Thuế suất thuế GTGT dịch vụ an uống

Nằm trong chuỗi những chính sách nhằm giảm bớt khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, chính sách giảm nhiều loại thuế đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt tại Nghị quyết 406/NQ-UBTVQH15.

Khoản 3 Điều 1 của Nghị quyết này chỉ rõ, giảm thuế GTGT đối với các hàng hóa, dịch vụ sau:

(i) Dịch vụ vận tải (vận tải đường sắt, vận tải đường thủy, vận tải hàng không, vận tải đường bộ khác); dịch vụ lưu trú; dịch vụ ăn uống; dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch;

(ii) Sản phẩm và dịch vụ xuất bản; dịch vụ điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; tác phẩm nghệ thuật và dịch vụ sáng tác, nghệ thuật, giải trí; dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các hoạt động văn hóa khác; dịch vụ thể thao, vui chơi và giải trí (không bao gồm phần mềm xuất bản và các hàng hóa, dịch vụ sản xuất, kinh doanh theo hình thức trực tuyến).

Thời gian áp dụng: Từ 01/11/2021 - 31/12/2021.

Mức giảm thuế:

- Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nêu trên được giảm 30% mức thuế suất thuế GTGT;

- Doanh nghiệp, tổ chức tính thuế GTGT theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ nêu trên được giảm 30% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT. 

Thuế suất thuế GTGT dịch vụ an uống
Dịch vụ ăn uống sẽ được giảm thuế GTGT từ 01/11/2021 (Ảnh minh họa)

Thuế GTGT là loại thuế đánh trực tiếp vào các hàng hóa, dịch vụ mà người dân mua, sử dụng. Vì vậy, với việc giảm thuế GTGT, người hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 406 nêu trên, dịch vụ vận tải, dịch vụ ăn uống - hai dịch vụ phổ biến nhất, được sử dụng nhiều nhất - cũng nằm trong danh sách các dịch vụ được giảm thuế GTGT từ ngày 01/11/2021.

Hiện nay, người tiêu dùng khi sử dụng các dịch vụ nêu trên, cụ thể là khi đi ăn nhà hàng, đi taxi hay đi máy bay… ngoài phải trả tiền dịch vụ, còn phải trả thêm tiền thuế GTGT là 10%. Thế nhưng, kể từ ngày 01/11/2021, khi sử dụng các dịch vụ nêu trên, người tiêu dùng sẽ được trừ 30% thuế GTGT.

Tức là nếu như trước đây, khi đi ăn nhà hàng với hóa đơn 1,000,000 đồng, kèm theo thuế GTGT là 10%, người tiêu dùng phải trả 1,100,000 đồng, thì từ 01/11/2021, người tiêu dùng chỉ phải trả khoảng 1,070,000 đồng.

Tương tự như đối với trường hợp đặt phòng khách sạn, mua tua du lịch hay các dịch vụ thể thao, vui chơi, giải trí khác, người tiêu dùng cũng sẽ được giảm 30% thuế GTGT.

Chính sách giảm thuế được quy định tại Nghị quyết 406 ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền của người tiêu dùng, thể hiện sự san sẻ của Nhà nước đối với người dân trước khó khăn do dịch bệnh gây ra, đồng thời góp phần kích cầu tiêu dùng để khôi phục lại nền kinh tế sau dịch bệnh.

Nếu có thắc mắc về các chính sách giảm thuế nêu tại Nghị quyết 406, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900.6192. 

>> Toàn bộ thông tin về miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 406

Hộ, cá nhân kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống sẽ đóng thuế theo hình thức khoán, cụ thể họ phải đóng 3 loại thuế sau: lệ phí môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, nếu mức doanh thu hàng năm của gia đình, cá nhân kinh doanh trên 100 triệu mới phải đóng thuế, ngược lại thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống, sẽ được miễn thuế.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng dịch vụ kế toán TinLaw tìm hiểu mức thuế khoán đối với hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống nhé!

Mức đóng thuế môn bài đối với dịch vụ ăn uống

Căn cứ theo Thông tư 65/2020/TT-BTC quy định, mức thuế môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình kinh doanh dịch vụ ăn uống như sau:

Doanh thu bình quân năm

Mức thuế môn bài cả năm

Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm

1.000.000 đồng/năm

Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm

500.000 đồng/năm

Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm

300.000 đồng/năm.

Hạn nộp thuế môn bài: Chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì người nộp lệ phí môn bài nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.

*Lưu ý:

  • Nếu hộ gia đình đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm.
  • Nếu đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống trong 06 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm.

