc thức khuya, đến tận sáng trong thời gian dài, não sẽ không được nghỉ ngơi và gây suy giảm trí nhớ.

3. Ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Thời gian ngủ là lúc cơ thể sản xuất ra những hóc-môn cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy nếu ngủ muộn hoặc thức đến tận sáng, cơ thể bạn sẽ không thể sản sinh ra các hóc-môn trên làm sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Bên cạnh đó việc thức khuya còn làm cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng và với hệ miễn dịch suy giảm như vậy sẽ dễ làm bạn mắc các bệnh như cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp… cao hơn những người ngủ đủ giấc.

Thức khuya ảnh hưởng đến da như thế nào

4. Dẫn đến các bệnh về tim

Một nghiên cứu về giấc ngủ tại Bệnh viện Brigham & Women ở Boston đã cho thấy những người ngủ dưới 5 tiếng/ngày tăng nguy cơ mắc bệnh tim 39% so với những người ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, cứ mỗi lần bạn thay đổi thói quen ngủ của mình, ví dụ bạn có một lịch trình ngủ đều đặn vào mỗi ngày trong tuần nhưng lại thức khuya hoặc thức đến tận sáng vào cuối tuần để vui chơi, giải trí thì bạn đã làm tỉ lệ mắc bệnh tim tăng lên 11% rồi đấy.

5. Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Theo nhiều nghiên cứu, những người ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp đôi so với người ngủ 7-8 giờ. Việc thức khuya sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học vốn có nhiệm vụ điều chỉnh chu kỳ thức – ngủ tự nhiên của cơ thể, từ đó gây mất cân bằng glucose.

6. Gan bị suy kiệt

Theo đồng hồ sinh học, lúc chúng ta ngủ, từ khoảng 23 giờ đến 1 giờ sáng hôm sau là lúc gan thực hiện nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất thừa ra ngoài cơ thể và sử dụng triệt để các chất dinh dưỡng của thực phẩm đã được nạp vào trong ngày để giúp việc trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn. Nhiệm vụ này chỉ phát huy hiệu quả khi cơ thể trong tình trạng ngủ say. Vì vậy nếu thức khuya thường xuyên, gan không thể thải các chất độc và chúng vẫn lưu lại trong máu, lâu ngày sẽ khiến gan tổn thương và dễ mắc các bệnh như viêm gan, gan nhiễm mỡ, nặng hơn là xơ gan, ung thư gan…

7. Gây đau dạ dày và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Thói quen thức khuya thường xuyên dẫn đến căng thẳng đầu óc do thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân chính gây đau dạ dày. Bên cạnh đó thời gian ngủ là lúc các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục. Vì vậy nếu thức khuya các tế bào này sẽ không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu. Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều hơn và dẫn đến viêm loét dạ dày. Nếu bạn đã mắc các bệnh về dạ dày trước đó, việc thức khuya sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

8. Ảnh hưởng đến mắt

Thói quen thức khuya để học tập, làm việc hay giải trí không chỉ khiến mắt mệt mỏi, không được nghỉ ngơi sau một ngày dài mà còn làm mắt quá tải, dẫn đến ảnh hưởng thị lực, mắt mờ và có thể bị mắc tật khúc xạ như cận thị. Bên cạnh đó, việc thức khuya dẫn đến thiếu ngủ còn làm mắt không được tuần hoàn chất lỏng cần thiết, dẫn đến bọng mắt, sưng mắt, co giật và tầm nhìn không tập trung. Ngoài ra trong điều kiện thiếu sáng, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử như màn hình điện thoại, máy tính có thể làm hại đến tế bào cảm thụ ánh sáng ở võng mạc, khiến mắt yếu và mờ đi.

Thức khuya ảnh hưởng đến da như thế nào

9. Da xuống sắc, dễ bị mụn

Ban đêm là lúc da được tái tạo vì vậy việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động tái tạo và điều tiết này bị ảnh hưởng. Thức khuya cũng gây ra tình trạng khô da nguyên nhân là do da bị mất cân bằng độ ẩm, lâu dần da sẽ bị hư tổn, lão hóa nhanh chóng. Bên cạnh đó khi thức khuya nội tiết tố trong cơ thể phần nào cũng sẽ bị rối loạn và tiết ra nhiều cortisol hơn, khiến da bị nhờn bí, gây tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn.

10. Dễ bị trầm cảm

Nhiều nghiên cứu cho thấy những cú đêm, người có xu hướng ngủ muộn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc chứng trầm cảm hơn những người ngủ đủ giấc. Nguyên nhân là do việc thức khuya làm rối loạn đồng hồ sinh học và đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trạng thái tâm lý u sầu, rối loạn lo âu, trầm cảm.

