Trong cấu tạo của trái đất lớp có nhiệt độ thấp nhất là lớp

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Địa lí 6 do Top lời giải biên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Trái Đất được cấu tạo bởi mấy lớp?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4 

Trả lời: 

Đáp án đúng: C. 3

Trái Đất được cấu tạo bởi 3 lớp

Giải thích:

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm 3 lớp: 

- Lớp vỏ Trái Đất dày từ 5 đến 70km, cấu tạo bởi các lớp đá rắn chắc. Càng xuống sâu, nhiệt độ càng cao nhưng cao nhất cũng chỉ tới 1000oC. 

- Lớp trung gian dày gần 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500oC đến 4700oC 

- Lớp lõi Trái Đất dày trên 3000km, cấu tạo bởi các vật chất ở trạng thái lỏng và rắn, nhiệt độ cao nhất tới 5000oC.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về Cấu tạo của vỏ trái đất dưới đây nhé!

Tài liệu tham khảo về Cấu tạo của vỏ trái đất

1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất

– Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ trái đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

– Đặc điểm:

+ Lớp vỏ Trái Đất: độ dày từ 5 đến 70 km, Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.; vật chất ở trạng thái rắn chắc; càng xuống sâu nhiệt độ càng cao; nhưng tối đa chỉ tới 1.000oC. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng, thấp bị nước bao phủ là đại dương. Vỏ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và hoạt động của con người. Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên khác như: không khí, nước, sinh vật… và là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người

+ Lớp trung gian (bao Manti): độ dày gần 3.000 km; vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng; nhiệt độ khoảng 1.500oC đến 4.700oC.

+ Lõi Trái Đất: độ dày trên 3.000 km; vật chất ở trạng thái lỏng ở bên ngoài, rắn ở bên trong; nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000oC.

Xem bảng sau: 

Vỏ Trái Đất

Lớp Manti

Lớp Nhân

 
Độ dày Từ 5km (ở đại dương) - 70km (ở lục địa). Dày 2900km. Dày khoảng 3400km
Trạng thái

- Là lớp vỏ mỏng cứng ngoài cùng.

- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: Trên cùng là tầng trầm tích không liên tục. Tầng Granit ở giữa chỉ có ở lục địa. Dưới cùng là tầng bazan.

- Vỏ Trái Đất phân làm vỏ lục địa và vỏ đại dương

- Chia thành 2 tầng:

+ Manti trên: 15 – 700 km. Trạng thái quánh dẻo.

+ Manti dưới: 700 – 2900 km. Trạng thái rắn chắc.

- Chia làm 2 tầng:

+ Nhân ngoài: sâu 2900 – 5100km, áp suất lớn 1,3 – 3,1 triệu atm, ở thể lỏng.

+ Nhân trong: từ 5100 – 6370km, áp suất 3 – 3,5 triệu atm, vật chất ở dạng rắn.

- Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe nên còn gọi là nhân Nife.

Nhiệt độ

Càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa đến 

1 000oC

1 500 đến 3700oC nhiệt độ 5000oC

2. Các địa mảng (mảng kiến tạo) 

- Các mảng kiến tạo: Mảng Âu - Á, Mảng Thái Bình Dương, Mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a, Mảng Phi, Mảng Bắc Mỹ, Mảng Nam Mỹ, Mảng Nam Cực.

- Ngoài 7 mảng lớn còn có các mảng nhỏ khác được đánh số. Việt Nam nằm ở mảng Âu - Á.

- Các địa mảng có sự di chuyển: Tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

- Các địa mảng xô vào nhau: mảng Âu - Á và mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a; mảng Thái Bình Dương và mảng Âu - Á; mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ.

- Ở đới tiếp giáp giữa các mảng sẽ hình thành các dãy núi, các vực sâu…. Kèm theo là các hiện tượng động đất và núi lửa.

Cấu tạo bên trong Trái Đất gòm 3 lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi

1. Cấu tạo bên trong Trái Đất.

 Gồm 3 lớp:

- Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 10000C).

- Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C.

- Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km): lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.

Loigiaihay.com

Cấu trúc bên trong Trái Đất tương tự như ở bên ngoài cũng bao gồm các lớp. Các lớp này được xác định dựa trên các đặc điểm hóa học hoặc lưu biến của chúng.