>> Xem thêm: Các bậc thuế môn bài và mức phạt khi không đóng thuế môn bài

Ví dụ: Hộ kinh doanh của ông A bắt đầu kinh doanh bán phở từ tháng 8/2021 và doanh thu của 4 tháng kinh doanh là 80 triệu đồng (trung bình 20 triệu đồng/tháng). Như vậy, doanh thu tương ứng của 1 năm là 240 triệu đồng (nằm trong khoản doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm). Do, ông A bắt đầu kinh doanh trong khoảng thời gian 6 tháng cuối năm nên chỉ nộp 50% mức lệ phí môn bài của cả năm, tức số tiền thuế môn bài là 150.000 đồng.

  • Tuy nhiên, theo nghị định 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ ngày 01/01/2017 thì hộ kinh doanh, cửa hàng kinh doanh, cá nhân kinh doanh mà không kê khai và đóng thuế môn bài thì khi bị cơ quan thuế phát hiện sẽ phải nộp mức thuế môn bài cho cả năm, không phân biệt thời điểm phát hiện là 6 tháng cuối năm hay 6 tháng đầu năm.
Thuế suất thuế GTGT dịch vụ an uống
Có 3 loại thuế hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống phải đóng

Cách tính thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống

Căn cứ tính thuế đối với hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ % thuế tính trên doanh thu.

Công thức tính số thuế GTGT và TNCN cho hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống phải nộp:

Số thuế GTGT phải nộp

=

Doanh thu tính thuế GTGT

x

Tỷ lệ % thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp

=

Doanh thu tính thuế TNCN

x

Tỷ lệ % thuế TNCN

Trong đó:

Tỷ lệ % thuế: Căn cứ theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT, thuế TNCN theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC. Dịch vụ ăn uống thuộc danh mục ngành nghề sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu:

  • Tỷ lệ % thuế GTGT là 3%
  • Tỷ lệ % thuế TNCN là 1.5%

Doanh thu tính thuế

Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định cụ thể về cách tính thuế TNCN và Thuế GTGT theo phương pháp khoán như sau:

  • Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. Tức là nếu hộ kinh doanh có sử dụng hóa đơn bán hàng mua của Cơ quan thuế thì:

Doanh thu tính thuế = Doanh thu khoán + Doanh thu trên hóa đơn.

  • Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

>> Xem thêm: Hướng dẫn tính thuế TNCN, thuế GTGT cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh

Ví dụ 1: Hộ gia đình bà B kinh doanh dịch vụ ăn uống có doanh thu trung bình mỗi tháng là 70 triệu. Trong quá trình kinh doanh hộ kinh doanh phải chi những khoản phí sau: Phí thuê nhà 10 triệu, phí thuê nhân viên 6 triệu, phí mua thực phẩm 25 triệu, tiền điện nước 2 triệu.

Vì vậy doanh thu khoán của hộ kinh doanh trung bình mỗi tháng là:

70 - (10+7+25+3) = 25 triệu.

Mức thuế GTGT hộ kinh doanh của bà B phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x 3% = 25 triệu x 3% = 750.000 (VNĐ).

Mức thuế TNCN mà hộ kinh doanh của bà B phải nộp =Doanh thu tính thuế TNCN x 1.5% =  25 triệu x 1.5% = 375.000 (VNĐ).

Ví dụ 2: Ông Nguyễn Văn C mở nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống. Khi Ông C đi đăng ký kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán nên cơ quan thuế quản lý ông ấn định Doanh thu tính thuế khoán của ông là 40 triệu/tháng.

Như vậy: Ông C thuộc diện phải nộp thuế khoán vì (Doanh thu 12 tháng = 40 triệu x 12 = 480 triệu lớn hơn 100 triệu).

=> Cách tính thuế khoán phải nộp như sau:

Số thuế môn bài phải nộp = 500.000/năm

Số thuế GTGT phải nộp = 40 triệu x 3% = 1.200.000/tháng

Số thuế TNCN phải nộp = 40 triệu x 1,5% = 600.000/tháng

Thời điểm xác định doanh thu tính thuế của hộ kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống

  • Đối với doanh thu tính thuế khoán thì thời điểm cá nhân thực hiện việc xác định doanh thu là từ ngày 20/11 đến ngày 15/12 của năm trước năm tính thuế.
  • Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán mới ra kinh doanh (không hoạt động từ đầu năm) hoặc cá nhân thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh trong năm thì thời điểm thực hiện việc xác định doanh thu tính thuế khoán của năm là trong vòng 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc ngày thay đổi quy mô, ngành nghề kinh doanh.
  • Đối với doanh thu theo hóa đơn thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thực là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ nếu thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ trước thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ.

Trên đây là các loại thuế và cách tính thuế khoán đối với dịch vụ ăn uống. Nếu vẫn còn vấn đề thắc mắc, quý độc giả liên hệ TinLaw để được hướng dẫn, giải đáp.

Gọi ngay: 1900 633 306

Tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí, gửi ngay hồ sơ đến hộp thư:  

Hoặc nhấc máy lên, Gọi ngay cho Chuyên gia của chúng tôi 24/07:  1900 633 306

Làm nhanh, lấy gấp đáp ứng nhu cầu công việc, lên ngay Văn phòng TinLaw