Trong cơ thể người, các tế bào thần kinh và các tế bào cơ khác nhau chủ yếu vì chúng

Có khoảng trên 20 loại ung thư có tính chất di truyền đã được công bố, tuy nhiên hiện nay chúng ta mới đang tập trung chủ yếu vào các loại ung thư có tính di truyền mạnh mẽ như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến giáp thể tủy…

Ung thư là kết quả quá trình tích lũy đột biến trên nhiều gen. Phần lớn các đột biến này xảy ra do cơ thể chúng ta tiếp xúc với các tác nhân sinh ung thư từ môi trường bên ngoài, phần còn lại do di truyền từ thế hệ trước. Khi sự đột biến xảy ra ở gen sinh ung thư, gen ức chế khối u hoặc cả hai sẽ gây rối loạn về cấu trúc và chức năng của tế bào. Chúng tăng sinh, phát triển không có sự kiểm soát, dần dần sẽ hình thành khối u.

Trong cơ thể người, các tế bào thần kinh và các tế bào cơ khác nhau chủ yếu vì chúng

TS.BS Vũ Hữu Khiêm – Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội cho biết, mặc dù ung thư là căn bệnh phổ biến, nhưng chỉ có khoảng 5-10% trong số đó là di truyền. Các đột biến di truyền (còn gọi là đột biến dòng mầm, đột biến germline) thường phát sinh từ tế bào tinh trùng hoặc trứng (tế bào mầm). Sau khi biệt hóa và phân chia, đột biến này tồn tại trong mọi tế bào, cơ quan của cơ thể và đồng thời có khả năng di truyền cho thế hệ sau với xác suất khoảng 50%.

Đột biến mắc phải chỉ xảy ra ở một tế bào nhất định nào đó sau phơi nhiễm (ví dụ tế bào biểu mô của phổi ở người hút thuốc lá), gây bệnh tại cơ quan đó và không có tính chất di truyền.

Các nhà nghiên cứu phát hiện có khoảng trên 20 loại ung thư có tính di truyền trong gia đình như ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đầu và cổ, u nguyên bào thần kinh đệm, ung thư phổi – màng phổi, ung thư nội mạc tử cung, bệnh bạch cầu cấp dòng tủy…

Các đột biến gen có thể di truyền theo một số cách khác nhau. Mỗi người có 2 bản sao của mỗi gen, một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ; đồng thời mỗi bản sao gen truyền cho con cái với xác suất 50%.

Trong cơ thể người, các tế bào thần kinh và các tế bào cơ khác nhau chủ yếu vì chúng

Đối với di truyền gen trội, có thể chỉ cần nhận một bản sao gen đột biến là đã tăng nguy cơ phát triển ung thư. Ví dụ các đột biến gen gây hội chứng Lynch làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng không polyp, đột biến gen APC gây bệnh đa polyp đại trực tràng gia đình… phần lớn là các đột biến gen trội. Còn đối với đột biến gen lặn, cần có cả hai bản sao đột biến mới gây bệnh, ví dụ gen BRCA1/2 trong ung thư vú, buồng trứng ở nữ; ung thư tụy, tuyến tiền liệt ở nam.

Trong hơn 20 bệnh ung thư khởi phát từ các đột biến di truyền, một số các loại ung thư có nguy cơ di truyền cao là ung thư buồng trứng, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư vú…

TS.BS Vũ Hữu Khiêm cho biết, khoảng 5% bệnh nhân ung thư đại trực tràng có yếu tố di truyền về gen với hai hội chứng hay gặp là hội chứng Lynch và hội chứng đa polyp đại trực tràng gia đình. Còn với phụ nữ, ung thư vú là bệnh có khuynh hướng di truyền rõ ràng. Các bà mẹ bị ung thư vú thì con gái cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp 2-3 lần so với trường hợp khác. Thậm chí, rủi ro khởi phát ung thư vú ở con gái còn tăng cao hơn nhiều trong trường hợp mẹ mắc bệnh trước tuổi mãn kinh.

Trong cơ thể người, các tế bào thần kinh và các tế bào cơ khác nhau chủ yếu vì chúng

Ung thư vú có thể gặp ở bệnh nhân trẻ tuổi do di truyền từ mẹ

Khả năng di truyền của các loại ung thư không giống nhau. Tùy từng loại ung thư mà thời gian phát bệnh cũng khác nhau, có thể trẻ hoặc trung niên, cao tuổi.

