Trọng hồng cầu có bao nhiêu hemoglobin?

Trong cơ thể, máu là dạng mô lỏng với 2 phần là tế bào và huyết tương. Trong đó, tế bào gồm hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Còn huyết tương là các yếu tố đông máu, kháng thể, nội tiết tố, protein, muối khoáng và nước.

Khái niệm về hồng cầu

Hồng cầu là một loại tế bào máu thực hiện chức năng chính là vận chuyển Oxy. Hemoglobin trong hồng cầu làm nhiệm vụ vận chuyển Oxy từ phổi đến các mô, nhận và vận chuyển CO2 từ các mô trở lại phổi để đào thải ra khỏi cơ thể. Ở người, Hemoglobin nằm trong hồng cầu vì nếu ở dạng tự do trong huyết tương, nó sẽ thấm dần qua các mao mạch và thất thoát qua nước tiểu. 

Là một protein, Hemoglobin còn có chức năng khác đó là đệm kiềm - toan, đây cũng là một chức năng quan trọng của hồng cầu.

Cấu tạo của hồng cầu

Hồng cầu là 1 trong những thành phần quan trọng cấu tạo nên máu bên cạnh bạch cầu, tiểu cầu, huyết tương. Trong máu, tế bào  hồng cầu có số lượng nhiều nhất (hơn 99% các thành phần) và chứa thành phần chứa huyết sắc tố giúp máu có màu đỏ. 

Hồng cầu là thành phần quan trọng trong máu

Về hình dạng, tế bào hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt với đường kính khoảng 7,8 µm (1.000.000 µm = 1m). Ở vị trí dày nhất hồng cầu có độ dày khoảng 2,5 µm, ở vị trí trung tâm độ dày tối đa khoảng 1 µm. Thông thường, hồng cầu có thể tích trung bình khoảng từ 90 - 96 µm3. Thành phần chính cấu tạo nên tế bào hồng cầu là hemoglobin (Hb), chiếm 34% trọng lượng. Hình dạng đĩa lõm giúp hồng cầu tăng diện tích bề mặt tiếp xúc và gia tăng khả năng khuếch tán oxy, từ đó dễ dàng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Bên cạnh đó, tế bào hồng cầu cũng có khả năng biến dạng tốt để dễ dàng di chuyển qua các mao mạch mà không bị vỡ. 

Thông thường số lượng hồng cầu ở 1 người lớn là khoảng 5.400.000 ± 300.000 /mm3 với nam giới và khoảng 4.700.000 ± 300.000/mm3 với nữ giới. Tuy nhiên số lượng hồng cầu trung bình cũng có thể thay đổi tùy theo các trường hợp cụ thể. 

Vai trò, chức năng của hồng cầu

Là 1 trong những tế bào máu, hồng cầu có vai trò rất quan trọng với cơ thể. 

Nhiệm vụ chính và quan trọng của hồng cầu đó là vận chuyển oxy cho các tế bào, cơ quan trong cơ thể. Sau đó, các tế bào hồng cầu lại đưa khí cacbonic từ các tế bào trở về phổi để thải ra ngoài. 

Hồng cầu cũng có chức năng vận chuyển các chất dinh dưỡng, axit amin, glucose từ ruột non đến các tế bào và từ đó đưa lại các chất thải của quá trình chuyển hóa đến các cơ quan bài tiết. 

Do hồng cầu có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng và là thành phần tạo ra màu đỏ đặc trưng cho máu nên khi máu đủ số lượng hồng cầu, cơ thể sẽ khỏe mạnh, da hồng hào. Những trường hợp thiếu máu, lượng hồng cầu giảm hoặc ít thì da dẻ sẽ có biểu hiện xanh xao nhợt nhạt. Cùng với đó, sự thiếu hụt hồng cầu cũng khiến cho cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung, choáng váng… do chức năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng. 

Hồng cầu có nhiều vai trò với cơ thể

Hồng cầu có đặc điểm gì?

Giai đoạn phát triển từ tế bào tiền nguyên hồng cầu đến hồng cầu lưới diễn ra trong tế bào xương. Sau đó hồng cầu lưới phóng thích ra máu ngoại vi từ 24 - 48 giờ thì mạng lưới biến mất và trở thành hồng cầu trưởng thành.

Hồng cầu có đời sống trung bình từ 90 – 120 ngày, trong đó mỗi ngày có khoảng 200 – 400 tỷ hồng cầu chết đi và được tiêu hủy ở gan và lách. Ngay sau đó, tủy xương sẽ tiết ra một đợt hồng cầu mới để thay thế và duy trì lượng hồng cầu đã chết.

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm hồng cầu thường gặp

Số lượng hồng cầu

Chỉ số số lượng hồng cầu phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Cụ thể như sau:

Nếu lượng hồng cầu tăng cao hơn so với bình thường thì cơ thể đang gặp phải tình trạng cô đặc máu (gặp trong các trường hợp người bệnh bị mất nước, tiêu chảy, nôn…) hoặc tình trạng đa hồng cầu thực (bệnh lý Vaquez). 

