Tiêm hpv bao lâu thì được quan hệ

Tiêm phòng là một trong những biện pháp được khuyến cáo nhằm ngăn ngừa, phòng tránh một số bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, khi tiến hành, nhiều chị em thường thắc mắc rằng nếu đã quan hệ thì có tiêm phòng HPV được không. Vậy câu trả lời là gì, hãy cùng chúng tôi đi tìm trong bài viết sau.

1. Người đã quan hệ có tiêm HPV được không?

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh vô cùng nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao và hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Do vậy mà để bảo vệ sức khỏe, các chuyên gia khuyến cáo chị em nên thực hiện tiêm phòng vắc xin HPV nhằm phòng tránh căn bệnh này. Hơn nữa, chích ngừa HPV còn hạn chế được nhiều bệnh lý khác do virus này gây ra như ung thư âm đạo, sùi mào gà, u nhú đường sinh dục,...

Tiêm vắc xin HPV là cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay

Đã quan hệ có tiêm HPV được không?

Hiệu quả của vắc xin HPV có kết quả tối đa khi tiêm cho những trường hợp nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 và chưa quan hệ tình dục. Do đó mà có nhiều người đặt ra nghi vấn: “Đã quan hệ có tiêm HPV được không?”. Đối với vấn đề này thì câu trả lời là bạn hoàn toàn có thể tiêm vắc xin HPV khi đã quan hệ, tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao. Một lưu ý là trước khi tiêm phòng bạn cần phải xét nghiệm HPV để biết có bị nhiễm HPV hay không (đặc biệt là các type có trong vacxin phòng ngừa).

Cũng tương tự các loại vắc xin khác, việc tiêm phòng HPV mặc dù là cách tốt nhất để phòng tránh bệnh nhưng điều này không có nghĩa sẽ loại bỏ được 100% khả năng phơi nhiễm với virus. Do vậy, để phát huy tối đa hiệu lực ngăn ngừa ung thư cổ tử cung cùng các căn bệnh liên quan khác thì nên thực hiện tiêm phòng càng sớm càng tốt.

Virus HPV có đến hơn 100 tuýp khác nhau, tùy vào từng loại mà gây ra những bệnh lý trên cơ thể người. Thực tế, nhiều trường hợp sau khi đã quan hệ có thể phơi nhiễm với một hoặc vài chủng HPV. Việc tiêm ngừa sau khi đã quan hệ sẽ giúp chị em ngăn ngừa khả năng mắc các tuýp gây bệnh khác. Đồng thời, thực hiện tiêm phòng HPV sau khi đã bị nhiễm còn có tác dụng khắc phục tình trạng tái nhiễm tuýp virus vì điều này, hệ miễn dịch không thể làm được như vắc xin.

Người đã quan hệ tình dục hoàn toàn vẫn có thể tiêm phòng HPV

2. Tiêm HPV có phải kiêng quan hệ không?

Tiêm HPV có phải kiêng quan hệ không?

Bên cạnh thắc mắc đã quan hệ có tiêm HPV được không thì còn có nhiều vấn đề khác mà hầu hết mọi người đều băn khoăn khi chích ngừa ung thư cổ tử cung. Một trong những điều mà cả nam lẫn nữ đều quan tâm là tiêm HPV có phải kiêng quan hệ không hoặc chích ngừa sau bao lâu thì được quan hệ tình dục.

Thực tế hiện nay chưa có khuyến cáo về việc phải kiêng quan hệ khi tiêm HPV. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn thì nên có biện pháp bảo vệ chính mình mỗi khi giao hợp với bạn tình. Bởi vì nếu bạn đang trong quá trình tiêm ngừa HPV thì đôi khi cơ thể chưa sản sinh ra kháng thể để chống lại virus. Do đó nếu không có biện pháp an toàn, bạn vẫn có khả năng phơi nhiễm mầm bệnh.

