Mọi người ở Việt Nam nên được chăm sóc sức khỏe miễn phí

Chương trình do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung ương Hội thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức.

Mọi người ở Việt Nam nên được chăm sóc sức khỏe miễn phí

Quang cảnh buổi họp báo

Theo đó, sẽ có ít nhất 1 triệu lượt người nghèo trên phạm vi toàn quốc được khám, chữa bệnh, tư vấn và chăm sóc sức khỏe miễn phí từ ngày 1-1-2017 đến 31-12-2017. Chương trình tập trung vào các hoạt động: Tổ chức các đợt khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tư vấn sức khỏe; phát hiện các trường hợp nặng để giới thiệu chuyển tuyến, điều trị kịp thời; hướng dẫn phòng bệnh, tuyên truyền giáo dục sức khỏe và kết hợp thăm, tặng quà cho các gia đình khó khăn. Đặc biệt trong chương trình này, Ban tổ chức còn trao quà, trao nhà tình nghĩa, cho các hộ gia đình thương binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng và Bà mẹ Việt Nam anh hùng…

Từ năm 2014 đến 2016, chương trình khám, chữa bệnh nhân đạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đã tổ chức khám, chữa bệnh nhân đạo và chăm sóc sức khỏe cộng đồng miễn phí cho hơn 4,4 triệu lượt người, tư vấn sức khỏe cho hơn 1,9 triệu lượt người; vận động trao tặng hơn 2,5 triệu suất quà với tổng giá trị các hoạt động đạt hơn 908 tỷ đồng. Chương trình đã thu hút sự tham gia của 235.696 lượt người trong đó có 52.649 lượt y, bác sĩ, dược sĩ; 61.268 lượt điều dưỡng, kỹ thuật viên và 94.788 lượt tình nguyện viên. Đến năm 2016, chương trình đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch 4 năm giai đoạn 2014-2017./.


SỞ Y TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Quản lý chất lượng khám chữa bệnh

Cập nhật: 6:4, 17/10/2020 Lượt đọc: 9984

Ba rào cản trên lộ trình tiến đến bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân

Đó là nhận định của các chuyên gia hàng đầu về tài chính y tế của TCYTTG khi đánh giá lộ trình tiến đến bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân của các quốc gia trên toàn cầu. Bên cạnh những khó khăn theo đặc điểm riêng của hệ thống y tế và chính sách của mỗi quốc gia, việc chỉ ra 3 rào cản chung mang ý nghĩa quan trọng, từ đó mỗi quốc gia rà soát và có giải pháp phù hợp để hệ thống y tế hướng đến mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân.

Mọi người ở Việt Nam nên được chăm sóc sức khỏe miễn phí

Tăng độ bao phủ, giảm chi phí và giảm gánh nặng chi trả và tăng thêm các dịch vụ y tế thiết yếu là những mục tiêu của bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân (Hình của TCYTTG)

3 rào cản các quốc gia đang và sẽ gặp phải đó là:

Rào cản thứ nhất: không đủ nguồn lực tài chính cho hoạt động của hệ thống y tế. Với tiến bộ rất nhanh của khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế, không có quốc gia nào dù giàu có thế nào, có thể khẳng định đảm bảo đủ nguồn lực tài chính để mọi người dân đều có thể tiếp cận các can thiệp điều trị hiện đại. Đối với các nước nghèo, lại càng khó khăn hơn khi không đủ nguồn lực để đảm bảo mọi người được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Rào cản thứ hai: còn tồn tại phương thức chi trả trực tiếp khi người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, nhất là khi mức độ bao phủ BHYT chưa cao. Ngay cả khi có thẻ BHYT, việc đồng chi trả với các mức khác nhau cũng là một rào cản không nhỏ, nhất là đối với người dân có thu nhập thấp nhưng cần phải sử dụng thuốc hoặc các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị có chi phí cao. Theo các chuyên gia về tài chính của TCYTTG, phương thức chi trả trực tiếp phí dịch vụ, ngoài việc dễ phát sinh các tiêu cực, nó còn dẫn đến khó khăn tài chính nghiêm trọng và gây nghèo hoá dân số.

