Trốn cách ly phạt bao nhiêu

Không chấp hành quyết định cách ly tại nhà sẽ bị xử phạt

Cập nhật ngày: 22-07-2021 | 10:11:39 GMT +7

Ngày 21/7, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 huyện Càng Long cho biết đã xử phạt Trương Quốc Hận (33 tuổi), Trương Văn Hoài Thương (30 tuổi) cùng ngụ khóm 4, thị trấn Càng Long về hành vi trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế.

Thông tin được biết, ngày 07/7, Hận và Thương từ tỉnh Đồng Nai về khóm 4, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, Trà Vinh. Ngày 08/7, cả hai đến khai báo y tế tại thị trấn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị trấn Càng Long ra quyết định áp dụng biện pháp cách ly tại nhà 14 ngày đối với Hận, Thương. Ngày 16/7, Tổ liên ngành thị trấn Càng Long đến kiểm tra y tế thì phát hiện Hận và Thương không có mặt tại nhà. Qua xác minh, cơ quan chức năng phát hiện cả hai đang điều khiển xe mô tô chạy trên đường thuộc khóm 5, thị trấn Càng Long.
 

Hận, Thương (người ngồi) bị phát hiện khi đi trên đường
 

Được biết, Hận và Thương đã 03 lần tự ý rời khỏi nhà khi đang có quyết định áp dụng biện pháp cách ly tại nhà. Với lỗi vi phạm, Hận và Thương, mỗi người bị xử phạt với mức 7,5 triệu đồng. Điều 11, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế có quy định: - Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

Đề nghị người dân hãy chấp hành nghiêm chỉnh khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế, Chỉ thị số 09 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh Covid-19, chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.

                                         
---- Hồ Giang + Nguyễn Tâm -----


Theo đó, Sở Tư pháp đề nghị đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân thông qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, loa kéo, loa trong các tòa nhà chung cư và các hình thức khác phù hợp như: thông báo trên bản tin thôn, tổ dân phố...

Ảnh minh họa

Theo Chỉ thị 17 mà UBND thành phố ban hành, yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, khám, chữa bệnh, tiêm chủng và các trường hợp khẩn cấp khác; đi công tác công vụ, làm việc tại cơ quan, công sở, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được phép hoạt động.

 Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp, không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng; khai báo y tế hằng ngày trên website www.tokhaiyte.vn hoặc ứng dụng Ncovi, Bluezone; liên hệ ngay với chính quyền địa phương, cơ sở y tế khi xuất hiện triệu chứng sốt, ho, khó thở, mất vị giác…

Trường hợp người dân khi di chuyển vào thành phố vì lý do công vụ, phòng, chống dịch, phục vụ sản xuất, phải thực hiện khai báo y tế và tuân thủ các biện pháp giám sát, cách ly y tế theo quy định của thành phố.

Cụ thể, Sở Tư pháp Hà Nội đã công bố mức xử phạt đối với 16 hành vi vi phạm quy định phòng, chống dịch COVID-19, trong đó, mức phạt tiền cao nhất là 200 triệu đồng và có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tù tối đa 20 năm.

1. Người không đeo khẩu trang nơi công cộng, không giữ khoảng cách theo quy định khi tiếp xúc, ra ngoài không cần thiết bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.

2. Người vứt khẩu trang đã sử dụng không đúng nơi quy định tại nơi công cộng bị phạt tiền tối đa đến 1 triệu đồng; nếu vứt ra vỉa hè, đường phố bị phạt tiền tối đa 2 triệu đồng.

3. Người nào che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh COVID-19 của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng.

4. Người nào không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh COVID-19 thì bị phạt tiền tối đa 3 triệu đồng.

5. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch thì bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.

6. Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch COVID-19, bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng đối với cá nhân, 40 triệu đồng đối với tổ chức.

7. Người không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bệnh COVID-19, bị phạt tiền tối đa 30 triệu đồng.

8. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế để phòng, chống dịch COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa 20 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 trong trường hợp gây truyền dịch bệnh cho người khác (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

9. Người nào trốn khỏi nơi cách ly; không tuân thủ quy định về cách ly; từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly mà làm gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

10. Người nào không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

11. Người nào đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh COVID-19 có thể bị phạt tiền tối đa 15 triệu đồng hoặc bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015. (Mức phạt tù tối đa 7 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

12. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 thì bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 7 năm)

13. Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

14. Người có hành vi lợi dụng sự khan hiếm hoặc tạo sự khan hiếm giả tạo trong tình hình dịch bệnh COVID-19 để mua vét hàng hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố là mặt hàng bình ổn giá hoặc hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thì bị xử lý về tội đầu cơ theo quy định tại Điều 196 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 15 năm và còn có thể bị phạt tiền tối đa 200 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm).

