Top 100 người giàu nhất thế giới trấn thành năm 2022

Tạp chí Forbes đưa tin người đàn ông giàu nhất thế giới Elon Musk đã mất hơn 100 tỷ USD tính từ tháng 11/2021.

Top 100 người giàu nhất thế giới  trấn thành năm 2022
Mặc dù mất 35% tài sản song nhà sáng lập Tesla vẫn là người đàn ông giàu nhất hành tinh. Ảnh: Getty Images

Cụ thể, giá trị tài sản của nhà sáng lập tập đoàn Tesla đã giảm gần 35%, từ 320,3 tỷ USD vào ngày 4/11 năm ngoái xuống còn 209,4 tỷ USD vào ngày 19/10. Nguyên nhân khiến tài sản của nhà tỷ phú này sụt giảm chủ yếu là do giá cổ phiếu Tesla giảm mạnh. Forbes cho biết thêm chỉ riêng trong tháng 10, tài sản của ông Musk đã giảm 28 tỷ USD.

Matt Maley, Giám đốc chiến lược thị trường tại công ty tư vấn đầu tư Miller Tabak +, nói: “Ông ấy đã bán những chiếc xe đắt tiền của mình. Một cuộc suy thoái kinh tế là một viễn cảnh không mấy khả quan cho công việc kinh doanh của ông”. Theo tạp chí Forbes, kế hoạch mua Twitter và bán cổ phiếu Tesla của Elon Musk đang khiến các nhà đầu tư nghĩ rằng hành động của ông là vô trách nhiệm và đang phải trả một cái giá quá đắt.

Mặc dù bị mất 1/3 khối tài sản song Elon Musk vẫn giữ ngôi vị là người đàn ông giàu nhất thế giới. Đứng sau ông là nhà sáng lập trang thương mại điện tử Amazon Jeff Bezos với 151 tỷ USD.

Top 100 người giàu nhất thế giới  trấn thành năm 2022
Mỹ có 5/10 thành phố giàu nhất thế giới và TP New York đứng đầu danh sách này, theo công ty tư vấn di trú đầu tư Henley & Partners. Ảnh: Timeout

CNBC cho biết, theo báo cáo mới nhất của công ty tư vấn đầu tư cư trú Henley & Partners, thành phố New York của Mỹ là nơi có nhiều cá nhân có giá trị tài sản ròng cao nhất thế giới.

Báo cáo của Henley & Partners cho thấy có khoảng 345.600 triệu phú cư trú tại Big Apple (biệt danh của thành phố New York), trong đó có 15.470 triệu phú có tài sản từ 10 triệu USD trở lên, 737 người có tài sản trên 100 triệu USD và 59 tỷ phú.

Trung tâm tài chính của Mỹ cũng được coi là thành phố giàu nhất thế giới dựa trên nhiều tiêu chí. Theo báo cáo, khoảng 4% trong tổng số 8,38 triệu dân TP New York sở hữu các tài sản có thể đầu tư - bao gồm bất động sản, tiền mặt hoặc cổ phiếu - có giá trị trên 1 triệu USD. Tuy nhiên, con số trên đã giảm mạnh, xuống còn 15.470 người khi đánh giá những người có tài sản từ 10 triệu USD trở lên.

Tổng tài sản tư nhân do cư dân New York nắm giữ hiện đã vượt quá con số 3.000 tỷ USD. Đặc biệt, con số này còn nhiều hơn cả tổng tài sản do tư nhân nắm giữ ở hầu hết các nước nhóm G20.

Thủ đô Tokyo của Nhật Bản xếp vị trí thứ 2 với 304.900 người có tài sản ròng cao. So với TP New York, những người có tài sản ròng trên 10 triệu USD của Tokyo ít hơn nhiều. Cụ thể, 7.350 triệu phú có tài sản từ 10 triệu USD trở lên, 263 người có tài sản trên 100 triệu USD và 12 người là tỷ phú USD.

