Thuốc paracetamol có dụng được cho phụ nữ cho con bú

Paracetamol là loại thuốc giảm đau và hạ sốt được dùng phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn đang có thai hoặc cho con bú, bạn cần lưu ý một số điều khi sử dụng loại thuốc này.

Thuốc paracetamol có dụng được cho phụ nữ cho con bú
Cần lưu ý khi dùng paracetamol cho bà bầu và phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm và cần thận trọng khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Các hoạt chất trong thuốc điều trị có thể khiến thai nhi tổn thương và dị tật. Hơn nữa một số loại thuốc có thể gây sảy thai và gây nguy hiểm cho người mẹ.

Thuốc paracetamol có dụng được cho phụ nữ cho con bú
Dùng paracetamol trong thời gian mang thai có thể khiến trẻ sinh ra mắc chứng rối loạn tăng động

Trong thời gian mang thai mẹ bầu có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, sốt, cảm cúm,… Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định paracetamol để cải thiện tình trạng nói trên.

Paracetamol tương đối an toàn, không gây sảy thai trong 3 tháng đầu và không gây sinh non ở những tháng cuối thai kỳ. So với aspirin và ibuprofen, paracetamol được đánh giá là thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn nhất cho phụ nữ mang thai.

Tuy nhiên không loại trừ khả năng thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Bạn cần lưu ý những điều sau khi dùng paracetamol cho bà bầu:

  • Nên thông báo với bác sĩ rằng bạn đang có thai để được điều chỉnh liều lượng phù hợp.
  • Khi sốt trên 38,5 độ C, bạn có thể dùng 1 viên paracetamol có hàm lượng 500mg. Dùng liều tiếp theo sau 4 – 6 giờ và không dùng quá 6 viên/ngày.
  • Bạn không được dùng thuốc liên tục quá 3 ngày, trừ khi có yêu cầu từ bác sĩ.
  • Tuy nhiên, nếu mẹ bầu gặp các vấn đề sức khỏe khác như suy thận, suy gan, thiếu máu,… bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được cân nhắc việc sử dụng thuốc. Sử dụng paracetamol có thể gây nhiễm độc gan và đe dọa sức khỏe của người sử dụng.
  • Thời gian an toàn để sử dụng paracetamol cho phụ nữ mang thai là 7 – 8 ngày. Sử dụng trong thời gian quá dài có thể khiến trẻ sinh ra mắc chứng rối loạn tăng động.

Lưu ý: một số loại thuốc biệt dược vừa chứa paracetamol và caffeine (ví dụ như Panadol). Những loại thuốc này chống chỉ định với phụ nữ mang thai. Lượng caffeine cao có thể khiến em bé có cân nặng thấp, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về sau. Ngoài ra, thu nạp hàm lượng caffeine quá cao cũng có thể gây sảy thai.

Paracetamol là một trong những loại thuốc giảm đau và hạ sốt có thể dùng cho phụ nữ cho con bú. Thuốc có thể truyền qua sữa mẹ và được em bé hấp thụ. Tuy nhiên hàm lượng này rất nhỏ và an toàn nếu sử dụng đúng liều lượng chỉ định.

Thuốc paracetamol có dụng được cho phụ nữ cho con bú
Phụ nữ cho con bú cần điều chỉnh liều lượng để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc paracetamol

Để tránh những rủi ro khi sử dụng paracetamol, bạn cần báo với bác sĩ rằng bạn đang cho con bú để được điều chỉnh về liều lượng và tần suất sử dụng thuốc.

Tương tự như phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú không nên sử dụng thuốc paracetamol có hỗ trợ caffeine để giảm đau. Trong trường hợp bệnh nặng nề và bạn phải sử dụng thuốc ở liều cao, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng cho bé bú trong thời gian dùng thuốc.

Nếu bạn gặp một số tình trạng sức khỏe chống chỉ định với paracetamol như:

  • Suy gan, thận nặng
  • Người thiếu máu
  • Có tiền sử nghiện rượu
  • Người thiếu hụt G6PD

Bạn không được sử dụng paracetamol với bất cứ trường hợp nào. Hãy chủ động gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh và cơ địa.

Trước khi sử dụng thuốc, bạn có thể cải thiện bệnh bằng cách bổ sung vitamin, dưỡng chất từ thực phẩm. Luyện tập thể dục để tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các triệu chứng đau đầu, cảm cúm, sốt,… xuất hiện trong thời gian thai kỳ và cho con bú.

Khi các triệu chứng không thể được cải thiện bằng những cách trên, bạn mới nên sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào trong thời gian này.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay phương pháp điều trị thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa!

Mẹ cho con bú uống Panadol được không?

Thứ Bảy ngày 04/01/2020

  • Cách kích sữa bằng máy hút sữa đơn giản các mẹ nên biết
  • Cách dùng dụng cụ hút sữa bằng tay đơn giản, hiệu quả
  • Mách bạn cách hút được nhiều sữa mẹ vừa đơn giản lại hiệu quả

Chắc nhiều mẹ cũng biết, trong thời gian cho con bú nếu mà mẹ uống thuốc thì con sẽ trở thành người uống thuốc thụ động và cũng phải chịu những tác động dược lý. Vì thế, nhiều mẹ lo lắng cho con bú uống panadol được không?

Chúng ta cùng tìm hiểu kĩ vấn đề cho con bú uống panadol được không qua bài viết dưới đâycác mẹ nhé!

1. Tìm hiểu về thuốc Panadol

Trước khi tìm hiểu cho con bú uống panadol được không thì mẹ phải hiểu rõ về loại thuốc này nhé!

Thuốc Panadol gồm có hai thành phần:

  • Paracetamol: 500 mg.
  • Caffeine: 65 mg.

