Trẻ 3 tháng tuổi thức bao lâu

Chu kỳ 3 tháng kì diệu đầu đời đã kết thúc, bé yêu của bạn sẽ bước và một giai đoạn mới với rất nhiều thay đổi. Bé 3 tháng tuổi sẽ khóc ít hơn, các phản ứng của bé có thể đoán trước ngày càng đều đặn và nói chung bạn sẽ ngày càng cảm thấy bé thú vị và “khôn” hơn rất nhiều. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi như thế nào trong bài viết sau!

>> Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì?

Từ lúc này, bạn sẽ thấy bé thường xuyên chu môi, nhóp nhép miệng, chảy nước dãi,... Đây là thời điểm mà các bé thực sự bắt đầu có cảm giác khi có gì đó trong miệng và biết cách gặm thật khéo. Hầu hết các bé 3 tháng tuổi vẫn còn quá bé nên chưa có răng, nhưng bạn sẽ vẫn cảm thấy lợi của bé cũng có thể nghiến khá mạnh.

>> Tham khảo: Bé bị ngã đập đầu phía sau có sao không

Bé yêu của bạn sẽ thường xuyên nhìn chằm chằm vào bàn tay và bàn chân của mình cũng như dành hết sự chú ý vào các món đồ chơi mà bé yêu thích. Mỗi ngày hãy tạo cho bé nhiều dịp để chơi trên sàn kể cả những lúc không mặc bỉm.

Đây cũng là lúc các bé học lẫy và biết ngóc đầu. Khi học lẫy bé sẽ thường xuyên lật úp người lại gây khó chịu cho vùng bụng. Vì vậy mẹ nên chọn cho con loại tã quần Huggies siêu êm mềm giúp bảo vùng bụng khi con tập lẫy, không gây tức bụng và khó chịu. Đồng thời, với thiết kế công nghệ khóa ẩm Bong Bóng 3D giúp thấm hút tức thì, ngăn thấm ngược. Tính chất tràm trà có tác dụng làm dịu da và chống hăm cực hiệu quả, giúp con yêu của mẹ luôn có cảm giác thoải mái, dễ chịu, từ đó bé năng động hơn và nhanh biết lẫy hơn.

Ở tuổi này, bé cũng rất thích được mẹ địu đi chơi để khám phá thế giới xung quanh. Khi địu con mẹ nhớ cho mặt của con hướng ra phía trước để con yêu cảm nhận và trải nghiệm những điều mới mẻ mà lần đầu con được nhìn thấy nha.

Trẻ 3 tháng tuổi thức bao lâu

Trẻ 3 tháng tuổi thường xuyên chu môi, chép miệng,... (Nguồn: Sưu tầm)

Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Khả năng giao tiếp của trẻ 3 tháng tuổi

Bé 3 tháng tuổi sẽ bắt đầu ê a rất nhiều. Bé yêu của bạn mỗi ngày sẽ hoàn thiện hơn kĩ năng nói chuyện và bạn sẽ nghe thấy giọng bé có những âm vực cao thấp rõ rệt; âm điệu của bé sẽ thường xuyên thay đổi theo sự phát triển của bé.

Đôi khi bạn có thể không chắc chắn những tiếng ê a của bé là biểu hiện của cảm xúc hay chỉ là những âm thanh ngẫu nhiên. Khi đó, bạn hãy thử tạo ra những âm thanh lạ, chơi ú oà với bé hoặc phùng mồm thổi vào bụng của bé. Hãy thể hiện cho bé thấy những phản ứng tích cực của bạn, điều đó sẽ giúp bé nhận biết và hoàn thiện hơn nữa khả năng “giao tiếp” của mình.

Khả năng hiểu và lý giải các hành động của bé như khóc lóc, cau có,... cũng sẽ ngày càng hoàn thiện hơn. Tiếng bé khóc khi đói sẽ khác với tiếng khóc khi bé mệt và cũng sẽ khác với tiếng khóc khi bé cảm thấy chán, muốn chơi,...

>> Tham khảo: 3 cách nói chuyện với trẻ sơ sinh hiệu quả

Trẻ 3 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?Chế độ ăn của trẻ 3 tháng tuổi

Thực tế, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ đến 6 tháng tuổi. Vào giai đoạn em bé 3 tháng tuổi, trẻ sẽ ngày càng bú sữa giỏi hơn.

Mẹ bỉm sẽ vẫn luôn phải sẵn sàng cho bé bú suốt ngày, nhưng rất nhiều bé 3 tháng tuổi bắt đầu ngủ lâu hơn trong đêm. Những bé bú bình thì thường sớm bắt đầu ngủ đêm dài hơn so với các bé bú mẹ.

>> Tham khảo: Chế độ ăn của trẻ sơ sinh.

