Tiền tươi thóc thật là gì

Các chuyên gia cho rằng thực tiễn hỗ trợ doanh nghiệp so với những chính sách đã thiết kế vẫn còn khoảng cách nhất định. Cần phải có chính sách mạnh mẽ, dài hơi và cần tăng quy mô các gói hỗ trợ thực chất bằng ‘tiền tươi thóc thật’.

Tại toạ đàm "Chính sách trực tuyến hỗ trợ doanh nghiệp trong đại dịch COVID-19: Từ chính sách đến thực tiễn" do Báo Hải quan tổ chức, Phó Giám đốc thường trực Văn phòng Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân, bà Phạm Thị Ngọc Thủy cho rằng đối với doanh nghiệp hiện nay khó khăn lớn nhất là sức khỏe về tài chính. 

Do đó, những hỗ trợ với doanh nghiệp lúc này thực sự là "phao cứu sinh" với họ. Tuy nhiên giữa kỳ vọng trong thực tiễn với những gì mà chính sách thiết kế, vẫn còn giữ khoảng cách nhất định.

Bà cho biết theo phản ánh của doanh nghiệp, ngay cả sau hai lần sửa đổi bổ sung Thông tư 01, quá trình thực hiện ở các ngân hàng cũng không đồng nhất, doanh nghiệp khó tiếp cận.

Nhiều doanh nghiệp than phiền về việc các chính sách thiết kế phức tạp không thuận lợi, những thủ tục, hồ sơ giấy tờ phức tạp trong khối ngân hàng.

Tiền tươi thóc thật là gì

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Phó giám đốc thường trực Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân. (Nguồn: Đầu tư Chứng khoán).

Đồng quan điểm, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết thực tiễn cho thấy so với công sức và thời gian mà doanh nghiệp bỏ ra, khoản tiền hỗ trợ chưa thực sự tương xứng.

"Quy trình thủ tục làm mất công mất sức, thậm chí doanh nghiệp phải chứng mình đến hàng tập hồ sơ nhưng ngân sách nhận được lại quá nhỏ cho nên cuối cùng doanh nghiệp từ bỏ," ông Tuấn chia sẻ.

Bà Thuỷ cũng nhấn mạnh về nguyện vọng lớn nhất của doanh nghiệp lúc này là được hoạt động. Theo bà, dòng tiền như là máu của doanh nghiệp, để vực dậy doanh nghiệp thì trước tiên cần cho họ được hoạt động, mọi hỗ trợ đều đáng quý nhưng của chưa đủ vì nguồn lực chung đều rất hạn chế.

Chúng ta đang nói nhiều đến gói chính sách hỗ trợ nhưng nguyện vọng lớn nhất của doanh nghiệp lúc này là được hoạt động.

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy

Bên cạnh đó, trong việc thiết kế các chính sách cũng nên đề cập tới tính chủ động của doanh nghiệp. 

Doanh nghiệp cũng mong muốn được cơ quan Nhà nước đặt vào trong bài toán quản lý thay vì chỉ là một đối tượng "chịu "sự quản lý hay "được" nhận hỗ trợ.

Trong gần hai năm qua, các chính sách luôn đặt doanh nghiệp ở vai trò bị động trong khi bản thân doanh nghiệp suy cho cùng là bài toán phục hồi kinh tế, đóng vai trò chủ thể chính trong việc thực hiện mục tiêu kép.

Bà Thuỷ cho rằng phần tham vấn doanh nghiệp cần được chú trọng hơn, thay vì chỉ các chuyên gia và cơ quan quan lý làm việc với nhau trong quá trình xây dựng chính sách.

Thậm chí, các cơ quan đầu mối như Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước,... phải "ngồi riêng" với từng nhóm doanh nghiệp để đánh giá về dư địa phục hồi, mức độ ảnh hưởng, chính sách nào thực sự có hiệu quả và đã đạt được những mục tiêu gì. 

Cần "tiền tươi, thóc thật"

Đánh giá về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay, ông Đậu Anh Tuấn, cho rằng những chính sách về thuế, tín dụng vừa qua đã tác động tích cực đến các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu so với giải pháp mà các nước đang thực hiện, chính sách của Việt Nam mới chỉ thực hiện từ hướng giảm thu chứ chưa tăng chi để hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo ông, mức độ chi để hỗ trợ doanh nghiệp hiện nay còn ít. Việc giảm thu chỉ có những doanh nghiệp đang có nguồn thu mới được hưởng chính sách. Trong khi đó, nguồn thu những doanh nghiệp tại một số lĩnh vực hiện nay gần như bằng 0, thậm chí không có khoản nào cả. Dẫn tới tỷ lệ doanh nghiệp thụ hưởng chính sách rất hạn chế.

