Trình bày bài văn ngắn nêu suy nghĩ về tình người đẹp ở quảng nam

Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao là những viên ngọc quý. Kho tàng ca dao đất Quảng nói riêng cũng có nhiều bài tiêu biểu, được các nhà sưu tầm nghiên cứu đánh giá cao. Bài ca dao dưới đây là một ví dụ:
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm

Rượu hồng đào chưa nhấm đã say Bạn về nằm nghĩ gác tay

Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta.

Trình bày bài văn ngắn nêu suy nghĩ về tình người đẹp ở quảng nam

Trước tiên phải nói rằng bài ca dao này có những dị bản, đó là đặc tính của văn học truyền miệng, về âm tiết, cũng có nhiều dị biệt, mà lâu nay đã có nhiều bài viết và bàn luận các từ chưa mưa đà (dấu huyền) thấm (chữ á)hay chưa mưa đã (dấu ngã) thắm (chữ ă) và uchưa nhấm (chữ à) đà (dấu huyền) say hay chưa nhắm (chừ ă) đã (dấu ngã) say.

Nội dung bài ca dao nói lên tình cảm đậm đà chung thủy của con người xứ Quảng đối với tao nhân mặc khách nói chung và tình cảm nam nữ nói riêng.

Cho dù một số từ có khác nhau về chữ, về dấu, một phần có thể do ngữ điệu phát âm từng vùng, nên kí tự có thể sai lệch. Nhưng hai câu đều nói lên một vùng đất màu mỡ, dù chưa mưa đất cũng đã đủ độ ẩm cho việc cấy trồng (chưa mưa đà thấm) hoặc đã cấy trồng rồi, trời chưa mưa cây cối vẫn đủ độ ẩm để xanh tốt (chưa mưa đã thấm).

Bài ca dao dùng chữ nhấm là chính xác. Ý nghĩa câu thơ đều nhằm nói lên thứ rượu ngon của địa phương đem đãi khách quý. Ở đây rượu ngon đến mức mới ngửi thấy hơi đã say. Câu thơ nói lên trọn tình trọn nghĩa với khách, mà ở đây là người bạn tình.

Hai câu đầu, các tác giả dân gian đã vận dụng các thể hứng, tỉ, phú... của thơ ca dân gian truyền thống để mở ra một không gian tình cảm nhằm chuyển đến đỉnh điểm của nội dung bài thơ cho hai câu tiếp theo.

Tình ta như chất đất đồng quê màu mỡ, như rượu quý quê hương thơm ngon. Hay nói một cách khác, tình ta như "bát nước đầy" dang tay mở rộng lòng ra đón mà bạn lại chưa hiểu hết cho. Hai câu thơ như nhắn gửi, như hờn dỗi của sự thầm trách đáng yêu:

Bạn về nằm nghĩ gác tay
Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta.

Lời thơ mang sắc thái khuyên nhủ, giãi bày (bạn về nằm nghĩ gác tay) suy xét chín chắn và so sánh cân nhắc kĩ càng để đừng nhầm lẫn tình cảm của người "ơn trượng, nghĩa dày" với người vô ơn bạc nghĩa.

Trình bày bài văn ngắn nêu suy nghĩ về tình người đẹp ở quảng nam

Tóm lại, bài ca dao mới đọc tưởng như chỉ nhằm đề cập cảnh giàu đẹp và tình người chung chung của đất Quảng. Nhưng thực ra, đây là một bài ca dao về tình bạn thủy chung, tình yêu nồng thắm của một đôi trai gái, cụ thể hơn, đó là tình cảm của một chàng trai đất Quảng. Đây là một bài ca dao hay, giàu tính chân thực, một viên ngọc quý trong kho tàng ca dao, dân ca chẳng những của đất Quảng mà là của cả nước.

Đi dọc khắp mọi miền đất nước từ miền xuôi đến miền ngược, tôi dừng chân ngay tại xứ Quảng- một mảnh đất khiến tôi bị “ám ảnh” bởi những con người và cảnh vật nơi đây. Cái hồn quê mặn mà của xứ Quảng hoà trong từng hàng cây, từng góc phố, từng con sông, từng tiếng cười giòn tan của những con người nơi đây.

Trình bày bài văn ngắn nêu suy nghĩ về tình người đẹp ở quảng nam

Đặt chân đến xứ Quảng, tôi lại nghe văng vẳng bên tai:

“Đất Quảng Nam chưa mưa đà thắm

Rượu hồng đào chưa nhắm đã say”

Có lẽ người ta say xứ Quảng bởi hương vị nồng nàn, mặn mà của nó như chính lòng người dân nơi đây. Nghe đến đây thôi, không ai đến xứ Quảng mà lại không chỉ muốn nhấp thử chén rượu hồng đào mà còn nhớ đến những sản vật bình dị trong gian nan, nhọc nhằn.