Trong những trường hợp có ý định mang thai thì cần phải chú ý về kế hoạch có con và tốt nhất là sau 3 tháng kể từ khi hoàn thành mũi vắc xin HPV cuối cùng.

Cần có biện pháp quan hệ an toàn khi đang trong quá trình tiêm phòng HPV để hạn chế khả năng lây nhiễm virus

Những lưu ý về vấn đề tiêm phòng HPV

Vắc xin HPV hiện nay có hai loại:

  • Gardasil của Mỹ là vắc xin ngăn ngừa virus HPV tuýp 6, 11, 16, 18, phòng các bệnh bao gồm ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục.

  • Cervarix của Bỉ là vắc xin ngăn ngừa virus 16, 18 và chỉ có tác dụng phòng bệnh ung thư cổ tử cung.

Những loại vắc xin nói trên chỉ có những công dụng phòng bệnh nhất đinh. Do đó, khi chích ngừa HPV, bạn cần phải chú ý rằng:

  • Vắc xin chỉ có tác dụng phòng một số bệnh lý do virus HPV gây ra hay Cervarix chỉ ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Do vậy mà tiêm phòng không có nghĩa sẽ loại bỏ 100% khả năng bạn phơi nhiễm với virus và mắc các bệnh lây qua đường tình dục khác. Do đó, cần phải có biện pháp quan hệ tình dục an toàn để hạn chế khả năng nhiễm HPV và các căn bệnh xã hội nguy hiểm khác.

  • Bạn đã tiêm phòng HPV nhưng định kỳ hàng năm vẫn cần phải làm xét nghiệm PAP-SMear để tầm soát ung thư cổ tử cung.

  • Hơn nữa, việc sử dụng các biện pháp an toàn còn giúp nữ giới ngăn ngừa khả năng mang thai khi đang trong quá trình chích ngừa ung thư cổ tử cung. Điều này sẽ đảm bảo hiệu quả của vắc xin và bảo vệ an toàn sức khỏe cho các chị em.

  • Bạn cần phải tiêm đủ 3 mũi và đúng theo lịch trình, thời gian đã quy định để phát huy hiệu quả vắc xin. Nếu bạn bỏ ngang quá trình khi chưa hoàn thành xong mũi cuối cùng thì việc tiêm phòng có thể tiến hành lại ngay từ đầu nếu thời gian quá 2 năm.

  • Trường hợp bạn mang thai khi đang trong quá trình tiêm phòng thì cần báo ngay với bác sĩ và hoãn lịch tiêm cho đến khi sinh xong.

  • Nếu sau khi tiêm, bạn thấy vị trí đâm kim có biểu hiện như sưng, đỏ và đau thì lưu ý không dùng khoai tây hoặc chườm nóng giống như các thuốc khác.

  • Trường hợp sau khi tiêm bạn có các biểu hiện bất thường như nôn ói, đau đầu, chóng mặt, nổi mẩn đỏ, mề đay, đau bụng,... thì cần đến ngay cơ sở y tế để được xử lý.

Vắc xin HPV chỉ có một số tác dụng phòng bệnh nhất định chứ không loại trừ hoàn toàn khả năng phơi nhiễm với mầm bệnh

Cho đến thời điểm hiện tại, việc tiêm phòng vắc xin HPV được đánh giá là an toàn và hiệu quả nhất để tầm soát và phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Với những chia sẻ nói trên của bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hy vọng đã phần nào mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho mọi người về vấn đề “đã quan hệ có tiêm HPV được không?”

Mọi thắc mắc có liên quan đến vấn đề quan hệ tình dục khi tiêm phòng vắc xin HPV hoặc bất kỳ câu hỏi nào về chăm sóc sức khỏe, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline: 1900.56.56.56. Bất kể khi nào và ở đâu, chỉ cần bạn đang cần sự giúp đỡ từ chuyên gia y tế, chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ nhiệt tình và cùng bạn giải quyết.