Thuốc paracetamol có dụng được cho phụ nữ cho con bú
Nhiều mẹ lo lắng cho con bú uống panadol được không?

Công dụng của thuốc Panadol

  • Thành phần paracetamol trong thuốc là một chất có tác dụng hạ sốt, giảm đau và caffeine là một chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol.
  • Panadol với tác dụng điều trị đau nhẹ đến đau vừa và hạ sốt thường được dùng trong các trường hợp: đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau họng, đau cơ xương, đau bụng kinh, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng, đau răng, đau do viêm xương khớp.

Tác dụng phụ của thuốc Panadol

Thuốc Panadol có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn cho người dùng như sau:

Paracetamol: dù rất hiếm gặp nhưng thuốc có thể gây giảm tiểu cầu, các phản ứng dị ứng da như: ban da, phù mạch, hội chứng Stevens-Johnson, với những bệnh nhân nhạy cảm với aspirin và các NSAID có thể gây co thắt phế quản.

Caffeine: có thể gặp những hiện tượng như bồn chồn, chóng mặt. Khi dùng liều khuyến nghị paracetamol – caffeine kết hợp cùng với chế độ ăn uống nhiều caffeine có thể gây ra một số tác dụng phụ do quá liều caffeine như mất ngủ, lo lắng, bồn chồn, hồi hộp, đau đầu, rối loạn tiêu hóa.

Thuốc paracetamol có dụng được cho phụ nữ cho con bú
Thuốc Panadol có thể mang lại những tác dụng phụ không mong muốn cho mẹ như hồi hộp lo lắng và đau đầu lại.

Nếu gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn các mẹ nên thông báo với bác sĩ để có hướng giải quyết.

2. Cho con bú uống Panadol được không?

Để giải quyết thắc mắc cho con bú uống panadol được không của những bà mẹ cho con bú, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu quá trình uống thuốc của những phụ nữ đang trong quá trình cho con bú. Các nghiên cứu diễn ra trên nhiều phụ nữ cho con bú ở liều dùng khuyến nghị cho thấy không xảy ra bất kì tác dụng phụ nào đối với mẹ cho con bú cũng như bé bú mẹ cũng không xuất hiện bất thường.

Những loại thuốc như panadol, paracetamol có chứa thành phần caffeine là một chất được khuyến cáo có hại cho thần kinh trẻ nhỏ và kích thích nhịp tim đập nhanh hơn. Tuy nhiên, với một lượng nhỏ thì bé bú mẹ cũng không bị ảnh hưởng gì đáng kể.

Tóm lại, nếu không may bị cảm cúm, đau đầu, cho con bú uống panadol được không để giảm bớt triệu chứng thì là có. Tuy nhiên, loại thuốc mà các mẹ uống cần phải được thông qua chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc paracetamol có dụng được cho phụ nữ cho con bú
Nếu không may bị cảm cúm, đau đầu, cho con bú uống panadol được không thì mẹ nên gặp bác sĩ để nhận được tư vấn chính xác.

Trường hợp các mẹ tự ý dùng thuốc bên ngoài có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Nếu các mẹ gặp phải các triệu chứng thông thường như mẹ bị sốt nhẹ, ho, đau họng thì nên áp dụng biện pháp vắt sữa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con.

3. Những lưu ý khi sử dụng thuốc đối với phụ nữ đang cho con bú

Khi người mẹ bị bệnh, sức khỏe suy giảm thì phần lớn bác sĩ khuyên người mẹ thực hiện chăm sóc sức khỏe sau sinh đúng cách hơn là việc dùng thuốc. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các mẹ vẫn phải dùng thuốc để điều trị.

Lúc này, cho con bú uống panadol được không thì để hạn chế tối đa việc bé phải nhận một lượng thuốc không dành cho mình trong khi người mẹ vẫn điều trị bệnh thì các mẹ phải lưu ý những điều sau đây:

  • Trong thời gian uống thuốc, các mẹ cần để ý theo dõi những biểu hiện của con như con có dễ bị kích thích, quấy khóc, tiêu chảy hay là bỏ bú không… Nếu bé có một trong những biểu hiện này thì người mẹ nên ngưng thuốc này và nên hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Cho con bú uống panadol được không thì các mẹ chỉ nên dùng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ hay dược sĩ với liều lượng thấp nhất đạt tác dụng trị liệu.
  • Các mẹ nên cho con bú trước khi uống thuốc, bởi vì như vậy các mẹ sẽ giảm thiểu được tối đa lượng thuốc có trong sữa. Nếu như cần điều trị và phải tạm thời không cho con bú sữa mẹ, các mẹ nên hút sữa ra ngoài để không bị tắc và mất sữa.
  • Đối với những loại thuốc chưa xác định được sự an toàn đối với bé nhưng mà người mẹ bắt buộc phải sử dụng thì tốt nhất các mẹ nên cho bé uống sữa ngoài. Để duy trì nguồn sữa mẹ để tiếp tục cho bé bú sau khi thuốc bị đào thải hết, các mẹ nên vắt bỏ sữa vào đúng thời gian của những cữ bú.
  • Trong thời gian cho con bú, các mẹ cần lưu ý không uống rượu bia, các chất kích thích, không hút thuốc lá và hạn chế uống cà phê. Bên cạnh đó, các mẹ nên uống nhiều nước như nước hoa quả, những loại nước tốt cho sức khỏe của người mẹ và giúp mẹ tiết nhiều sữa.

Mẹ cho con bú uống panadol được không thì đây là loại thuốc an toàn với phụ nữ có thai và cho con bú. Dẫu vậy, mẹ chỉ nên sử dụng với liều thấp trong thời gian ngắn nhất và tuân theo chỉ định của bác sĩ nhé.

Thanh Hoa

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • mẹ và bé
  • sữa mẹ
  • cho con bú