Thuốc mimosa có gây nghiện không

Thuốc an thần và thuốc ngủ (gọi chung là thuốc an thần) là những nhóm thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương có chung một tác dụng là gây ngủ, thường được dùng trong điều trị mất ngủ, nhưng nhược điểm chung của các thuốc này là gây ra nghiện, khiến người dùng phải ‘lệ thuộc” vào thuốc. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này?

Sử dụng các biện pháp không dùng thuốc

Mất ngủ rất khó chịu, đó là điều đương nhiên. Nhưng đừng hễ mất ngủ thì bạn đi tìm đến với thuốc an thần ngay mà cần phải điều chỉnh cách sinh hoạt của mình sao cho hợp lý trước khi cầu cứu sự hỗ trợ của thuốc. Bởi có một số chứng mất ngủ không là bệnh mà chỉ là một rối loạn thông thường do sự ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai. Điều bạn cần là tìm và điều chỉnh các yếu tố này trả lại không gian cho giấc ngủ của bạn.

Thuốc mimosa có gây nghiện không

Dùng thuốc trị mất ngủ phải do bác sĩ chỉ định.

Các yếu tố bao gồm: thời gian ngủ đã đúng chưa, không gian ngủ đã phù hợp chưa, tiếng ồn đã được lọc bỏ chưa, không khí có đủ thoáng không, dinh dưỡng cho giấc ngủ có phù hợp không, các yếu tố tâm lý... Đó là các yếu tố làm thay đổi tới thời lượng giấc ngủ của bạn.

Điều trị bệnh có liên quan

Sau khi đã điều chỉnh các yếu tố ngoại lai trên, bạn vẫn chưa thể quay trở lại giấc ngủ thì bạn cần xem lại cơ thể bạn có bệnh gì ảnh hưởng tới giấc ngủ không. Cần biết có một số bệnh làm bạn rất khó ngủ và làm bạn dễ tỉnh giữa đêm. Chỉ cần bạn điều trị các bệnh này thì tức khắc, giấc ngủ sẽ tự tìm đến với bạn.

Các bệnh có liên quan chặt chẽ như bệnh viêm loét dạ dày, bệnh viêm đường hô hấp, bệnh rối loạn nhịp tim, bệnh ngoài da, bệnh suy nhược thần kinh, bệnh viêm khớp, bệnh hen phế quản, bệnh u xơ tiền liệt tuyến, tình trạng mãn kinh ở nữ giới. Khám và điều trị các bệnh này ngay sẽ ngủ say dễ dàng trở lại.

Dùng thuốc thảo dược trước

Sau khi đã loại trừ tất cả các bệnh có liên quan, giấc ngủ vẫn chưa hoàn hảo, thì bạn cũng đừng dùng thuốc ngủ ngay. Bạn chỉ dùng khi thực sự cần thiết. Đầu tiên, bạn hãy dùng các loại thảo dược có tính an thần nhẹ nhàng cho bạn. Những loại thảo dược này không có hoạt tính gây nghiện trên hệ thần kinh trung ương nhưng lại có hiệu quả làm ru ngủ não bộ tự nhiên. Chúng bao gồm rễ đinh lăng, rễ củ bình vôi, tâm sen, táo nhân, cúc hoa, hồng hoa, hoa bách hợp... Dùng thảo dược sẽ tạo đà cho an thần kinh, làm hệ thần kinh khắc phục mọi rắc rối và làm bình ổn những ổ hưng phấn bình thường, trả lại sự ổn định cho giấc ngủ của bạn.

Bạn sẽ chỉ cần dùng thuốc ngủ khi bạn ngủ được dưới 4 giờ trong 1 ngày, bất kể đó là giấc ngủ ngày hay giấc ngủ đêm. Những giờ này là giờ thức thực sự. Tình trạng này kéo dài liên tiếp 3 ngày, đã điều chỉnh nhưng không khắc phục được. Thì đó mới là thời điểm cần dùng thuốc.