HPV là virus lây nhiễm hàng đầu qua đường tình dục. Việc tiêm ngừa HPV là rất cần thiết vì nó làm giảm rõ rệt nguy cơ bị ung thư cổ tử cung và một số bệnh lý khác liên quan. Vấn đề quan hệ trước và sau khi tiêm phòng HPV có ảnh hưởng gì đến việc tiêm phòng hay không? Bài viết này sẽ giải đáp câu hỏi trên cũng một số thắc mắc khác liên quan đến việc tiêm phòng HPV

Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì được quan hệ?

Đối tượng đã tiêm ngừa HPV hoàn toàn có thể quan hệ tình dục bất kỳ lúc nào. Không có một khuyến cáo nào nghiêm cấm việc quan hệ trước và sau khi tiêm phòng HPV.

Vắc-xin HPV

Dĩ nhiên, tiêm phòng HPV sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn ở những người chưa từng quan hệ tình dục. Có nghĩa, để hiệu quả tiêm phòng đạt ở mức tối ưu, bạn nên kiêng quan hệ tình dục trong suốt liệu trình tiêm ngừa. Hoặc tối thiểu là sử dụng dụng cụ bảo vệ (bao cao su) trong những lần quan hệ.

Tiêm phòng HPV không nên được tiêm ngừa ở phụ nữ có thai. Do đó, khi đối tượng đã tiêm 1 mũi vaccine HPV và mang thai thì họ không nên tiêm ngừa mũi tiếp theo cho đến khi kết thúc thai kỳ. Điều này phần nào sẽ làm giảm hiệu quả của vaccine. Vì vậy, việc tạm ngưng hoặc quan hệ có sử dụng phối hợp giữa bao cao su và thuốc tránh thai sẽ giúp hiệu quả vaccine đạt mức tối đa.

Ví dụ:

Vaccine Cervarix ở độ tuổi >14 có lịch tiêm chủng: Mũi 1 – ngày 0; Mũi 2 – 1 đến 2,5 tháng từ lần đầu; mũi 3 – 5 đến 12 tháng từ lần đầu. Nếu sau khi tiêm ngừa mũi vaccine đầu, bạn vẫn đang quan hệ tình dục, sau 2 tháng bạn phát hiện bị trễ kinh và phát hiện có thai thì lúc này bạn nên trì hoãn mũi tiêm thứ 2 đến khi thai kỳ chấm dứt.

Việc trì hoãn tiêm chủng này có thể giảm hiệu quả của vaccine. Tuy nhiên, trì hoãn là bắt buộc vì để bảo đảm an toàn cho thai nhi.

Lưu ý: Nếu tiêm ngừa vaccine mũi đầu trong lúc đang mang thai thì đối tượng tiêm ngừa nên đến gặp bác sĩ sản khoa để tư vấn. Không nên tiêm ngừa mũi thứ 2 đến khi thai kỳ chấm dứt.

Do đó, chỉ cần lưu ý về vấn đề tránh thai, việc quan hệ trước và sau khi tiêm phòng HPV sẽ không ảnh hưởng gì.

Đã quan hệ rồi có nên tiêm phòng HPV nữa hay không?

Câu trả lời là nên.

Và đây cũng là câu trả lời của WHO (World Health Organization – Tổ chức y tế thế giới). (1)

HPV – Human Papillomavirus lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Và gần như tất cả mọi đối tượng đã quan hệ tình dục đều bị nhiễm HPV ít nhất 1 lần trong đời. Và nhiễm HPV hoàn toàn có thể là thoáng qua nhờ sự đào thải virus của cơ thể. Hầu hết trường hợp nhiễm HPV trên thế giới là thoáng qua.

Có hơn 100 chủng HPV đã được phát hiện. Khoảng 15 chủng liên quan đến khả năng cao gây ra ung thư, và được gọi là các chủng HPV nguy cơ cao. Một người đã quan hệ tình dục có thể nhiễm 1 lúc nhiều chủng HPV khác nhau.

