Trong giáo dục sức khỏe về bệnh bạch hầu cần lưu ý

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), theo dõi đầy đủ, đúng lịch.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

T3G/BV QUẬN TÂN PHÚ

* Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế                                                  

Cập nhật lúc: 02/12/2019

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch.

Trong giáo dục sức khỏe về bệnh bạch hầu cần lưu ý

Ảnh: Minh họa nguồn internet

Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có các giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường họp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Bệnh có thể lây truyền truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da. Sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, bệnh nhân có thể gây lây nhiễm cho người khác.

Bệnh bạch hầu thường gặp với những triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất để phát hiện bệnh.

Bệnh nhân có thể có dấu hiệu khó thở, khó nuốt. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày. Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu sưng to cổ, khàn tiếng, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt.

Người mắc bệnh bạch hầu khi không được phát hiện và điều trị kịp thời để sẽ dẫn đến viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim. Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.

Các triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là gây viêm họng. Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng do các lớp tế bào bị viêm tạo ra lớp màng bám vào trong vòm họng. Nếu không điều trị, màng bám sẽ lan ra lấp đường hô hấp gây ngạt thở cho người bệnh. Không giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch cầu gây ra viêm họng, nóng, sốt và nguy hiểm là do độc tố của vi khuẩn. Độc tố đó sẽ theo máu và tác động lên các cơ quan chính của cơ thể, có thể gây ra viêm tim, viêm thận hoặc tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.

Vi khuẩn bạch hầu sẽ tạo lớp màng giả màu trắng do các lớp tế bào bị viêm tạo ra lớp màng bám vào trong vòm họng

Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vắc xin phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không tiêm vắc xin phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp. Hiện bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa được tiêm phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Sở Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

* Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/viêm màng não mũ do vi khuẩn Hib (DPT - VGB - Hib/vắc xin ComBe Five, SII) hoặc vắc xin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván (DTP), hoặc vắc xin uống ván - bạch hầu (TD) đầy đủ, đúng lịch.

* Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

* Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

* Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

* Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc ComBe Five, SII trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng:

Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi.

Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng.

Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng.

Mũi Thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.

Mới đây, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 17/2019/TT-BYT về việc hướng dẫn giám sát đối với 9 loại bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có căn bệnh bạch hầu.

Đối với bệnh bạch hầu, sau khi phát hiện bệnh, để ngừa các triệu chứng độc tố của vi khuẩn thì người bệnh sẽ được tiêm kháng độc tố bạch hầu (Serum Anti Diphtheriae- SAD) để trung hòa độc tố của vi khuẩn, ngăn ngừa độc tố tác động lên tim, thận và các hệ thần kinh khác. Sau đó người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh như Penicilin, Ampicilin, Erythromycin, Rifampycin, Clindamycin, Cephalosporin…Nhưng Penicilin thường được dùng nhất.

Khi người dân bị viêm họng nên đi gặp bác sĩ để có cách điều trì phù hợp. Nếu khi khám phát hiện thấy màng giả màu trắng ở vòm họng người bệnh nên tiêm kháng độc tố điều trị để ngăn ngừa biến chứng.

Đối với huyện Ea H’Leo các cơ quan, ban ngành đoàn thể huyện cần chỉ đạo các hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe trên các phương tiện thông tin đại chúng về nguy cơ mắc bệnh bạch hầu; Chủ động truyền thông và hướng dẫn cộng đồng nhận biết bệnh Bạch hầu và biết biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là đưa trẻ đi tiêm vắc xin đầy đủ theo lịch tiêm chủng mở rộng quốc gia. Đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết của tiêm chủng DPT mũi 4; lưu ý phụ huynh không nên vì chờ vắc xin dịch vụ mà trì hoãn tiêm chủng DPT cho trẻ; Tích cực truyền thông tiêm chủng và phòng bệnh Bạch hầu trong tất cả các buổi tiêm chủng hàng tháng tại 12 Trạm y tế xã, thị trấn; Tổ chức truyền thông, tuyên truyền đến từng hộ gia đình về các biện pháp vệ sinh cá nhân, thường xuyên lau rửa sàn nhà, vật dụng bằng các hóa chất diệt khuẩn thông thường, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu, người dân phải nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Phải được cách ly và điều trị. Trường hợp tại ổ dịch bạch hầu, người dân cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.

Nguồn: Tuyết Mai – Phòng VH&TT

Bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây theo đường hô hấp, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây nên. Đặc điểm lâm sàng của bệnh là tổn thương chủ yếu ở vùng mũi, họng, thanh quản... với những màng giả kèm theo những biểu hiện nhiễm độc nặng (thường là nhiễm độc thần kinh và viêm cơ tim) do ngoại độc tố.

