Thường xuyên bị chuột rút bàn chân

Thường xuyên bị chuột rút bàn chân

Trả lời:

Xin chào Lâm, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới các bác sĩ. Sau đây chúng tôi xin được cung cấp đến bạn những đặc điểm, nguyên nhân và cách xử lý khi gặp chứng chuột rút vào ban đêm như sau:

1. Chuột rút là gì

2. Nguyên nhân gây ra chuột rút

3. Điều trị chuột rút

4. Khi nào nên đi khám bác sĩ

==

Tư vấn và khám bệnh:

✍ Bác sĩ  Nguyễn Hoàng Bình- BV Chợ Rẫy

☎ Gọi điện tư vấn: 19001246

==

1. Chuột rút là gì?

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Tuy mọi bắp thịt đều có thể bị chuột rút, nhưng bệnh hay xảy ra ở cẳng chân, đùi, bàn tay, bàn chân và cơ bụng.

2. Nguyên nhân bị chuột rút vào ban đêm

- Sử dụng các nhóm cơ ở chân quá nhiều (50% các trường hợp chuột rút)

  • Tập thể thao quá sức
  • Đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc không đúng tư thế chân

- Thiếu các vi chất (10% các trường hợp bị chuột rút)

  • Thiếu kali, magiê, canxi
  • Thiếu nước

- Do thuốc – độc chất (10% trường hợp)

  • Ngộ độc chì
  • Thuốc ngừa thai, lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ huyết áp, thuốc giãn phế quản

- Do bệnh lý (chiếm tỉ lệ 20%)

  • Bệnh lý tuyến giáp
  • Bệnh mạch máu ngoại biên
  • Bệnh đái tháo đường
  • Chèn ép rễ thần kinh tủy sống

3. Làm gì khi bị chuột rút?

Khi bị chuột rút, thực hiện một hoặc nhiều cách sau đây để cắt đứt cơn đau:

  • Cố gắng đứng dậy đi hoặc lắc lư chân.
  • Kéo căng cơ bắp chân: ngồi thẳng chân và cố gắng gập bàn chân về phía đầu gối.
  • Xoa bóp, chườm lạnh bằng túi đá hoặc tắm nước ấm.

Các hướng dẫn sau đây giúp giảm chứng chuột rút vào ban đêm:

  • Uống đủ nước trong ngày.
  • Giới hạn hoặc tránh uống nhiều rượu bia và cà phê vì có tác dụng lợi niệu làm cơ thể mất nhiều nước.
  • Ăn uống cân bằng, bảo đảm đầy đủ canxi, kali, manhê.
  • Tập xe đạp tại chỗ hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi ngủ.
  • Nếu bạn đang dùng thuốc để chữa bệnh và bị chuột rút, hãy thông báo với bác sĩ điều trị xem có phải nguyên nhân do thuốc.
  • Khi thực hiện các hướng dẫn trên mà chuột rút vẫn xảy ra, bạn cần được kê toa thuốc để điều trị chứng bệnh này.

Phòng chống chuột rút chân ban đêm:

  • Uống đủ nước
  • Căng cơ trước và sau khi tập thể dục cường độ cao

Thường xuyên bị chuột rút bàn chân

Đầu tiên khi bị chuột rút ta bắt buộc phải dừng vận động, thả lỏng cơ thể đặc biệt là vùng đang co cứng. Xoa bóp nhẹ nhàng làm tăng nhiệt độ (có thể sử dụng túi chườm hay dầu nóng để giúp kích thích hoạt động máu, giãn nở cơ bắp).

– Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nhẹ nhàng duỗi thẳng, kéo ngược bàn chân về phía đầu gối để kéo dãn bó cơ ở bắp chân.

– Nếu chuột rút ở phần bắp đùi, bắt buộc cần có người khác hỗ trợ nâng  cao chân duỗi thẳng đồng thời dồn lực nén xuống nhẹ nhàng ở đầu gối.

– Nếu chuột rút ngang sườn chúng ta hít thở nhẹ nhàng, sâu và thư giãn cho các bó cơ hoành giãn ra trước khi tiến hành xoa bóp quanh vùng lồng ngực.

Uống nước trà đường nóng, cà phê pha ngọt, nước oresol, nước hoa quả giàu vitamin C…cũng là những giải pháp có thể áp dụng để làm giảm cơn đau cũng như phòng tránh chuột rút.

Thường xuyên bị chuột rút bàn chân

– Luôn bổ sung đầy đủ lượng nước và dưỡng chất cần thiết để cơ thể không đói nước và suy giảm sức khoẻ.

– Chăm chỉ luyện tập, vận động nhẹ nhàng, khởi động kỹ trước khi làm việc nặng

– Quan tâm đến chế độ ăn uống cân bằng đủ chất, tránh sử dụng các thực phẩm độc hại, các chất kích thích…

– Hãy luôn nhớ rằng một cơ thể khoẻ mạnh từ bên trong sẽ đẩy lùi mọi nguy cơ gây bệnh không đáng có.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Các biện pháp phòng ngừa chuột rút bao gồm:

  • Không tập luyện ngay sau khi ăn

  • Duỗi cơ nhẹ nhàng trước khi tập luyện hoặc đi ngủ

  • Uống nhiều nước (đặc biệt là đồ uống chứa kali) sau tập luyện

  • Không dùng chất kích thích (ví dụ, caffeine, nicotine, ephedrine, pseudoephedrine)

Kéo giãn điền kinh là phương pháp hữu ích nhất. Đứng một chân về phía trước và uốn cong gối, chân sau thẳng gối, giống với tư thế chuẩn bị lao về phía trước. Tay có thể được đặt trên tường để giữ cân bằng. Cả hai gót chân vẫn đặt trên sàn. Đầu gối của chân trước được gấp nhiều hơn cho đến khi một cảm giác căng được cảm nhận dọc theo mặt sau của chân kia. Khoảng cách giữa hai chân càng lớn và đầu gối phía trước càng gập được nhiều, thì chân càng được duỗi mạnh. Mỗi lần duỗi trong 30 giây và lặp lại 5 lần. Lặp lại kéo giãn ở chân bên kia.

Hầu hết các loại thuốc được kê đơn để phòng ngừa chuột rút (như chất bổ sung canxi, quinine, magiê, benzodiazepine) đều không được khuyến cáo. Hầu hết không chứng minh được hiệu quả. Quinine có hiệu quả trong một số thử nghiệm nhưng thường không được khuyến cáo kéo dài vì đôi khi có các tác dụng bất lợi nghiêm trọng (như rối loạn nhịp tim, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết hoại tử [TTP] và hội chứng tan máu tăng ure huyết -HUS, phản ứng dị ứng trầm trọng). Mexiletine đôi khi cũng có ích, nhưng liệu việc sử dụng nó có tương xứng khi so với nguy cơ các phản ứng phụ hay không vẫn chưa được làm rõ. Những tác dụng phụ này bao gồm buồn nôn, nôn mửa, ợ nóng, chóng mặt, và run.

Một số huấn luyện viên thể thao và bác sĩ khuyên dùng nước ép dưa chuột để giảm co cứng cơ, nhưng dữ liệu về hiệu quả của nó là không đủ.