Hiện nay, có 3 loại vaccine được công nhận trên thế giới có khả năng phòng chống HPV, bao gồm:

  • Cervarix (hay Vaccine nhị giá): Có thể phòng chống 2 chủng HPV 16 và HPV 18. Đây là 2 chủng HPV gây ra hơn 70% trường hợp ung thư cổ tử cung.
  • Gardasil (hay Vaccine tứ giá): Ngoài 2 chủng HPV 16 và HPV 18, vaccine tứ giá còn phòng chống thêm 2 chủng HPV 6 và HPV 11. HPV 6 và HPV 11 là nguyên nhân gây ra phần lớn bệnh lý sùi mào gà.
  • Gardasil 9 (hay Vaccine cửu giá): Ngoài 4 loại của vaccine tứ giá đã bao hàm, vaccine cửu giá còn chống lại HPV 31, HPV 33, HPV 45, HPV 52 và HPV 58. Các chủng bổ sung này đều thuộc nhóm nguy cơ cao, có khả năng gây ra ung thư.
Vaccine nhị giá phòng ngừa HPV.

Rất hiếm khi có ai đó nhiễm cùng lúc tất cả các loại HPV mà vaccine phòng ngừa. Do đó, dù tác dụng không được toàn vẹn nhưng vaccine HPV vẫn có giá trị của nó.

WHO cũng tuyên bố rằng không cần thực hiện xét nghiệm HPV trước khi tiêm ngừa vaccine HPV. Vì vậy, xin khẳng định lại rằng quan hệ trước và sau khi tiêm phòng HPV là hoàn toàn được phép.

Lưu ý:

Tuy không lệ thuộc vào việc quan hệ tình dục hay nhiễm HPV, tình trạng bệnh sùi mào gà… Nhưng mỗi loại vaccine HPV có độ tuổi tiêm ngừa phù hợp, nên bạn cần gặp bác sĩ để tư vấn loại vaccine phù hợp cho bản thân. Hoàn toàn không nên tiêm ngừa vaccine HPV ở phụ nữ đang mang thai, người bị dị ứng.

Xem thêm: Virus HPV tồn tại ngoài môi trường bao lâu?

Tác dụng phụ khi tiêm phòng HPV.

Có nhiều tác dụng phụ có thể xuất hiện sau tiêm phòng HPV vaccine. Tuy nhiên, biểu hiện thường ở mức độ nhẹ và ngắn hạn ( kéo dài < 1 ngày), chẳng hạn:

  • Đau hoặc sưng tại chỗ tiêm có thể gặp ở khoảng 80% trường hợp.
  • Sốt nhẹ. Sốt sau tiêm phòng hiếm khi kèm theo lạnh run.
  • Đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, đau khớp – tương tự tình trạng nhiễm siêu vi có thể gặp ở 30% trường hợp.
  • Buồn nôn, nôn mửa.
  • Đau bụng.
  • Tiêu chảy.

Đây là các tác dụng phụ tương đối thường gặp ở những đối tượng tiêm ngừa vaccine. Và những biểu hiện này cũng có thể gặp sau khi tiêm nhiều loại vaccine khác. Nếu triệu chứng trên xuất hiện nặng, kéo dài, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn. (2)

Những triệu chứng này thường kéo dài vài giờ đến 1 ngày. (1)

Tác dụng phụ nghiêm trọng:

Ngất

Đôi khi bạn có thể bị ngất sau khi tiêm vaccin. Nhưng khi nghiên cứu sâu hơn người ta thấy rằng, những đối tượng bị ngất sau tiêm thường ở độ tuổi đến trường. Do đó, nhiều khả năng tình trạng ngất của họ liên quan đến các áp lực, lo âu trong trường lớp kết hợp với cảm giác đau, mệt mỏi sau tiêm vaccin.