Nhìn chung hầu như ai cũng biết thức khuya có hại nhưng với lối sống hiện đại như ngày nay, số lượng cú đêm vẫn gia tăng nhanh chóng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhằm giảm thiểu tác hại của việc thức khuya hãy sắp xếp công việc, học tập để có thể ngủ sớm hơn, luyện tập thói quen đi ngủ đúng giờ và hạn chế sử dụng các thiết bị di động, máy tính…

Trên thế giới, đặc biệt là ở nhóm những người trẻ tuổi, việc thức khuya đang ngày càng trở nên phổ biến, thậm chí còn được coi là chuyện bình thường. Các lý do khiến cho mọi người thức khuya thì ngày một nhiều lên: vì công việc, vì học tập, thức khuya để xem film, chơi điện tử, để tham gia trò chuyện trên các mạng xã hội…v.v.

Đa số mọi người đều nhận ra thức khuya là có hại cho sức khỏe, nhưng cụ thể thì tác hại của việc thức khuya thường xuyên là gì? Sau đây là những lý do vì sao các bạn không nên thức khuya:

Thời gian ngủ là thời gian để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày hôm đó. Khi bạn thức khuya, bạn đang tăng lượng thông tin cần ghi nhớ trong khi giảm thời gian nghỉ ngơi của bộ não.

Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở người có thói quen thức khuya chính vì thế mà cao gấp 5 lần so với người bình thường. Thế nên hãy nhớ đảm bảo cho não bộ của bạn được nghỉ ngơi đủ 8 tiếng mỗi ngày.

Thức khuya ảnh hưởng đến da như thế nào

Thức khuya thường xuyên gây suy giảm trí nhớ

Trong lúc ngủ, đặc biệt là khung giờ từ 12h đêm đến 4 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra những hóc-môn cần thiết cho việc duy trì khả năng miễn dịch của cơ thể.

Việc thức khuya thường xuyên sẽ khiến cho những hóc-môn trên bị thiếu hoặc bị ngắt hẳn nếu như bạn thức đến tận sáng. Vì vậy những người thức khuya thường xuyên sẽ dễ bị mắc các bệnh như cảm cúm, dị ứng hơn người được ngủ đầy đủ.

Các tế bào niêm mạc dạ dày tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Việc thức khuya khiến cho các tế bào này không được nghỉ ngơi dẫn đến suy yếu.

Hơn thế nữa, thức khuya khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều, ăn mòn dạ dày dẫn đến viêm loét nếu tình trạng này kéo dài.

Ban đêm là lúc các tế bào da được tái tạo nhanh hơn sơ với ban ngày. Việc thức khuya sẽ khiến cho hoạt động điều tiết các tế bào da bị thất thường, ảnh hưởng đến chức năng của biểu bì.

Điều này khiến cho da bị lão hóa sớm , xỉn màu, xuất hiện nếp nhăn, v.v….

Để giữ cho làn da trẻ đẹp, các bạn (đặc biệt là các chị em phụ nữ) nên tạo thói quen ngủ sớm và ngủ đầy đủ.

Thức khuya ảnh hưởng đến da như thế nào

Da nhăn nheo, nhanh chóng bị lão hóa do thức khuya

Tương tự như các bộ phận trên, ban đêm là thời điểm đôi mắt được nghỉ ngơi và điều tiết sau 1 ngày hoạt động liên tục. Việc thức khuya không những cắt đi thời gian nghỉ ngơi của mắt mà còn ép đôi mắt phải làm việc trong môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên.

Thức đêm thường xuyên sẽ dễ dẫn đến suy giảm thị lực, dễ mắc các bệnh đau mắt, nhức mỏi mắt, thâm quầng mắt, cận thị, loạn thị, v.v…

Vì vậy, dù cho cuộc sống có bận rộn hay nhu cầu giải trí chưa được thỏa mãn, các bạn hãy nhớ ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc để tránh những tác hại của việc thức khuya đã nói ở trên nhé!

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Với nhịp sống hiện đại, nhiều bạn trẻ có thói quen ngủ muộn. Từ đó dẫn đến nhiều tác hại khôn lường cho sức khỏe và làn da. Trong đó, da sạm vì thức khuya là biểu hiện rõ rệt và dễ nhận thấy nhất. Có thể nói rằng, thói quen thức khuya sẽ khiến da lão hóa nhanh chóng, ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc của bạn. Vậy làm thế nào để cải thiện làn da sạm vì thức khuya? Cùng tham khảo cách chăm sóc da hiệu quả dành cho người thức khuya thường xuyên.

Da sạm, lão hóa nhanh chóng vì thức khuya

Thức khuya liên tục nhiều ngày sẽ dẫn đến việc cơ thể bị thiếu ngủ. Tình trạng ngủ không đủ giấc kéo dài sẽ khiến quá trình điều tiết của các tế bào da diễn ra không thuận lợi, làm rối loạn các chức năng của tế bào biểu bì. Lúc bấy giờ, da của bạn sẽ nhanh chóng bị xuống cấp trầm trọng. Da sẽ không còn đều màu mà sẽ xuất hiện nhiều sắc tố thâm nám, nếp nhăn, vết chân chim,...

Thức khuya ảnh hưởng đến da như thế nào
Da sạm vì thức khuya là một trong những dấu hiệu cảnh báo làn da của bạn đã và đang bị lão hóa nhanh chóng.

