Trong máy thu thanh có nhiệm vụ gì

Lý thuyết Công nghệ 12 Bài 19: Máy thu thanh hay, ngắn gọn

Trang trước Trang sau

  • Giải Công nghệ 12 Bài 19: Máy thu thanh
  • Trắc nghiệm Công nghệ 12 Bài 19 (có đáp án): Máy thu thanh

I - KHÁI NIỆM VỀ MÁY THU THANH

Âm thanh muốn truyền đi xa phải được biến thành tín hiệu điện. Tín hiệu này có tần số thấp, nên không có khả năng bức xạ thành sóng điện từ.

Chỉ có sóng điện ở tần số cao (> 10 kHz) mới có khả năng bức xạ sóng điện từ

Để truyền được tín hiệu âm tần đi xa phải gửi nó vào một sóng cao tần (sóng mang), thực hiện bằng cách điều chế biên độ (AM) hoặc điều chế tần số (FM).

Trong điều chế biên độ, biên độ sóng mang biến đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

Trong điều chế tần số, biên độ sóng mang không thay đổi, chỉ có tần số sóng mang thay đổi theo tín hiệu cần truyền đi.

Máy thu thanh là một thiết bị điện tử thu sóng điện từ do các đài phát thanh phát ra trong không gian, sau đó chọn lọc, khuếch đại thông tin và phát ra âm thanh. Máy thu sóng phải tương thích với máy phát sóng.

Trong máy thu thanh có nhiệm vụ gì

II - SƠ ĐỒ KHỐI VÀ NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA MÁY THU THANH

Trong máy thu thanh có nhiệm vụ gì

Chức năng các khối như sau:

- Khối chọn sóng: có nhiệm vụ điều chỉnh cộng hưởng, để lựa chọn sóng cần thu

- Khối khuếch đại cao tần: khuếch đại tín hiệu cao tần để tăng độ nhạy.

- Khối dao động ngoại sai: Tạo ra sóng cao tần (fd) trong máy với quy luật là luôn cao hơn sóng định thu (ft) một trị số không đổi 465 kHz (hoặc 455 kHz)

- Khối trộn sóng: Trộn sóng thu của đài phát thanh (ft) với sóng cao tần trong máy fd cho ra tần số trung tần fd – ft = 465 kHz

- Khối khuếch đại trung tần: Khuếch đại tín hiệu trung tần

- Khối tách sóng: có nhiệm vụ tách, lọc tín hiệu ậm tần ra khỏi sóng mang trung tần 465 kHz, để đưa tới khối khuếch đại âm tần.

- Khối khuếch đại âm tần: Khuếch đại tín hiệu âm tần lấy từ đầu ra của tầng tách sóng phát ra loa

- Khối nguồn: Cung cấp điện cho máy thu.

Đối với máy thu FM, về cơ bản cũng có sơ đồ khối như trên. Tuy nhiên trong máy thu FM tín hiệu trung tần là 10,7 MHz và khối tách sóng là mạch tách sóng điều tần.

III - NGUYÊN LÍ LÀM VIỆC CỦA KHỐI TÁCH SÓNG TRONG MÁY THU THANH AM

Trong máy thu thanh có nhiệm vụ gì

Điốt Đ cho dòng điện đi qua theo một chiều nên sóng vào là sóng xoay chiều, còn sóng ra là sóng một chiều. Tụ lọc sẽ lọc thành phần có tần số cao và giữ lại đường bao có tần số thấp là âm tần.

Xem thêm các bài Lý thuyết và câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ lớp 12 có đáp án hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Anten có nhiệm vụ gì trong máy thu thanh? cùng với những kiến thức mở rộng về anten là tài liệu đắt giá môn Công nghệ 12 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Anten có nhiệm vụ gì trong máy thu thanh?

A.Nhận đúng sóng của đài người sử dụng muốn thu

B.Phát sóng cao tần đến đài phát thanh

C. Tạo cộng hưởng với sóng cần thu

D.Nhận sóng điện từ trong không gian

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Tạo cộng hưởng với sóng cần thu

Giải thích: Anten có nhiệm vụ tạo cộng hưởng với sóng cần thu trong máy thu thanh.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về Anten dưới đây nhé!

Kiến thức mở rộng về Anten

1. Sơ lược về anten

Ăng-ten (bắt nguồn từ tiếng Pháp antenne /ɑ̃tεn/; tiếng Anh: antenna), là một linh kiện điện tử có thể bức xạ hoặc thu nhận sóng điện từ. Theo IEEE định nghĩa “phần của hệ thống truyền hay nhận được thiết kế để bức xạ hay nhận sóng điện từ”. Anten là một thiết bị linh kiện khá quan trọng, có khả năng bức xạ và thu nhận sóng điện từ.