Trong cấu tạo của trái đất lớp có nhiệt độ thấp nhất là lớp

Bản đồ sóng địa chấn truyền đi bên trong Trái Đất.

Tính phân lớp của Trái Đất được xác định gián tiếp thông quan cách tính thời gian sóng động đất truyền đi khúc xạ và phản xạ bên trong Trái Đất. Lõi ngoài không cho sóng ngang truyền qua, trong khi đó vận tốc sóng truyền đi là khác nhau trong các lớp khác. Sự biến đổi về vận tốc sóng địa chấn giữa các lớp khác là so sự khúc xạ tuân theo định luật Snell. Sự phản xạ được gây ra bởi sự tăng vận tốc sóng địa chấn và tương tự với sự phản xạ của ánh sáng khi gặp gương.

LõiSửa đổi

Lõi Trái Đất hay còn gọi là Nhân Trái Đất. Theo đặc điểm vật lý dựa trên đặc điểm sóng truyền qua người ta chia lõi thành 2 lớp có đặc điểm ứng xừ sóng khác nhau. Lớp bên ngoài hay còn gọi là nhân ngoài được cho là ở thể lỏng; còn lớp bên trong hay nhân trong được cho là ở thể rắn có mật độ (tỷ trọng) cao nhất trong các lớp của Trái Đất. Sự tồn tại của lõi trong có thể phân biệt với lõi ngoài được nhà địa chấn học Inge Lehmann phát hiện vào năm 1936 [2], vì nó không có khả năng truyền sóng cắt đàn hồi; chỉ có sóng nén được quan sát là truyền qua nó [3].Chưa có nhiều thông tin về lõi trong cùng .

Mật độ trung bình của Trái Đất khoảng 5.515kg/m³. Trong khi mật độ trung bình của vật liệu trên bề mặt vào khoảng 3.000kg/m³, do vậy các vật liệu nằm sâu hơn bên trong có mật độ lớn hơn. Các đo đạc địa chấn cho thấy tỷ trọng của nhân ngoài từ 9.900 đến 12.200kg/m³ và nhân trong khoảng 12.600–13.000kg/m³.[4]

Nhân ngoài nằm ở độ sâu khoảng 2.900km phía dưới bề mặt Trái Đất và dày khoảng 2.260km[5]. Nhiệt độ của lõi ngoài Trái Đất nằm trong khoảng từ 4.400°C ở phần trên tới 6.100°C ở phần dưới. Lớp chất lỏng và nóng bao gồm sắt và niken này của lớp lõi ngoài có tính dẫn điện, kết hợp với sự tự quay của Trái Đất, sinh ra hiệu ứng dynamo (xem thuyết Geodynamo), duy trì các dòng điện và như thế được coi là gây ra ảnh hưởng tới từ trường của Trái Đất[6]. Nó chiếm khoảng 30,8% khối lượng Trái Đất[7].

Lõi trong của Trái Đất là phần trong cùng nhất của Trái Đất là một quả cầu chủ yếu ở dạng rắn có bán kính khoảng 1.220km, chỉ bằng 70% bán kính của Mặt Trăng. Nó được cho là chứa hợp kim sắt-niken (hay còn gọi là nhân Nife), và nhiệt độ của nó tương đương nhiệt độ bề mặt của Mặt Trời.[8]

Theo ước tính lõi trong cùng bắt đầu từ độ sâu 5.800km từ mặt đất kéo dài xuống tận tâm trái đất.Vật chất ở trong lớp nhân trong cùng có trạng thái tồn tại ở trạng thái khác so với lớp nhân . Cấu tạo chủ yếu là sắt .

MantiSửa đổi

Lớp phủ hay manti của Trái Đất về mặt hóa học chia ra thành các lớp. Lớp phủ là lớp có độ nhớt cao nhất nằm phía dưới lớp vỏ và phía trên lõi ngoài. Lớp phủ của Trái Đất là lớp vỏ đá dày khoảng 2.900km[9] chiếm khoảng gần 70% thể tích Trái Đất. Nó chủ yếu là dạng rắn và nằm trên một lõi giàu sắt của Trái Đất, chiếm khoảng gần 30% thể tích Trái Đất. Các giai đoạn nóng chảy và núi lửa trong quá khứ tại các điểm nông hơn của lớp phủ đã tạo ra một lớp vỏ rất mỏng chứa các sản phẩm nóng chảy đã kết tinh gần bề mặt, mà trên đó diễn ra mọi dạng sự sống[6]. Các loại khí thoát ra trong quá trình nóng chảy của lớp phủ Trái Đất có ảnh hưởng lớn tới thành phần và độ phổ biến của các chất khí có trong khí quyển Trái Đất.