Mầm bệnh

C.diphtheriae (còn có tên gọi là trực khuẩn Klebs - Loeffler) là trực khuẩn hình que, không vỏ, không sinh nha bào, hai đầu tròn, ái khí, thường xếp với nhau thành từng đám, bắt màu gram (+).

C.diphtheriae có thể sống được khá lâu ở nhiệt độ phòng. Trong điều kiện khí hậu khô, hanh, lạnh... vi khuẩn chịu đựng khá hơn. Chết ở 500 C/6 phút, 650 C/2 phút.

Ngoại độc tố bạch hầu là yếu tố gây bệnh chủ yếu. Lượng độc tố có liên quan đến các típ sinh học.

Nguồn bệnh

Duy nhất là người (bệnh nhân và người mang khuẩn). Bệnh nhân có thể lây cuối thời kỳ nung bệnh. Người mang khuẩn có thể là người mang khuẩn không triệu chứng (chiếm 10 -50% trong vụ dịch) hoặc mang khuẩn sau khi bị bệnh (có thể kéo dài 2 - 3 tuần đến hàng tháng, có trường hợp đến 64 tuần).

Đường lây

Lây chủ yếu qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp (ho, hắt hơi, nói chuyện...)

Ngoài ra, có thể lây gián tiếp qua đồ dùng, quần áo, thức ăn...bị ô nhiễm mầm bệnh (trong đó sữa tươi rất đáng chú ý)

Sức thụ bệnh, miễn dịch

Trẻ sơ sinh trước tháng thứ 6: thường có miễn dịch thụ động từ mẹ truyền cho nên không mắc bệnh. - Tuổi dễ mắc bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi. Chỉ số nhiễm bệnh khoảng 15 - 20% ở trẻ chưa có miễn dịch.

Miễn dịch sau khi khỏi bệnh không phải lúc nào cũng bền vững (tỷ lệ tái phát bệnh khoảng 2 - 5%). Miễn dịch sau tiêm giải độc tố thường kéo dài và giảm dần, do vậy ở người lớn nếu không tiêm chủng nhắc lại vẫn có thể bị bệnh.

LÂM SÀNG

Bạch hầu họng

Là thể bệnh hay gặp nhất (chiếm 40 - 70% số ttrường hợp)

Nung bệnh: thường 2 - 5 ngày, có thể đến 10 ngày.

Toàn thân: thường sốt nhẹ 3705 - 380C nhưng trẻ quấy khóc, mệt nhiều, da xanh, mạch nhanh, kém ăn, bỏ bú...Số lượng bạch cầu ở máu ngoại vi tăng nhẹ.

Họng: viêm đỏ, hơi đau khi nuốt, hai bên có phù nề làm cổ bạnh ra, hạch cố hơi đau. Khám họng thấy có màng giả trên bề mặt amydal. Màng giả màu trắng hay xám, ánh vàng, nhẵn bóng, nổi gờ và bám chắc trên mặt amydal, hơi rắn, rất khó cậy ra, nếu cậy ra thì thường chảy máu. Màng giả không bị tan ra khi cho vào nước.

Chú ý: 

Khi màng giả chỉ khu trú ở amydal là bạch hầu họng thể khu trú

Khi màng giả lan ra ngoài amydal (cột trước, cột sau, vòm họng, thành sau họng, lưỡi gà) đó là bạch hầu họng thể lan rộng.

Bạch hầu thanh quản

(Gặp ở 20 - 30% số trường hợp)

Đa số là thứ phát sau bạch hầu họng (màng giả từ họng lan xuống), hiếm thấy bạch hầu thanh quản tiên phát. Bạch hầu thanh quản thường diễn biễn qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn khàn tiếng: trẻ khàn tiếng, có tiếng ho “ông ổng”, sốt nhẹ và biểu hiện nhiễm độc toàn thân.

Giai đoạn khó thở: thở khò khè, hít vào có tiếng rít, co kéo các cơ hô hấp, co rút trên và dưới ức. Khó thở được chia ra:

Độ I     :           khó thở từng cơn, tăng lên khi khám hoặc kích thích.

Độ II  :             khó thở liên tục, vật vã, bứt rứt nhưng còn tỉnh.

Độ III :             thở nhanh nông, tím tái, lơ mơ và hôn mê.

Giai đoạn ngạt thở và chết vì chít hẹp thanh quản.

Bạch hầu mũi  (Gặp ở 4 - 10%)

Thường gặp ở trẻ nhỏ

Tại mũi: có chảy dịch (dịch trong hoặc dịch lẫn máu hoặc dịch máu và mủ), thường ở một bên mũi. Ngoài miệng lỗ mũi có loét và vết nứt, bên trong lỗ mũi có màng giả.

