Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu

Công trình Việt Nam Quốc tự được khánh thành sau 3 năm xây dựng với kinh phí 250 tỷ đồng. Đây là trụ sở mới của GHPGVN TP.HCM, nơi sẽ diễn ra các sự kiện, lễ hội của Phật giáo TP.

Bên trong Việt Nam Quốc tự vừa được khánh thành ở TP.HCM Công trình Việt Nam Quốc tự được khánh thành sau 3 năm xây dựng với kinh phí 250 tỷ đồng. Đây là trụ sở mới của GHPGVN TP.HCM, nơi sẽ diễn ra các sự kiện, lễ hội của Phật giáo TP.

Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Ngày 7/11, Chư tôn đức giáo phẩm Ban chứng minh, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM tổ chức khánh thành Việt Nam Quốc tự - trụ sở mới của Ban Trị sự Phật giáo thành phố tại đường 3/2, quận 10. Ngôi chánh điện được xây dựng trên khuôn viên đất hơn 7.200 m do UBND TP bàn giao thêm cho BTS Phật giáo TP quản lý vào năm 2014, nhằm mở rộng và xây dựng Việt Nam Quốc tự thành một trung tâm hành chánh - văn hóa - tâm linh.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Việt Nam Quốc tự được khởi công xây dựng vào ngày 12/10/2014 (nhằm ngày vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, 19/9 Giáp Ngọ), là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đại biểu Phật giáo TP.HCM lần thứ IX, cũng là để kỷ niệm ngày thành lập GHPGVN (7/11/1981). Tổng kinh phí đầu tư cho dự án Việt Nam Quốc tự là 250 tỷ đồng, trong đó phần chánh điện được đầu tư với chi phí 180 tỷ.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Hiện công trình khu liên hợp chánh điện - khu hành chánh văn phòng BTS, hội trường, phòng khách, nhà Tăng, tầng hầm để xe… đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng. Hạng mục công trình bảo tháp 13 tầng cao 63 mét cũng đang thi công xây dựng đến tầng thứ 11. Đây là công trình kỷ niệm cuộc đấu tranh bất bạo động đòi hỏi bình đẳng tôn giáo của Phật giáo diễn ra năm 1963 với sự tham gia của 13 tổ chức, hội đoàn Phật giáo. Nơi đây dự kiến sẽ tôn thờ xá lợi trái tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Hạng mục công trình quy mô 5 tầng, gồm có tầng hầm để xe, tầng hội trường, tầng khu văn phòng, tầng phòng Tăng và chánh điện thờ các Tổ sư.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Mái chánh điện có nhiều tầng với nhiều hoa văn có màu vàng và nâu.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Phía trước chánh điện, lầu chuông bên phải đặt Đại hồng chung do làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên - Huế tôn tạo.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Quả chuông có chiều cao 2,9 m, miệng chuông rộng 1,6 m, trọng lượng 3 tấn. Hoa văn trang trí trên chuông với họa tiết thuần Việt. Trong đó nổi bật với hình ảnh cánh sen, chữ Việt Nam Quốc tự bằng tiếng Việt mang đậm phong cách trang trí văn hóa Phật giáo Việt Nam.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Lầu bên trái chánh điện là chiếc trống lớn Đại cổ pháp đặt cao hơn 2 m.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Hành lang hai bên chánh điện bậc tam cấp lên xuống rộng rãi.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Lan can xung quanh các tầng của chánh điện được làm bằng đá với nhiều hoa văn.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Các cánh cửa xung quanh chánh điện được thiết kế theo kiến trúc nhà, chùa của người Việt.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Những dãy đèn được làm cách điệu với nhiều hoa văn đẹp mắt.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Hội trường tổ chức các sự kiện tại tầng 1 có diện tích 730 m2, sức chứa 1.000 chỗ ngồi và hành lang mở rộng có thể chứa được 3.000 người.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Hạng mục quan trọng nhất của công trình là chánh điện và nơi thờ các Tổ sư với tổng diện tích hơn 2.000 m2, có sức chứa khoảng 1.500 người.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Tượng Phật tại chánh điện được tôn tạo và hoàn thiện tại chỗ, do Tăng, Ni, Phật tử miền Bắc cung tiến với kỹ thuật của các nghệ nhân làng đồng Ý Yên, Nam Định.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Tượng cao 7,5 m (tính cả tòa sen), nặng 35 tấn được rót đồng vào ngày 31/10/2015.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Phía trước tượng Phật là 2 cây nến có đường kính gần 40 cm, được khắc nhiều hoa văn rồng tinh xảo.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Hai bên cánh điện là tượng 18 vị La Hán.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Các bức tượng hai bên cửa chánh điện cũng được làm rất công phu.
Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Trần chánh điện được thiết kế nhiều chùm hoa sen kết hợp với hệ thống đèn điện rất hài hòa.

Nơi cất giữ trái tim của Bồ tát Thích Quảng Đức đã được hé lộ, song những bí mật xung quanh trái tim vẫn như còn phủ bởi một lớp sương mờ khiến nhiều  người ám ảnh.

Trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức xem như đã tìm ra nhưng những câu hỏi xung quanh Phật bảo đó vẫn còn. Đương nhiên những hiện tượng tâm linh thì không thể dùng khoa học mà giải thích, mà phải được chứng minh bằng chính góc nhìn của tâm linh. Khi nhắc về Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân và “trái tim bất diệt” của Ngài thì những điều thắc mắc đầu tiên là: Vì sao Bồ tát lại để lại quả tim? Quả tim ấy có ý nghĩa như thế nào? Vì sao nung không cháy?... Từ trước đến nay, gần như chưa có câu trả lời nào rõ ràng về vấn đề này.

Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Hòa thượng Thích Quảng Đức tọa thiền khi ngọn lửa bùng cháy  

HT. Thích Quảng Đức có thể ngồi an nhiên không chút cử động, giãy giụa, kêu than trước ngọn lửa dữ đang bùng cháy trên thân mình, nhiều ý kiến cho rằng Hòa thượng đã bị chích thuốc tê, thuốc mê, thậm chí một số ý kiến ác ý còn cho rằng các “ác tăng” đã “nướng” HT Thích Quảng Đức.

Các vị hòa thượng mà chúng tôi có dịp gặp và trò chuyện trong suốt quá trình đi tìm “Trái tim bất diệt” đều khẳng định đó chỉ là những ý kiến cố tình xuyên tạc sự thật, xuyên tạc Phật giáo của thành phần bất hảo. Nếu là người có trí tuệ, niềm tin vào những điều tốt đẹp của tinh thần Phật giáo thì không ai nghi ngờ tâm nguyện cao cả của HT Quảng Đức cả. Đó là tâm nguyện tự thiêu để cứu Phật giáo, cứu chúng sinh.

Khái niệm xá lợi trong Phật giáo: Phần nào còn lại của một thi hài sau khi hỏa táng thì được gọi là xá lợi? Vì thế trái tim của Bồ tát hiện tại còn được gọi là xá lợi trái tim. Từ xưa đến nay, việc tồn tại xá lợi là không quá hiếm trên thế giới và không phải chỉ có bậc tu hành chứng đạo mới có xá lợi, mà người bình thường, nhiều khi cũng có thể có. Xá lợi phổ biến nhất là những mẫu xương, răng; đặc biệt hơn thì có một Pháp sư ở Trung Quốc có xá lợi lưỡi... Tuy nhiên, xá lợi trái tim như Bồ tát Thích Quảng Đức thì gần như là độc nhất.

Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Thông điệp của Bồ tát Thích Quảng Đức để lại là "Xả thân vì Đạo Pháp và Dân Tộc" với tinh thần Bi-Trí-Dũng sáng ngời và sự nhiệm màu của Phật Pháp

Nhưng câu hỏi đặt ra là vì sao lại là xá lợi trái tim mà không phải là răng, xương?

HT Giác Toàn chia sẻ rằng: Xá lợi hay anh linh là những gì thuộc về tâm linh con người, là sự đúc kết của tâm lực cả đời. Bồ tát Thích Quảng Đức như là một đạo sư, đương thời là một Hòa thượng, Ngài tập trung tâm đức hiền trong cả đời làm đạo của mình.

Khoảng thời gian 1963, giữa thời đạo pháp bị nhiều sự chi phối, có dấu hiệu đưa đến chỗ suy vong nên tâm lực và đạo lực của Bồ tát tạo ra một niềm tin mãnh liệt về việc thiêu thân để cúng dường Tam Bảo; để biểu lộ tấm lòng của mình đối với đạo pháp và dân tộc, với sự hòa bình của thời đại. Ngài đã dâng tâm lực cả đời tu tập vào hạnh nguyện đó. Tất cả tâm lực ấy tập trung vào trái tim từ bi của Ngài.

Ở một góc độ khác, nói về “trái tim bất diệt” của Bồ tát Quảng Đức, một người thầy trong Chánh pháp của mình, Thượng tạo Thích Giác Trí cho rằng: “Trái tim bất diệt” không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt thế gian mà còn ở mặt Phật pháp, tâm linh bởi sự kết tinh thành trái tim bất diệt là cả một quá trình, hạnh nguyện to lớn của một vị tu hành. Để có “trái tim bất diệt” đó là do Bồ tát tu và chứng được “Pháp hoa Tam muội”, đi vào đại định, nên lửa của thế gian và nhiệt độ thế gian không thể nào đốt được trái tim.

Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Cố HT. Thích Thông Bửu, trưởng Pháp tử của Bồ tát Quảng Đức

Về điều này, trong một tài liệu quý viết về Bồ tát của HT. Thích Thông Bửu khi còn tại thế, hiện đang lưu giữ tại Tổ đình Quán thế Âm có một phần nhỏ đề cập đến. Tài liệu này giải thích vì sao Bồ tát có thể ngồi vững 15 phút trong đám lửa đang bừng cháy? Vì sao Ngài có xá lợi trái tim?