“Mỗi cha hoặc mẹ mang đột biến gen gây bệnh sẽ truyền cho con cái của họ đột biến này với xác suất 50%. Tuy nhiên không thể khẳng định những người con này sẽ chắc chắn phát sinh ung thư. Bạn có nguy cơ cao mắc ung thư không, loại ung thư gì, tỷ lệ là bao nhiêu nên tầm soát theo dõi như thế nào, hãy để các chuyên gia ung thư di truyền tư vấn chi tiết qua thăm khám, hỏi bệnh và thực hiện các xét nghiệm gen di truyền”, TS.BS Vũ Hữu Khiêm chia sẻ thêm.

Hiện nay, ung thư đang có xu hướng trẻ hóa. Những người trẻ tuổi phát hiện mắc ung thư ngày càng nhiều. Đây là những đối tượng nên tầm soát xem bệnh ung thư của họ có phải do đột biến gen di truyền hay không. Bởi theo công bố, các đột biến ung thư di truyền này không chỉ làm tăng tỷ lệ mắc ung thư mà còn làm cho ung thư phát sinh từ rất sớm.

Trong cơ thể người, các tế bào thần kinh và các tế bào cơ khác nhau chủ yếu vì chúng

Chụp nhũ ảnh 3D với công nghệ nén vú tự động, giảm các triệu chứng đau cho bệnh nhân, phát hiện sớm ung thư vú

Những người có thể thực hiện xét nghiệm gen để phát hiện có mang gen ung thư di truyền theo American Cancer Society (Mỹ) bao gồm:

  • Bạn có một số người thân trực hệ một (mẹ, cha, chị em, anh em, con cái) bị ung thư.
  • Nhiều người thân của một bên gia đình bạn đã mắc cùng một loại ung thư.
  • Một nhóm bệnh ung thư trong gia đình của bạn có liên quan đến một đột biến gen đơn lẻ (chẳng hạn như ung thư vú, buồng trứng, đại trực tràng và tuyến tụy).
  • Một thành viên trong gia đình mắc hơn một loại ung thư.
  • Các thành viên trong gia đình bị ung thư ở độ tuổi trẻ hơn bình thường đối với loại ung thư đó.
  • Họ hàng gần bị ung thư có liên quan đến hội chứng ung thư di truyền.
  • Một thành viên trong gia đình mắc bệnh ung thư hiếm gặp, chẳng hạn như ung thư vú ở nam giới hoặc u nguyên bào võng mạc (một loại ung thư mắt), ung thư ở cả hai bên cơ quan theo cặp (ung thư vú cả hai bên…)
  • Sắc tộc (ví dụ, tổ tiên Do Thái Ashkenazi có liên quan đến ung thư buồng trứng và ung thư vú).
  • Một hoặc nhiều thành viên trong gia đình đã làm xét nghiệm di truyền phát hiện đột biến.

Như vậy, những gia đình có tiền sử mắc các bệnh ung thư di truyền như ung thư vú, ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng… được khuyến khích chủ động tầm soát bệnh ung thư sớm. Các bệnh ung thư phát hiện giai đoạn đầu có khả năng điều trị hiệu quả hơn hoặc chữa khỏi hoàn toàn.

Trong cơ thể người, các tế bào thần kinh và các tế bào cơ khác nhau chủ yếu vì chúng

Tầm soát ung thư dạ dày bằng phương pháp nội soi không đau tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Đối với tầm soát ung thư, nếu gia đình thuộc thế hệ một (ba, mẹ, anh, chị, em) mắc ung thư, nhất là ung thư tiêu hóa, trực tràng ở độ tuổi trẻ (dưới 40-50) thì tất cả những người thân trong gia đình được khuyến cáo nội soi tầm soát ung thư đường tiêu hóa hàng năm. Tùy thuộc vào tiền sử phả hệ, loại đột biến ung thư mắc phải mà các thành viên trong gia đình sẽ được tư vấn chi tiết về thời điểm bắt đầu sàng lọc, tần suất cũng như phương pháp tầm soát phù hợp.

“Điều quan trọng là luôn bình tĩnh, lạc quan, hiểu về các nguy cơ mắc bệnh của bản thân, quan tâm chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng và tập thể dục điều độ. Nếu đã phát hiện hoặc nghi ngờ bản thân/gia đình mang gen di truyền ung thư thì nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kế hoạch theo dõi điều trị dự phòng ung thư hiệu quả”, TS.BS Vũ Hữu Khiêm nhấn mạnh.