Bạch hầu ác tính (hay tối độc)

Thể bệnh này thường gặp do bạch hầu họng gây ra. Trẻ có biểu hiên nhiễm độc nặng, diễn biến rất nhanh.

Toàn thân: sốt sao, mạch nhanh, huyết áp giảm, trụy tim mạch, da xanh tái, mệt lả, gan to, nôn, chảy máu cam, xuất huyết dưới da hoặc nôn ra máu, đái ra máu...

Tại chỗ: giả mạc lan rộng ra vòm họng và xuống thanh quản kèm theo xuất huyết, hoại tử xung quanh. Hạch cổ sưng to, dính thành khối, vùng cổ sưng nề, bạnh ra (phù nề có thể lan đến xương đòn, thậm chí xuống ngực). Hơi thở rất hôi.

Trẻ thường tử vong sau 24 - 48 giờ hoặc lâu nhất trong 1 tuần do các biến chứng

Bạch hầu ở các nơi khác

Bạch hầu da, Bạch hầu ở kết mạc, niêm mạc sinh dục - tiết niệu, ở hậu môn, ống tai... nhưng rất hiếm.

Biến chứng

Viêm cơ tim

Đây là biến chứng hay gặp nhất, nhưng chỉ có 10% là có triệu chứng rõ ràng. Viêm cơ tim có thể xuất hiện sớm ở những ngày đầu của bệnh, nhưng có thể muộn ở tuần 3-5 của bệnh (khi đã bệnh đã ở giai đoạn hồi phục), thông thường hay gặp ở ngày 6-14.

Viêm dây thần kinh ngoại biên

Sớm (tuần 1- 2 của bệnh): liệt các dây thần kinh sọ (dây III, IV, VI, VII, IX, X...) gây liệt màn khẩu cái, liệt cơ mắt, liệt khả năng điều tiết với ánh sáng...

Muộn (tuần 4 - 6): viêm đa dây thần kinh gây liệt mềm các chi, liệt cơ hoành, cơ liên sườn dẫn đến suy hô hấp...

Biến chứng khác

Thận: Protein niệu, có trụ hình, hồng cầu trong nước tiểu...

Bội nhiễm phổi

Xuất huyểt do giảm tiểu cầu...

CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định

Lâm sàng

Triệu chứng nhiễm độc nặng, sốt nhẹ,

Màng giả màu trắng xám ánh vàng bám chặt vào biểu mô khó bóc, nếu bóc ra sẽ chảy máu

Xét nghiệm:

Bạch cầu tăng

Tìm vi khuẩn gây bệnh bằng nhuộm-soi và nuôi cấy. Lấy nước canh trùng tiêm dưới da cho chuột, chuột chết sau 2-4 ngày. Nếu tiêm trong da chuột, tại chỗ tiêm sẽ hoại tử.

Dịch tễ:

Bệnh thường gặp ở trẻ em, trong cùngnhà trẻ, mẫu giáo, lớp học...

3.2. Chẩn đoán phân biệt

Viêm họng do tụ cầu, liên cầu : Amydal có thể phủ một màng mủ trắng, nhưng mủn, dễ bóc, bóc không chảy máu.

Viêm họng Vincent : có loét, hoại tử một bên amydal...

Ngoài ra cần chẩn đoán phân biệt với bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, bệnh giang mai, viêm họng do nấm Candida... hoặc dị vật thanh quản, áp xe thành sau họng, viêm thanh quản co thắt...

ĐIỀU TRỊ - PHÒNG BỆNH

Điều trị cụ thể

Trung hoà độc tố bạch hầu

Sử dụng Kháng độc tố bạch hầu (SAD: Serum Anti Diphtheric). Đây là biện pháp tốt nhât, cần phải dùng sớm (ngay từ khi nghi ngờ), vì SAD chỉ có tác dụng với các độc tố còn lưu hành trong máu. Nhưng SAD được sản xuất bằng cách gây miễn dịch cho ngựa, nên dễ bị dị ứng.

Bạch hầu họng hoặc thanh quản, điều trị trong 48 giờ đầu: liều 20 000 - 40 000 UI.

Bạch hầu họng lan ra mũi: 40 000 - 60 000 UI.

Bạch hầu thể lan toả, ác tính: 80 000 - 100 000 UI.

Cách dùng: pha trong dung dịch muối đẳng trương, truyền tĩnh mạch chậm trong thời gian hơn 60 phút để trung hoà độc tố nhanh.