Rào cản thứ ba: sử dụng không hiệu quả nguồn lực sẵn có của hệ thống y tế và chưa thật công bằng. Theo ước tính của TCYTTG, có đến 20-40% nguồn lực y tế đang bị lãng phí. Giảm được sự lãng phí này sẽ cải thiện đáng kể khả năng và chất lượng cung ứng các dịch vụ y tế cho người dân và cải thiện sức khỏe.

Theo các chuyên gia về tài chính y tế của TCYTTG, về lý thuyết để có thể tiến đến mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân, đòi hỏi hệ thống y tế các nước phải có những giải pháp để vượt qua 3 rào cản trên. Đó là: (1) Huy động thêm các nguồn tài chính cho hệ thống y tế, (2) Thay thế phương thức chi trả trực tiếp khi sử dụng các dịch vụ y tế, (3) Nâng cao tính hiệu quả của hệ thống y tế với nguồn lực sẵn có.

Ngoài ra, theo các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới và Đại học Harvard, để đạt mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân cần phải cải cách hệ thống y tế để vượt qua các rào cản. Các chuyên gia đã giới thiệu công cụ “Flagship Health” (tàu dẫn đầu của hệ thống y tế) với 5 nút kiểm soát đảm bảo kim đồng hồ của 3 mục tiêu trung gian đúng vị trí mong muốn, từ đó sẽ đạt được 3 mục tiêu cuối cùng của hệ thống y tế đó là: (1) Cải thiện tình trạng sức khoẻ của người dân, (2) Đáp ứng mong đợi và sự hài lòng của người dân, (3) Bảo vệ các rủi ro về tài chính cho người dân khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.

Mọi người ở Việt Nam nên được chăm sóc sức khỏe miễn phí

Công cụ “Flagship Health” với 5 nút điều khiển hệ thống y tế (Hình của Đại học Harvard)

Để đạt 3 mục tiêu cuối cùng về chăm sóc sức khoẻ cho người dân, theo các chuyên gia, không nên bắt đầu ngay bằng các chính sách mang tính đối phó trước mắt mà hãy bắt đầu bằng việc xác định các vấn đề ưu tiên liên quan đến 3 mục tiêu trung gian của hệ thống y tế, bao gồm: (1) Hiệu quả của hệ thống y tế, (2) Chất lượng của các dịch vụ y tế, (3) Tiếp cận của người dân, sau đó phân tích dựa vào bằng chứng để tìm nguyên nhân của các vấn đề ưu tiên, từ đó đưa các nguyên nhân này vào các nút kiểm soát, bao gồm: (1) Nút kiểm soát về nguồn tài chính cho hệ thống y tế, (2) Nút kiểm soát về phương thức chi trả, (3) Nút kiểm soát về tổ chức, bộ máy, mạng lưới, (4) Nút kiểm soát về các quy định pháp luật, (5) Nút kiểm soát về hành vi của nhân viên y tế.