Vốn là người theo tu học cùng Bồ tát nhiều năm, HT. Thông Bửu đã giải thích về hiện tượng mầu nhiệm này dưới góc độ Pháp môn tu tập và sự chứng đắc của Bồ tát. Cụ thể thì Bồ tát Thích Quảng Đức đã chứng Tam muội hỏa bằng Pháp môn tu tập theo kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa, tức là tụng và sống theo kinh Pháp Hoa. Cụ thể, trước ngày tự thiêu, Bồ tát đã nhịn thọ thực một tuần và tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa.

Về việc Bồ tát chứng đắc Tam muội hỏa, trong tài liệu của HT. Thích Thông Bửu có ghi rằng khi tu tập, gạn lọc hết uế tạp, tức là đoạn diệt được tham, sân, si, chỉ còn đắc một điểm là chánh định, khi đó là lúc chứng đắc Tam muội hỏa.

Bồ tát Thích Quảng Đức đã chứng đắc Tam muội hỏa nên khi thiêu mới ngồi vững và có Xá lợi trái tim bởi “lửa chánh định” vượt xa lửa thường nên Ngài không còn thấy nóng. Hay nói cách khác, chính lửa Tam muội đã khiến trái tim Bồ tát Quảng Đức thành Kim Cang bất hoại.

Nói thêm về hồng danh “Bồ tát” của Bồ tát Thích Quảng Đức, Thượng tọa Thích Giác Trí cho biết đó là hồng danh do Giáo hội Phật giáo suy phong và thế gian tôn thờ bởi HT Thích Quảng Đức đã viên mãn được Bồ tát hạnh và Bồ tát nguyện sau khi cất lửa tự thiêu mình.

Nhưng thế nào là viên mãn Bồ tát hạnh? Thế nào là chứng đắc quả vị Bồ tát?

Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Thượng tọa Giác Trí, trụ trì di tích Tổ đình Quán Thế Âm

Thượng tọa Giác Trí cho biết, do ngài Thích Quảng Đức đã đạt hai tiêu chuẩn:

Một là bố thí ba la mật, hai là nguyện lợi ích tha nhân, và cả hai nguyện này đều đạt thành tựu một cách viên mãn. Đầu tiên, bố thí ba la mật là Ngài dùng thân mình bố thí cúng dường chư Phật một cách hoan hỷ bằng cách tự thiêu, mà là thân tu chứng chánh định chứ không phải thân phàm tục.

Thứ hai, nguyện lợi ích tha nhân của Ngài đã viên thành, Ngài tự thiêu đòi Ngô triều thực thi năm nguyện vọng Phật giáo, thực hiện bình đẳng tôn giáo, không những thế mà đối với đời cũng toàn vẹn. Chính vì thế mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng như thế giới mới suy phong ngài là Bồ Tát Thích Quảng Đức với hồng danh đầy đủ là: Nam mô Vị Pháp thiêu thân Bồ tát Thích Quảng Đức.

Với Thượng tọa Thích Đồng Bổn thì trái tim chính là tấm lòng của Bồ tát Quảng Đức đối với Phật giáo Việt Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Khi còn tại thế, Ngài đã đi hết nơi này đến nơi khác để xây chùa, xây xong chùa này lại đi đến nơi khác xây chùa khác. Xây xong là Ngài đều giao lại cho người khác trông nom. Cũng chính vì xây nhiều chùa như thế mà trước đây, có lời đồn xuyên tạc rằng HT Quảng Đức chỉ xây chùa để bán.

“Tôi đi về quê cố Hòa thượng cùng một nhà báo Mỹ tìm hiểu tận chân tơ kẽ tóc những ngôi chùa Hòa thượng đi qua. Chúng tôi đều biết ông ấy để chùa lại cho người ta sau khi đã xây xong chứ không lấy một đồng bạc nào” – Thượng tọa Thích Đồng Bổn chia sẻ.

Hơn 50 năm đã qua rồi, trái tim Bồ tát trong tháp đồng ấy có còn không? Dư luận và ngay cả nhiều tín đồ Phật giáo đặt câu hỏi như vậy. Song, qua quá trình đi tìm bí mật về trái tim Bồ tát, người viết bài đã nhận ra một điều rằng: thế gian đã gọi xá lợi trái tim ấy của Bồ tát Thích Quảng Đức là “trái tim bất diệt” suốt 50 năm qua thì tại sao chúng ta lại băn khoăn chuyện trái tim còn hay đã tan theo năm tháng? Bởi “trái tim bất diệt” ở đây hẳn không phải là trái tim rắn như khối đá đang nằm trong một két sắt của ngân hàng. Vì suy cho cùng, đó chỉ là trái tim vật chất có hình tướng, mà vật chất thì khó có thể nào trường tồn với thời gian. Chỉ có trái tim từ bi, bác ái mang giá trị tâm linh, tinh thần mới là “trái tim bất diệt” thật sự.

Trái tim của Thích Quảng Đức ở đâu
Nơi thờ xá lị của BT Thích Quảng Đức

Hình ảnh quả tim Bồ Tát Quảng Đức đã chứng minh cụ thể cho tấm lòng từ bi của muôn người con Phật. Trái tim ấy cũng trở thành biểu tượng tinh thần của Phật giáo, Tổ quốc Việt Nam và là trái tim của nhân loại yêu chuộng tự do hòa bình, hạnh phúc nhân sinh.