Có nhiều loại ăngten: ăngten lưỡng cực, ăngten mảng, ăngten đẳng hướng, ăngten định hướng... Trong một hệ thống thông tin vô tuyến, ăng-ten có hai chức năng cơ bản. Chức năng chính là để bức xạ các tín hiệu RF từ máy phát dưới dạng sóng vô tuyến hoặc để chuyển đổi sóng vô tuyến thành tín hiệu RF để xử lý ở máy thu. Chức năng khác của ăngten là để hướng năng lượng bức xạ theo một hay nhiều hướng mong muốn, hoặc "cảm nhận" tín hiệu thu từ một hay nhiều hướng mong muốn còn các hướng còn lại thường bị khóa lại. Về mặt đặc trưng hướng của ăngten thì có nghĩa là sự nén lại của sự phát xạ theo các hướng không mong muốn hoặc là sự loại bỏ sự thu từ các hướng không mong muốn. Các đặc trưng hướng của một ăng-ten là nền tảng để hiểu ăng-ten được sử dụng như thế nào trong hệ thống thông tin vô tuyến. Các đặc trưng có liên hệ với nhau này bao gồm Tăng ích, tính định hướng, mẫu bức xạ (ăng-ten), và phân cực. Các đặc trưng khác như búp sóng, độ dài hiệu dụng, góc mở hiệu dụng được suy ra từ bốn đặc trưng cơ bản trên. Trở kháng đầu cuối (đầu vào) là một đặc trưng cơ bản khác khá quan trọng. Nó cho ta biết trở kháng của ăng-ten để kết hợp một cách hiệu quả công suất đầu ra của máy phát với ăng-ten hoặc để kết hợp một cách hiệu quả công suất từ ăng-ten vào máy thu. Tất cả các đặc trưng ăngten này đều là một hàm của tần số.

2. Chức năng của anten

Có hai chức năng trong một hệ thống thông tin liên lạc.

- Khi kết nối với máy phát, nó thu thập các tín hiệu AC và gửi thẳng, hoặc phát xạ sóng RF đi theo mô hình cụ thể cho từng loại ăng-ten.

- Khi kết nối với máy thu, anten lấy sóng RF mà nó nhận được và gửi tín hiệu AC cho máy thu.

- Việc truyền RF của một anten thường được so sánh hoặc tham chiếu đến một bộ bức xạ đẳng hướng.

- Có hai cách để tăng công suất phát ra một ăng-ten.

- Tạo ra công suất mạnh hơn tại máy phát (không ưu tiên vì tốn kém).

- Truyền hoặc hội tụ tín hiệu RF được phát xạ từ anten.

- Nếu bạn muốn tăng công suất của một ăng-ten khi phát ra, thì bạn có thể truyền hoặc hội tụ tín hiệu RF được phát xạ từ ăng-ten. Đồng thời, bạn có thể tạo ra công suất mạnh hơn tại máy phát nhưng cách này khá tốn kém cho người dùng.

3. Phân loại về anten

Anten có 3 loại chính:

* Đẳng hướng – vô hướng (Omni-directional):

- Ăng-ten đẳng hưởng còn có tên gọi khác là Omni-directional, truyền tín hiệu RF theo mọi hướng song song mặt đất, tức là truyền theo trục ngang. Tuy nhiên, nó sẽ phải vuông góc với mặt đất và bị giới hạn bởi trục dọc.

- Loại ăng-ten này cung cấp vùng phủ sóng rộng nhất, có độ lợi (gain) trong khoảng 6 dB. Chính vì thế, ăng-ten thường được dùng trong các tòa nhà cao tầng hay chung cư.

- Một số loại ăng-ten đẳng hướng - vô hướng phổ biến như Rubber Duck, Omni-directional, Small Desktop, Mobile Vertical, Ceiling Dome.

* Định hướng – có hướng (Semi-directional):

- Anten định hướng (directional) có hướng phát sóng rất hẹp, thiết bị thu sóng cần nằm chính xác trong phạm vi phát sóng hẹp này của anten định hướng mới có thể thu được sóng phát từ anten.

- Anten định hướng có độ lợi lớn hơn anten đẳng hướng, từ 12dBi hoặc cao hơn.

- Anten định hướng có nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau, điển hình có các loại anten: Yagi, Patch, Backfire, Dish...

- Các loại anten định hướng này rất lý tưởng cho khoảng cách xa, kết nối không dây điểm-điểm.

* Định hướng cao (Highly-directional):

- Ăng-ten định hướng cao còn có tên gọi tiếng Anh làHighly-directional, đượctruyền tải với một chùm tia rất hẹp, nênsử dụng chủ yếu cho kết nối PtP hoặc PtMP.

- Loại ăng-ten nàygiống như các đĩa vệ tinh, gọi với tên gọi chuyên ngành là ăng-ten parabol hoặc ăng-ten lưới.