Bề dày của lớp vỏ Trái Đất (km)

VỏSửa đổi

Lớp vỏ Trái Đất là lớp nằm ngoài cùng của Trái Đất, ở dạng rắn. Các thành phần đá của lớp vỏ Trái Đất gần như tất cả là các oxide. Các thành phần như clo, lưu huỳnh và fluor là các ngoại lệ quan trọng duy nhất đối với thành phần này và tổng khối lượng của chúng trong bất kỳ loại đá nào thông thường đều nhỏ hơn 1%. F. W. Clarke đã tính toán rằng gần 47% khối lượng lớp vỏ Trái Đất là oxy. Nguyên tố này có mặt trong các oxide, chủ yếu là của silic, nhôm, sắt, calci, magiê, kali và natri. Silic là thành phần quan trọng chính của lớp vỏ, có mặt trong các khoáng vật silicat, là khoáng vật phổ biến nhất trong các loại đá mácma và đá biến chất, khi vỡ vụn thì thành cát.

Lớp vỏ được chia thành hai kiểu theo phạm vi phân bố và đặc điểm hóa lý của nó là vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ đại dương dày 5km đến 10km, và được cấu tạo chủ yếu là basalt, diabase, và gabbro. Vỏ lục địa dày từ 30km đến 50km và được cấu tạo bởi các đá có tỷ trọng nhẹ hơn so với vỏ đại dương như granite.

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ T. H. Jordan, "Structural Geology of the Earth's Interior", Proceedings of the National Academy of Science, 1979, Sept., 76(9): 4192–4200.
  2. ^ Edmond A. Mathez biên tập (2000). EARTH: INSIDE AND OUT. Viện Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ.
  3. ^ William J. Cromie (ngày 15 tháng 8 năm 1996). “Putting a New Spin on Earth's Core”. Harvard Gazette. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2007.
  4. ^ Hazlett, James S. Monroe; Reed Wicander; Richard (2006). Physical geology: exploring the earth; [the wrath of Hurricane Katrina; Could you survive a Tsunami?; catastrophic earthquakes; global warming] (ấn bản 6.). Belmont: Thomson. tr.346. ISBN9780495011484.
  5. ^ Structure of the Earth
  6. ^ a b “The structure of the Earth”. Moorland School. 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2008.
  7. ^ Earth's Interior
  8. ^ E. R. Engdahl (1974). “Differential PkiKP travel times and the radius of the core”. Geophys. J. R. Astr. Soc. 39: 457–463. Đã bỏ qua tham số không rõ |coauthors= (gợi ý |author=) (trợ giúp)
  9. ^ Alden, Andrew (2007). “Six Things to Know About the Earth's Mantle”. About.com. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2008.

Xem thêmSửa đổi

  • Thuyết Geodynamo

Tài liệuSửa đổi

  • Herndon, J. Marvin (1994) Planetary and Protostellar Nuclear Fission: Implications for Planetary Change, Stellar Ignition and Dark Matter Proceedings: Mathematical and Physical Sciences, Vol. 445, No. 1924 (9 tháng 5 năm 1994), pp.453–461
  • Herndon, J. Marvin (1996) Substructure of the inner core of the Earth Vol. 93, Issue 2, 646-648, 23 tháng 1 năm 1996, PNAS
  • Hollenbach, D. F.,dagger and J. M. HerndonDagger (2001) Deep-Earth reactor: Nuclear fission, helium, and the geomagnetic field Published online before print 18 tháng 9 năm 2001, 10.1073/pnas.201393998, 25 tháng 9 năm 2001, vol. 98, no. 20, PNAS
  • Lehmann, I. (1936) Inner Earth, Bur. Cent. Seismol. Int. 14, 3-31
  • Schneider, David (Oct 1996) A Spinning Crystal Ball, Scientific American
  • Wegener, Alfred (1915) "The Origin of Continents and Oceans"

Liên kết ngoàiSửa đổi