Chỉ dùng thuốc an thần ngắn ngày

Thuốc an thần có đặc điểm là chỉ dùng trong một đợt ngắn ngày. Khi hệ thần kinh đã được “mồi” để giấc ngủ trở lại, bạn cần dừng thuốc ngay. Vì nếu cứ dùng tiếp, chúng lại chuyển sang tác hại gây nghiện hơn là tác dụng gây ngủ.

Thời gian dùng thuốc ngủ không được quá 7 ngày. Nếu dùng quá, bạn sẽ lệ thuộc. Nếu dùng liên tiếp trong 3 tuần, bạn sẽ rất dễ trở nên “lệ thuộc” vào thuốc. Nếu dùng liên tiếp quá 1 tháng, bạn sẽ không thể ngủ được nếu thiếu thuốc.

Cần có liệu trình giảm thuốc

Nếu lỡ chẳng may bạn bị nghiện thuốc, sẽ có chiến lược dành riêng cho bạn. Bạn có thể sẽ được dùng liều cao hơn để dập tắt tất cả ổ hưng phấn bất thường sau đó giảm liều dần, nhưng cũng có khi được giảm liều luôn. Bạn cần nhớ, phải giảm liều dần dần để trở về mức ban đầu. Nếu bạn đang dùng liều 2 viên thì bạn cần giảm xuống 1 viên, duy trì trong 2 ngày ở liều này. Sau đó tiến tới thay thế bằng các thảo dược an thần và ngừng hẳn.

Nếu bạn đột ngột dừng thuốc sẽ bị phản ứng ngược tác động. Khi đó, bạn không những không ngủ được mà còn bị lệ thuộc vào thuốc nặng nề hơn.

Một số thuốc thông thường có tác dụng gây ngủ hoặc mơ màng:

Thuốc ngủ: valium, stinox, gardenal; Thuốc an thần: aminazin, haloperidol, dogmatil, risperidon; Thuốc bình thần: valium, stilnox (vừa là an thần, vừa là thuốc ngủ), atarax; Thuốc chống dị ứng: clopheniramin, cetirizin; Thuốc chống nôn: vomina, nautamin.

BS. Yên Lâm Phúc


Thuốc mimosa có gây nghiện không
Thuốc mimosa có gây nghiện không

Hoạt chất: Cao bình vôi, cao mimosa (lá sen, lạc tiên, vông nem, trinh nữ)

Thuốc Mimosa được bào chế ở dạng viên nén bao phim. Hàm lượng hoạt chất có trong mỗi viên thuốc như sau:

♦ Cao bình vôi…….49,5mg, tương ứng với:

♦ Cao mimosa……..242mg, tương ứng với:

  • Lá sen…………………180mg
  • Lạc tiên……………….600mg
  • Vông nem lá………..600mg
  • Trinh nữ………………638mg

Tác dụng, công dụng

Tác dụng, công dụng của thuốc Mimosa là gì?

Viên an thần Mimosa được dùng cho những trường hợp mất ngủ hoặc giấc ngủ đến chậm, suy nhược thần kinh.

Ngoài ra, Mimosa còn dùng để thay thế cho diazepam khi người bệnh bị quen thuốc.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Người lớn: uống 1–2 viên/ lần.

Liều dùng thuốc Mimosa cho trẻ em như thế nào?

Trẻ em từ 5–15 tuổi: uống bằng nửa liều của người lớn hoặc uống theo chỉ định của bác sĩ.

Cách dùng

Bạn nên dùng viên an thần Mimosa như thế nào?

Bạn nên uống thuốc trước khi đi ngủ từ 30–60 phút. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn có thể gặp phải tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Mimosa?

Hiện nay, chưa có báo cáo nào về tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc này. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/ Cảnh báo

Trước khi dùng viên an thần Mimosa, bạn nên lưu ý những gì?

Bạn không dùng thuốc cho người có mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Không nên dùng quá liều chỉ định của bác sĩ.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc này khi được chỉ định trực tiếp từ bác sĩ.

Tương tác thuốc

Thuốc Mimosa có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Mimosa có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Viên an thần Mimosa có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc này?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản thuốc Mimosa như thế nào?

Bảo quản nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.