Chú ý: Trước khi dùng SAD phải thử test nội bì (0,1ml SAD pha loãng 1/1000 trong Natri clorua 0,9%). Nếu test (+), tiêm SAD theo phương pháp giải mẫn cảm Besredka.

Kháng sinh

Các kháng sinh thường được nhiều tác giả khuyên dùng là penicilin, ampicilin, erythromycin, rifampycin, clidamycin... nhưng penicilin thường được dùng nhất.

Penicilin: 25 000 - 50 000UI/kg/ngày (tiêm những ngày đầu, sau uống).

Erythromycin: 40-50 mg/kg/ngày.

Thời gian điều trị kháng sinh là 10-14 ngày.

Điều trị hỗ trợ.

Nghỉ ngơi tại giường: cần nghỉ ngơi tuyệt đối, tối thiểu là 2-3 tuần, có tác giả đề nghị đến 55 ngày (nhất là khi có viêm cơ tim).

Trợ tim mạch, hô hấp, an thần...

Dinh dưỡng đủ, chế độ ăn nhẹ, dễ tiêu

Theo dõi biến chứng khó thở thanh quản để kịp thời mở khí quản (khi khó thở    độ 2). Sau khi mở khí quản phải theo dõi sát, đề phòng ùn tắc đờm rãi, bội nhiêm... và cho thở oxy hỗ trợ.

Tiêu chuẩn ra viện

Hết sốt, hết màng giả, lên cân, lại sức.

Hết biến chứng (nhất là về tim mạch).

Ngoáy họng cấy khuẩn âm tính 2 lần, cách nhau ít nhất 7 ngày.

Phòng bệnh

Thường xuyên theo dõi các tập thể trẻ em, đề phòng dịch xảy ra. Chú ý các biện pháp vệ sinh thông thường phòng bệnh lây hô hấp mùa đông.

Tiêm phòng giải độc tố bạch hầu (theo chương trình tiêm chủng Quốc gia). Thường giải độc tố bạch hầu trộn tiêm chung với ho gà, uốn ván).

Buồng bệnh nhân phải khử trùng thường xuyên hàng ngày và lần cuối.

Người tiếp xúc: cần theo dõi, cấy nhầy họng. Người mang khuẩn: uống erythromycin 7-10 ngày.

CHĂM SÓC

Nhận định

Tình trạng hô hấp

Quan sát da có tím tái không

Đếm nhịp thở, kiểu thở, xác định có khó thở không

Tình trạng tăng tiết

Ho, khàn tiếng

Tình trạng tuần hoàn.

Mạch nhanh hay chậm

Huyết áp hạ, kẹt không

Tình trạng thần kinh.

Khả năng tiếp xúc

Liệt hầu họng, liệt chi…

Tình trạng chung

Nhiệt độ

Vật vã, libì

Lượng nước tiểu

Xem bệnh án để biết :

Thể bạch hầu

Chỉ định thuốc

Xét nghiệm

Nuôi dưỡng

Lập kế hoạch chăm sóc

Chăm sóc cơ bản

Bảo đảm thông khí

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

Theo dõi, ngăn ngừa các biến chứng

Thực hiện y lệnh của bác sỹ

Giáo dục sức khoẻ

Thực hiện kế hoạch.

Chăm sóc cơ bản

Cho bệnh nhân nghỉ ngơI tuyệt đối và cách ly 2 – 3 tuần

ăn uống và vệ sinh cá nhân :

Vệ sinh răng miệng, toàn thân

Tẩy uế chất bài tiết đúng qui cách

Cho ăn thức ăn lỏng mềm, cho ăn qua sonde nếu bệnh nhân liệt vòm hầu

Bảo đảm thông khí

Để bệnh nhân nằm nghiêng

Nếu khó thở, để bệnh nhân nằm đầu cao, thở o xy.

Sẵn sàng dụng cụ mở khí quản

Theo dõi sát tình trạng tăng tiết, nhịp thở, màu sắc da

Lau hút đờm dãi.

Theo dõi dấu hiệu sinh tồn

Theo dõi theo chỉ định của bac sỹ

Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp theo giờ

Theo dõi và ngừa biến chứng

Biến chứng tim mạch, thần kinh, thận…

Thực hiện y lệnh của bác sỹ

Truyền dịch, nâng huyết áp

Tiêm kháng sinh

Tiêm SAD

Làm xét nghiệm

Mở khí quản và chăm sóc mở khí quản

Giáo dục sức khoẻ

Đánh giá

Bệnh nhân đến viện sớm trước 48 giờ, chưa có biến chứng, thường tiên lượng tốt

Sử dụng SAD và kháng sinh sớm sẽ hạn chế tử vong.