“ Em ở biển ngon khoai trườn nồng cát

Anh trên nguồn đá chẹn củ mì eo”

Đó đều là những hình ảnh rất thực về xứ Quảng gắn liền với cuộc sống mưu sinh của con người nơi đây. Không quá náo nhiệt, sôi động như thành phố mang tên Bác, không sa hoa, lộng lẫy như đất Hà thành kinh kì, cũng không hề náo nức, nhộn nhịp như thành phố trẻ Đà Nẵng, Quảng Nam- một vùng đất nghèo thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ níu chân những con người phương xa đến đây bởi tấm lòng đôn hậu, sự mặn mà, chân chất của người dân nơi đây. Tuy cuộc đời họ luôn phải lăn lộn cùng sương gió, nhưng người xứ Quảng luôn chăm chỉ, cần cù lao động, lại chịu thương, chịu khó.

Trình bày bài văn ngắn nêu suy nghĩ về tình người đẹp ở quảng nam

Bởi vậy khi đến với vùng quê này tôi lại nhớ về hình ảnh của những người cha, người mẹ đầy lam lũ:

“Cả đời cha cày bới lượm đói nghèo

Vẫn khen đất mình chưa mưa đã thắm”

“Lận đận một đời quảy gánh gieo neo

Nuôi con lớn mẹ lên nguồn xuống biển”

Sống trong những khổ cực, dày dặn qua sương gió, nắng mưa nhưng dù đi xa bao nhiêu thì người dân nơi đây vẫn tự hào về một miền quê cha đất mẹ, vẫn gắn bó tha thiết với quê hương. Dẫu khó khăn, vất vả đến bao nhiêu nhưng họ vẫn luôn chia sẻ những tình cảm chân thành bằng những sản vật mà tự mình làm ra:

“Biển trên em con cá chuồn ngon lắm

Anh trên nguồn trái mít phải lòng theo”

Không chỉ vậy, ngay cả trong giọng nói cũng đã thể hiện được sự chân chất, thật thà của những con người nơi đây. Từng tiếng “xe độp”, “làm chi rứa”, “ăn cơm đi”,…. một kiểu nói chuyện cộc lốc ngay cả trẻ em hay người lớn, nhưng tôi vẫn thấy trong đó sự gần gũi biết bao của lòng người xứ Quảng.

Trình bày bài văn ngắn nêu suy nghĩ về tình người đẹp ở quảng nam

Đến với xứ du lịch Quảng Nôm từ Hải Phòng, tôi như được đặt chân về quê hương của mình- một nơi tràn đầy sự ấm áp của tình người, một nơi luôn mang lại cảm giác bình yên cùng với những con người hết sức bình thường, giản dị, đầy gần gũi.

Nếu quý khách có ấn tượng địa danh du lịch Quảng Nam thì tham khảo bộ tour: https://dulichhaiphongdanang.com/tour-hai-phong-quang-nam

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Suy nghĩ về tình người đẹp đẽ ở quê hương em (Quảng Nam)

Các câu hỏi tương tự

Con người, sinh ra và lớn lên, đều sẽ như những con sông nhỏ, vươn mình để chạm đến với biển lớn. Những đứa trẻ lớn ấy sẽ cố hết mình để đi đến những nơi mà chúng cho là miền đất hứa. Tôi cũng vậy, một người con đất Quảng, cũng nuôi trong mình giấc mơ đi đến những vùng đất mới, đẹp hơn, lớn hơn, hào nhoáng hơn nơi tôi đã sinh ra

Trong mường tược non nớt của đứa trẻ tỉnh lẻ, với tôi, thành phố là nơi có những ngọn đèn nối nhau, chạy dài hoài không dứt, là nơi có những chốn đi, chốn đến hấp dẫn. Và ngày tôi vào đại học, tôi chỉ mong thật nhanh đến ngày nhập học, để thật nhanh được chạm đến nơi tôi gọi là biển lớn suốt những năm tháng ấu thơ.

Vâng, có đi ra, có đi xa, mới thấm, vùng quê nghèo ấy, nơi tôi từng muốn nhanh nhanh rời đi ấy, lại nuôi giữ cả phần tâm hồn tuổi thơ tôi.Quảng Nam, vùng đất ấy, tạm biệt tôi vào ngày mát trời, bình yên.

Quảng Nam, hồn đất lưu giữ trong chất giọng đặc trưng.

Xưa nay, có lẽ Quảng Nam là vùng đất có phương ngữ bị mang ra trêu ghẹo nhiều nhất nước. Giọng Quảng, không ngọt ngào, sắc sảo và đầy chất nhạc như tiếng Hà Nội. Giọng Quảng cũng chẳng tha thiết, dịu dàng và giàu ân tình như tiếng Huế. Giọng Quảng lại đặc biệt với cách phát âm “ vụng về” và không lẫn vào đâu được.