Vậy trẻ 3 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ? Ở độ tuổi này, trẻ sơ sinh cần trung bình 700 - 800ml sữa/ngày. Mẹ bỉm có thể áp dụng cách cho trẻ bú khoảng 5 - 6 cử mỗi ngày và một cử kéo dài khoảng 8 - 10 phút.

>> Tham khảo: Làm sao để nhiều sữa? Cách kích sữa về nhiều cho con bú

Trẻ 3 tháng tuổi thức bao lâu

Mẹ nên cho bé 3 tháng tuổi bú 5 - 6 cử/ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Do chưa có đồng hồ sinh học hay nhịp sinh học, mô hình giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi không liên quan đến chu kỳ ánh sáng ngày và đêm. Các bé sẽ vẫn chưa ngủ trọn giấc đêm, nhưng một bé 3 tháng tuổi thì thường có một giấc ngủ đêm trung bình khoảng 5-6 tiếng liên tục.

>> tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng?

Trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Chiều cao cân nặng của trẻ 3 tháng tuổi

Khi được 3 tháng tuổi, bé yêu của bạn sẽ phát triển rõ rệt, sẽ trở nên mũm mĩm hơn và dài người hẳn ra. Quần áo sơ sinh chắc không thể mặc được nữa và bạn sẽ phải chuyển sang mặc cho bé các cỡ lớn hơn. Tất nhiên, trừ trường hợp thời điểm này đang là mùa hè và bé chỉ cần mặc áo may ô và bỉm là đủ.

Trẻ 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Việc tìm hiểu cân nặng trẻ 3 tháng tuổi giúp mẹ bỉm nắm được chỉ số phát triển của bé có phù hợp không, có quá nhẹ cân hoặc nặng cân không, từ đó điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng.

Theo bảng chiều cao cân nặng chuẩn, trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thông thường sẽ có cân nặng dao động khoảng 5,2kg - 6,6kg đối với bé gái. Còn đối với sẽ bé trai sẽ khoảng 5,7kg - 7,2kg.

>>Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị táo bón: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách trị tại nhà

Lưu ý quan trọng trong cách nuôi trẻ 3 tháng tuổi mẹ nên biết

Để em bé 3 tháng tuổi của bạn phát triển khỏe mạnh và an toàn, mẹ tham khảo một số lưu ý sau nhé:

  • Sữa mẹ vẫn là thực phẩm chính của bé trong giai đoạn này. Tránh cho con tiêu thụ những thực phẩm khác, kể cả nước trái cây hay sữa bò.
  • Giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp bằng các hoạt động chơi đùa, trò chuyện vì lúc này bé đã có nhiều biểu cảm hơn bên cạnh khả năng phản ứng với cử chỉ và âm thanh rất phát triển.
  • Chú trọng việc giữ an toàn cho bé vì bé đã có thể cử động và hoạt động nhiều hơn. Cần lưu ý các vật trong tầm với mà bé có thể đưa vào miệng, các vật nhọn, thuốc, nước nóng,...
  • Cho bé ra ngoài nhiều hơn để bé có cơ hội tiếp xúc và làm quen với môi trường xung quanh.
  • Nên đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, hạn chế nằm sấp, Bạn có thể tuân thủ theo tất cả các hướng dẫn để giảm thiểu nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
  • Luôn đảm bảo rằng con bạn được thắt dây an toàn vào ghế ô tô quay mặt về phía sau. Kiểm tra kỹ tất cả các dây đai của ghế em bé để đảm bảo chúng được buộc chính xác và đảm bảo rằng em bé của bạn không bị ngã xuống ghế.

    Trẻ 3 tháng tuổi thức bao lâu

    Lưu ý gì khi chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi (Nguồn: Sưu tầm)

    Một số hoạt động kích thích sự phát triển của bé 3 tháng tuổi:

  • Gọi tên bé: Để tăng kết nối giữa mẹ và bé, hãy gọi tên bé thường xuyên trong các hoạt động hàng ngày với cao độ và giọng nói khác nhau nhằm giúp bé thích thú hơn. Tham khảo thêm: Cách đặt tên bé trai hay hoặc Cách đặt tên con gái 2022 hay nhất.
  • Tập nằm sấp: Đặt đồ chơi hoặc nằm trước mặt bé khi cho bé nằm sấp, khuyến khích trẻ với tay lấy nhằm tăng sức mạnh cho phần trên cơ thể của bé.
  • Tăng sức mạnh cơ cổ, cơ lưng: Đặt bé ngồi vào lòng, lưng bé dựa vào đùi bạn để trợ lực cho vùng lưng và cổ của bé. Trong tư thế này, mẹ nên nói chuyện, gọi tên để thu hút sự chú ý của bé.
  • Với lấy đồ chơi: Tập cho bé với tay lấy các món đồ chơi có nhiều hình dạng, kích cỡ, màu sắc khác nhau khi đang nằm sấp hay ngửa.
  • Quan sát vật chuyển động: Lăn ô tô đồ chơi hoặc quả bóng trước mặt bé để bé theo dõi chuyển động. Mẹ có thể dùng những món đồ phát ra âm thanh nếu con của bạn tỏ ra không quan tâm.
  • Bí quyết chăm sóc bé 3 tháng tuổi