Hiện nay, các nước có thu nhập cao cũng bị rào cản về nguồn tài chính cho y tế, họ phải liên tục đánh giá lại khi phải đối mặt với sự gia tăng cả về chi phí y tế và kỳ vọng của người dân. Tại nước Đức chẳng hạn, quỹ bảo hiểm y tế của họ cũng đang gặp khó khăn do nguồn đóng góp bảo hiểm y tế dựa trên tiền lương truyền thống của người dân không thể tăng thêm do dân số già ngày càng tăng, kết quả là chính phủ phải bơm thêm tiền từ các khoản thu chung khác vào hệ thống y tế. Ngược lại, nhiều quốc gia có thu nhập thấp và thu nhập trung bình như Brazil, Chile, Trung Quốc, Mexico, Rwanda và Thái Lan đã vượt qua 3 rào cản và đang tiếp cận gần đến mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân, và đã chứng minh rằng mục tiêu này không chỉ dành cho các nước có thu nhập cao. Và nhiều nước đang phát triển khác đang có những giải pháp hiệu quả để vượt qua các rào cản, như Gabon đã giới thiệu cách thức sáng tạo để gây quỹ cho hệ thống y tế từ tiền thu được khi người dân sử dụng điện thoại di động; Campuchia đã giới thiệu một quỹ công bình y tế bao hỗ trợ chi phí y tế cho người nghèo và Lebanon đã cải thiện hiệu quả và chất lượng của mạng lưới chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Điển hình nhất là Thái Lan, sau nhiều năm mở rộng diện tham gia BHYT, vẫn còn 30% dân số không tham gia, sáng kiến mới với đề án“30 baht điều trị tất cả các bệnh”(khoảng gần1 đô-la Mỹ) là số tiền đồng chitrảcho một lần khám, chữa bệnh đã giúp Thái Lan vượt qua rào cản thứ nhất và bao phủ được 98% dân số được chăm sóc sức khoẻ, nhờ đó nhiều chỉ số sức khoẻ đã cải thiện rõ rệt. Tổ chức y tế thế giới, Ngân hàng thế giới đều công nhận mô hình hiệu quả của Thái Lan và đã chọn Thái Lan là một trong những quốc gia thành công trong triển khai bao phủ chăm sóc sức khoẻ toàn dân để giới thiệu trên toàn cầu. Thái Lan đã sử dụng thành công nút điều khiển thứ 1 trong 5 nút điều khiển theo phương pháp cải tổ hệ thống y tế theo mô hình “Flagship Health” của Đại học Harvard, đó là nút điều khiển tài chính y tế để vượt qua rào cản thứ nhất.

SỞ Y TẾ TP.HCM





TIN KHÁC

  • 1TP. Hồ Chí Minh: “Cấp cứu trầm cảm” bước đầu phát huy hiệu quả 5/8/2022
  • 2Bệnh viện Bình Dân: Thành công với phẫu thuật robot cắt ung thư thận có chồi bướu trong tĩnh mạch chủ bụng 20/7/2022
  • 3Trạm y tế thứ 39 của thành phố chính thức chuyển đổi hoạt động theo nguyên lý y học gia đình 23/6/2022
  • 4Củng cố và nâng cao năng lực trạm y tế để tăng cường chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân và cộng đồng, không đi theo hướng chuyển đổi trạm y tế trở thành một phòng khám chuyên khoa hay một bệnh viện thu nhỏ 1/6/2022
  • 5TP. Hồ Chí Minh: Chuẩn bị ra mắt Trung tâm chuyên sâu về can thiệp tim mạch cho trẻ em 1/6/2022
  • 6Tiếp tục ra mắt Trạm y tế điểm thứ 38 của Thành phố hoạt động theo nguyên lý y học gia đình tại thành phố Thủ Đức 29/5/2022
  • 7Điểm chất lượng bệnh viện năm 2021 có đến 10 bệnh viện đạt trên 50% số tiêu chí ở mức chất lượng cao nhất (mức 5). 9/5/2022
  • 8TP. Hồ Chí Minh: Đối thoại, lắng nghe ý kiến góp ý của người bệnh 11/4/2022
  • 9Thành phố Hồ Chí Minh: Hội đồng Nhân dân Thành phố thông qua Nghị quyết về các chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực Trạm Y tế phường, xã, thị trấn 7/4/2022
  • 10Nên đầu tư nguồn lực để chẩn đoán sớm ung thư hay để tầm soát ung thư? 9/2/2022
  • 119 nhóm hoạt động trọng tâm của Ngành Y tế Thành phố trong năm 2022 1/1/2022
  • 1210 hoạt động và sự kiện nổi bật của Ngành Y tế Thành phố trong năm 2021 25/12/2021
  • 13Mô hình “bệnh viện chị” đi hỗ trợ trực tiếp cho “bệnh viện em” xứng đáng được giới thiệu nhân rộng 11/12/2021
  • 14Tập trung nguồn lực bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ 7/12/2021
  • 15Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ 3/12/2021

Mọi người ở Việt Nam nên được chăm sóc sức khỏe miễn phí

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NGÀNHY TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Số điện thoại: 028 3930 9912 -Email:

Địa chỉ: 59 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh


Mọi người ở Việt Nam nên được chăm sóc sức khỏe miễn phí