15. Người có hành vi lợi dụng dịch bệnh COVID-19 đưa ra thông tin không đúng sự thật về công dụng của thuốc, vật tư y tế về phòng, chống dịch bệnh nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015.

16. Người có trách nhiệm trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 nhưng không triển khai hoặc triển khai không kịp thời, không đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định gây hậu quả nghiêm trọng thì bị xử lý về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015 (Mức phạt tù tối đa 12 năm và còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm)./.

Nguồn: Suckhoedoisong.vn

Mới đây, mạng xã hội đã lan truyền 1 video ghi lại cảnh người đàn ông bỏ chạy trên đường Cách mạng Tháng 8, TP HCM trong khi bị nhiều người mặc đồ bảo hộ truy đuổi. Người đàn ông này được cho là dương tính với SARS-CoV-2 và đang bỏ trốn khỏi khu cách ly.

Vụ việc người đàn ông bỏ trốn khỏi nơi cách ly xảy ra tại phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM.

Qua xác minh, vụ việc này được xác định là đã diễn ra tại phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP HCM. Người đàn ông trong đoạn video đang được cách ly do có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. Gia đình và một số người quen của ông này hiện cũng đang được cách ly tại số 185, đường Cách mạng Tháng 8. 

Đến tối 12/8, người này đã trốn khỏi nơi cách ly, bỏ chạy về nhà trên đường Võ Văn Tần. Lực lượng chức năng đã phát hiện và truy đuổi, yêu cầu người đàn ông quay lại khu cách ly. 

Khi đến trước hẻm 156, đường Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, người này mới dừng lại và chấp hành. Công an đã hướng dẫn, đưa người này về nơi cách ly để xác định mức độ vi phạm. 

Trước đó, vào khoảng 20h ngày 10/8, L.Đ.K.T.H (SN 1982, ngụ phường Bình Tân, TX. La Gi) là bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại BVĐK khu vực La Gi đã nhảy lầu bỏ trốn. Sau nhiều giờ truy tìm, đến trưa ngày 11/8, lực lượng chức năng phát hiện H đang trốn ở nhà đối tượng và đưa trở về lại nơi điều trị. Được biết, H có tiền sử nghiện ma tuý.

Liên quan đến hành vi bỏ trốn khỏi khu cách ly, ngày 13/8/2021, Công tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, Cơ quan CSĐT - Công an TP Vĩnh Yên ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Lưu Văn Sơn (SN 1978, trú ở xã Kim Long, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) về tội danh "vi phạm quy định về an toàn nơi đông người" theo Điều 295 Bộ luật Hình sự. 

Trước đó, tối ngày 31/7/2021, trong khi đang điều trị nhiễm COVID-19 tại bệnh viện dã chiến của tỉnh Vĩnh Phúc, Lưu Văn Sơn đã lợi dụng sự sơ hở của lực lượng chức năng bỏ trốn khỏi khu điều trị. 

Ngoài nguy cơ lây lan dịch COVID-19 ra cộng đồng, Công an TP Vĩnh Yên xác định hành vi của Lưu Văn Sơn gây thiệt hại hơn 290 triệu đồng là chi phí cho các hoạt động điều tra, truy tìm, truy vết phòng dịch bệnh.

Hành vi bỏ trốn khỏi khu điều trị, khu cách ly bị xử lý như thế nào?

Về góc độ pháp lý, luật sư Nguyễn Tiến Thủy - Văn phòng luật sư Việt Lý, đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, hành vi trốn khỏi khu điều trị, khu cách ly không chỉ bị phạt hành chính mà còn có thể truy tố trách nhiệm hình sự.

Tại khoản 2, Điều 11, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 15-20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu… Như vậy, nếu cá nhân không tuân thủ cách ly COVID-19 theo các quy định trên thì có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng.

Ngoài ra, nếu trường hợp bỏ trốn khỏi khu vực cách ly y tế dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Cụ thể, nếu người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh; hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh COVID-19 đã được cách ly mà trốn khỏi nơi cách ly gây lây truyền dịch bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người; theo quy định tại Điều 240-Bộ luật hình sự 2015.

Theo đó, người nào thực hiện một trong các hành vi làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người gồm: đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người; hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người thì bị phạt tiền từ 50-200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1-5 năm.

Xử lý hình sự từ 5-10 năm khi phạm tội một trong các trường hợp sau: Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Y tế; Làm chết người.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10-12 năm: Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; Làm chết 2 người trở lên…

Ngoài ra, nếu người mắc COVID-19 sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa mà trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người; theo quy định tại Điều 295-Bộ luật hình sự 2015.


Video liên quan

Chủ đề