Trúng tuyển đại học 2023

Cho hỏi số thí sinh được xác định trúng tuyển đại học, cao đẳng năm 2022 bằng quy trình tuyển sinh mới có tăng lên không? - Câu hỏi của anh Khang tại Hà Nội.

Đánh giá chung công tác tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là gì?

Căn cứ nội dung tiểu mục a Mục 3 Công văn 5138/BGDĐT-GDĐH năm 2022 Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá chung công tác tuyển sinh đại học và tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2022 có những nội dung đáng chú ý như sau:

Việc xác nhận nhập học tuyển sinh Đại học, cao đẳng đợt 1 năm 2022 đã kết thúc vào ngày 30/9. Điểm mới đột phá năm nay đó là hệ thống công nghệ, thực hiện tất cả quy trình tuyển sinh trên môi trường số (có kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia).

Đến thời điểm này, có thể khẳng định kỳ tuyển sinh Đại học, cao đẳng năm nay đã rất thành công, những đổi mới trong quy chế tuyển sinh và hệ thống công nghệ đã mang lại những kết quả đúng như kỳ vọng, đó là công bằng, hiệu quả và minh bạch.

Tỷ lệ thí sinh ảo giảm lớn, đồng nghĩa với việc các cơ sở đào tạo tuyển sát hơn với số chỉ tiêu đã công bố. Hơn nữa, nhìn một cách logic, cơ hội lựa chọn và cơ hội trúng tuyển của thí sinh càng cao thì các cơ sở đào tạo cũng sẽ tuyển được nhiều thí sinh phù hợp nhất.

Số lượng thí sinh trúng tuyển đạt 567.000, tỷ lệ trúng tuyển đạt trên 91% (tính trên số thí sinh đăng ký xét tuyển), số lượng thí sinh xác nhận nhập học đạt 464.000 và tỷ lệ thí sinh xác nhập nhập học đạt trên 82% (tính trên số thí sinh trúng tuyển), đều là những con số cao hơn nhiều so với các năm gần đây.

Một điều rất quan trọng là từ năm nay, Bộ cơ sở đào tạo có được một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác và minh bạch về tuyển sinh, nhập học hơn của cả hệ thống để có thể phân tích phục vụ xây dựng, điều chỉnh chính sách, kiểm tra và giám sát tốt hơn.

Một thông tin phân tích ban đầu rất đáng chú ý là tính trên toàn quốc, số thí sinh nữ trúng tuyển chiếm 55% trong khi số thí sinh nam chỉ là 45%; thậm chí có tỉnh mà tỷ lệ này là 63%-37%. Trong tổng số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học, số thí sinh nữ còn chiếm tỷ lệ cao hơn, là 56%, tương ứng với số thí sinh nam là 44%.

Bên cạnh đó, đây là năm đầu tiên đổi mới mạnh mẽ nên một số thí sinh cũng còn bỡ ngỡ và thiếu cẩn trọng khi thao tác trên hệ thống, dẫn tới sai sót, nhầm lẫn khi đăng ký nguyện vọng...

Nhìn tổng thể, có thể coi hệ thống tuyển sinh năm nay là một ví dụ tiêu biểu, đột phá cho chuyển đổi số trong ngành, tiên phong thực hiện chủ trương của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ.

Trúng tuyển đại học 2023

Công tác tuyển sinh đại học 2022: Số thí sinh nữ trúng tuyển chiếm 55% trong khi số thí sinh nam chỉ là 45%? Dự kiến thay đổi cách tính điểm ưu tiên trong tuyển sinh năm 2023? (Hình từ Internet)

Số thí sinh được xác định trúng tuyển đại học, cao đẳng năm 2022 bằng quy trình tuyển sinh mới có tăng lên không?

Căn cứ nội dung tiểu mục b Mục 3 Công văn 5138/BGDĐT-GDĐH năm 2022 có nội dung như sau:

Theo ghi nhận về Kết quả tuyển sinh năm 2022 đợt 1 như sau:

- Tổng số nguyện vọng đủ điều kiện trúng tuyển vào các cơ sở đào tạo đưa lên Hệ thống để xử lý nguyện vọng là 1.259.645.

- Tổng số thí sinh được xét trúng tuyển đợt 1: 567.399 (trong đó 3.580 trúng tuyển cao đăng sư phạm) đạt 97,03% chỉ tiêu (tổng chỉ tiêu toàn quốc năm 2022 tăng khoảng 60.000 tương đương với 12% so với năm 2021). Số lượng trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển như sau:

Phương thức

Chỉ tiêu

Số NV

Số NV1

Trúng tuyển

Tỷ lệ trúng tuyển trong tổng số

Xét điểm thi tốt nghiệp THPT

265.762

2.235.526

355.146

290.260

51,16%

Xét điểm học bạ THPT

237.420

753.300

224.727

237.513

41,86%

Các phương thức khác

82.202

147.859

39.270

39.626

6,98%

Theo đó, Bộ Giáo dục báo cáo qua quá trình xử lý nguyện vọng, đã có 567.000 thí sinh được xác định trúng tuyển, cao hơn cả số thí sinh trúng tuyển nhập học năm 2021 (516.000).

Số lượng thí sinh xác nhận nhập học đạt 464.000 và tỷ lệ thí sinh xác nhập nhập học đạt trên 82% (tính trên số thí sinh trúng tuyển), đều là những con số cao hơn nhiều so với các năm gần đây.

Đặc biệt, có tới 75% số cơ sở đào tạo có tỷ lệ nhập học vượt 80%, trong khi chỉ có 6% số cơ sở đào tạo có tỷ lệ nhập học dưới 50%;

Như vậy, việc xử lý nguyện vọng cho tất cả các phương thức xét tuyển đã đóng vai trò quan trọng giúp cho các cơ sở đào tạo giảm thiểu được thí sinh ảo giữa các phương thức xét tuyển của chính mình và ảo giữa các cơ sở đào tạo khác

Dự kiến thay đổi cách tính điểm ưu tiên trong tuyển sinh năm 2023?

Căn cứ nội dung tại Mục 4 Công văn 5138/BGDĐT-GDĐH năm 2022 có nội dung như sau:

Chính sách ưu tiên đối tượng, khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính từ mức điểm gây mất công bằng đối với tổng ba môn thi THPT để xét tuyển vào Đại học, cao đẳng, cụ thể:

Điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:

Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên

Đồng thời, đối với công tác tuyển sinh năm 2023 và các năm tiếp theo. Bộ Giáo dục và Đào tại xác định về cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2022, cũng như tăng cường một số giải pháp về mặt kỹ thuật nhằm hỗ trợ tốt hơn cho công tác tuyển sinh của các cơ sở đào tạo và hỗ trợ tốt hơn cho các thí sinh trong quá trình xét tuyển.