Dị ứng, phản vệ

Những người tiêm ngừa vaccine HPV rất hiếm khi bị dị ứng nặng (có biểu hiện khó thở hoặc tụt huyết áp). Tình trạng dị ứng nặng nếu có thường xuất hiện trong vài phút sau tiêm vaccine. Tuy nhiên, để sự an toàn có thể được bảo đảm tối ưu, bạn nên đến khoa cấp cứu của bệnh viện gần nhất để được tư vấn, theo dõi.

Cũng vì lý do an toàn, do đó, tất cả các trường hợp tiêm ngừa vaccine đều phải ở lại trung tâm tiêm ngừa 15 – 30 phút. Đây cũng là khoảng thời gian hầu hết các trường hợp dị ứng, phản vệ xuất hiện.

Cách giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ sau tiêm vaccine HPV

  • Nói về các tình trạng dị ứng (da nổi ban, sẩn đỏ sau khi ăn, uống thức ăn, nước uống hoặc thuốc) cho bác sĩ. Khi nắm rõ về tiền căn những lần dị ứng trước đây của bản thân sẽ giúp bác sĩ tiến hành kiểm tra tương tác giữa thuốc và cơ thể của bạn.
  • Luôn ở lại trung tâm tiêm ngừa 15 phút, hoặc 1 tiếng nếu bạn quá lo lắng sau khi tiêm vaccine. Thông báo với bác sĩ các dấu hiệu như chóng mặt, mệt hoặc khó thở, đau bụng, da nổi ban.
  • Sau khi tiêm ngừa, bạn hãy chú ý đến các tác dụng phụ thường gặp như đau vùng tiêm chích hay sốt nhẹ hay đau nhức cơ xương khớp. Các triệu chứng này thường nhẹ nhàng, và kéo dài chỉ khoảng 1 ngày.
  • Đến phòng cấp cứu ở bệnh viện gần nhất khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào mà bạn nghĩ liên quan đến vaccine.

Có bất kỳ tác dụng phụ nào về lâu dài sau tiêm vaccine HPV không?

Câu trả lời là không.

Có rất nhiều nghi vấn về các tác dụng phụ lâu dài sau tiêm HPV. Ví dụ:

  • Hội chứng suy buồng trứng sớm: Dẫn đến mãn kinh ở người trẻ tuổi.
  • Hội chứng nhịp đập nhanh tư thế: Đánh trống ngực khi đổi thế từ ngồi, nằm sang đứng.
  • Vô sinh.
  • Một số hội chứng khác.

Tuy nhiên, rất nhiều nghiên cứu ở những năm gần đây đã chứng minh rằng các nghi vấn này là không có cơ sở. Những người tiêm ngừa vaccine HPV có nguy cơ mắc các bệnh lý trên tương tự như những người không tiêm ngừa. Hay nói cách khác tiêm ngừa HPV không liên quan đến các tác dụng phụ lâu dài nào hết!.

Riêng tình trạng vô sinh, HPV vaccine không chỉ không làm tăng tỉ lệ vô sinh. Mà HPV vaccine còn làm giảm nguy cơ vô sinh. Nguyên nhân dó HPV vaccine làm giảm nguy cơ bệnh lý tiền ung thư – ung thư cổ tử cung. Mà điều trị cho các bệnh lý này chủ yếu là cắt 1 phần cổ tử cung. Điều trị này sẽ làm phụ nữ khó giữ được thai và dẫn đến sinh non. Do đó, HPV vaccine có thể giúp giảm tỷ lệ vô sinh.

Việc quan hệ trước và sau khi tiêm phòng HPV cũng không tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ cho người tiêm ngừa.

Quan hệ trước và sau khi tiêm phòng HPV hoàn toàn là được cho phép. Tuy nhiên nên chú ý đến việc tránh thai giữa những lần tiêm ngừa.

Tác dụng phụ của vaccine HPV chủ yếu là trong ngày đầu và thường nhẹ. Không có bất kỳ tác dụng phụ về lâu dài nào sau tiêm ngừa vaccine HPV được ghi nhận.

Video liên quan

Chủ đề