"Một số chính sách hỗ trợ trong lĩnh vực thuế hay ngân hàng thì thường ban hành tương đối ngắn hạn, chưa tướng xứng với tình trạng khó khăn và khả năng phục hồi cả doanh nghiệp," ông Tuấn cho biết.

Cụ thể, một số quy định về thuế hiện nay chỉ áp dụng trong quý III và quý IV trong khi đó bản thân doanh nghiệp hiện nay ước tính sớm nhất vào giữa 2022 mới phần nào có thể  hồi phục. Do đó, ông Tuấn cho rằng chính sách phải dài hạn hơn, tương xứng với bối cảnh đặc biệt khó khăn hiện nay,

Ngoài ra, nhiều chính sách hỗ trợ đang thiết kế ở mức "hoãn" chứ chưa phải "giảm". Mặc dù, doanh nghiệp cũng được thụ hưởng việc không phải trả lãi trong quá trình hoãn, giãn nợ nhưng suy cho cùng gánh nặng tài chính vẫn như một quả bom treo lơ lửng trên đầu doanh nghiệp.

Ông Tuấn hy vọng trong thời gian tới nhóm giải pháp cần mạnh hơn, "tiền tươi, thóc thật" chứ hoãn, giãn thì đến một lúc nào đấy doanh nghiệp cũng phải nộp.

Về vĩ mô, ông Tuấn cho biết theo đánh giá của các nhà kinh tế, quy mô của các gói hỗ trợ tại Việt Nam còn khiêm tốn so với các nước. Nhìn trong khu vực, chẳng hạn như Thái Lan có gói hỗ trợ chiếm đến 12,4% GDP hay gói hỗ trợ của Indonesia chiếm 5,4% GDP.

"Nhiều nhà kinh tế ước tính gói hỗ trợ của Việt Nam có thể mở rộng ra đến 4% GDP, tương đương 250.000 tỷ đồng," ông Tuấn chia sẻ.

Phương Nga

Tiền tươi thóc thật là gì

TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, nhận định: "Doanh nghiệp (DN) khó khăn là vấn đề bao trùm, tăng trưởng sẽ tiếp tục khó”.

Đọc E-paper

Tiền tươi thóc thật là gì

* Hiện tại, lãi suất và tiếp cận tín dụng là các vấn đề DN quan tâm. Ông đánh giá như thế nào về những vấn đề này?

- Lãi suất hạ là xu hướng chung hiện nay. Chính phủ đang muốn giảm xuống nữa. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng nói đã có DN được vay với lãi suất 8 - 9%, nhưng mức lãi suất này phải được cho vay đại trà. Chúng ta đã có những khoản vay 10 - 12%, nhưng DN vẫn khó tiếp cận vốn, do không còn tài sản thế chấp, đang nợ.

Nhưng vấn đề của các DN hiện nay, không chỉ nằm ở lãi suất, chuyện khơi nguồn tín dụng mới đặc biệt quan trọng. Hiện, số dư tiền gửi tăng 5,8% so với cuối năm 2012, tổng dư nợ tín dụng VND cũng tăng 4,38% nhưng sức mua của thị trường chưa cải thiện, người dân vẫn thắt chặt chi tiêu.

Khi cầu trên thị trường không có, ngay cả những DN đủ điều kiện vay vốn, vẫn không vay. Chỉ số tồn kho tại thời điểm đầu tháng 5 của công nghiệp chế biến tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2012.

Đây là lý do khiến tín dụng không tăng. Tổng cầu giảm đang là vấn đề lớn. Chúng ta phải có giải pháp tăng tổng cầu, khuyến khích tiêu dùng, như vậy DN mới có thể tiếp tục vay vốn để sản xuất, kinh doanh.

* Như ông nhận định, tổng cầu đang yếu, vậy tăng lên bằng cách nào?

- Quốc hội đang thảo luận sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp và xem xét việc tăng mức khống chế chi môi giới, hoa hồng, quảng cáo từ 10% lên 15%. Tôi cho rằng, không nên áp đặt định mức chi phí 10% mà nên mở rộng.

