Trong các phép tính sau phép tính nào sử dụng thành tựu toán học của người ấn Độ cổ đại

Câu hỏi: Kể tên những đồ vật xung quanh em có ứng dụng thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại?

Trả lời:

Những đồ vật xung quanh có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại là:

+ Đồng hồ

+ Thước đo độ 360

Tìm hiểu thêm về các thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại cùng Top Tài Liệu nhé!

1. Thành tựu toán học

– Thành tựu toán học đầu tiên của cư dân Lưỡng Hà cần nói đến là phép đếm độc đáo của họ.

– Từ thời Xume, cư dân Lưỡng Hã lấy số 5 làm cơ sở của phép đếm. Việc đó bắt nguồn từ cách đếm số ngón tay của một bàn tay. Muổn đếm số lớn hơn 5 thì gọi là 5 + 1, 5 + 2. Về sau người ta lại lấy 60 làm cơ sở. Có lẽ vì 60 = 5 x 12, có thể 5 là 5 ngón tay còn 12 là 12 tháng.

– Đồng thời phép đếm thập tiến vị (lấy 10 làm cơ sơ) cũng đã được sử dụng. Cách đếm của cư dân Lưỡng Hà cổ đại còn giữ lại đến ngày nay trong cách tính độ (một vòng tròn có 360°, 1° có 60 phút, 1 phút có 60 giây) và cách tính phút giây thời gian.

– Về số học, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết cách làm 4 phép tính, họ còn biết lập các bảng cộng, trừ, nhân, chia đê giúp các nhân viên hành chính tính toán được nhanh. Họ còn biết phân số, lũy thừa, căn số bậc 2 và căn số bậc 3; đồng thời còn biết lập bảng căn số. Họ cũng đã biết giải phương trình có 3 ẩn số.

– Về hình học, xuất phát từ yêu cầu đo đạc ruộng đất, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn, nhưng khi tính diện tích và chu vi hình tròn họ chỉ mới biết số π = 3. Họ cũng đã biết tính thể tích hình chóp cụt. Ngoài ra, trước Pitago rất lâu, họ đã biết quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông.

– Ngày nay đã phát hiện được một số tác phẩm toán học chép trên 44 tấm đất sét. Có thể coi đây là một bảng tổng hợp các kiến thức toán học của cư dân Lưỡng Hà cổ đại.

2. Bài tập vận dụng

Câu 1: Trong lĩnh vực toán học, cư dân nước nào dưới đây ở phương Đông cổ đại thành thạo về số học? Vì sao?

A. Trung Quốc – vì phải tính toán xây dựng các công trình kiến trúc.

B. Ai Cập – vì phải đo đạc lại ruộng đất hằng năm do phù sa bồi đắp

C. Lưỡng Hà – vì phải đi buôn bán

D. Ấn Độ – vì cư dân phải tính thuế ruộng đất hàng năm.

Đáp án đúng: C. Lưỡng Hà – vì phải đi buôn bán

Câu 2: Người Lưỡng Hà đã phát triển hệ đếm lấy số nào làm cơ sở?

A. Số 40.

B. Số 50

C. Số 60

D. Số 70.

Đáp án đúng: C. Số 60

Câu 3: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại:

A. Người Lưỡng Hà rất giỏi về số học.

B. Hiện nay, chúng ta sử dụng hệ đếm 60 để chia một giờ thành 60 phút, một phút thành 60 giây, chia một vòng tròn thành 360 độ.

C. Biết tình diện tích hình tròn, diện tích hình tam giác.

D. Người Lưỡng Hà có nhiều phương pháp đếm khác nhau, nổi bật là hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở.

Đáp án đúng: C. Biết tình diện tích hình tròn, diện tích hình tam giác.

Câu 4: Hệ thống đếm lấy số 60 làm cơ sở là phát minh của người

A .Ai Cập cổ đại.

B. Ấn Độ cổ đại.

C. Lưỡng Hà cổ đại.

D. Trung Quốc.

Đáp án đúng: C. Lưỡng Hà cổ đại.

