Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn là gì

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn là gì

  • Tạp chí
  • Hồ sơ cán bộ
  • Lịch công tác
  • Thư viện
  • CASA
  • Video

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn là gì

  • Giới thiệu
  • Tin tức & Sự kiện
  • Đào tạo
  • Tuyển sinh
  • Nghiên cứu khoa học
  • Sinh viên
  • Hợp tác - Phát triển
    • Dự án quốc tế
    • Giáo sư thỉnh giảng
    • Đối tác
    • Hợp tác doanh nghiệp
  • Văn bản

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn là gì


 

1. TÊN TRƯỜNG:

Tên tiếng Việt: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Tên tiếng Anh: University of Social Sciences and Humanities – Vietnam National University Ho Chi Minh City


2. TÊN VIẾT TẮT: Tên tiếng Việt: Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM Tên tiếng Anh: VNUHCM-USSH

3. CƠ QUAN CHỦ QUẢN: Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh

4. LOẠI HÌNH TRƯỜNG: Công lập

5. TRIẾT LÝ GIÁO DỤC: Giáo dục toàn diện - Khai phóng - Đa văn hoá

6. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:


 

Trường ĐH KHXH&NV có lịch sử hơn 60 năm hình thành và phát triển. Sau Hiệp định Genève 1954, trên cơ sở Đại học Văn khoa ở Hà Nội, Trường được tái lập ở Sài Gòn vào tháng 11 năm 1955 với tên gọi là Trường Cao đẳng dự bị Văn khoa Pháp và là trường thành viên của Viện Đại học Quốc gia Việt Nam ở Sài Gòn.  Đến ngày 01-3-1957, Trường được chính thức thành lập với tên gọi Trường Đại học Văn khoa thuộc Viện Đại học Sài Gòn.  Từ năm 1976 đến năm 1996, Trường trở thành bộ phận các ngành khoa học xã hội và nhân văn trong Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 

Ngày 30-3-1996, Trường mang tên Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc hệ thống Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 1233/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 


 

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn là gì


Cơ sở 1 trên đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn là gì


Cơ sở 2 tại phường Linh Trung, quận Thủ Đức

Hiện nay, Trường đào tạo các trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân và các khoá đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu xã hội. Các chương trình đào tạo đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu đa dạng của người học, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước. Từ thành quả đào tạo của trường, nhiều cựu sinh viên đã và đang đóng góp không ngừng nghỉ cho sự phát triển của đất nước, nhiều cựu sinh viên đã trở thành những chính trị gia xuất sắc của đất nước với các trọng trách như như Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Uỷ viên Bộ chính trị, bí thư các tỉnh thành phố,…


Cơ cấu ngành đào tạo của Trường được xác lập theo định hướng nghiên cứu; nâng cao chất lượng các ngành học cơ bản - truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các ngành học ứng dụng - hiện đại; thực hiện quy mô hợp lý đối với các phương thức và loại hình đào tạo: ổn định quy mô hệ chính quy và văn bằng 2, giảm quy mô hệ vừa làm vừa học, và mở hệ đào tạo chất lượng cao ở bốn ngành Quan hệ quốc tế; Báo chí – Truyền thông, Ngôn ngữ Anh, Nhật Bản học. Nhà trường là đơn vị tiên phong trong việc khai mở ra những ngành đào tạo mới, đáp ứng nhu cầu xã hội như: Việt Nam học, Đông phương học, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Đô thị học, Ngữ văn Tây Ban Nha, Ngữ văn Ý...; là đơn vị dẫn đầu cả nước về việc thu hút sinh viên và học viên quốc tế với trên 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên đến từ 74 quốc gia và vùng lãnh thổ đến học tập toàn thời gian và trên 5.000 lượt học viên, sinh viên đến học tập, nghiên cứu ngắn hạn hàng năm.