Vấn đề ở đây là phải bán được hàng, nếu Nhà nước chưa có điều kiện kích cầu, hãy để cho DN làm. Khi DN không bị khống chế, sẽ mở rộng các hoạt động, đẩy mạnh quảng cáo, khuyến khích người dân tiêu dùng. Nếu chúng ta áp mức chi phí sẽ khó cho DN.

Một vấn đề nữa, với những công trình có vốn ODA đang thiếu vốn để giải phóng mặt bằng, làm các thủ tục, cần khoản chi bổ trợ, Nhà nước nên chi ngay. Các dự án ODA rất lớn, nhưng vốn không ra được, thì không thể kích cầu được.

Mặt khác, Nhà nước cũng phải cân nhắc việc nới lỏng chính sách tài khóa, tất nhiên phải luôn thận trọng, bởi lạm phát có thể quay trở lại. Nhưng với những công trình đã thực hiện đến 80% vừa qua tạm dừng để chống lạm phát, bây giờ phải tính cách khởi động lại, như vậy tổng cầu mới tăng được.

* Một yếu tố nữa liên quan đến khơi thông nguồn tín dụng là phải xử lý được nợ xấu. Ông kỳ vọng gì vào Công ty Quản lý tài sản (VAMC) vừa được thành lập?

- VAMC là một sáng tạo. Nhưng thực chất, đây chỉ là cách giãn các khoản nợ, với thời hạn cho phép là 5 năm. Các ngân hàng không bị vướng bởi các khoản nợ lớn sau khi đã chuyển nợ về VAMC, DN cũng có điều kiện tiếp cận tín dụng mới.

"Câu giờ" cũng là một giải pháp, nhưng để giải quyết căn cơ, có lẽ phải thêm các giải pháp khác nữa và nhiều khi cũng phải có "tiền tươi, thóc thật". Chẳng hạn, cổ phần hóa DNNN, bán được và có người mua thật, có tiền thật, chúng ta sẽ xử lý nợ xấu nhanh hơn và về bản chất sẽ cơ bản hơn.

* Từ nay đến cuối năm, theo quan sát của ông, những vấn đề này sẽ chuyển biến theo hướng nào?

- Sẽ chuyển biến tích cực. Tôi tin như vậy. Bởi vấn đề đã được nhận biết và Quốc hội đang thảo luận. Chính phủ cũng đã có những giải pháp và có thể tháng 10 này sẽ trình Quốc hội cho phép có trái phiếu chính phủ để đầu tư cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là quốc lộ 1A.

Nếu có được quyết sách đó, chúng ta có những giải pháp về chính sách tài khóa để nâng tổng cầu lên, tạo động lực cho nền kinh tế.

* Cảm ơn ông!

Được tháo gỡ từ Nghị định 107/2018/NĐ-CP thay thế nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, giờ đây ông Phạm Minh Thiện, CEO Cỏ May Group đang tìm đường vào chợ ở Mỹ. Ông Phạm Minh Thiện, khi khảo sát nhu cầu chợ Việt ở Mỹ, nói: "Từ Toronto tới New York tôi học được bài học đầu tiên là chọn lựa phân khúc và định vị thương hiệu. Nếu không quan tâm tới yếu tố này thì càng bán càng rối".

"Không chỉ là tiền tươi, thóc thật"

Tiền tươi thóc thật là gì

Cánh đồng thực nghiệm giống mới của Tập đoàn Lộc Trời. 

Sang Mỹ lần này tìm đối tác chiến lược để phân phối ổn định và lâu dài, tại mỗi bang hoặc vùng chỉ cần 1 đối tác vì sản lượng sản xuất của mình không nhiều lắm. Và cũng không phân phối đại trà để bảo đảm quyền lợi của đối tác, nhờ các vị đồng hương giới thiệu giúp, với một số mặt hàng thuần Việt do Cỏ May sản xuất như: gạo Long Châu, Nấm rơm sấy khô, bột cá hoàn nguyên, tinh dầu tinh luyện… Tất cả những sản phẩm trên đều có tính pháp lý đầy đủ. Có rất nhiều bất ngờ trong chuyến đi này", ông Thiện cho biết.