U nguyên bào thần kinh là loại khối u đặc ác tính ngoài sọ, chiếm khoảng 8-10% trong tổng số các ung thư trẻ em, với tần suất mắc bệnh là 10,3/1 triệu trẻ em. Tuổi thường gặp dưới 10 tuổi, trong đó 50% dưới 2 tuổi.


U nguyên bào thần kinh là do sự phát triển bất thường của các tế bào thần kinh chưa trưởng thành và thường hình thành ở tuyến thượng thận được gọi là nguyên bào thần kinh. Tuy nhiên khối u cũng có thể phát triển ở cổ, ngực, lưng, xương chậu và tuỷ sống. Khi bào thai phát triển, hầu hết các tế bào thần kinh phát triển và cuối cùng trở thành các tế bào thần kinh trưởng thành trước khi sinh hoặc trong vài tháng đầu sau sinh. Tuy nhiên một số trường hợp, các nguyên bào thần kinh không phát triển chính xác. Thay vì trở thành các tế bào thần kinh trưởng thành, chúng tiếp tục phát triển và phân chia. Trong một số trường hợp, những nguyên bào thần kinh bất thường này đơn giản là chết đi, tuy nhiên trong một số trường hợp hiếm hoi, chúng phát triển thành khối u hoặc u nguyên bào thần kinh.

Trong cơ thể người, các tế bào thần kinh và các tế bào cơ khác nhau chủ yếu vì chúng

Hình 1: Hình ảnh U nguyên bào thần kinh (Nguồn: Internet)

Chính vì u nguyên bào thần kinh bắt đầu với sự phát triển bất thường của các nguyên bào thần kinh của thai nhi nên nó là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em dưới 1 tuổi. Khi trẻ lớn lên từ thời thơ ấu, những nguyên bào thần kinh bất thường này sẽ ít có khả năng phát triển bình thường hoặc chết đi và nhiều khả năng biến thành u nguyên bào thần kinh.

Trong cơ thể người, các tế bào thần kinh và các tế bào cơ khác nhau chủ yếu vì chúng

Hình 2: Hình ảnh trẻ bị u nguyên bào thần kinh (Nguồn: Internet)

Nguyên nhân phổ biến 

Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác của việc tại sao một số nguyên bào thần kinh phát triển bình thường, còn những nguyên bào khác thì không. Các nghiên cứu đang bắt đầu chỉ ra mối quan hệ giữa sự phát triển của u nguyên vào thần kinh và những thay đối bất thường với DNA trong nguyên bào thần kinh. Những đột biến DNA này làm cho các tế bào u nguyên vào thần kinh có cấu trúc nhiễm sắc thể bất thường (quá nhiều hoặc quá ít nhiễm sắc thể). Cấu trúc nhiễm sắc thể bất thường có thể làm cho các nguyên bào thần kinh phát triển thành u nguyên bào thần kinh và nó cũng có thể ảnh hướng đến tốc độ tăng trưởng và phát triển của các u nguyên bào thần kinh. Trong một số trường hợp hiếm hoi, DNA bất thường này được di truyền từ cha mẹ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp đó là kết quả của những thay đổi gen ngẫu nhiên xảy ra tại một số thời điểm trong quá trình phát triển của trẻ.

Các yếu tố liên quan đến u nguyên bào thần kinh

Yếu tố di truyền

Thông thường khi trẻ sơ sinh lớn lên, các tế bào thần kinh của chúng tiếp tục phát triển và trưởng thành, các gen chịu trách nhiệm kiểm soát sự phát triển của tế bào và giết chết tế bào khi chúng kết thúc vòng đời bình thường. Đôi khi đột biến có thể xảy ra trong gen, khiến tế bào phân chia và phát triển nhanh chóng đồng thời làm tắt gen ngăn chặn khối u một cách tự nhiên. Điều đócó nghĩa là các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát và không có cách nào để chúng ngừng phát triển. Các nhà nghiên cứu đã có thể xác định một số gen đóng vai trò trong sự phát triển của u nguyên bào thần kinh:

Gen ALK: Những thay đổi đối với gen ALK có thể chiếm khoảng 15% các trường hợp u nguyên bào thần kinh.

 Các nhà nghiên cứu tin rằng gen ALK đóng một vai trò trong sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào thần kinh. Người ta cho rằng gen này được truyền qua các gia đình.

Gen PHOX2B: Loại gen này có vai trò giúp các tế bào thần kinh chưa trưởng thành phát triển thành các tế bào thần kinh trưởng thành khỏe mạnh. Các đột biến trong gen PHOX2B được cho là nguyên nhân di truyền phổ biến (di truyền qua các gia đình) của bệnh u nguyên bào thần kinh.