Hiện nay, toàn trường có hơn 16.000 sinh viên các hệ đại học và sau đại học được đào tạo theo 54 chương trình giáo dục (phân ngành) thuộc 27 ngành đào tạo bậc đại học, 43 chương trình sau đại học và trên 10 chương trình liên kết quốc tế. Chương trình đào tạo Việt Nam học, Ngữ văn Anh, Quan hệ quốc tế, Ngôn ngữ học, Báo chí, Công tác xã hội đã được Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN) kiểm định chất lượng.

Các nhà nghiên cứu của Trường đã và đang thực hiện nhiều công trình nghiên cứu, đóng góp quan trọng trong việc tăng cường tri thức khoa học và phát triển xã hội, đặc biệt là tại khu vực Nam Bộ. Nhiều thành quả nghiên cứu của giảng viên Trường đã được công bố trên các tạp chí, sách giáo khoa, sách tham khảo được xã hội đón nhận và đánh giá cao. Thêm vào đó, với nhiều đối tác là các trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới, Nhà trường còn là cầu nối và là đối tác học thuật quan trọng để tiếp nhận và áp dùng nhiều khung lý thuyết mới, phương pháp mới, cách tiếp cận mới và góc nhìn mới trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn tại Việt Nam.


Các hoạt động hợp tác quốc tế là điểm mạnh của Nhà trường. Trường có quan hệ đối tác với hơn 250 trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới. Quan hệ quốc tế được thể hiện trong nhiều hình thức đa dạng bao gồm: Trao đổi sinh viên và giảng viên theo các chương trình ngắn hạn và dài hạn; Các chương trình học tập ở nước ngoài; Các chương trình đào tạo chung và công nhận tín chỉ lẫn nhau cấp đại học học sau đại học; Các dự án nghiên cứu chung và tổ chức hội nghị/hội thảo khoa học quốc tế và xuất bản các ấn phẩm khoa học về các vấn đề đương đại trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Trường luôn nằm trong số các trường có hoạt động sinh viên sôi nổi của thành phố và của phong trào sinh viên cả nước. Nhà trường là nơi khởi đầu của Chiến dịch Xuân tình nguyện mà nay đã trở thành hoạt động tình nguyện quốc gia; là nơi mà lễ hội văn hoá các ngành học trở thành bản sắc với Lễ hội văn hoá Đông phương, Ngày hội Việt Nam học, Ngày hội Nhân học, Ngày hội Xã hội học, Ngày hội văn hoá Tây Ban Nha… hay Điểm hẹn văn hoá nhân văn phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá dân tộc…

Sinh viên trường với đặc trưng ngành học về văn hoá, ngôn ngữ của nhiều quốc gia như: Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Nga, Italia, Pháp, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia… đã tạo nên một môi trường học thuật đa văn hoá. Hàng năm, có hàng trăm sinh viên tham gia các chương trình giao lưu, trao đổi văn hoá với các quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Trường ĐH KHXH&NV cũng là nơi mà đông đảo sinh viên được tiếp nhận các học bổng học tập ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc...

Với uy tín, chất lượng, truyền thống đào tạo, tháng 5 năm 2017, Trường nhận Chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục do Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục (thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) cấp.

7. CƠ SỞ ĐÀO TẠO: Hiện nay, Trường có hai cơ sở đào tạo:

- Cơ sở chính: tại số 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1 với diện tích 1,2 ha. Cơ sở chính gồm văn phòng Ban Giám hiệu, các phòng/ ban, khoa, bộ môn, trung tâm... đào tạo sau đại học, các chương trình dành cho cho học viên người nước ngoài, các chương trình liên kết quốc tế và sinh viên chương trình đào tạo chất lượng cao.