Thị trường Mỹ, EU, Nhật được xem là khó tính. Những gia đình người Việt mang gạo ST 24 từ Việt Nam sang nói rằng hầu hết người dùng đều khen chất lượng hơn hẳn gạo Thái bán trong siêu thị, nhưng không có nơi nào bán. Tại Pháp, nhiều Việt kiều nói chỉ mong sao có chợ Việt để bán hàng hóa từ quê nhà. Từ năm 2013, Việt Nam chiếm khoảng 3% thị phần gạo EU, trong khi Thái Lan chiếm 18%, Campuchia chiếm 22% và Ấn Độ chiếm 24%. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu chuyển hướng sang gạo thơm, ngon, chuẩn mực để xuất sang thị trường này. Theo thỏa thuận EVFTA, Việt Nam có hạn ngạch xuất khẩu 80.000 tấn gạo hằng năm với mức thuế 0% thay vì 20.000 tấn với mức thuế rất cao như trước đây.

Campuchia đã từng được ưu đãi thuế quan tại EU, tới khi không còn được miễn thuế xuất khẩu nữa, thương nhân nước này đã chuyển sang hướng xuất khẩu gạo hữu cơ. Nhu cầu tiêu thụ gạo hữu cơ tăng khoảng 15%/năm. Năm ngoái họ đã xuất khẩu sang EU khoảng 8.500 tấn. Năm nay, công ty Amru Rice chuyên xuất khẩu gạo lớn nhất của Campuchia sẽ xuất khẩu 20.000 tấn gạo hữu cơ, trong đó 80-90% sẽ được xuất sang EU. Giá 1 tấn gạo trắng hạt dài hữu cơ có giá xuất khẩu khoảng 950 USD, gạo thơm hữu cơ có giá lên tới 1.500 USD/tấn.

Việt Nam có 177 thương nhân Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo sau 9 tháng thực thi Nghị định 107. Các thương nhân Việt Nam cung cấp 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Tuy nhiên 8 tháng năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ tăng 0,3% về lượng nhưng giảm 14,9% về giá trị (4,54 triệu tấn,  giá trị xuất khẩu khoảng 2 tỉ USD). Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 65% về lượng và giảm 67% về giá trị 8 tháng qua, điểm nghẽn xuất hiện khi Trung Quốc tăng cường quản lý về chất lượng, truy xuất nguồn gốc, siết chặt quản lý biên giới.

Thực ra Trung Quốc khép cánh cửa tiểu ngạch với Việt Nam, nhưng mở rộng cửa cho Lào và Campuchia. 200 doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư, kinh doanh tại Campuchia, bà Sok Chandra, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia (VBCC), cho rằng hợp tác, đầu tư giữa doanh nhân trong nước và VBCC để khai thác cơ hội từ Trung Quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Những câu chuyện bị bỏ quên

Tiền tươi thóc thật là gì

Cuộc gặp gỡ giữa nông dân và các chuyên gia tư vấn của Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) tại Định Thành.

Bà Sok Chandra, từng sinh sống ở Cần Thơ và đã thành công với chiến lược phát triển công nghệ thông tin ở Vương quốc Campuchia, nhắc mọi người về nguồn lực bên ngoài đang bị bỏ quên. Hiện nay, những loại gạo từng được xếp hạng gạo ngon toàn cầu lại ít được nhắc tới, cũng có thể bị lãng quên trong những "hoạch định Salon".

PGS. TS Võ Công Thành, bộ môn di truyền - chọn giống cây trồng, Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Trường Đại học Cần Thơ có ngân hàng giống lúa bản địa ( hơn 8.000 mẫu giống lúa) nếu có chính sách đầu tư đúng mức chắc chắn sẽ lai tạo ra dòng lúa có ưu thế cạnh tranh từ nguồn gene bản địa. Có lẽ không nhiều người biết ngân hàng lúa giống bản địa này.

Theo PGS. TS Võ Công Thành, hiện nay có ít nhất 3 nguồn nghiên cứu giống lúa: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Viện trường ở các trường đại học có khoa nông nghiệp và các dự án nghiên cứu ứng dụng giống lúa ở các địa phương. Bản thân PGS. TS Võ Công Thành (Post Doc) đang nghiên cứu giống lúa chịu mặn, ngập, hạn, phèn… với nguồn kinh phí rất ít do bị giới hạn ở việc nghiên cứu phục vụ giảng dạy chứ không mở rộng để nguồn lực khoa học tham gia chiến lược chinh phục thị trường toàn cầu.