    Giữ bé an toàn

    Bé yêu của bạn sẽ cảm thấy bé đã rất khéo léo và thông minh khi có thể tự nhặt các đồ vật cho vào miệng. Điều này cũng có nghĩa là có những hiểm họa tiềm tàng có thể xảy ra với bé ở khắp mọi nơi. Vì vậy, bạn sẽ luôn phải quan sát môi trường xung quanh bé và đồ chơi cho trẻ 3 tháng tuổi để hạn chế tối đa những vấn đề có thể đe dọa an toàn của bé.

    Sẽ còn rất lâu con của bạn mới có thể tự quyết định cái gì là an toàn hay không cho chính mình. Cho tới khi đó, bạn sẽ phải hết sức chú ý để tránh được những thứ gây hại cho con.

    Hãy luôn kiểm tra kĩ để chắc chắn rằng con của bạn đã ngồi an toàn trên xe khi bạn cần đi đâu. Hãy xem những trang tin về an toàn đường bộ để nắm được những thông tin cụ thể về những yêu cầu an toàn cho các lứa tuổi khác nhau khi ngồi trên xe.

    Trẻ 3 tháng tuổi thức bao lâu

    Mẹ nên chú ý đảm bảo bé được an toàn khi vận động (Nguồn: Sưu tầm)

    Chơi và giao tiếp với trẻ 3 tháng tuổi như thế nào?

    Bạn chính là món đồ chơi lớn nhất và cũng là cô giáo đầu tiên của bé. Mặc dù chỉ 3 tháng tuổi, các bé đã bắt đầu tìm hiểu thế giới và học cách thích nghi với thế giới đó. Hãy luôn giữ cho mình tâm lý tích cực và thoải mái khi chơi với bé yêu của bạn và tự cho phép mình toàn tâm tham gia vào trò chơi mà bạn đã tạo ra cùng bé. Hãy cố toàn tâm trong những giây phút đó, và đừng nghĩ gì về những thứ mà bạn sẽ làm hay phải làm.

    BS. Nguyễn Phước Mỹ Linh còn chia sẻ rằng:

    Trẻ 3 tháng tuổi thức bao lâu

    Mẹ là cả thế giới của con, là mẹ, là cô giáo, là bạn và là người yêu thương nhất của bé. Mẹ hãy dành càng nhiều thời gian càng tốt bên con, đó là hành trang vào đời quý giá nhất cho con bạn.

    Trẻ 3 tháng tuổi thức bao lâu

    Bên cạnh đó, bạn nên khuyến khích chồng bạn cũng cùng chơi với bé. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cha mẹ chơi và giao tiếp với con với cách thức khác nhau. Hãy dựa vào cách phản ứng của bé để biết rằng khi nào bé đã chơi đủ và muốn được nghỉ vì ở tầm 3 tháng tuổi, sự tập trung và chú ý của bé thường khá ngắn ngủi..

    >> Tham khảo: Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi

    Mẹ của bé 3 tháng tuổi

    Hãy tận hưởng những phút giây nghỉ ngơi và thư giãn trong thời gian cho con bú. Nếu bạn cho bé bú bình, đừng giúp bé giữ bình mà nên khuyến khích bé tự cầm được. Điều quan trọng là hãy luôn âu yếm và ôm bé khi bé đang ăn. Những thời khắc đặc biệt này sẽ góp phần tạo ra sợi dây tình cảm gắn bó hơn giữa bạn và em bé.

    Hằng ngày hãy luôn duy trì tâm lý cân bằng lành mạnh, tránh tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình để ôm đồm thêm những việc khác. Tránh lập trình cho mình quá nhiều việc phải làm. Đây chính là thời gian mà gia đình bạn cần dành thời gian cho nhau, dựng xây sợi dây gắn kết gia đình và vui vẻ cùng nhau mỗi ngày.

    Cảm xúc của bạn

    Có cơ hội để ngủ nhiều hơn hay tranh thủ nghỉ ngơi nhiều hơn sẽ cho bạn cảm giác trở về thời son rỗi trước đây khi chưa có con. Thế nhưng, nếu bé yêu vẫn thức dậy vài lần trong đêm để bú sữa và thời gian sinh hoạt trong ngày của bé vẫn còn lộn xộn, thì điều đó có nghĩa là bạn vẫn cần hi sinh những nhu cầu đó.

    Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, chán nản, kiệt sức v.v thì điều quan trọng là bạn cần phải nói chuyện với Y tá riêng hoặc bác sĩ gia đình của bạn. Chồng bạn, người thân hoặc một người bạn tin cậy hay những cặp cha mẹ khác cũng có thể là người giúp đỡ hữu ích để bạn có thể vượt qua thời điểm khó khăn này.

    Tự chăm sóc bản thân

    Hãy cố đi bộ mỗi ngày và bước ra khỏi nhà. Điều quan trọng là bạn không tự cô lập mình với những người khác. Hãy cố gắng luôn tiếp xúc với những người khác và với thế giới bên ngoài vì lợi ích sức khỏe của chính bạn.

    Nếu bạn vẫn còn nặng nề sau khi sinh, đừng quá vội vàng giảm cân sau sinh vì mang thai là khoảng thời gian tích trữ chất béo để người mẹ dành năng lượng dự trữ cho việc cho con bú. Một số phụ nữ quay trở lại trọng lượng trước khi mang thai của họ một cách nhanh chóng, nhưng cũng có những trường hợp phải mất tới một năm.

    Mẹ bỉm nên tránh bỏ bữa hoặc áp dụng chế độ ăn kiêng quá chặt chẽ. Nếu bạn muốn giảm cân một cách hợp lý, hãy nói chuyện với một chuyên gia về ăn kiêng hoặc chuyên gia dinh dưỡng để họ tư vấn giúp bạn có một chế độ ăn sau sinh và tập thể dục hợp lý.

    >> tham khảo: Hướng dẫn chi tiết chăm sóc mẹ sau sinh đúng cách

    Trẻ 3 tháng tuổi thức bao lâu

    Mẹ sau sinh không nên giảm cân vội mà cần chú ý bổ sung đủ dinh dưỡng (Nguồn: Sưu tầm)

    Nhu cầu ngủ của bạn

    Đây vẫn là thời kỳ lý tưởng để tranh thủ ngủ các giấc trưa bất cứ khi nào có thể. Đừng cảm thấy có lỗi nếu bạn cần giấc ngủ yên tĩnh không bị quấy rầy - một khoảng thời gian nghỉ ngơi vào ban ngày là yêu cầu thực tế của những tháng đầu làm mẹ. Nếu con bạn đang trong thời kỳ ngoài 3 tháng, thì bạn hãy cố sắp xếp thời gian nghỉ ngơi đó trùng với giấc ngủ ngày của bé. Mặc dù điều này có thể là một thách thức, nhưng hãy cố gắng thử xem.

    >> Tham khảo: Trẻ khóc đêm: Nguyên nhân, cách dỗ và dấu hiệu bất thường

    Các mối quan hệ của bạn

    Nếu bạn chưa tìm hiểu về hội nhóm các bà mẹ trong khu vực thì hãy thử tìm gợi ý, giới thiệu về các hội nhóm này từ câu lạc bộ HUGGIES®. Nếu các nhóm này có vẻ không hợp với bạn, hãy thử tìm hiểu các lớp dạy mát xa cho bé, bài tập thể dục hậu sản hoặc các lớp yoga, hoặc có khi chỉ cần tụ tập với những người bạn cũng vừa sinh em bé.

    Hãy cố đừng tự cô lập mình hoặc kỳ vọng rằng em bé sẽ thỏa mãn mọi nhu cầu của bạn. Nếu bạn cảm thấy mình bị xa cách với thế giới bên ngoài, hãy dành chút thời gian đọc báo mỗi ngày và nghe đài liên tục. Chỉ riêng việc lắng nghe giọng người khác cũng đã giúp bạn không có cảm giác cô đơn và bị cô lập rồi đấy.

    Phía trên là những thông tin về sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi cũng như cách chăm sóc trẻ hiệu quả. Mẹ có thể tham khảo thêm về sự phát triển của trẻ qua từng tháng. Nếu có thắc mắc gì, mẹ đừng quên gửi câu hỏi đến Góc chuyên gia Huggies hoặc truy cập chuyên mục Chăm sóc bé để tìm hiểu chi tiết nhé!

    >> Tham khảo thêm:

  • Trẻ 4 tháng tuổi phát triển như thế nào?
  • Trẻ 5 tháng tuổi phát triển như thế nào?
  • Trẻ 6 tháng tuổi phát triển như thế nào?
  • >> Nguồn tham khảo:

    https://www.healthline.com/health/baby/all-about-your-3-month-old-baby#safety-issues

    https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-development-3-months