Thuốc đặc trị ghẻ sẹo trên cây có múi

Hiện nay, nhà nông đang đứng trước nhiều thách thức ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của cam quýt, trong đó đáng kể đến nhất đó là bệnh ghẻ và bệnh dal lu – da cám trên trái. Với những bệnh này, nếu biết cách phòng trị thì sẽ không có gì nguy hại nhưng nếu không phòng trị đúng sẽ làm mất giá trị thương phẩm rất đáng kể vì làm cho  bề mặt vỏ trái trở nên xấu xí và bán không được giá. Vì thế nên chúng ta cần hiểu rõ về nó để biết cách phòng trị.

Bệnh ghẻ là do nấm và vi khuẩn, trong đó gây bệnh do vi khuẩn là nghiêm trọng nhất vì chúng lây lan rất nhanh và khó phòng trị. Để phòng trị chúng hiệu quả nhất nên  dùng những thuốc BVTV có gốc Sulfur và phun ngừa định kỳ sẽ hiệu quả hơn. Có 3 loại bệnh ghẻ :  ghẻ loét, ghẻ lõm và ghẻ nhám

Thuốc đặc trị ghẻ sẹo trên cây có múi

 

Hình 1: Triệu chứng của vết bệnh ghẻ trên trái

                        (A): Triệu chứng  vết bệnh ghẻ loét trên trái

                        (B): Triệu chứng vết bệnh ghẻ lõm trên trái

                        (C): Triệu chứng vết bệnh ghẻ nhám trên trái


I. Bệnh ghẻ loét cam quýt
1. Triệu chứng

Bệnh lây lan chủ yếu qua gió mưa, dụng cụ làm vườn, động vật, chim, con người qua tay chân, quần áo, tấn công mạnh vào mùa mưa hay những vườn áp dụng biện pháp tưới phun trên tán lá.

Trong các giống cây có múi, loét nhiễm nặng nhất trên giống bưởi chùm, các giống thuộc nhóm cam mật như Hamlin, Pineapple, và Navel, chanh giấy (Mexican limes), chanh tàu và cam ba lá.

Thuốc đặc trị ghẻ sẹo trên cây có múi

Hình 2: Triệu chứng vết bệnh ghẻ loét trên lá ở giai đoạn ra hoa


Bệnh ban đầu xuất hiện trên cành, lá non và trái. Triệu chứng ban đầu là những đốm bệnh màu vàng sáng, nhỏ như vết kim châm trên lá non, sau đó bệnh phát triển nhanh thành những vết bệnh màu nâu nhạt. Đường kính vết bệnh biến thiên theo giống trồng, trên bưởi thì vết bệnh thường lớn hơn so với cam quýt và chanh. Chung quanh vết bệnh thường có viền màu vàng sáng, các vết bệnh có thể liên kết lại với nhau thành từng mảng lớn đặc biệt là bệnh nhiễm theo các vết đục của sâu vẽ bùa.

Bệnh có thể lầm lẫn với bệnh ghẻ (sẹo), bệnh loét thể hiện trên cả hai mặt lá, chung quanh vết bệnh có viền vàng sáng và không làm lá biến dạng, nhăn nheo. Ngược lại bệnh ghẻ thường hiện diện ở một mặt lá, thường là mặt dưới, vết bệnh nhỏ hơn vết bệnh do loét gây ra và thường nhô cao trên bề mặt phiến lá, chung quanh không có quầng vàng. Sâu vẽ bùa thường tấn công trên lá non và tạo nên các vết thương là nơi vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào trong tế bào cây và gây hại.

b. Phòng trị

  • Cần tiêu hủy các cành, lá và trái bị bệnh trên vườn.
  • Bệnh có tốc độ lây nhiễm nhanh đặc biệt là trong mùa mưa bão, vì vậy cần chú ý phòng ngừa bệnh bằng những thuốc gốc đồng.
  • Nên trồng cây con sạch bệnh, dụng cụ làm vườn cũng nên khử trùng bằng Javel.
  • Xử lý vật liệu trồng và đất trước khi trồng. Đối với hạt, mắt ghép, trái tại các trạm đóng gói có thể xử lý bằng Javel với nồng độ 1.500 ppm trong 5-10 phút.
  • Cần phun thuốc gốc Sulfur định kỳ với các loại thuốc để phòng ngừa bệnh theo các đợt đọt non.
  • Phun thuốc trừ sâu vẽ bùa có hoạt chất Chlorpiryfos (Tricel 48EC)
  • Trong vườn nên quét vôi vào gốc vào cuối mùa nắng, xới gốc và bón vôi sẽ giúp hạn chế mầm bệnh phát triển
  • Trong vườn có nhiều cây bị bệnh nặng, nên hạn chế việc phun nước tưới thẳng lên tán cây, vì như vậy sẽ giúp phân tán mầm bệnh trôi nổi trong nước tưới hay bắn các giọt vi khuẩn sang lá, cành, trái khác.

II. Bệnh ghẻ nhám cam quýt
a. Triệu chứng:

Bệnh gây hại trên lá, trái, cành; bệnh nhiễm rất sớm trên các bộ phận còn non của cây. Bệnh gây hại nặng trong lúc có ẩm độ và nhiệt độ cao hoặc trên vườn cây già thiếu chăm sóc. Vết bệnh lúc đầu nhỏ, tròn, màu xanh nhạt. Sau đó vết bệnh nhô lên, khi vết bệnh già trên đỉnh thì vết bệnh có màu vàng nhạt đến vàng nâu nhạt.

Ở lá vết bệnh thường nhô lên ở phía mặt dưới của lá làm lá cong lại hoặc bị vặn vẹo, lá bị biến dạng. Trên trái và cành vết bệnh nhô lên giống như trên lá. Bệnh nặng làm lá  nhỏ lại hoặc vàng và rụng, cành bị khô chết, trái sượng, méo mó. Bệnh nhẹ làm da trái, cành bị sần sùi màu vàng nhạt, có các vảy màu vàng cạo nhẹ sẽ tróc ra, vết bệnh giống như rắc cám lên vỏ trái nên còn được gọi lá bệnh “da cám”.

b. Phòng trị

  • Thường xuyên vệ sinh vườn cây, cắt tỉa và thu gom các bộ phận bị bệnh đem tiêu hủy.
  • Phun ngừa khi cây ra đọt non hoặc khi  hoa rụng cánh 2/3 bằng thuốc gốc đồng hoặc gốc Sulfur (Sulfex 80WG)

III. Bệnh ghẻ lõm cam quýt
a. Triệu chứng:

Bệnh gây hại nặng trên quýt Tiều, cam Sành, cam Mật và hiện nay bắt đầu gây hại trên quýt đường (xiêm). Bệnh nhiễm rất sớm trên trái nhưng thường đến lúc trái đạt kích thước tối đa hoặc trái bắt đầu vào giai đoạn chín (lên da lươn) bệnh mới thể hiện triệu chứng.

Đầu tiên vết bệnh lá những chấm nhỏ màu nâu, sau đó lớn dần, có viền màu nâu. Trên trái quýt Tiều, bên trong vết bệnh có màu trắng xám, đôi khi có những chấm nhỏ màu đen. Trên trái cam Mật vết bệnh có màu nâu, viền nâu đậm; nhiều vết bệnh có thể liên kết lại với nhau thành vết bất dạng.

Bệnh thường gây hại nặng ở những vườn cây già, trái ở tầng trên hoặc trái phơi ra ngoài nắng. Bệnh làm trái cam mật rất dễ bị rụng.