Hệ thống kho chứa cũ và mới chủ yếu làm kho gạo, đầu tư hệ thống kho, xay xát tồn trữ theo "quy trình ngược", cắt khúc từ sấy, xay lứt, xát trắng vừa gây tổn thất lớn cả về khối lượng và chất lượng lúa gạo, thực trạng này đã tồn  tại quá lâu nhưng không sửa đổi làm cho nguồn lực ngành gạo yếu đi. Ông Nguyễn Thể Hà, chuyên gia tư vấn kinh tế- kỹ thuật Công ty Bùi Văn Ngọ, nói. "Không chỉ có lúa, cần nhìn thấy "nan đề" cho cả ngành trồng trọt, chăn nuôi; không chỉ trong thu hoạch và sau thu hoạch mà cả canh tác, chế biến nâng cao giá trị sản phẩm (chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm…), đôi khi đa đoan quá nên có giải pháp rồi nhưng bị bỏ quên khi vận dụng".

Tại cuộc họp chuyên gia ngành cơ khí tại Đồng Tháp, Cơ khí Phan Tấn, Tư Sang, Út Máy Cày và các xưởng cơ khí nhỏ ở ĐBSCL, kiến nghị: Một, xây dựng công ty lắp ráp máy nông nghiệp từ chi tiết máy do cơ khí trong nước liên kết sản xuất; Hai, ưu tiên đầu tư cho cơ khí nông nghiệp, miễn thuế thu nhập cho ngành cơ khí chế tạo máy phục vụ cơ giới hóa nông nghiệp; Ba, hỗ trợ đào tạo nghề phục vụ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp ở trường đại học, trường trung cấp dạy nghề; gắn các xí nghiệp cơ khí nông nghiệp với hoạt động đào tạo thực hành… Theo ông Nguyễn Thể Hà, ngành cơ khí nông nghiệp bị bỏ quên từ lâu rồi nên bây giờ tìm thợ cơ khí nông nghiệp cũng khó, nói chi tới kỹ sư.

Chuyện tương lai

Theo TS Phạm Văn Tấn, Phó Giám đốc Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Bộ NN&PTNT, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh có chương trình phát triển cơ giới hóa vì ĐBSCL. Đối với công nghệ xay xát, các máy làm sạch, phân loại và tách màu tiên tiến để cải thiện hơn nữa chất lượng của gạo sau khi xay xát đáp ứng được yêu cầu chất lượng cao; đặc biệt đối với các loại gạo thơm, gạo Nhật, gạo đặc sản của các thị trường khó tính… Chúng ta làm được hết, nhưng liên kết mọi nguồn lực là chuyện nói thì dễ mà làm thì quên nguồn này, quên nguồn khác! Mới đây chúng tôi đã gặp TS Nguyễn Thanh Mỹ, Công ty Rynan ở Trà Vinh, đã có nhiều hướng hợp tác từ nguồn lực trong nước.

TS Nguyễn Thanh Mỹ, người từng đưa Silicon Valley về Trà Vinh và Start Up ở tuổi 60 hướng về sinh thái nông nghiệp và nông sản, nói rằng người Việt mình thông minh, các sinh viên chỗ tôi làm việc rất thông minh. Vấn đề là biết liên kết các bạn ấy theo kế hoạch thông minh".

Thực tế cho thấy, nguồn vốn nào cũng thiếu! Tiền vốn và nguồn vốn vô giá là nguồn nhân lực? Các Viện, trường thì nói dòng vốn cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông minh còn chưa đủ, trong khi đó các doanh nghiệp nói đã hợp tác các nhà khoa học tăng cường hoạt động R&D (nghiên cứu và phát triển) sản phẩm theo chuỗi giá trị nông nghiệp như Nghị định 116/2018/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, thì… vay vốn tín dụng rất dễ bị giội nước lạnh. Nhiều khi cán bộ tín dụng hỏi: "Vay ưu đãi là cái gì? Tôi chưa biết…", chỉ có người cần vay vốn mới nhớ câu này.  

Với 340.000 tỉ đồng trên tổng dư nợ 624.000 tỉ đồng… cho nông nghiệp, nông thôn, quả thật con số đầu tư theo hình chóp cao vời vợi nhưng tại sao dòng vốn hoành tráng như vậy lại không thay đổi được cục diện lúa gạo nói riêng, nông sản nói chung…? "ĐBSCL cần hệ điều hành nâng cao vị thế cho ngành hàng chủ lực trước những biến đổi thị trường, cần chính sách đặc thù, nổi rõ ý thức thúc đẩy phát triển hàng xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu chứ chính sách an ninh lương thực, nhưng không biết cho ai, rất khó thay đổi được tình hình" - nhiều doanh nhân nói như vậy.

Bài, ảnh: CHÂU LAN