- Cơ sở Linh Trung, Thủ Đức: rộng trên 23 ha đào tạo sinh viên từ năm thứ nhất đến khi tốt nghiệp. Trường đang đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở Linh Trung thành cơ sở đào tạo hiện đại, có các khu chức năng như nhà làm việc, giảng dạy, nghiên cứu, thư viện, bảo tàng, khu phức hợp thể dục thể thao, dịch vụ,… nằm trong khu quy hoạch chung rộng hơn 700 ha của ĐHQG-HCM.

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn là gì

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là ngôi trường nổi tiếng luôn nằm trong top đầu các trường đại học đào tạo chất lượng và uy tín trên cả nước. Bên cạnh chất lượng đầu ra, cơ hội việc làm với mức thu nhập ổn định và hấp dẫn cũng là điều mà nhiều học sinh, sinh viên, phụ huynh quan tâm. Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn gồm những ngành nào, cùng luyện thi Đa Minh tìm hiểu ngay sau đây.

Thông tin về Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tại Hà Nội và TP. HCM là 2 môi trường đào tạo đại học được nhiều học sinh và phụ huynh đặc biệt quan tâm. Sinh viên tốt nghiệp chương trình giảng dạy tại đây có thể tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm rộng mở trong tương lai. Bên cạnh đó còn là cơ hội để học hỏi, phát triển năng lực của bản thân một cách toàn diện.

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn là gì
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

Để theo dõi thông tin tuyển sinh, các ngành học Khoa học Xã hội và Nhân văn hoặc liên hệ tư vấn, học sinh và phụ huynh có thể liên hệ tại:

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội

Mã trường: QHX

Địa chỉ: 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

Website: https://ussh.vnu.edu.vn

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn là gì

Điện thoại: 0243 8585237  Fax: 0243 8587326

Email:

Fanpage: https://wwwfacebook.com/tuvantuyensinh.ussh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM

Mã trường: QSX

Địa chỉ: 10-12 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, Quận 1, TP HCM

Điện thoại: 0283 8235899

Email:

Website: www.hcmussh.edu.vn

Khoa học Xã hội và Nhân văn gồm những ngành nào?

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà Nội

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội hiện đang tuyển sinh trên cả nước với 31 ngành đào tạo. Luyện thi Đa Minh mang đến thông tin tuyển sinh về các ngành cụ thể để các sĩ tử dễ dàng nắm bắt như sau:

STT

Tên ngành Mã ngành Mã tổ hợp bài thi, môn thi tốt nghiệp THPT Chỉ tiêu 2021 (KQ thi THPT 2021) Chỉ tiêu 2021 (phương thức khác)
1 Báo chí QHX01 A01,C00,D01,D04,D78,D83 55 15
2 Báo chí (CTĐT CLC) QHX40 A01,C00,D01,D78 30 5
3 Chính trị học QHX02 A01,C00,D01,D04,D78,D83 40 5
4 Công tác xã hội QHX03 A01,C00,D01,D04,D78,D83 50 10
5 Đông Nam Á học QHX04 A01,D01,D78 33 7
6 Đông phương học QHX05 C00,D01,D04,D78,D83 50 10
7 Hàn Quốc học QHX26 A01,C00,D01,D04,D78,D83 40 10
8 Hán Nôm QHX06 C00,D01,D04,D78,D83 25 5
9 Khoa học quản lý QHX07 A01,C00,D01,D04,D78,D83 50 15
10 Khoa học quản lý (CTĐT CLC) QHX41 A01,C00,D01,D78 30 5
11 Lịch sử QHX08 C00,D01,D04,D78,D83 45 10
12 Lưu trữ học QHX09 A01,C00,D01,D04,D78 40 5
13 Ngôn ngữ học QHX10 C00,D01,D04,D78,D83 45 10
14 Nhân học QHX11 A01,C00,D01,D04,D78,D83 40 5
15 Nhật Bản học QHX12 D01,D06,D78 40 10
16 Quan hệ công chúng QHX13 C00,D01,D04,D78,D83 55 10
17 Quản lý thông tin QHX14 A01,C00,D01,D04,D78,D83 42 8
18 Quản lý thông tin (CTĐT CLC) QHX42 A01,C00,D01,D78 30 5
19 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành QHX15 A01,D01,D78 60 15
20 Quản trị khách sạn QHX16 A01,D01,D78 55 15
21 Quản trị văn phòng QHX17 A01,C00,D01,D04,D78,D83 60 10
22 Quốc tế học QHX18 A01,C00,D01,D04,D78,D83 55 15
23 Quốc tế học (CTĐT CLC) QHX43 A01,C00,D01,D78 30 5
24 Tâm lý học QHX19 A01,C00,D01,D04,D78,D83 65 15
25 Thông tin – Thư viện QHX20 A01,C00,D01,D04,D78,D83 40 5
26 Tôn giáo học QHX21 A01,C00,D01,D04,D78,D83 40 5
27 Triết học QHX22 A01,C00,D01,D04,D78,D83 40 5
28 Văn hóa học QHX27 C00,D01,D04,D78,D83 40 5
29 Văn học QHX23 C00,D01,D04,D78,D83 55 10
30 Việt Nam học QHX24 C00,D01,D04,D78,D83 50 10
31 Xã hội học QHX25 A01,C00,D01,D04,D78,D83 45 10
TỔNG CỘNG: 1.650 1375