Khu vực Vịnh San Francisco, bao gồm cả Thung lũng Silicon (Mỹ), đứng thứ 3 trong danh sách các thành phố giàu nhất thế giới, với 276.400 người có tài sản ròng cao, trong đó 12.890 người có tài sản từ 10 triệu USD trở lên, 623 người có tài sản từ 100 triệu USD và 62 tỷ phú sống ở thành phố này.

Trong top 10 thành phố giàu nhất thế giới, ngoài New York và khu vực vịnh San Francisco, Mỹ còn có Los Angeles (xếp thứ 6), Chicago (xếp thứ 7) và Houston (xếp thứ 8).

Các thành phố có số triệu phú tăng nhanh nhất

Công ty tư vấn di trú đầu tư Henley & Partners đồng thời cũng khảo sát các thành phố và thị trấn có những người có thu nhập ròng cao tăng nhanh nhất trong khoảng thời gian từ tháng 1 tới tháng 6/2022.

Top 100 người giàu nhất thế giới  trấn thành năm 2022
Houston (Mỹ) là thành phố có những người có thu nhập ròng cao tăng nhanh nhất thế giới. Ảnh: Getty

Trong đó, Houston là một trong những thành phố có tốc độ tăng dân số triệu phú nhanh nhất. Austin, Miami, West Palm Beach và Greenwich và một số thành phố khác của Mỹ cũng ghi nhận sự tăng trưởng cao về số lượng cá nhân có tài sản ròng cao.

Theo báo cáo của Henley & Partners, điều này có liên quan đến việc các công ty lớn của Mỹ chuyển trụ sở đến các thành phố trên. Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát và chuyển sang làm việc linh hoạt, các công ty yêu cầu ít không gian văn phòng hơn và nhiều nhân viên chuyển đến các thành phố nhỏ hơn để cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm chi phí sinh hoạt.

Xu hướng trên đặc biệt phổ biến trong lĩnh vực công nghệ, khi các tập đoàn Orcale và Telsa chuyển từ California đến Austin, Hewlett-Packard chuyển đến Houston vào đầu năm nay.

Bên cạnh đó, ông Andrew Amoiks - trưởng bộ phận nghiên cứu tại công ty tư vấn tài sản New Word Wealth, người hợp tác trong việc phát hành báo cáo với Henley & Partner, nói rằng những thành phố trên cũng đã trở thành điểm đến nghỉ hưu hàng đầu. "Florida là điểm đến ngày càng hấp dẫn đối với những cá nhân có tài sản ròng cao đã nghỉ hưu, đặc biệt là các thành phố ở bờ Đông nước Mỹ" - ông Amoiks cho hay.

Tuy nhiên, 5 thành phố có mức tăng trưởng triệu phú nhanh nhất lại không thuộc Mỹ. Theo đó, dẫn đầu về khía cạnh này gồm các thành phố: Riyadh ở Ả Rập Saudi, Sharjah và Dubai ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Lusaka ở Zambia và Luanda ở Angola. Trong nửa đầu năm nay, các thành phố này đã chứng kiến sự gia tăng dân số có giá trị ròng cao lên tới 20%.

Báo cáo lý giải điều này là do sự bùng nổ của ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt khi giá năng lượng tăng cao, thúc đẩy giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này.

10 thành phố giàu nhất thế giới

Top 100 người giàu nhất thế giới  trấn thành năm 2022
Thủ đô Tokyo của Nhật Bản xếp thứ 3 trong danh sách 10 thành phố có nhiều triệu phú nhất thế giới. Ảnh: Kyodo

Danh sách 10 thành phố giàu nhất thế giới và số lượng cá nhân có tài sản ròng cao do Henley & Partner công bố gồm:

  1. New York, Mỹ (345.600 người)
  2. Tokyo, Nhật Bản (304.900 người)
  3. Khu vực Vịnh San Francisco, Mỹ (276.400 người)
  4. London, Anh (272.400 người)
  5. Singapore (249.800 người)
  6. Los Angeles, Mỹ (192.400 người)
  7. Chicago, Mỹ (160.100 người)
  8. Houston, Mỹ (132.600 người)
  9. Bắc Kinh, Trung Quốc (131.500 người)
  10. Thượng Hải, Trung Quốc (130.100 người)