Nếu số lượng hồng cầu thấp hơn bình thường thì  có thể là biểu hiện tình trạng thiếu máu, mất máu do 1 số nguyên nhân như chảy máu bên trong hoặc bên ngoài. Bên cạnh đó cơ thể bị thiếu sắt, không cung cấp đủ vitamin B12 cũng khiến số lượng hồng cầu giảm. Bên cạnh đó số lượng hồng cầu giảm cũng có thể do hồng cầu bị phá hủy. Trường hợp chỉ số số lượng hồng cầu giảm cũng thường gặp ở người già, phụ nữ có thai hoặc người bị bệnh lý như suy tủy, thấp khớp, ung thư, bệnh lý về thận…. 

Lượng huyết sắc tố

Lượng huyết sắc tố (HBG) là chỉ số thể hiện lượng huyết sắc tố trong máu, hemoglobin là thành phần chính có trong hồng cầu. Nếu lượng huyết sắc tố thấp hơn so với mức trung bình thì người bệnh đang gặp phải tình trạng thiếu máu. Trường hợp lượng huyết sắc tố xuống dưới 60g/l là tình trạng nghiêm trọng và cần phải được truyền máu cấp cứu.

Các xét nghiệm chỉ số liên quan đến hồng cầu phản ánh sức khỏe

Chỉ số Hematocrit (HTC - thể tích khối hồng cầu) 

Chỉ số Hematocrit cho biết hồng cầu chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích máu. Nếu chỉ số này cao hơn bình thường có thể do cơ thể thiếu nước hoặc gặp trong các bệnh lý như rối loạn dị ứng, tăng hồng cầu, do hút thuốc lá, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), bệnh lý mạch vành, chứng giảm lưu lượng máu (hypovolemia). Chỉ số này giảm trong các trường hợp mất máu hoặc người bị thiếu máu hoặc do phụ nữ đang trong thời kỳ thai nghén.

Hồng cầu là 1 trong những thành phần trong máu, đảm nhận vai trò quan trọng giúp duy trì các hoạt động của cơ thể. Việc hiểu về thành phần, cấu tạo, chức năng cũng như các chỉ số xét nghiệm liên quan đến hồng cầu là điều cần thiết. Gặp phải các bất thường liên quan đến chỉ số hồng cầu có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe.

Một số bệnh lý liên quan đến hồng cầu

  • Thiếu máu: đây là một trong những rối loạn máu phổ biến khi tế bào hồng cầu bị ảnh hưởng. Thiếu máu nặng sẽ khiến bạn đau người, khó thở, da xanh xao, mệt mỏi.
  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm: đây là bệnh di truyền xảy ra do rối loạn các tế bào hồng cầu. Tình trạng này thường xảy ra ở các gia đình đến từ Nam và Trung Mỹ, châu Phi, Ấn Độ, Quần đảo Caribe, và Ả rập sau-đi. Bệnh này khiến tế bào hồng cầu trở nên cứng và dày, làm cản trở lưu thông máu.
  • Sốt rét: bệnh sốt rét thường là do muỗi đốt nhưng đây cũng là một trong những rối loạn đông máu tấn công tế bào hồng cầu. Hồng cầu vỡ gây sốt cao, tổn thương các cơ quan, rét run. Bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây tử vong.

Thiếu máu là bệnh lý liên quan đến hồng cầu

Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến hồng cầu mà mọi người nên nắm được để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình. BVĐK Phương Đông cung cấp các gói khám sức khỏe đa dạng, từ kiểm tra cơ bản để tổng quát, dịch vụ xét nghiệm máu các loại bằng máy xét nghiệm sinh hoá tự động AU480, máy xét nghiệm miễn dịch tự động Cobas E411 đảm bảo cho kết quả nhanh chóng và chuẩn xác. Liên hệ Hotline 1900 1806 để được tư vấn chi tiết.

Môi hồng cầu có bao nhiêu hemoglobin?

Cấu tạo hồng cầu Thành phần chính của hồng cầuhemoglobin – protein giàu sắt tạo màu đỏ cho máu. Mỗi phân tử hemoglobin bao gồm 4 nguyên tử sắt, mỗi nguyên tử sắt sẽ liên kết với 1 phân tử oxy và 2 nguyên tử oxy. Hemoglobin chiếm khoảng 33% của 1 tế bào hồng cầu, mật độ 14 g/dL ở nữ giới và 15,5 g/dL ở nam giới.

Huyết sắc tố bao nhiêu là bình thường?

Cụ thể: Nam giới: huyết sắc tố bình thường nằm trong khoảng từ 13 - 17.2 g/dL. Nữ giới: huyết sắc tố bình thường nằm trong khoảng 12.1 - 15.1 g/dL.

Người bình thường có bao nhiêu loại hemoglobin?

hơn 350 loại hemoglobin bất thường. Sau đây là những loại thường gặp: Hemoglobin S.

Hemoglobin bao nhiêu thì truyền máu?

Chỉ số HgB > 10g/dl: Bị thiếu máu nhẹ và không cần truyền máu; Chỉ số HgB 8 - 10g/dl: Bị thiếu máu vừa và cân nhắc nhu cầu truyền máu; Chỉ số HgB 6 - 8 g/dl: Bị thiếu máu nặng và cần truyền máu; Chỉ số HgB < 6g/dl: Truyền máu cấp cứu.