275

Lưu ý:

Chương trình đào tạo ngành Đông Phương học có 3 chuyên ngành gồm: Thái Lan học, Ấn Độ học, Trung Quốc học. Sinh viên sau khi hoàn thành học kỳ đầu tiên sẽ được chia chuyên ngành dựa trên nguyện vọng và kết quả học tập.

Sau khi học xong năm thứ nhất đại học, sinh viên chính quy sẽ có cơ hội học song bằng với 1 trong các ngành sau:

  • Ngành Báo chí, ngành Khoa học quản lý, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, ngành Quản trị văn phòng, ngành Quốc tế học và ngành Tâm lý học tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
  • Ngành Ngôn ngữ Anh, ngành ngôn ngữ Hàn Quốc, ngành Ngôn ngữ Nhật, ngành ngôn ngữ Trung Quốc tại Trường Đại học Ngoại ngữ
  • Ngành Luật học của Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM

Khoa học Xã hội và Nhân văn gồm những ngành nào? Tiếp tục cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin ngành, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM nhé.

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn là gì
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM
STT Mã ngành Tên ngành Chỉ tiêu 2021 (KQ thi tốt nghiệp THPT Chỉ tiêu 2021 (phương thức khác)
1 7140101 Giáo dục học 42 1
2 7140114 Quản lý giáo dục 30 2
3 7220201 Ngôn ngữ Anh 120 3
4 7220202 Ngôn ngữ Nga 39 4
5 7220203 Ngôn ngữ Pháp 51 5
6 7220204 Ngôn ngữ Trung Quốc 83 6
7 7220205 Ngôn ngữ Đức 30 7
8 7220206 Ngôn ngữ Tây Ban Nha 30 8
9 7220208 Ngôn ngữ ITALIA 30 9
10 7229001 Triết học 36 10
11 7229009 Tôn giáo học 30 11
12 7229010 Lịch sử 60 12
13 7229020 Ngôn ngữ học 48 13
14 7229030 Văn học 75 14
15 7229040 Văn hóa học 51 15
16 7310206 Quan hệ quốc tế 72 16
17 7310301 Xã hội học 84 17
18 7310302 Nhân học 36 18
19 7310401 Tâm lý học 75 19
20 7310401 Tâm lý học giáo dục 30 20
21 7310501 Địa lý học 57 21
22 7310608 Đông phương học 99 22
23 7310613 Nhật Bản học 57 23
24 7310614 Hàn Quốc học 87 24
25 7310630 Việt Nam học 30 25
26 7320101 Báo chí 60 26
27 7320104 Truyền thông đa phương tiện 36 27
28 7320201 Thông tin – Thư viện 36 28
29 7320205 Quản lý thông tin 33 29
30 7320303 Lưu trữ học 39 30
31 7340406 Quản trị văn phòng 36 31
32 7580112 Đô thị học 60 32
33 7760101 Công tác xã hội 54 33
34 7810103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 69 34
35 7220201_CLC Ngôn ngữ Anh – CLC 78 35
36 7220204_CLC Ngôn ngữ Trung Quốc – CLC 33 36
37 7220205_CLC Ngôn ngữ Đức – CLC 24 37
38 7310206_CLC Quan hệ quốc tế – CLC 48 38
39 7310613_CLC Nhật Bản học – CLC 36 39
40 7320101_CLC Báo chí – CLC 36 40
41 7810103_CLC Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành – CLC 36 41