Tiếng Quảng, đối với người lạ là “vụng về” và “quê một cục” nhưng đối với người Quảng lại thân thiết như máu thịt, như tâm hồn hòa lẫn giữa đất và người. Vì chỉ có người Quảng mới biết, đó là hồn đất nơi đây. Đi đến đâu để người con đất Quảng có thể tìm thấy chiếc xe “độp”, xe “lôm”…. Đi đến đâu để được đôn đả mời gọi: “Mua cá về en đi con ơi”, đi đến đâu để nghe được những bài thơ mà cũng thấy thấm đầy nét bình dị, chân thực như giọng Quảng quê tôi:

“Răng rứa mi, bô chừ dề Quảng Nôm?

Mi đừng chê quê tau lắm nén mưa

Mùa nước lụt , chuối kết bè bắt dế

Mi chưa hiểu thì lặng im nghe kể

Quê của tau nhiều đẹt sản nổi danh

Đến Quảng Nôm mi phải hiểu ngọn ngành

Riêng dọng núa chẳng nơi mô nhầm lẫn

Dân quê tau bô đời cần mẫn

Điếu thuốt rê, ly chè loá khề khà

Tô mì Quảng đậm đòa cay xé lũi

Mi có dề Quảng Nôm không mà hủa

Làm cho tau nôn nóng hết trong lòng

Tau gửi riêng mi chút chờ mong

Thôi rứa hỉ ,quê choa tau là đó”

Tiếng Quảng Nam bình dị, gần gũi như người nông dân suốt ngày gắn bó với ruộng đồng lem luốc bùn. Tiếng Quảng Nam chẳng khoa trương, hoa mỹ, đẹp đẽ như tiếng nói bao vùng miền cũng giống như con người Quảng lắm ân tình mặn nồng. Nhưng ở lâu với cái giọng này, đâm ra nghiện, nghiện được nghe, nghiện được thấy, nghiện được trở về.

Quảng Nam, nét mộc mạc đến từ mỗi người con.

Người ta thường nói, người Quảng Nam hay cãi.

Thế đất dốc, nước chảy xiết, thủy không tụ khiến cho họ nóng nảy, ưa lý sự và trong bất cứ vấn đề gì, họ cũng thích cãi, ưa cãi và ham cãi.

Quảng Nam nằm ở khúc ruột miền Trung của tổ quốc, với địa thế ““rừng núi, đồng bằng và biển đan cài vào nhau trong một không gian địa lý nhỏ hẹp” tạo nên cho người dân xứ Quảng dáng vóc và tư thế rắn rỏi, bền chắc.

Đặc điểm này đã có ảnh hưởng to lớn đến hình dáng, lối xưng hô, cách nói chuyện, và cả phong thái giao tiếp, giọng điệu ngôn ngữ… trong không những con người Chăm quá khứ mà cả người Quảng Nam hiện nay. Đơn cử như “bản chất ngay thẳng, không có tính chất lắt léo để giành cái tốt, cái lợi cho mình và đùn đẩy điều xấu cho người khác” và “dị ứng với sự dối trá và rất tôn trọng sự ngay thẳng, thật thà”, hoặc dám mơ ước, có tư tưởng dấn thân, háo thắng và hiếu chiến.

Người Quảng Nam có cách ứng xử và xưng hô khá dân dã và vụng về. Lối giao tiếp theo phương thức ăn cục nói hòn đã phần nào phản ánh tấm lòng rộng rãi và bao dung. Người Quảng Nam nghĩ gì nói nấy, rất bộc trực, không che đậy, giấu giếm, thấy gì nói đấy, nói mọi lúc mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh.

Cái sự nắng, sự gió, sự bão bùng dậy cho con người đất Quảng nhiều điều. Người Quảng ăn nói không ngọt ngào, khéo léo bởi mấy ai sinh ra từ nắng gió mà tránh được màu da nâu, người Quảng thẳng thắn, bộc trực, bởi họ làm gì có thời gian cho những câu chuyện kéo dài quanh co. Họ sinh ra từ đất cát, nắng mưa và họ vươn lên như sương rồng sa mạc. Nắng gió đã khéo tạo nên họ, tạo nên cả bản tính thật thà, thẳng thắn, bình dị mà lại thắm mặn nét duyên.

Không chỉ là giọng nói mộc mạc, bản tính hiên lành, chân chất mà lại bộc trực, đất Quảng Nam lưu luyến người phương xa còn bởi những tô mì Quảng, cao lầu, bánh tráng cuốn thịt heo….

Có thể, bạn sẽ nhìn thấy Quảng Nam với một góc nhìn khác, một cảm nhận khác, nhưng với đứa trẻ được vùng đất này nâng niu nuôi lớn như tôi, Quảng Nam luôn đẹp, đẹp trong cách nó nuôi tôi khôn lớn, trong cách nó nuôi lớn những anh hùng dân tộc, trong cách nó gồng mình đón những đợt bão to, trong cách nó vươn mình lên từ những mùa nắng gắt. Với tôi, vùng đất ấy thật quá kiên cường.

Quê tôi- Không thật long lanh đủ để thu hút nhiều người xa ghé lại, nhưng lại luôn đủ yêu thương để nuôi giữ bình yên trong tâm hồn những người con xa xứ, như tôi.