Thức khuya cũng là một yếu tố làm cho da bạn dễ bị khô hơn. Khi ngủ trễ thường xuyên, cơ thể rất dễ bị mất nước, dẫn đến việc cân bằng độ ẩm cho da cũng bị ảnh hưởng. Da sẽ thiếu nước, thiếu độ ẩm nên sẽ sạm dần đi, bong tróc, hoặc dễ tổn thương hơn bởi các tác nhân bên ngoài. Tình trạng này kéo dài mà bạn chưa kịp cấp ẩm cho da thì sẽ gây mất thẩm mỹ, nhan sắc xuống cấp, lão hóa da nhanh và rất khó để phục hồi lại làn da như ban đầu.

Đặc biệt, khi thức khuya liên tục, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều hắc tố melanin. Hắc tố này là tiền đề khiến làn da dần trở nên kém sắc và tối màu. Điều này cũng lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng da sạm vì thức khuya. Vậy nên, nếu không muốn nhan sắc bị "đe dọa", thì bạn nên hạn chế thức khuya. Chỉ cần thức khuya một đêm là bạn đã có thể nhận ra da mặt của mình thay đổi và xuống cấp như thế nào.

Thức khuya ảnh hưởng đến da như thế nào
Việc thức khuya thường xuyên còn khiến da bị khô, dễ nổi mụn, bong tróc,... do bị mất cân bằng độ ẩm.

Làm cách nào cải thiện tình trạng da sạm vì thức khuya?

Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học

Để khắc phục tình trạng da sạm vì thức khuya, việc trước tiên và quan trọng nhất chính là bạn cần thiết lập lại chế độ ăn uống, ngủ nghỉ khoa học. Bởi lẽ, nếu như thức khuya khiến làn da bị lão hóa sớm, thì điều cần làm là bạn phải tập ngủ sớm và ngủ đủ giấc để giữ gìn nhan sắc

Bạn nên xây dựng thời gian biểu cho các hoạt động thường nhật sao cho công việc cuối cùng sẽ kết thúc trước 22 giờ đêm. Sau khung giờ này, cơ thể cần được nghỉ ngơi và thư giãn để hồi phục lại năng lượng đã bị tiêu hao trong một ngày hoạt động. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tập thói quen không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ 30 phút. Ánh sáng xanh từ các thiết bị này sẽ khiến bạn khó ngủ và không thể ngủ sớm đúng giờ.

Đừng quên dưỡng da vào ban đêm

Không chỉ da sạm mà hai mắt của bạn còn xuất hiện quầng thâm vì thức khuya. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này của da, bạn chắc chắn đừng bỏ quên bước dưỡng da vào ban đêm. Việc sử dụng kem dưỡng da ban đêm sau các bước skincare cơ bản là điều vô cùng cần thiết. Da của bạn sẽ được cấp ẩm và bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng giúp quá trình lão hóa da chậm lại, giảm sạm đen, thâm nám do thức khuya thường xuyên.

Thức khuya ảnh hưởng đến da như thế nào
Dưỡng da ban đêm để cải thiện tình trạng da sạm vì thức khuya.

Khi thoa kem dưỡng da ban đêm, bạn nên kết hợp massage mặt nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu, giúp trẻ hóa da và giảm nếp nhăn, vết chân chim, rãnh cười,... Ngoài thoa kem dưỡng da, bạn cũng có thể đắp mặt nạ thiên nhiên 2 lần/tuần để giảm sạm da vì thức khuya.

Uống đủ nước, bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, Collagen

Thức khuya khiến da bạn dễ bị mất nước. Từ đó làm cho quá trình lão hóa da diễn ra nhanh chóng hơn. Vậy nên, bạn nên uống đủ lượng nước mỗi ngày, kể cả khi không cảm thấy khát. Bạn nên ưu tiên uống nước lọc, nước chanh mật ong, trà xanh,... Và hạn chế cà phê, nước ngọt có gas, rượu bia,... vì nó sẽ khiến da bạn xấu hơn.

Ngoài ra, để cải thiện da sạm vì thức khuya, bạn nên tăng cường nhiều thực phẩm giàu vitamin C và Collagen vào khẩu phần ăn hàng ngày. Vitamin C và Collagen đều là hai hoạt chất giúp da giữ ẩm, giảm thâm nám và tăng tính đàn hồi cho da hiệu quả. Các thực phẩm giàu vitamin C và Collagen có thể kể đến như nho đen, ớt sừng, cải bó xôi, bông cải, dâu tây, thịt gà, lòng trắng trứng,... Hoặc bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng cung cấp collagen như viên uống Collagen C Nature's Bounty, Queenmax Naga Extra, Skin Gain,...

Trong bài là những tác hại của việc ngủ trễ và cách cải thiện tình trạng da sạm vì thức khuya. Thói quen ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, ngăn ngừa nhiều bệnh tật, đồng thời còn làm chậm quá trình lão hóa da. Hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn cố gắng thay đổi được thói quen thức khuya và xây dựng được một lối sống lành mạnh, khoa học hơn.

Bảo Vân

Nguồn: Tổng Hợp