>>Xem thêm:

Cơ hội việc làm rộng mở tại một số nhóm ngành

Ở trên Luyện thi Đa Minh đã giải đáp thắc mắc Khoa học Xã hội và Nhân văn gồm những ngành nào cho bạn rồi đấy. Tiếp theo là một thông tin cũng rất quan trọng mà các sĩ tử và phụ huynh nên theo dõi và nắm bắt. Đó chính là cơ hội việc làm cao ở các ngành Khoa học xã hội và Nhân văn.

Cùng chúng tôi tìm hiểu cơ hội việc làm sau khi ra trường đã được thống kê sau đây nhé:

Báo chí:

Sinh viên sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo ngành Báo chí có cơ hội phát triển, trau dồi kỹ năng với nhiều cơ hội việc làm. Số lượng tòa soạn, cơ quan báo chí, trang tin điện tử ngày càng nở rộ với nhu cầu thông tin cao. Do đó đây là môi trường giúp các bạn phát huy tốt kiến thức đã học cùng với những kỹ năng của bản thân.

Truyền thông đa phương tiện:

Truyền thông đa phương tiện là một ngành mới mang đến hệ thống kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu cho sinh viên về truyền thông. Sau khi hoàn thành chương trình học, các bạn có thể làm việc tại các công ty truyền thông, làm việc trong ngành quảng cáo, marketing: công ty; đại lý quảng cáo; bộ phận truyền thống của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức,…

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành:

Nhu cầu phát triển du lịch trong và ngoài nước hiện nay là rất lớn. Đây cũng là cơ hội để các công ty du lịch phát triển, mang đến cơ hội việc làm rộng mở dành cho sinh viên theo học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bạn có thể tìm thấy nhiều vị trí quan trọng phù hợp tại các công ty du lịch với nhiều chi nhánh, trung tâm du lịch, lữ hành,…

Quan hệ quốc tế:

Cử nhân tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế có cơ hội lớn làm việc tại các cơ quan ngoại giao: Bộ Ngoại giao, Đại sứ quan, văn phòng lãnh sự và đại diện thương mại của Việt Nam tại nước ngoài,…

Luật học

Hiện nay có thể thấy bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng phải làm việc và hoạt động tuân theo pháp luật. Vì vậy cơ hội làm việc tại các cơ quan pháp luật của nhà nước, các công ty và doanh nghiệp dành cho cử nhân Luật học là rất nhiều. Đặc biệt là cơ hội làm việc tại các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam luôn rộng mở với sinh viên vừa ra trường,…

Như vậy là Luyện thi Đa Minh đã thống kê giúp các sĩ tử và phụ huynh trả lời câu hỏi Khoa học Xã hội và Nhân văn gồm những ngành nào rồi đấy. Hi vọng rằng các bạn sĩ tử sẽ có được sự lựa chọn phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân. Kỳ thi quan trọng sắp đến gần, Luyện thi Đa Minh xin chúc tất cả các bạn có được sự tự tin, bình tĩnh và giữ gìn sức khỏe thật tốt nhé.

Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn là gì
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn là gì