Gen ung thư MYCN: Đôi khi các tế bào u nguyên bào thần kinh mang thêm các bản sao của gen ung thư MYCN. Mang thêm các bản sao của gen thường được gọi là gen khuếch đại. Đột biến di truyền này đôi khi là một dấu hiệu cho thấy khối u sẽ phát triển nhanh hơn, điều này có thể gây khó khăn hơn cho việc điều trị. Gen gây ung thư MYCN được cho là chiếm tới 25% các trường hợp có nguy cơ cao.

Gen ATRX: Đột biến gen ATRX có nhiều khả năng xuất hiện ở trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh u nguyên bào thần kinh khi lớn hơn. Nghiên cứu cho thấy những loại khối u này phát triển chậm hơn, mặc dù chúng có thể khó điều trị hơn.

Gen NTRK1: Các khối u có gen NTRK1 có xu hướng xuất hiện ở trẻ nhỏ hơn và có giai đoạn ung thư thấp hơn. Nghiên cứu cho thấy các khối u NTRK1 có xu hướng có triển vọng điều trị tốt hơn và tiên lượng tốt hơn.

Yếu tố nguy cơ của u nguyên bào thần kinh

          Các nhà nghiên cứu cũng tìm hiểu những yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triền ung thư của các bệnh nhân nhi. Một số loại ung thư ở người lớn có thể liên quan đến các lựa chọn lối sống, chẳng hạn như hút thuốc hoặc các yếu tố môi trường. Tuy nhiên, không có yếu tố nguy cơ nào biết được liên quan đến lối sống hoặc môi trường đối với hầu hết các dạng ung thư ở trẻ em, bao gồm cả nguyên bào thần kinh. Các yếu tố nguy cơ đã biết với u nguyên bào thần kinh nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn và bao gồm:

Tuổi tác: U nguyên bào thần kinh thường được gặp ở trẻ nhỏ và trẻ sở sinh. Hầu hết các trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và hiếm gặp ở trẻ hơn 10 tuổi

Tiền sử gia đình: Trong hầu hết các trường hợp u nguyên bào thần kinh không phải là một tình trạng di truyền, có nghĩa là nó thường không di truyền trong gia đình. Khoảng 1-2% các trường hợp có yếu tố gia đình và thường gặp ở nhiều hơn một thành viên trong gia đình.

Tiển sử dị tật bẩm sinh: trẻ em và trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh không nhiễm sắc thể, chẳng hạn như bệnh tim bẩm sinh và dị tật hệ thần kinh, có thể có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư ở trẻ em. Nghiên cứu cho thấy số lượng các dị vật bẩm sinh lớn được chẩn đoán có liên quan trực tiếp đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở trẻ em.

Với trẻ mắc u nguyên bào thần kinh nguy cơ thấp, tỉ lệ sống thêm bệnh không tiến triển trong 2 năm là 90% và sống thêm toàn bộ là 95%. Tuy nhiên, có tới 2/3 số trẻ mắc u nguyên bào thần kinh được chẩn đoán sau khi đã có di căn hạch hoặc di căn tới các phần khác của cơ thể. Chính vì vậy, hiểu biết cơ bản về u nguyên bào thần kinh thực sự là cần thiết với mỗi bậc cha mẹ.

Trong cơ thể người, các tế bào thần kinh và các tế bào cơ khác nhau chủ yếu vì chúng

Hình 3: Bệnh nhân nhi đang điều trị xạ trị dưới gây mê tại khoa

Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã phối hợp với Khoa Nhi và Trung tâm Ung thư, Bệnh viện Nhi Trung ương và xạ trị bổ trợ dưới gây mê cho nhiều bệnh nhận nhi bị u nguyên bào thần kinh sau hóa trị và phẫu thuật đạt kết quả khả quan.

Bệnh nhân có nhu cầu tư vấn về xạ trị chất lượng cao xin liên hệ theo địa chỉ:

Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội. 

Điện thoại: 024.62784163.

Website: http://benhvien108.vn/gioi-thieu-khoa-xa-tri-xa-phau.htm

Fan page: https://www.facebook.com/xatri108.

Người viết bài: Thạc sỹ, BS Nguyễn Thị Hà, Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, Bệnh viện Trung ương quân đội 108.

Nguồn: https://www.verywellhealth.com/neuroblastoma-causes-and-risk-factors-5198793