Câu 5: Đồ vật xung quanh có liên quan đến thành tựu toán học của người Lưỡng Hà cổ đại là

A. Thước đo độ 360

B. Tẩy

C. Bút chì

D. Com-pa

Đáp án đúng: A. Thước đo độ 360

0

Bạn chưa đăng nhập, vui lòng đăng nhập để thêm câu trả lời.

Bạn đang thắc mắc? Ghi câu hỏi của bạn và đăng ở chế độ cộng đồng (?)

Đóng góp lớn nhất của nền toán học Ấn Độ cổ đại  việc tạo ra hệ ghi số cơ số 10. Ban đầu, khoảng thế kỷ III (TCN), hệ ghi số đếm gồm 9 chữ số từ 1 đến 9 được sử dụng ở đây. ... Sau đó, người Ấn Độ bỏ đi các ký tự chỉ hàng (viết số 132  2.3.1). Tiếp sau, họ đã tìm ra số 0, ban đầu đọc  rỗng (ví dụ số 20 viết rỗng. 

mong bạn co mình 5 sao và câu trả lời hay nhất nha, mình mới dùng hôm qua thui

Câu hỏi 3 trang 43 Lịch Sử lớp 6 - Chân trời sáng tạo: Em hãy cho một ví dụ về một phép toán có sử dụng thành tựu số 0 của Ấn Độ cổ đại.

Lời giải:

- Ví dụ về phép toán có sử dụng thành tựu số 0 của Ấn Độ:

1 + 0 = 1

1 – 0 = 1

1 x 0 = 0

Giải bài tập 4 trang 19 SGK Lịch sử 10

Đề bài

Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 17, 18 để trả lời.

Lời giải chi tiết

Những đóng góp về mặt văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại:

* Lịch pháp và Thiên văn học

- Sáng tạo ra lịch, gọi là nông lịch. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.

=> Có tác dụng lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

* Chữ viết

- Các cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết. Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý, tượng thanh.

=> Đây là phát minh quan trọng giúp chúng ta hiểu phần nào về lịch sử thế giới cổ đại.

* Toán học

- Lúc đầu, cư dân phương Đông biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.

- Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi bằng 3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v...

- Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu.

- Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.

=> Những thành tựu trên là cơ sở để sau này ra đời những phát minh vĩ đại về toán học trên thế giới.

* Kiến trúc

- Để lại những di tích đồ sộ cho nhân loại sau này như: Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 - Xem ngay

Đề bài

Dựa vào thông tin và các hình ảnh ở trên, hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa theo yêu cầu của đề bài

Lời giải chi tiết

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại:

+ Chữ viết: Người Ấn Độ tạo ra chữ viết từ rất sớm. Chữ viết cổ nhất của họ khắc trên các con dấu, được phát hiện ở lưu vực sông Ấn, có từ hơn 2000 năm TCN. Vào khoảng thế kỉ II TCN, chữ Phạn (Sanskrit) ra đời dựa trên việc cải biên những chữ viết có đã có trước đó. Đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.

+ Văn học: Hai tác phẩm văn học nổi bật nhất thời có đại là Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na, có ảnh hưởng to lớn tới sự phát triển của văn học Ấn Độ và Đông Nam Á ở các giai đoạn sau này.

+ Lịch: Người Ấn Độ cổ đại đã biết làm lịch.

+ Toán học: Họ cũng là chủ nhân của 10 Ả Rập đã học tập chữ số Ấn Độ rồi truyền sang châu Âu,chữ số mà ngày nay được dùng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là chữ số 0.

+ Tôn giáo: Ấn Độ cổ đại là quê hương của các tôn giáo lớn. Ra đời sớm nhất là đạo Bà La Môn.  Những thế kỷ đầu Công nguyên, đạo Bà La Môn cải biến thành đạo Hin-đu (An Độ giáo). Khoảng thế kỉ VI TCN, Phật giáo được hình thành, người sáng lập là Xit-đac-ta Gô-ta-ma (Thích Ca Mâu Ni).

+ Kiến trúc: Công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là cột đá A-sô-ca và đại bảo tháp San-chi. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại.

Loigiaihay.com

Video liên quan

Chủ đề